Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: Số 24/2018

pdf
Số trang Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: Số 24/2018 80 Cỡ tệp Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: Số 24/2018 10 MB Lượt tải Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: Số 24/2018 0 Lượt đọc Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: Số 24/2018 0
Đánh giá Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: Số 24/2018
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 80 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

www.nclp.org.vn VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THUỘC ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI Mục lục Số 24/2018 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 3 7 8 13 17 22 27 34 40 48 53 57 Phát biểu của đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội tại Hội nghị tổng kết mười năm ngày thành lập Viện Nghiên cứu Lập pháp Thư cảm ơn của Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Lập pháp nhân Hội nghị tổng kết mười năm ngày thành lập Viện Nghiên cứu Lập pháp Kiểm soát quyền tư pháp của Tòa án Việt Nam Phạm Hồng Phong Nguyên tắc suy đoán không có lỗi trong áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thương mại ThS. Trần Minh Trường Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong môi trường thương mại Việt Nam hiện nay TS. Nguyễn Vinh Hưng BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT Một số ý kiến đóng góp đối với Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi ThS. Võ Nguyễn Nam Trung CHÍNH SÁCH Thuế Tiêu thụ đặc biệt và thuốc lá lậu ThS. Đào Thế Sơn Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Thế Hoàng THỰC TIỄN PHÁP LUẬT HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP: TS. NGUYỄN ĐÌNH QUYỀN (CHỦ TỊCH) TS. NGUYỄN VĂN GIÀU PGS. TS. NGUYỄN THANH HẢI PGS. TS. ĐINH VĂN NHÃ PGS. TS. LÊ BỘ LĨNH TS. NGUYỄN VĂN LUẬT PGS. TS. HOÀNG VĂN TÚ TS. NGUYỄN VĂN HIỂN PGS. TS. NGÔ HUY CƯƠNG TS. NGUYỄN HOÀNG THANH PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHỤ TRÁCH: TS. NGUYỄN HOÀNG THANH TRỤ SỞ: 27A VÕNG THỊ - TÂY HỒ - HÀ NỘI ĐT: 0243.2121204/0243.2121206 FAX: 0243.2121201 Email: nclp@qh.gov.vn Website: www.nclp.org.vn THIẾT KẾ: BÙI HUYỀN GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: Số 438/GP-BTTTT NGÀY 29-10-2013 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG PHÁT HÀNH - QUẢNG CÁO Xác định phạm vi quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong Bộ luật Dân sự năm 2015 PGS. TS. Hồ Xuân Thắng Những hạn chế trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng TS. Cao Vũ Minh ThS. Nguyễn Nhật Khanh Một số góp ý hoàn thiện Luật Xử lý vi phạm hành chính ThS. Trần Quốc Huy Hoàn thiện chế định người làm chứng trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ThS. Bùi Ai Giôn HÀ NỘI: 0243.2121202 Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo pháp luật Hoa Kỳ và các gợi mở cho Việt Nam ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Ảnh bìa: Đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với tập thể Viện Nghiên cứu lập pháp. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TỔNG MỤC LỤC NĂM 2018 TÀI KHOẢN: 0991000023097 VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK), CHI NHÁNH TÂY HỒ MÃ SỐ THUẾ: 0104003894 IN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀ NỘI GIÁ: 19.500 ÑOÀNG Ảnh: Trọng Quỳnh LEGISLATIVE STUDIES www.nclp.org.vn INSTITURE FOR LEGISLATIVE STUDIES UNDER THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE S.R. VIETNAM Legis No 24/2018 3 7 8 13 17 22 27 34 40 48 53 57 STATE AND LAW Speech of Mr. Uong Chu Luu, Member of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam, Vice Chairman of the National Assembly at the 10-Year Celebration of Establishment of the Institute for Legislative Studies. Thanks Letter of the Leader of Institute for Legislative Studies on the 10-Year Celebration of Establishment of the Institute for Legislative Studies Controlling of Judicial Power of Courts in Vietnam Pham Hong Phong The Principle of Non-fault Speculation for Administrative Responsibilities in the Commerce Sector LLM. Tran Minh Truong Sole-partner