Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 04/2014

pdf
Số trang Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 04/2014 176 Cỡ tệp Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 04/2014 4 MB Lượt tải Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 04/2014 0 Lượt đọc Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 04/2014 3
Đánh giá Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long: Số 04/2014
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 176 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

MỤC LỤC TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG ___________ Số 04/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Giấy phép xuất bản số 47/GP-BTTTT cấp ngày 8/2/2013 Xuất bản hàng quý HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP: Tổng biên tập: TS. NGUYỄN VĂN HẢO Phó tổng biên tập: TS. NGUYỄN VĂN SÁNG TS. PHẠM CỬ THIỆN Thư ký tòa soạn: ThS. HOÀNG THỊ THỦY TIÊN CÁC ỦY VIÊN: * TS. LÊ HỒNG PHƯỚC * TS. TRỊNH QUỐC TRỌNG * ThS. NGUYỄN VĂN TRỌNG * TS. NGUYỄN VĂN NGUYỆN * TS. VŨ ANH TUẤN * TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TĨNH * TS. ĐẶNG TỐ VÂN CẦM * ThS. NGUYỄN NHỨT * ThS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG THẢO Trình bày: Nguyễn Hữu Khiêm Tòa Soạn: Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2 116 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 08 3829 9592 Fax: 08 3822 6807 Email: ria2@ mard.gov.vn In tại: Công ty In Liên Tường 240/59-61-63 Nguyễn Văn Luông Quận 6, TP. HCM Trang Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm Recent results from a giant freshwater prawn breeding program at RIA2: the 5th generation NGUYỄN TRUNG KÝ, NGUYỄN THANH VŨ,TRỊNH QUỐC TRỌNG 3-14 Đánh giá nguồn vật liệu ban đầu cho chọn giống tôm sú Penaeus monodon Evaluation of the base population for selection program on black tiger shrimp Penaeus monodon ĐINH HÙNG, PHAN MINH QUÝ, LA XUÂN THẢO, NGUYỄN THÀNH LUÂN, VŨ THỊ GIANG, NGUYỄN VĂN TÁ, TRẦN HƯNG ANH, NGUYỄN VĂN HẢO Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỉ lệ sống ở kích cỡ đánh dấu của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) dòng GIFT thế hệ 15 Growth and survival at tagging of GIFT Nile Tilapia (Oreochromis niloticus) generation 15 TRỊNH QUỐC TRỌNG, LÊ TRUNG ĐỈNH, PHẠM ĐĂNG KHOA Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot An evaluating growth and quality of striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus) in an outdoor pilot recirculating aquaculture system NGUYỄN VĂN HUỲNH, NGUYỄN NHỨT, NGUYỄN HỒNG QUÂN, LÊ NGỌC HẠNH, NGUYỄN VĂN HẢO 15-27 28-36 37-47 Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau Nursing results of Catlocarpio siamensis from the fry stage to 10 and 20 days old with different feed and stocking density ĐẶNG VĂN TRƯỜNG, TRỊNH QUỐC TRỌNG, NGUYỄN VĂN HIỆP, NGUYỄN THANH VŨ, PHẠM CỬ THIỆN 48-55 Các chỉ tiêu sinh sản của lươn đồng (Monopterus albus, Zuiew, 1793) kích thích sinh sản bằng HCG và sinh sản tự nhiên Seed production results of eel (Monopterus albus, Zuiew, 1793) by using HCG for induced spwaning and natural propagation NGUYỄN VĂN HIỆP, HUỲNH HỮU NGÃI Sử dụng tảo cô đặc Nannochloropsis oculata làm thức ăn cho luân trùng Brachionus plicatilis Condensed microalgae Nannochloropsis oculata ĐẶNG TỐ VÂN CẦM, ĐẶNG THỊ NGUYÊN NHÀN 56-61 62-72 Một số kết quả về nghiên cứu bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp kiểm soát Some research results on acute hepatopancreatic necrosis disease in shrimp cultured in Mekong Delta and initial solutions NGUYỄN VĂN HẢO, LÊ HỒNG PHƯỚC 73-82 Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở Đồng bằng sông Cửu Long Technical solutions to control