Tập hướng dẫn của Beyondblue dành cho người chăm sóc: Hỗ trợ và chăm sóc người bị chứng trầm cảm, lo âu hay một số chứng rối loạn có liên quan

pdf
Số trang Tập hướng dẫn của Beyondblue dành cho người chăm sóc: Hỗ trợ và chăm sóc người bị chứng trầm cảm, lo âu hay một số chứng rối loạn có liên quan 36 Cỡ tệp Tập hướng dẫn của Beyondblue dành cho người chăm sóc: Hỗ trợ và chăm sóc người bị chứng trầm cảm, lo âu hay một số chứng rối loạn có liên quan 646 KB Lượt tải Tập hướng dẫn của Beyondblue dành cho người chăm sóc: Hỗ trợ và chăm sóc người bị chứng trầm cảm, lo âu hay một số chứng rối loạn có liên quan 0 Lượt đọc Tập hướng dẫn của Beyondblue dành cho người chăm sóc: Hỗ trợ và chăm sóc người bị chứng trầm cảm, lo âu hay một số chứng rối loạn có liên quan 0
Đánh giá Tập hướng dẫn của Beyondblue dành cho người chăm sóc: Hỗ trợ và chăm sóc người bị chứng trầm cảm, lo âu hay một số chứng rối loạn có liên quan
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 36 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Vietnamese Tập Hướng Dẫn của beyondblue dành cho Người Chăm Sóc Hỗ trợ và chăm sóc người bị chứng trầm cảm, lo âu và/hay một chứng rối loạn có liên quan Chăm sóc người khác, chăm sóc bản thân quý vị Để biết thêm thông tin, www.beyondblue.org.au hoặc đường dây thông tin của beyondblue số 1300 22 4636 Tập sách này được biên soạn bởi những người chăm sóc, cho những người chăm sóc. Lời cảm ơn beyondblue muốn cảm ơn tất cả những người chăm sóc đã đóng góp vào việc biên soạn tập hướng dẫn này bằng việc họ tham gia vào các nhóm trọng tâm, cung cấp sự hiểu biết về những kinh nghiệm của họ và chia sẻ các câu chuyện cá nhân của họ. Những lời mà họ sử dụng để mô tả các trải nghiệm của họ được trích dẫn trong khắp tập hướng dẫn này. Những đóng góp này của họ là vô giá. Giới thiệu về beyondblue beyondblue là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, làm việc để giải quyết các vấn đề liên quan đến chứng trầm cảm, lo âu và các chứng rối loạn có liên quan tại Úc. Một trong những ưu tiên chính của beyondblue là tập trung đến những người đã từng bị chứng trầm cảm/lo âu và các chứng rối loạn có liên quan (đôi khi được gọi là ‘những người tiêu thụ’) và người chăm sóc của những người này. Những người bị chứng trầm cảm/lo âu và các chứng rối loạn có liên quan, cũng như những người chăm sóc, tham gia vào nghiên cứu của beyondblue, đóng góp vào việc biên soạn các tư liệu thông tin của beyondblue (chẳng hạn tập sách này) và giúp nâng cao nhận thức bằng cách nói chuyện về các kinh nghiệm cá nhân của họ. blueVoices beyondblue đã hỗ trợ sự phát triển của nhóm tham chiếu người tiêu thụ và người chăm sóc toàn quốc, blueVoices, gồm những người có các kinh nghiệm cá nhân trực tiếp về: • chứng trầm cảm • chứng lo âu • chứng trầm cảm và/hoặc chứng lo âu chu sanh (tiền – và hậu sanh) • chứng rối loạn lưỡng cực • việc sử dụng các chất và chứng trầm cảm cùng tồn tại • bệnh tật mãn tính về thể xác và chứng trầm cảm cùng tồn tại. Nhiều thành viên của blueVoices là người chăm sóc hoặc là người hỗ trợ chính cho người bị một hoặc nhiều các tình trạng kể trên và họ đã đóng góp vào việc biên