Tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã

pdf
Số trang Tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã 5 Cỡ tệp Tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã 2 MB Lượt tải Tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã 0 Lượt đọc Tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã 12
Đánh giá Tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

18/12/2015 Tập trung nguồn lực Xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã Tập trung nguồn lực Xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã Ngày đăng: 04/10/2015 TẬP TRUNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI THƯ VIỆN CẤP XÃ Huỳnh Tới Trưởng phòng Nghiệp vụ Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Hướng về cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở để thiết thực góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã từng bước triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng trong vấn đề xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã (Thư viện xã, Điểm Bưu điện Văn hóa xã, Tủ sách Pháp luật…) góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, tình trạng manh múm, sự đầu tư cục bộ của nhiều ngành, nhiều cấp, chưa có sự chủ trì thống nhất trong việc xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã, do đó hiệu quả đầu tư chưa mang lại ý nghĩa thiết thực, thiếu tính khả thi để phục vụ cộng đồng lâu dài… Do vậy, cần phải tập trung nguồn lực của các cấp, các ngành xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã. Từ thực trạng mạng lưới thư viện cấp xã… Thực tiễn xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã ở Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) cho thấy, phát triển mạng lưới thư viện là thước đo phản ánh trình độ phát triển của xã hội, trình độ dân trí, thể hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước trong việc đưa văn hóa về cơ sở để phục vụ con người. Thư viện là một thiết chế văn hóa nên thư viện cũng có nhiệm vụ phục vụ nhân dân, phục vụ con người, thực hiện Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về “dân” và tư tưởng phục vụ, yêu quý, kính trọng nhân dân. Nhiệm vụ này phải được thực hiện đồng bộ dưới sự hỗ trợ của các cấp, các ngành có liên quan; phải tập trung nguồn lực để xây dựng mạng lưới thư viện cấp xã rộng khắp, củng cố và tổ chức lại cho thống nhất, quy củ. Phải làm thế nào để tổ chức hoạt động, duy trì và phát triển mạng lưới thư viện này về nhân sự, vốn tài liệu, cơ sở vật chất và kinh phí đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân trên địa bàn, tạo nên thói quen đọc sách báo rộng rãi trong nhân dân. Thực trạng của những thư viện, tủ sách trên địa bàn cấp xã hiện nay như những “cát cứ” (Thư viện xã, Tủ sách Pháp luật, Điểm Bưu điện Văn hóa xã, Thư viện trường học, Thư viện nông lâm trường, Tủ sách Đồn Biên phòng…) làm giảm sức mạnh trong tổ chức các hoạt động thư viện, hiệu quả chưa cao (nhân sự, kinh phí, chưa thống nhất về chuyên môn nghiệp vụ…). data:text/html;charset=utf-8,%3Ctable%20border%3D%220%22%20cellpadding%3D%220%22%20cellspacing%3D%220%22%20style%3D%22color%3A%20… 1/5 18/12/2015 Tập trung nguồn lực Xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã Thư viện xã Hòa Long - Thành phố Bà Rịa Để tập trung nguồn lực của các cấp, các ngành trong việc xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã cần có sự phân công trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trên cơ sở vì lợi ích của nhân dân. Phải có cơ sở pháp lý, giao quyền cho một cấp, một ngành chủ trì; phải phân quyền, phân công trách nhiệm cụ thể, nghĩa vụ đóng góp của từng cấp, từng ngành ở mức độ nào. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phát triển nhanh chóng của thiết chế văn hóa cơ sở, trong đó có thư viện cấp xã đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm và giải quyết đồng bộ; bởi sự bất cập và nhiều hạn chế của mạng lưới thư viện công cộng về đội ngũ cán bộ, tổ chức quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, kinh phí, phương thức phục vụ… Do đó, việc tập trung nguồn lực các cấp, các ngành xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã trước mắt và lâu dài cần có sự định hướng cơ bản phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Thực tế cho thấy sự hình thành, tồn tại và phát triển nhiều mô hình