Limited Liability Company in Commercial Environment in Vietnam Dr. Nguyen Vinh Hung DISCUSSION OF BILLS Comments to the Bill of Law on Education (Amendment) LLM. Vo Nguyen Nam Trung POLICIES Special Consumption Tax and Smuggled Cigarettes LLM. Dao The Son Nguyen Ngoc Anh Nguyen The Hoang LEGAL PRACTICE The Scope of Civil Relations Involving the Foreign Partners in Civil Code of 2015 Prof. Dr. Ho Xuan Thang Limitations of Regulations on Management, Provision and Access of Internet Services and Online Information Dr. Cao Vu Minh LLM. Nguyen Nhat Khanh Recommendations for Improvement of Law on Handling Administrative Violations LLM. Tran Quoc Huy Improvement of Provisions on Rights of Witnesses under the Criminal Procedure Code of 2015 LLM. Bui Ai Gion FOREIGN EXPERIENCE The Sanctions System to the Criminal Liability of Commercial Legal Entities in the U.S Federal Law and Recommendations for Vietnam LLM. Nguyen Thi Hong Hanh LEGISLATIVE BULLETIN EDITORIAL BOARD: Dr. NGUYEN DINH QUYEN (Chairman) Dr. NGUYEN VAN GIAU Prof. Dr. NGUYEN THANH HAI Prof. Dr. DINH VAN NHA Prof. Dr. LE BO LINH Dr. NGUYEN VAN LUAT Prof. Dr. HOANG VAN TU Dr. NGUYEN VAN HIEN Prof. Dr. NGO HUY CUONG Dr. NGUYEN HOANG THANH CHEF EDITOR IN CHARGE: TS. NGUYEN HOANG THANH OFFICE: 27A VONG THI - TAY HO - HA NOI ĐT: 0243.2121204/0243.2121206 FAX: 0243.2121201 Email: nclp@qh.gov.vn Website: www.nclp.org.vn DESIGN: BUI HUYEN LICENSE OF PUBLISHMENT: NO 438/GP-BTTTT DATE 29-10-2013 MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATION DISTRIBUTION HA NOI: 0243.2121202 ACCOUNT NUMBER: 0991000023097 LEGISLATIVE STUDY MAGAZINE VIETCOMBANK TAX CODE: 0104003894 PRINTED BY HANOI PRINTING JOINT STOCK COMPANY Price: 19.500 VND NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT “PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THÀNH MỘT TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẬP PHÁP HÀNG ĐẦU CỦA CẢ NƯỚC”1 Phát biểu của đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội tại Hội nghị tổng kết mười năm ngày thành lập Viện Nghiên cứu lập pháp Đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị - Ảnh Trọng Quỳnh Thưa toàn thể các đồng chí, Hôm nay, Viện Nghiên cứu Lập pháp (NCLP) tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2018 và Kỷ niệm mười năm ngày thành lập Viện, thay mặt lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tôi thân ái gửi tới các vị đại biểu, khách quý, các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Viện NCLP tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc Viện NCLP tiếp tục phát triển và có nhiều đóng góp thiết thực, hiệu quả vào hoạt động của Quốc hội. Thưa các đồng chí, Tôi cơ bản nhất trí với Báo cáo tổng kết năm 2018, Báo cáo tổng kết mười năm, cũng như ý kiến phát biểu của đại diện cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Viện NCLP. Trong thời gian qua, kể từ ngày đầu mới thành lập, Viện NCLP đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và có nhiều cố gắng, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao, từng bước khẳng định được mình là cơ quan thuộc UBTVQH, có chức năng nghiên cứu khoa học lập pháp, tổ chức thông tin khoa học lập pháp để tham 1 Tiêu đề bài phát biểu đề do BBT Tạp chí đặt. Số 24(376) T12/2018 3 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT mưu chính sách, tư vấn, hỗ trợ, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của UBTVQH và đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; giúp UBTVQH thực hiện chức năng quản lý khoa học trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của UBTVQH và Văn phòng Quốc hội. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp nhà nước do Viện chủ trì đã cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn trong việc đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình đổi mới Quốc hội trong việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Trong báo cáo Tổng kết mười năm, đã có nhiều con số biết nói, như Viện NCLP đã triển khai 159 đề tài cấp bộ, 165 đề tài cấp cơ sở, 304 chuyên đề nghiên cứu khoa học, 137 chuyên đề thông tin khoa học, tổ chức 05 cuộc khảo sát, điều tra độc lập ngoài các đề tài nghiên cứu. Đây cũng là những kết quả đóng góp của VNCLP đối với hoạt động của Quốc hội, với khoa học lập pháp và thông tin lập pháp. Nổi bật nhất, theo tôi đánh giá, là việc Viện NCLP được tin tưởng giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, UBTVQH và một số bộ, ngành liên quan triển khai Đề tài cấp Nhà nước độc lập “Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phù hợp với tình hình mới” và Chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ “Cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Đây là các nhiệm vụ chính trị quan trọng, trực tiếp, kịp thời phục vụ cho quá trình xây dựng và triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013. Sản phẩm của công trình này đã được Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo biên soạn thành sách và vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Xuất bản công nhận là Tác phẩm đạt giải B trong toàn quốc. Đây là công trình có sự đóng góp rất lớn, tâm huyết và trí tuệ của các nhà khoa học, của cán bộ, viên chức, người lao động của Viện NCLP. Trong mười năm qua, Viện NCLP đã chủ động hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của UBTVQH, đại biểu Quốc hội tổ chức cung 4 Số 24(376) T12/2018 cấp thông tin khoa học lập pháp; tiếp nhận; quản lý; khai thác; phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học lập pháp đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cung cấp phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, đại biểu Quốc hội. Kết quả nghiên cứu được các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, đại biểu Quốc hội ghi nhận và đánh giá tốt. Để đăng tải, cung cấp, trao đổi thông tin khoa học lập pháp và tuyên truyền, phổ biến thông tin khoa học lập pháp, thực tiễn lập pháp và văn bản quy phạm pháp luật, năm 2013, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp đã được UBTVQH quyết định chuyển về trực thuộc Viện NCLP. Từ đó, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp đã tiếp tục khẳng định mình là một cơ quan báo chí của Quốc hội, một Tạp chí khoa học lập pháp hàng đầu, thu hút được nhiều chuyên gia đầu ngành trong cả nước cùng chung sức nghiên cứu, thông tin, tham mưu phục vụ cho các hoạt động của Quốc hội và từng bước góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về hoạt động lập pháp của nước nhà. Trong mười năm qua, công tác nghiên cứu khoa học lập pháp, cung cấp thông tin khoa học lập pháp của Viện NCLP được tổ chức đồng bộ, gắn kết với nhau, tạo ra những sản phẩm khoa học có giá trị thực tiễn, tham mưu, phục vụ trực tiếp cho Quốc hội trong hoạt động lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng và giám sát tối cao, được Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của UBTVQH và đại biểu Quốc hội ghi nhận, đánh giá tốt. Tuy nhiên, trong công tác nghiên cứu, tham mưu của Viện còn có một số hạn chế, yếu kém: Một là, các đề tài, chuyên đề nghiên cứu chưa bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống, mới chỉ tập trung phục vụ cho hoạt động lập pháp, chưa cân đối với phục vụ cho hoạt động giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; Hai là, nhiều chuyên đề chưa bám sát vào thực tiễn hoạt động của Quốc hội các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của UBTVQH. Tính dự báo chưa cao, chưa kịp thời, kết quả nghiên cứu thường được nghiệm thu, công bố chậm hơn so với kế hoạch của Quốc hội, UBTVQH; NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT Ba là, một số đề tài nghiên cứu còn mang nặng tính hàn lâm, chưa giúp giải quyết được những vấn đề về lý luận, về những vướng mắc trong thực tiễn, nhất là những vấn đề còn tranh luận, ý kiến còn khác nhau giữa cơ quan trình dự án và cơ quan thẩm tra; Bốn là, công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học có lúc vẫn chưa được thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ; vẫn còn tình trạng trùng lắp về đề tài nghiên cứu hoặc một số nội dung nghiên cứu đã lạc hậu so với tình hình của thực tiễn và yêu cầu đổi mới. Công tác thông tin khoa học lập pháp chưa có nhiều ấn phẩm phong phú, cung cấp chưa kịp thời cho đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội và các tổ chức liên quan. Thưa các đồng chí, Lãnh đạo