soạn và vào nội dung của tập hướng dẫn này. Để tìm hiểu về các cách trở thành thành viên của blueVoices, hãy tới trang mạng www.beyondblue.org.au - nhắp chuột vào Getting involved (Tham gia), rồi Join blueVoices (Gia nhập blueVoices). Vietnamese Mục lục LỜI NÓI ĐẦU 4 GIỚI THIỆU VỀ TẬP HƯỚNG DẪN NÀY 5 • Tập hướng dẫn này được biên soạn cho ai? • Trong tập hướng dẫn này… • “Người chăm sóc” nghĩa là gì 7 Phần 1 – Chăm sóc người khác Nhận biết được có cái gì đó không ổn 8 Thực hiện bước đầu tiên 10 Đến cuộc hẹn đầu tiên 11 Bằng cách nào người chăm sóc có thể tiếp cận thông tin? 14 Duy trì đà này 15 Cố gắng đạt đến sự bình phục 17 Vượt qua những trở ngại 18 Các trường hợp khẩn cấp 19 21 Phần 2 – Chăm sóc bản thân quý vị Chấp nhận những cảm xúc của quý vị 22 Các mối quan hệ 24 Chăm sóc bản thân quý vị 28 Sự hỗ trợ thích hợp cho quý vị 30 32 Thông tin thêm và sự hỗ trợ Các tổ chức cho người chăm sóc 32 Ghi chú 34 3 Lời nói đầu Vietnamese Tôi vui mừng được thấy việc biên soạn ấn phẩm quan trọng này. Nó sẽ giúp những người đang chăm sóc những người thương yêu bị bệnh tâm thần cũng như gia đình họ. Tôi tin tưởng chắc chắn là cuốn sách này sẽ vô cùng quý giá, không chỉ đối với gia đình của những người mới được chẩn đoán, mà cả cho những người đã từng có kinh nghiệm về hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần trong những thời gian, dài ngắn khác nhau. Đã trên 25 năm kể từ khi gia đình chúng tôi lần đầu tiên bị ảnh hưởng bởi những khó khăn của bệnh tâm thần. Một trong những thiếu hụt hiển nhiên trong hệ thống này khi đó là thiếu các thông tin căn bản để giúp hướng dẫn và tăng sự hiểu biết về các chiến lược nhằm giúp trong sinh hoạt hàng ngày. Chúng tôi bị rơi vào lúng túng, bối rối và hoang mang. Giờ đây, 25 năm sau, thật tuyệt vời khi thấy sự hỗ trợ thuộc loại này luôn sẵn có. Tôi muốn bày tỏ sự biết ơn của tôi đến tất cả những người đã tham gia đóng góp vào công việc quan trọng này. Tôi muốn ghi nhận những đóng góp của tất cả những người chăm sóc mà những kinh nghiệm và câu chuyện của họ đã giúp làm cho cuốn sách này được phù hợp hơn. Việc sử dụng các câu chuyện trong đời sống thực sẽ làm cho những người chăm sóc của chúng ta và gia đình họ trên khắp nước Úc thấy có thể liên hệ được đến bản thân mình khi họ thấy trong đó các suy nghĩ và cảm xúc của những người đã gặp phải cùng những vấn đề của họ. Tình trạng bị đơn độc là một trong những sự thật làm mất khả năng nhất, và những câu chuyện này sẽ cho thấy là “quý vị không đơn độc” khi phải vật lộn với những khó khăn này. Mọi người tham gia đã làm thật tốt và tôi đề cử ấn phẩm quan trọng này để quý vị đọc. Cựu John McGrath AM Phó Chủ tịch 4 Giới thiệu về tập hướng dẫn này Vietnamese Tập hướng dẫn này được biên soạn cho ai? Trong tập hướng dẫn này… Tập hướng dẫn này được chia thành hai phần: Tâp hướng dẫn này có các thông tin cho người chăm sóc và người nhà của những người bị chứng trầm cảm/lo âu. Tập hướng dẫn này có thể giúp những người: • vẫn chưa biết chắc chắn liệu người mà họ đang hỗ trợ có rõ ràng là có vấn đề về sức khỏe tâm thần hay không • biết là có cái gì đó không ổn, và có thể đang thực hiện những bước đầu