acute epatopancreatic necrosis disease of white leg shrimp (Litopenaeus vannamei) in intensive farming in Mekong Delta NGUYỄN VĂN PHỤNG, LÊ HỒNG PHƯỚC, NGUYỄN VĂN HẢO 83-91 Nghiên cứu lựa chọn phương pháp phân tích 126-134 để xác định canxi trong nguyên liệu và thức ăn vật nuôi. Reseach into choosing a method to difine calcium of cattle feed and ingredients. TRẦN THỊ LỆ TRINH, NGUYỄN THỊ LAN CHI Độ tiêu hoá biểu kiến của các nguyên liệu 135-143 làm thức ăn đối với cá giò (Rachycentron canadum) thịt Apparent digestibility of common and alternative feed ingredients by juvenile cobia (Rachycentron canadum) LÊ HỮU HIỆP, VŨ ANH TUẤN, TRẦN QUỐC BÌNH, NGUYỄN THÚY AN, LÊ VĂN TRÚC Nghiên cứu hoàn thiện một số vấn đề kỹ 144-155 thuật trong quy trình sản xuất Surimi từ các Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh 92-101 loài cá tạp hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ (Penaeus Study on improvement of some techniques in vannamei) nuôi công nghiệp quy mô nông hộ Surimi production process from trash fish tại huyện Đầm Dơi, Cà Mau ĐINH THỊ MẾN, Rick factors associated with acute NGUYỄN THỊ HƯƠNG THẢO hepatopancreatic necrosis disease on shrimp Xác định quy mô phát triển cá tra bền vững 156-169 Penaeus vannamei in intensive farming cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long dựa system at Dam Doi district, trên sức chịu tải môi trường Ca Mau province Determine the sustainable development NGÔ THỊ NGỌC THỦY, HOÀNG THỊ HIỀN, scale for catfish (Pangasianodon TIÊU THANH TƯƠI, NGUYỄN VĂN ÚT, hypophthalmus) in the Mekong Delta based TRẦN NGỌC HIỂU, NGUYỄN THANH HÀ on environmental carrying capacity Tình trạng nhiễm IHHNV ở tôm sú nuôi 102-112 LƯU ĐỨC ĐIỀN, (Peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở NGUYỄN ĐINH HÙNG, Đồng bằng sông Cửu Long NGUYỄN VĂN HẢO Prevelence of ihhnv infected black tiger Thông tin khoa học shimps in difference of culture systems in Mekong Ddelta. Chương trình chọn giống tôm sú (Penaeus 170 CAO THÀNH TRUNG, monodon) theo tính trạng sinh trưởng tại NGUYỄN HỒNG LỘC, Viện NCNTTS2 PHẠM CÔNG NGUYÊN ĐINH HÙNG VÀ NGUYỄN VĂN HẢO Phát hiện gen gây độc của vi khuẩn 171 Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng 113-125 trên cá tra kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi NGUYỄN THỊ HIỀN sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon Hoạt động khoa học hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang Hợp tác khoa học với trường đại học quốc 173 Preliminary results for application of antibiotics gia Hải Dương Đài Loan protocol and probiotics protocol in nursing NGUYỄN VĂN TRỌNG tra catfish (Pangasianodon hypophthalmus) fingerling in acid sulphate soil area of Tan Mở rộng nghề nuôi Artemia trong ruộng 174 Phuoc district, Tien Giang province muối tại Việt Nam NGUYỄN HUỲNH DUY, VÕ MINH SƠN NGUYỄN VĂN SÁNG VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 MỘT SỐ KẾT QUẢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH CHỌN GIỐNG TÔM CÀNG XANH THẾ HỆ THỨ NĂM Nguyễn Trung Ký1*, Nguyễn Thanh Vũ1,Trịnh Quốc Trọng1 TÓM TẮT Báo cáo này trình bày kết quả phân tích tăng trưởng đàn tôm càng xanh chọn giống thế hệ thứ 5 thu hoạch năm 2013. Số liệu phân tích dựa trên 5.820 cá thể được cân khối lượng tổng. Theo kết quả thu được, khối lượng tôm đạt trung bình 32,5 ± 17,4 g sau 4 tháng nuôi sau đánh dấu, trong đó tôm cái có khối lượng trung bình 27,5 ± 7,1 g và của tôm đực là 43,9 ± 26,3 g. Tỷ lệ tôm cái cao (69,4 %), chiếm ưu thế về số lượng trong đàn. Tỷ lệ tồn dấu trên tôm nuôi đến thời điểm thu hoạch là 98,7 %. Tỷ lệ mất dấu trên tôm cái (1 %) thấp hơn tôm đực (2 %). Hệ số di truyền tính trạng khối lượng cơ thể ở mức trung bình (0,18 ± 0,04), cao ở tôm cái (0,47 ± 0,10) và rất thấp ở tôm đực (0,08 ± 0,03). Tương quan di truyền giữa tôm cái và tôm đực 0,81 ± 0,10 là tương đối lớn, cho thấy khả năng chọn lọc gián tiếp con đực qua con cái có thể mang lại hiệu quả cải thiện tăng trưởng của đời con. Từ khóa: Tôm càng xanh, chương trình chọn giống, hệ số di truyền, tương quan di truyền, tăng trưởng I. GIỚI THIỆU Các nghiên cứu sâu về cấu trúc quần đàn tôm càng xanh và các cơ chế điều khiển tăng trưởng trên đối tượng này đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ rất sớm, khi nghề nuôi tôm càng xanh mới bắt đầu (Barki, 1992; Barki, 1997; Karplus, 1995; 1992a; 1986a; b; 1992b; Wohlfarth, 1985). Sự phân bố khối lượng lớn giữa các kiểu hình tôm trưởng thành và đặc biệt là trên tôm đực là một rào cản rất lớn cho việc tăng năng suất tôm nuôi. Khối lượng phân bố lớn phản ánh cấu trúc phức tạp của quần đàn, bao gồm ba loại kiểu hình của tôm đực: đực càng xanh, đực càng cam và đực nhỏ, mà rất khác nhau ở hình thái, sinh lý và hành vi. Tương tác trong quần đàn giữa tôm giống (juvenile) và tôm trưởng thành (mature) ảnh hưởng đến tăng trưởng của quần đàn (Karplus, 2005). Từ đó, Karplus (2005) nêu ra bốn cơ chế đã điều khiển tăng trưởng ở tôm càng xanh: (1) cạnh tranh thức ăn (chiếm đóng vùng lãnh thổ riêng), (2) sự thèm ăn thịt nhau (hao hụt), (3) gia tăng tiêu tốn năng lượng (đánh nhau) và (4) một nhóm cá thể hoạt động mạnh (bơi lội tránh sự đuổi bắt như kiểu hình đực nhỏ). Tất cả các cơ chế này đều liên quan đến tính hung hăng của tôm và trật tự xã hội của loài này. Theo VázquezAcevedo (2009), tập tính hung hăng có liên quan đến một loại neuropeptide điều khiển việc chiếm giữ vùng lãnh thổ riêng đối với tôm càng xanh và tôm càng cam. Sự ảnh hưởng của màu sắc càng cũng được nhắc tới trong nghiên cứu của Karplus (1992a), một kết quả khác cho thấy việc cắt càng trên tôm có thể dẫn tới kích cỡ quần đàn đồng đều hơn và tăng tỷ lệ sống (Karplus, 1992a). Một vài minh chứng cho thấy tương tác trong quần đàn đóng vai trò lớn ở tăng trưởng tôm càng xanh; việc loại bỏ các cá thể Trung tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. *Email: nguyentrungky260286@gmail.com 1 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 3 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 lớn trong quần đàn thì các cá thể nhỏ sẽ lớn bù và trở nên các cá thể lớn, tôm đực nhỏ sẽ lớn rất nhanh trở thành đực càng xanh nếu nuôi chúng riêng lẽ (tổng hợp bởi Karplus (2005)). Để gia tăng năng suất nghề nuôi, việc đánh giá dòng là một bước thăm dò cho sự ra đời một chương trình chọn giống thủy sản. Ở Ấn Độ, Pillai (2011) cũng đã thực hiện một bước tương tự cho đánh giá ba dòng tôm càng xanh nội địa ở nước này cho thấy có thể xuất hiện một chương trình chọn giống tôm càng xanh ở Ấn Độ trong tương lai gần. Ở Trung Quốc cũng thực hiện một chương trình chọn giống tôm càng xanh từ năm 2006 với hai tính trạng là tăng trưởng và tỷ lệ sống. Kết quả cho thấy các thông số di truyền của quần đàn này thấp hơn nhiều so với các chương trình chọn giống tôm nước mặn như tôm sú. Hệ số di truyền tính trạng tăng trưởng bị ảnh hưởng nhiều vào kiểu hình tôm và theo giới tính, cao ở tôm cái và thấp ở tôm đực (Luan, 2012). Sau bốn thế hệ cho thấy tích lũy di truyền khối lượng thân ở mức thấp, tuy nhiên, có thể cải thiện nếu tăng cường độ chọn lọc và bổ sung thêm các dòng tôm mới nhằm tăng cường biến dị di truyền. Ở Thái Lan, một nghiên cứu chọn giống nhỏ tính toán hệ số di truyền cho khối lượng thân và các chỉ tiêu khác (chiều dài giáp đầu ngực, chiều dài tổng, chiều dài cơ thể, chiều rộng thân, rộng ngực) thực hiện bởi Nissara Kitcharoen (2009). Tại Việt Nam, chương trình chọn giống tôm càng xanh