Quốc hội cũng biết rằng, Viện NCLP mới được thành lập, chưa có tiền lệ, nên mô hình tổ chức, hoạt động sẽ cần tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn. Chế độ chính sách tài chính, công tác tuyển dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học cũng cần được quan tâm hơn, để làm sao chúng ta tuyển dụng được những người thực sự có năng lực nghiên cứu khoa học, có kinh nghiệm công tác thực tiễn và có tầm, có tâm. Có như vậy thì Viện NCLP mới thực hiện được chức năng tham mưu, tư vấn về chính sách cho Quốc hội hiệu quả. Tới đây, Đảng đoàn Quốc hội, UBTVQH sẽ xem xét Đề án tổ chức bên trong các cơ quan giúp việc của Quốc hội, trong đó có Văn phòng Quốc hội và Viện NCLP, xem xét Đề án tự chủ về cơ chế tài chính của Viện giai đoạn 2019 - 2021. Tôi thấy rằng, chúng ta cần xác định rõ hơn về cơ chế hoạt động, công tác tổ chức cán bộ, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Viện và một số đơn vị thuộc VPQH, tránh trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Và như vậy, Nghị quyết số 1050/2015/UBTVQH13 của UBTVQH cũng cần được nghiên cứu để sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế. Chúng ta đã nghe đồng chí Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp phát biểu, hiện đang còn có những sự vướng mắc, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các đơn vị của Viện NCLP với các đơn vị của Văn phòng Quốc hội. Và vị trí, vai trò của Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp - là một cơ quan nghiên cứu lý luận của Quốc hội nhưng trên thực tế, tổ chức, hoạt động của Tạp chí trong thời gian qua có nhiều bất cập, vướng mắc. Đây là những vấn đề đặt ra để chúng ta có biện pháp hoàn thiện thể chế, làm cơ sở pháp lý cho Tạp chí hoạt động tốt hơn. Tôi khẳng định lại rằng, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp là một cơ quan báo chí của Quốc hội, một đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo Luật Báo chí, xuất bản thường kỳ để đăng tải, cung cấp, trao đổi thông tin khoa học lập pháp và tuyên truyền, phổ biến thông tin khoa học lập pháp, thực tiễn lập pháp và văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, UBTVQH ban hành. Xây dựng Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp thành một Tạp chí về khoa học lập pháp hàng đầu là nhiệm vụ cần được chúng ta xác định rõ. Ngoài ra, Viện NCLP cũng đang gặp nhiều khó khăn khác về cơ chế tài chính, về tổ chức, nhân sự. UBTVQH Quốc hội biết rất rõ những khó khăn này và đang từng bước chỉ đạo tháo gỡ. Tôi hy vọng rằng, bắt đầu từ năm 2019, Viện NCLP với đồng chí Viện trưởng mới, đồng chí Bí thư Đảng ủy mới, tập thể lãnh đạo Viện cùng Đảng ủy Viện sẽ đoàn kết, đồng hành cùng các công chức, viên chức và người lao động trong Viện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đúng với quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đúng định hướng mà Lãnh đạo Quốc hội đặt ra, cũng như đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của các cơ quan của Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội. Trong thời gian tới, Lãnh đạo Quốc hội, UBTVQH sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm cho Viện hoạt động hiệu quả và thiết thực hơn. Nhân đây, tôi cũng đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các Ban thuộc UBTVQH và Văn phòng Quốc hội tăng cường hơn nữa việc hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ và đặt hàng Viện NCLP, để Viện NCLP thể hiện được vai trò là cơ quan tư vấn, tham mưu hiệu quả trong hoạt động lập pháp của Quốc hội và nâng tầm Viện Nghiên cứu Lập pháp xứng đáng là cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc UBTVHQ. Tôi đề nghị Viện cần thực hiện tốt một số nội dung sau đây: Số 24(376) T12/2018 5 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT Trước hết, xây dựng Đề án sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần và nội dung Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XII, trong đó có Nghị quyết số 18 và Nghị quyết số 19. Đặc biệt chú ý, xác định Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp là đơn vị hoạt động theo cơ chế tự chủ, là cơ quan ngôn luận - lý luận. Hiện tại Tạp chí trực thuộc Viện nhưng vị trí của