thư viện cấp xã ở các địa phương trong cả nước, mỗi nơi một vẻ, một cách làm riêng nhưng đều hướng đến mục tiêu “phát triển văn hóa, phát triển con người”, mà trước hết là phục vụ nhu cầu đọc của nhân dân trên địa bàn xã. Những mô hình thư viện kết hợp: Thư viện xã – nông trường, Thư viện xã – trường học… đã làm tăng sức mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện là bằng chứng cụ thể trong tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã. Thực trạng về tổ chức mạng lưới thư viện cấp xã trên toàn quốc hiện nay có nhiều mô hình khác nhau: - Cấp xã có cả 3 mô hình thư viện: Thư viện xã, Điểm Bưu điện Văn hóa xã, Tủ sách Pháp luật; Cấp xã chỉ có 2 mô hình thư viện: Điểm Bưu điện Văn hóa xã, Tủ sách Pháp luật; Cấp xã chỉ có một trong những mô hình thư viện (Thư viện xã, Điểm Bưu điện Văn hóa xã, Tủ sách Pháp luật). Nếu cấp xã có cả 3 mô hình thư viện như ở BR-VT thì nên củng cố, hoàn thiện. Tủ sách Pháp luật nên giao lại cho thư viện cấp xã quản lý, tổ chức phục vụ, bởi Tủ sách Pháp data:text/html;charset=utf-8,%3Ctable%20border%3D%220%22%20cellpadding%3D%220%22%20cellspacing%3D%220%22%20style%3D%22color%3A%20… 2/5 18/12/2015 Tập trung nguồn lực Xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã luật thường để trong Ủy ban nhân dân xã rất bất tiện trong việc sử dụng của nhân dân. Để duy trì và phát triển tủ sách này, trách nhiệm của ngành Tư pháp là phải bổ sung thường xuyên sách pháp luật mới định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm), hỗ trợ kinh phí, phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), thư viện cấp xã nên tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Điểm Bưu điện Văn hóa xã cần phối hợp chặt chẽ với thư viện cấp xã về nội dung sách báo phục vụ, tài liệu nào ở thư viện cấp xã đã có thì không nên bổ sung nữa. Ngành Bưu điện và ngành VHTTDL cần có thỏa thuận về trách nhiệm của mỗi bên một cách cụ thể, giao cho thư viện cấp xã chủ trì. Mạng lưới thư viện cấp xã ở tỉnh BR-VT hiện có 79 thư viện xã, phường, thị trấn, 10 tủ sách khu dân cư huyện Côn Đảo; mạng lưới thư viện, phòng đọc sách nông trường, đội sản xuất, phòng ban thuộc Công ty Cao su Bà Rịa và nhiều phòng đọc sách, thư viện thuộc các cơ quan, ban ngành, đoàn thể khác, các điểm bưu điện văn hóa xã, các tủ sách pháp luật… đang hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả, nhưng đầu tư cơ sở vật chất chưa đồng bộ, nhiều thư viện chưa đạt chuẩn một thư viện cấp xã. TS. Christine Deschamps - Chủ tịch hiệp hội thư viện quốc tế đến thăm Thư viện xã Phước Hải Tuy nhiên, xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã ở BR-VT đã dựa trên những định hướng cơ bản của Chương trình phát triển sự nghiệp văn hóa thông tin (2001 – 2005), Đề án Nâng cao chất lượng hoạt động trung tâm văn hóa thông tin xã, phường; Đề án Tổ chức hoạt động thư viện xã, phường; Đề án Phát triển ngành Thư viện tỉnh BR-VT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Đề án Phát triển Văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu… Đây là những văn bản có tính chất pháp lý và chuyên môn nghiệp vụ vững bền, đảm bảo sự phát triển của thư viện cấp xã trên địa bàn, với nhiệm vụ trọng tâm là “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thư viện từ tỉnh đến cơ sở. Thường xuyên củng cố nâng cao, chất lượng hoạt động của hệ thống thư viện cơ sở, đặc biệt thư viện huyện, thị, thành phố và trung tâm văn hóa xã; Phát triển nhiều loại hình thư data:text/html;charset=utf-8,%3Ctable%20border%3D%220%22%20cellpadding%3D%220%22%20cellspacing%3D%220%22%20style%3D%22color%3A%20… 3/5 18/12/2015 Tập trung nguồn lực Xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã viện, phòng đọc trên địa bàn. Tăng cường đầu tư nguồn sách báo hàng năm cho thư viện, phòng đọc cơ sở. Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch dùng xe thư viện lưu động, luân chuyển sách báo phục vụ bạn đọc ở cơ sở và các chương trình mục tiêu về sách. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, tạo điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện, từng bước hiện đại hóa thư viện huyện, thị và phòng đọc sách cơ sở”. Theo đó, mô hình tổng quát của thư viện cấp xã ở BR-VT là một trung tâm văn hóa, học tập cộng đồng, nơi cung cấp, truyền bá kiến thức, nơi giáo dục và học tập cộng đồng; nơi bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương cho mọi tầng lớp nhân dân. Trước thực trạng này, nếu cấp xã chỉ có 2 mô hình thư viện: Điểm Bưu điện Văn hóa xã, Tủ sách Pháp luật, thì nên mở rộng quy mô của Tủ sách Pháp luật thành Phòng đọc sách cấp xã, củng cố Điểm Bưu điện Văn hóa xã; thực hiện các bước đi, phối hợp giữa các cấp, các ngành theo mô hình cấp xã có: Thư viện xã, Điểm Bưu điện Văn hóa xã, Tủ sách Pháp luật như đã trình bày ở trên. Nếu cấp xã chỉ có một trong những mô hình thư viện (Thư viện xã, Điểm Bưu điện Văn hóa xã, Tủ sách Pháp luật), thì ưu tiên tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển một thư viện, hoặc Phòng đọc sách cấp xã trên cơ sở phát triển Tủ sách Pháp luật, Điểm Bưu điện Văn hóa xã… Đến những bước đi thích hợp Cần thực hiện thí điểm, từng bước xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã, tổ chức phong trào đọc trong nhân dân. Tập trung nguồn lực các cấp, các ngành xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã, một thiết chế không thể thiếu trên địa bàn xã. Sự phát triển của thiết chế thư viện và chất lượng phục vụ nhân dân tùy thuộc vào sự ổn định và tổ chức hoạt động của mạng lưới thư viện cấp xã. Công tác luân chuyển và phục vụ lưu động của cán bộ Thư viện tỉnh BR-VT data:text/html;charset=utf-8,%3Ctable%20border%3D%220%22%20cellpadding%3D%220%22%20cellspacing%3D%220%22%20style%3D%22color%3A%20… 4/5 18/12/2015 Tập trung nguồn lực Xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã Hiệu quả hoạt động của các thư viện không chỉ đơn thuần là các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ mà còn là sự tổng hòa của nhiều giải pháp: Chính sách phát triển của trung ương và địa phương về thư viện (Đầu tư kinh phí, sách báo, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ, chương trình mục tiêu văn hóa, chương trình đề án, xã hội hóa…). Vì vậy, về phát triển mạng lưới thư viện cấp xã, trước hết cần có Đề án Tập trung nguồn lực các cấp, các ngành xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã. Trên cơ sở các thư viện hoạt động tốt, có hiệu quả trong những năm qua, đầu tư xây dựng và phát triển thành những thư viện điểm, tiêu biểu, đạt chuẩn thư viện để rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình này, Các tiêu chí xây dựng gồm: Cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn tài liệu, đội ngũ cán bộ, phương thức phục vụ… Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ hàng năm, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thư viện, phấn đấu trong thời gian sớm nhất, đội ngũ cán bộ phụ trách thư viện cấp xã phải được đào tạo, tối thiểu là trung cấp chuyên ngành văn hóa. Đầu tư kinh phí mua sách báo, xây dựng vốn tài liệu từ nguồn kinh phí được cấp. Thực hiện xã hội hóa hoạt động thư viện, đồng thời tăng cường công tác luân chuyển sách báo định kỳ cho mạng lưới thư viện cấp xã thông qua thư viện cấp huyện. Thường xuyên vận động nhân dân, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các mạnh thường quân ủng hộ tiền bạc, sách báo cho mạng lưới thư viện cấp xã. Để nâng cao chất lượng, từng bước phát triển mạng lưới thư viện cấp xã, phải chuẩn hóa các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Cải tiến và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách báo, bổ sung các bộ sách chuyên đề về “Nông nghiệp – Nông thôn”, “Văn hóa – Giáo dục”, “Văn học – Nghệ thuật”… Xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã là nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Những ý kiến nêu trên nhằm từng bước xây dựng, phát triển và hoàn thiện thiết chế thư viện cấp xã, rút ngắn mức hưởng thụ sách báo giữa thành thị và nông thôn. Định hướng xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã đòi hỏi chúng ta phải năng động, sáng tạo, đổi mới nội dung và quy trình thực hiện một cách phù hợp. Sự mạnh dạn loại bỏ những thủ tục rườm rà, tạo điều kiện để nhân dân tiếp cận nhanh chóng với nguồn sách báo từ các mô hình thư viện cấp xã, tập trung nguồn lực các cấp, các ngành để xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cấp xã ngày càng hữu hiệu hơn, đảm bảo nhu cầu phục vụ nhân dân, phục vụ con người. data:text/html;charset=utf-8,%3Ctable%20border%3D%220%22%20cellpadding%3D%220%22%20cellspacing%3D%220%22%20style%3D%22color%3A%20… 5/5
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.