tiên để có được ý kiến y khoa • đã hỗ trợ bạn bè hay người thương yêu trong một thời gian, và đang cố gắng để đạt đến sự bình phục • đang chăm sóc ai đó có vấn đề về sức khỏe tâm thần, cũng như có vấn đề về sức khỏe thể xác (chẳng hạn, một bệnh trạng về tim, bệnh Parkinson hay bệnh ung thư). Chăm sóc người khác Phần này là về việc chăm sóc và giúp đỡ người mà quý vị đang hỗ trợ. Phần này sẽ đặc biệt hữu ích cho những người mới đảm trách vai trò chăm sóc. Phần này gồm các nội dung: • làm thế nào để nhận biết được là có cái gì đó không phải • thực hiện các bước đầu tiên để được điều trị • cố gắng để đạt đến sự bình phục và vượt qua những lúc tụt lùi • quản lý các tình trạng khẩn cấp và khủng hoảng. Chăm sóc bản thân quý vị Phần này tìm hiểu về việc hiểu các cảm xúc của quý vị và về việc một vấn đề nào đó về sức khỏe tâm thần có thể ảnh hưởng đến quý vị, gia đình và bạn bè của quý vị như thế nào. Cách có thể hữu ích là đọc ngay phần này, rồi thường xuyên xem lại. Phần này gồm các nội dung: Tập hướng dẫn này dựa trên những kinh nghiệm cá nhân của người chăm sóc, những người đã chia sẻ các câu chuyện của họ với chúng tôi. Mặc dù trải nghiệm của mỗi người khác nhau lại khác nhau, nhưng quý vị cũng có thể thấy nhiều điều là chung – ví dụ, các cảm xúc, suy nghĩ hay sự phản ứng của quý vị. • chăm sóc sức khỏe của chính quý vị • làm thế nào để tận dụng sự hỗ trợ, kiến thức và sự sáng suốt từ những người khác. Các nghiên cứu cho thấy là trên một phần ba những người chăm sóc gặp phải chứng trầm cảm nặng. Việc là người chăm sóc cho người khác có thể là một trong những nguyên nhân gây chứng trầm cảm của họ.1 1 Chỉ Số Sung Mãn Hợp Nhất của Úc: Sự An Lành của Người Dân Úc - Sức Khỏe và Sự An Lành của Người Chăm Sóc, Điều Tra 17.1, Báo Cáo 17.1, năm 2007 5 Vietnamese “Người chăm sóc” nghĩa là gì Trong tập hướng dẫn này, từ ngữ “người chăm sóc” nghĩa là người hỗ trợ chính cho một người nào đó bị chứng trầm cảm, lo âu hay các chứng rối loạn có liên quan. Người chăm sóc có thể là chồng, vợ, con cái, người phối ngẫu, người sống chung nhà, cha mẹ hay bạn bè thân thiết. Họ có thể chăm sóc một người nào đó về mặt tình cảm, thể chất hay tài chính. Thông tin thêm Quý vị có thể thấy cách hữu ích là đọc các thông tin thêm về chứng trầm cảm/lo âu. beyondblue có nhiều tờ dữ kiện khác nhau đã được phiên dịch sang Tiếng Việt. Các tờ dữ kiện này có thể tải xuống được từ trang mạng của beyondblue tại địa chỉ www.beyondblue.org.au hoặc được yêu cầu bằng cách gọi đến đường dây thông tin của beyondblue ở số 1300 22 4636 (cước phí bằng một cuộc gọi địa phương nếu gọi từ điện thoại cố định). 6 Vietnamese Phần 1 - Chăm sóc người khác Cách hỗ trợ một người bị chứng trầm cảm/lo âu hay một chứng rối loạn có liên quan 7 Nhận biết được có cái gì đó không phải Vietnamese “Tôi cho nó chỉ là do đang đi qua một giai đoạn của cuộc đời – tôi đã nghĩ là nó sẽ qua đi.” “Cô ấy ủ rũ và dễ cáu, nhưng chúng tôi chỉ nghĩ đó là do đang là trẻ vị thành viên.” Nhận ra một người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn chứng trầm cảm, lo âu hay một chứng rối loạn có liên quan, không phải lúc nào cũng là việc dễ dàng. Ngay