Tạp chí như thế nào với tư cách là đơn vị sự nghiệp công lập thì trong Đề án phải làm rõ và báo cáo với UBTVQH; Hai là, Viện phải xây dựng sự đoàn kết, nhất trí trong tập thể Lãnh đạo Viện, Ban chấp hành Đảng bộ và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong Viện. Chỉ có đoàn kết mới có thể tạo nên sức mạnh và sự thống nhất; Ba là, phát huy dân chủ, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định trong quản lý tài chính, tài sản, trong quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khoa học, tổ chức thực hiện Đề án tự chủ và cơ chế tài chính của Viện NCLP sẽ được UBTVQH xem xét, phê duyệt; Bốn là, tổ chức nghiên cứu và nghiên cứu khoa học phải sát với thực tiễn hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của UBTVQH. Tổ chức thực hiện tốt định hướng nhiệm vụ khoa học giai đoạn 2018-2021 đã được UBTVQH phê chuẩn. Những đề tài của năm 2018 chuyển sang năm 2019 cần được tiến hành rà soát lại cho phù hợp với tình hình thực tiễn, bám sát Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội, UBTVQH; Năm là, có cơ chế tập hợp, huy động được đông đảo đội ngũ cộng tác viên và đẩy mạnh hợp tác quốc tế với một số Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội các nước, các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế. Đây cũng là định hướng cần được Viện chú ý trong thời gian tới. Chúng ta nhớ lại, khi thành lập Viện Nghiên cứu Lập pháp, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nguyên Chủ tịch Quốc hội khóa XII đã rất quan tâm chỉ đạo hoạt động của Viện Nghiên cứu Lập pháp. Đồng chí có nói, Viện Nghiên cứu Lập pháp phải là trung tâm, là đầu mối để tập hợp, huy động các chuyên gia, nhà khoa học để cùng với Viện nghiên cứu triển khai các đề tài nghiên cứu chứ không chỉ riêng cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện mà có thể làm được tất cả các nhiệm vụ khoa học của Quốc hội, của các cơ quan của Quốc hội. Có ý kiến cho rằng, thời gian gần đây có một số nhà khoa học không 6 Số 24(376) T12/2018 thường xuyên cộng tác với Viện, thì chúng ta phải nhìn lại mình. Tới đây, Viện phải chấn chỉnh lại hoạt động này, phải huy động được các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý cả trong và ngoài Quốc hội, trong nước và quốc tế; Sáu là, sớm nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định, quy chế liên quan đến tổ chức, hoạt động của Viện, trong đó có Quy chế hoạt động của Viện, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thi đua, khen thưởng v.v.. Bảy là, triển khai và thực hiện nghiêm túc Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Cơ quan Văn phòng Quốc hội, đồng thời có phương án khắc phục triệt để những sai sót; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Ban thuộc UBTVQH, các bộ, ban ngành hữu quan, các địa phương trong quá trình thực thi nhiệm vụ nghiên cứu khoa học lập pháp, cung cấp thông tin khoa học lập pháp để có báo cáo kịp thời với Quốc hội và UBTVQH. Tôi thấy rằng, Viện NCLP hiện nay đã làm được rất nhiều việc, có nhiều sản phẩm nhưng việc công bố, tuyên truyền những sản phẩm của Viện còn rất hạn chế. Ngay một số đồng chí trong UBTVQH cũng ít được tiếp cận những sản phẩm này. Tới đây, các đồng chí phải thay đổi cách làm, để các sản phẩm của Viện NCLP nhanh chóng đến được với người cần, đó là các đồng chí Ủy viên UBTVQH, các đại biểu Quốc hội. Chúng ta phải bám sát vào lịch họp của UBTVQH, của Quốc hội tại các kỳ họp để chủ động thông tin sớm những vấn đề mà UBTVQH, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội đang chờ, đang cần. Năm 2019 và Tết Kỷ Hợi sắp đến, thay mặt UBTVQH, tôi xin chúc toàn thể cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong Viện NCLP, các vị khách quý cùng gia đình các đồng chí, một năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công, cùng nhau phấn đấu xây dựng Viện NCLP thành một trung tâm nghiên cứu khoa học lập pháp hàng đầu của cả nước. Xin trân trọng cám ơn các đồng chí! NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT Thư cảm ơn Kính thưa các đồng chí, Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, ngày 29/4/2008, đồng chí Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) đã ký ban hành Nghị