chỉ việc nói chuyện về các vấn đề về sức khỏe tâm thần đôi khi cũng có thể là việc khó. Trong một số nền văn hóa, mọi người có thể lo về chuyện người khác trong cộng đồng của họ có thể không hiểu được chứng bệnh này, hay có thể phán xét người này hay gia đình người này một cách cay nghiệt. Chuyện này có thể làm cho mọi người cảm thấy thậm chí bị thêm xa lánh và đơn độc. Tuy nhiên, các vấn đề về sức khỏe tâm thần là các vấn đề thường gặp hơn, so với hầu hết mọi người tưởng. Vào bất kỳ thời gian cụ thể nào, trong năm người thì có một người sẽ là đang gặp phải một loại nào đó của vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó chứng trầm cảm và các chứng rối loạn lo âu là thường gặp nhất. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng quý vị cần phải là không bị đơn độc trong khi đang chăm sóc ai đó bị một chứng bệnh tâm thần. Sự giúp đỡ và thông tin luôn sẵn có. Bằng biện pháp điều trị đúng, bình phục là chuyện có thể. Việc biết được một ai đó quý vị quan tâm có phải là đang có một vấn đề về sức khỏe tâm thần hay không, có thể là việc khó. Đó có thể là do người này giấu các triệu chứng của họ, hoặc cho đó là do các nguyên nhân khác. Quý vị có thể lo ngại là chuyện này có thể có nghĩa ra sao với người này và với những người gần gũi với anh ta hay cô ta, vì vậy quý vị trì hoãn tìm kiếm giúp đỡ…hoặc đơn giản chỉ là quý vị không nhận ra các triệu chứng này nữa, bởi các triệu chứng đã tồn tại đó quá lâu rồi. Một số người chăm sóc nói là họ cảm thấy có lỗi bởi họ đã không nhận ra được vấn đề này sớm hơn. Thường không có cách nào có thể giúp được việc này, bởi họ đã không có thông tin đúng hay không có sự hỗ trợ tại thời điểm đó. Lời khuyên tốt nhất là hãy tin vào các bản năng của quý vị và cương quyết đến cùng nếu mọi thứ không thật sự ổn. Bằng cách nào quý vị có thể biết liệu có phải là có cái gì đó không ổn? “Cả hai chúng tôi đều biết có cái gì đó có vấn đề… anh ta không cảm thấy ổn, anh ta không cảm thấy an toàn, nhưng chúng tôi không thể xác định được chính xác đó là cái gì.” “Cô ấy rất dễ khóc, và không thực sự ổn.” 8 Vietnamese “Với chồng tôi, đó có thể là một chuyện diễn ra từ từ. Rất khó xác định được, anh ấy không thật sự thích nghi được.” beyondblue có nhiều các tư liệu MIỄN PHÍ (được liệt kê ở trang cuối của tập hướng dẫn này) một số trong các tư liệu này sẵn có bằng Tiếng Việt. Thông tin thêm và một danh sách kiểm tra triệu chứng bằng Tiếng Việt có thể được tìm thấy trên trang mạng của beyondblue tại địa chỉ www.beyondblue.org.au hoặc có thể được yêu cầu qua đường dây thông tin của beyondblue ở số 1300 22 4636. Nếu quý vị gọi đường dây thông tin này, chúng tôi có thể thu xếp để nói chuyện với quý vị qua một thông dịch viên nếu quý vị cần. Nếu quý vị lo lắng về quyền riêng tư của quý vị, thì bạn bè hay người nhà của quý vị không cần biết là quý vị đã liên hệ với chúng tôi. “Cho mãi đến năm ngoái, cuối cùng cô ấy suy sụp và kể cho tôi các nỗi sợ hãi của cô ấy và những điều cô ấy đã cảm thấy. Và thành thật là tôi thậm chí đã không phát hiện ra những điều này.” Việc xác nhận là có một vấn đề về sức khỏe tâm thần thường là việc phức tạp. Việc để xác định được chính xác vấn đề đó là gì có thể cần nhiều thời gian. Làm điểm khởi đầu, các câu hỏi sau có thể được sử dụng để giúp hướng dẫn quý vị cách tìm hiểu xem có phải là đang có một vấn đề hay không: • Có phải người này đã “cảm thấy u buồn”? • Có phải người này đã uống rượu bia hay hút thuốc nhiều hơn bình thường? • Có phải người này đã khép mình khỏi gia đình hay bạn bè? • Có phải anh ấy/cô ấy dễ cáu hay buồn bực? • Có phải người này cảm thấy như thể anh ấy/cô ấy đang mất đi sự kiểm soát? Hãy nhớ là, sự giúp đỡ luôn sẵn có. Với thông tin và biện pháp điều trị đúng, người mà quý vị chăm sóc có thể bình phục được. Nếu quý vị đã trả lời là “có” cho hầu hết hay tất cả các câu hỏi này, và những triệu chứng này đã kéo dài trên vài tuần, thì điều tốt nhất là hãy tìm thêm thông tin và sự giúp đỡ. Một chuyên viên y tế, chẳng hạn, một Bác Sĩ Đa Khoa (General Practitioner – GP) sẽ cần thẩm định sức khỏe thể lực và sức khỏe tâm thần của người này. 9 Thực hiện bước đầu tiên Vietnamese “Anh ta có thể trở nên thực sự cố thủ khi tôi nêu chuyện này ra … đó là điều khó ... tôi không muốn làm tổn thương sự hãnh diện của anh ấy, nhưng anh ta không muốn nghĩ là anh ta khác chút nào so với các bạn bè của anh ấy.” Điều quan trọng cần lưu ý là người mà quý vị chăm sóc có thể: không phải lúc nào cũng hiểu được là hành vi của anh ấy/cô ấy đang ảnh hướng đến những người khác • khăng khăng là anh ấy/cô ấy không có vấn đề gì và từ chối được giúp đỡ • không muốn nói chuyện về vấn đề này, hoặc trở nên cáu giận khi quý vị nói đến. • hãy nói cho người này biết là quý vị quan ngại, nhưng không trách cứ anh ta/cô ta • hãy sử dụng các nhận định “tôi” như, “Tôi để ý thấy là anh ngủ nghê hay ăn uống không tốt như trước kia.” • giải thích là hành vi của cô ấy hay anh ấy đang ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình như thế nào • hãy nói cho người này biết là quý vị đã tìm được một số thông tin hay và để lại các thông tin này cho anh ấy/cô ấy • gợi ý là quý vị cùng tìm sự giúp đỡ chủ động đề nghị là quý vị đi cùng người này đến cuộc hẹn với GP để khám. Nếu người này không lắng nghe quý vị, thì hãy nghĩ đến chuyện nhờ người khác, chẳng hạn một người bạn hay người nhà tin cậy nói chuyện với anh ta hay cô ta. Quý vị cũng có thể xem xét đến việc liên hệ với GP của quý vị để xem liệu bác sĩ có thể tham gia vào hoặc ghé thăm tại nhà nếu quý vị đang rất quan ngại. Hãy nhớ là, điều chủ yếu là giúp đỡ người mà quý vị chăm sóc. Khi bắt đầu cuộc trò chuyện, cách có thể giúp ích được là: • hãy nói về các vấn đề này càng sớm càng tốt, trước khi các triệu chứng bắt đầu xâm chiếm cuộc sống hàng ngày của người này Đôi khi, điều có thể là khó khăn, nhưng lại là tốt nhất, đó là hãy cố giữ bình tĩnh, và công bằng và nhất quán. Người mà quý vị chăm sóc có thể cần thêm thời gian để chấp nhận những gì quý vị đang nói. Có thêm thông tin và nói chuyện với người mà quý vị chăm sóc là những bước quan trọng đầu tiên. • • hãy tiếp cận người này khi anh ta/cô ta dễ tập trung trò chuyện nhất, những khi người này thoải mái nhất, và tại một nơi mà quý vị sẽ không bị gián đoạn 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.