quyết số 614/2008/UBTVQH12 thành lập Viện Nghiên cứu Lập pháp (NCLP) thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội (nay là Nghị quyết số 1050/2015/UBTVQH13). Ngày 15/8/2008, Viện NCLP chính thức đi vào hoạt động, có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học lập pháp, tổ chức thông tin khoa học lập pháp để tham mưu chính sách, tư vấn, hỗ trợ, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; đồng thời giúp UBTVQH quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Quốc hội. Qua mười năm xây dựng và phát triển (2008-2018), Viện NCLP đã từng bước hoàn thành nhiệm vụ của mình. Để có được kết quả đó, Viện NCLP đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Ủy viên UBTVQH, của Đảng đoàn Quốc hội và Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội. Đồng thời, Viện NCLP cũng đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các Ban thuộc UBTVQH; sự cộng tác nhiệt tình của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các Bộ, ban ngành Trung ương, các địa phương và các tổ chức quốc tế. Những thành công trong mười năm qua là kết quả của sự cống hiến hết mình của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Viện NCLP. Nhân kỷ niệm mười năm ngày thành lập, Đảng ủy - Lãnh đạo Viện cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Viện NCLP xin tri ân, trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất về sự động viên, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Ủy viên UBTVQH, của Đảng đoàn Quốc hội và Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội về sự hợp tác và giúp đỡ tận tình của các cơ quan, đơn vị và của tất cả các đồng chí. Viện NCLP tin tưởng và hy vọng rằng, trong thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ quý báu của các đồng chí. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Viện NCLP xin hứa sẽ tiếp tục củng cố và phát triển để Viện thực hiện tốt những nhiệm vụ được UBTVQH giao phó. Kính chúc tất cả các đồng chí dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 TS. Lê Hải Đường Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Nghiên cứu Lập pháp Số 24(376) T12/2018 7 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT KIỂM SOÁT QUYỀN TƯ PHÁP CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM Phạm Hồng Phong* * Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Thông tin bài viết: Từ khóa: Tòa án, Tư pháp, quyền tư pháp, kiểm soát quyền tư pháp, kiểm soát quyền lực Lịch sử bài viết: Nhận bài : 12/12/2018 Biên tập : 18/12/2018 Duyệt bài : 21/12/2018 Tóm tắt: Quyền tư pháp là nhóm quyền cuối cùng trong bộ ba quyền lực nhà nước, là nơi quyết định, phân xử tính đúng đắn của các quan hệ xã hội. Do vậy, kiểm soát quyền tư pháp luôn đòi hỏi một cơ chế, chính sách đặc biệt. Article Infomation: Keywords: Court, Justice, judicial power, judicial power control, power control Article History: Received : 12 Dec. 2018 Edited : 18 Dec. 2018 Approved : 21 Dec. 2018 Abstract Judicial power is the last one in the three powers belonged by the state power. Judicial power decides and judges the appropriateness of the social relations. Therefore, controling of the judicial power requires a specialised mechanism and policy. Q uyền lực nhà nước là một sản phẩm của xã hội có nhà nước. Quyền lực nhà nước giúp điều tiết và duy trì trật tự xã hội, nhưng sự lạm dụng quyền lực nhà nước lại dẫn đến sự bất ổn cho toàn xã hội. Để duy trì trật tự, tránh tạo ra sự bất ổn thì kiểm soát quyền lực nhà nước là một tất yếu trong quy luật tồn tại và phát triển của các nhà nước. Quyền lực nhà nước bao gồm ba quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, quyền lập pháp là quyền được quy 8 Số 24(376) T12/2018 định các quy tắc xử sự chung mang tính áp đặt đối với toàn xã hội; quyền hành pháp là quyền cụ thể hóa các quy tắc xử sự chung do quyền lập pháp tạo ra và sử dụng các quy tắc xử sự này để quản lý tất cả các mặt của đời sống xã hội; quyền tư pháp là quyền buộc các chủ thể trong xã hội phải tuân thủ các quy tắc xử sự. Sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tạo ra sự minh bạch, thống nhất của quyền lực nhà nước, giúp
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.