đã được thực hiện qua 4 thế hệ, ban đầu nhận được sự tài trợ của Trung tâm Nghề cá Thế Giới (WorldFish Center) cho việc thu thập các dòng tôm, sinh sản, đánh giá di truyền và chọn lọc từ năm 2007 cho đến nay. Song song đó, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã hỗ trợ kinh phí thành lập quần đàn ban đầu và đánh giá các dòng lai trong 2 năm (2008 và 2009). Từ năm 2010-2016, chương trình được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp kinh phí cho chọn giống và phát tán đàn tôm đã qua chọn lọc. Các kết quả đã được nhóm nghiên cứu xuất bản trên Tuyển tập nghề cá sông Cửu 4 Long của Viện NCNTTS2 (Đinh Hùng, 2009; 2011; Hùng, 2013) và các tạp chí chuyên ngành thủy sản quốc tế (Hung, 2012; Hung, 2013a; b; c). Hệ số di truyền và các thông số di truyền khác được tính toán cho từng thế hệ và công gộp nhiều thế hệ, đáp ứng chọn lọc qua 3 thế hệ có được ở mức từ 13,3 – 22,2% (tức là đàn tôm chọn lọc lớn nhanh từ 13,3 – 22,2% so với đàn tôm đối chứng) trong điều kiện nghiên cứu tại Viện. Việc thực hiện đánh giá so sánh tăng trưởng giữa các vùng nuôi khác nhau (tại Đồng Tháp) trong mô hình ao nuôi bán thâm canh và nuôi trên ruộng lúa ngập nước (2011) cho thấy tương quan tăng trưởng giữa tôm nuôi tại Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản Nước ngọt nam Bộ (trực thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II so với hai vùng nuôi trên là khá cao (0,76 – 0,86). Điều này cho ta nhiều hy vọng tôm chọn giống sẽ phát huy được hiệu quả trong điều kiện thực tế tại nông hộ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng và một số chỉ tiêu khác (tỷ lệ tồn dấu, khối lượng thân, thành phần các kiểu hình của tôm) của đàn tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống G5 trong điều kiện ao nuôi thực nghiệm. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 04/2014 tại Trung tâm Quốc Gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ - ấp 2, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Vật liệu nghiên cứu là tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) có nguồn gốc từ tôm càng xanh chọn giống thế hệ thứ 5 của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2. Phương pháp nghiên cứu Tôm bố mẹ của thế hệ G4 (2012) được chọn lọc dựa vào giá trị chọn giống (Breeding value), việc ghép cặp và sinh sản được thực hiện từ tháng 03-05/2013 trong giai lưới 4 m2 đặt trong TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 ao đất. Ấu trùng được nuôi trong các thùng nhựa tròn 70 lít trong thời gian từ 25–30 ngày, tôm hậu ấu trùng sau 15 ngày tuổi được thả xuống giai lưới 4 m2 nuôi đến kích cỡ có thể tiến hành đánh dấu (khoảng 2–4g) màu huỳnh quang VIE (Visible Implant Elastomer fluorescence). Tổng số 60 gia đình được đánh dấu với kích thước trung bình 3,0 (± 1,0) g tổng số lượng đánh dấu và thả xuống ao 6.000 m2 (dài 100m × rộng 60m) là 16.981 cá thể. Phẩm màu VIE được dùng để đánh dấu tôm gồm 5 màu đỏ, cam, xanh dương, xanh lá cây và trắng. Mỗi gia đình được phân biệt bằng tổ hợp màu duy nhất. Các bước chính trong quy trình đánh dấu áp dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất (công ty Northwest Marine Technology) cũng như theo miêu tả của Hung (2012). Phẩm màu được tiêm vào lớp cơ ở mặt bụng của tôm. Vị trí đánh dấu là phía mặt bụng ở cả phía bên phải và phía bên trái của đốt 1, 6 của tôm. Tổ hợp dấu này (ở 2 vị trí) dùng để xác định gia đình tôm chọn giống thế hệ thứ 5 được đánh dấu. Mật độ nuôi khoảng 3 con/m2 (100 – 300 con/gia đình). Quá trình cải tạo ao trước khi thả tôm có bố trí giá thể (lưới thưa) cho tôm trú ẩn trong thời kỳ lột xác, hạn chế hiện tượng ăn nhau qua đó nâng cao tỷ lệ sống giai đoạn nuôi tăng trưởng. Thức ăn và cách cho ăn: thức ăn sử dụng là thức ăn viên Annamei do công ty TNHH Grobest Industrial VN sản xuất hàm lượng protein >39%. Tỷ lệ cho ăn tính theo khối lượng thân được áp dụng dựa theo hướng dẫn của nhà sản xuất, từ 6–8% khối lượng cơ thể lúc mới thả nuôi và 3–4% khi tôm đạt kích cỡ trên 20 g. Các chế độ chăm sóc tôm được theo dõi, thường xuyên chài lưới kiểm tra kích cỡ tôm và thay đổi lượng thức ăn, thay nước theo thủy triều 2–4 lần/tháng. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu thống kê Tôm nuôi trong ao được thu hoạch sau 128 (± 9) ngày nuôi sau khi đánh dấu. Các chỉ tiêu thu thập bao gồm: giới tính, đặc điểm hình thái và khối lượng thân. Bảng 1. Tiêu chí phân biệt hình thái tôm cái và tôm đực STT Kiểu hình thái Tôm đực 1 Tôm đực già Càng xanh, mình đen, cơ đục 2 Tôm đực càng xanh 3 Tôm đực càng cam 4 5 Tôm đực nhỏ Tôm đực gãy càng Tôm cái có ôm trứng dưới bụng Tôm cái có trứng trên đầu Tôm cái không ôm trứng Càng xanh hoàn toàn Càng cam hoàn toàn hoặc 1 phần Tôm nhỏ, càng nhỏ Mất 1 hoặc 2 càng 6 7 8 Các kiểu hình thái, mức độ thành thục và cấu trúc quần đàn sẽ được thực hiện phân tích, đánh giá thông qua phầm mềm Excel và Minitab 16.0. Tính toán tính trạng khối lượng cơ thể và các tính trạng cân đo khác được thực hiện thông qua phần mềm mô hình hóa DMU (MUltivariate Tôm cái Ôm trứng dưới bụng Có trứng đầu, không có trứng dưới bụng Không có trứng đầu và trứng bụng analysis by restricted maximum likelihood based on a Derivative-free approach). Ở tính trạng khối lượng thân, việc tính toán các ảnh hưởng cố định và hiệp phương sai thành phần của các ảnh hưởng ngẫu nhiên được thực hiện thông qua mô hình tuyến tính trong phần mềm TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 5 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 DMU (Madsen và ctv, 2002). Phương trình ma trận tuyến tính có thể biểu diễn dưới dạng: y = Xb + Za + e Trong đó: y là vector của các giá trị quan sát được của các tính trạng khối lượng cơ thể, b là vector của các yếu tố ảnh hưởng cố định bao gồm giới tính, thế hệ chọn giống, hình thái tôm lúc thu hoạch. a là ảnh hưởng gen công gộp ngẫu nhiên của từng cá thể lên tính trạng quan sát. X, Z là là các ma trận được sắp xếp theo các giá trị quan sát của b, a theo cùng thứ tự. Thông tin phả hệ bao gồm 28.842 cá thể từ 5 thế hệ, thế hệ thứ 5 có 5.734 số liệu từ 60 gia đình full-sib. Trong phân tích thứ nhất chúng tôi sử dụng toàn bộ số liệu bao gồm cả tôm đực và tôm cái, mô hình toán bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng cố định và ngẫu nhiên có ý nghĩa để tính toán hệ số di truyền. Để tính được hệ số di truyền của tôm cái và tôm đực, số liệu khối lượng tổng của tôm đực và tôm cái được xử lý riêng sau đó kết quả thu được cho từng giới tính được đánh giá mức độ sai khác để tìm sự khác biệt có thể xảy ra giữa 2 giới tính. Do đó, mô III. KẾT QUẢ hình toán áp dụng giống như đã mô tả tuy nhiên do số liệu chỉ bao gồm một giới tính nên yếu tố giới tính được loại ra khỏi mô hình toán. Tương quan di truyền về tính trạng tăng trưởng giữa tôm đực và tôm cái được tính toán thông qua quan hệ di truyền trong phả hệ, được phân tích bằng mô hình hai tính trạng (bivariate) trong khi các tính toán khác chỉ chạy bằng mô hình một tính trạng (univariate). Hệ số di truyền theo Mackay và ctv (1996), 2 được tính theo công thức h = σ a2 σ a2 + σ c2 + σ e2 trong đó σ a : phương sai của các yếu tố di truyền cộng gộp, ( σ c2 ) phương sai ảnh hưởng môi trường ương gia đình riêng rẽ và ( σ e2 ) phương sai số dư. Tương quan kiểu gen (r­g)và kiểu hình (rp); tương quan giữa các tính trạng 2 được tính toán theo công thức: r = σ 12 trong σ 1 .σ 2 đó σ 12 là hiệp phương sai ước tính về di truyền cộng gộp kiểu gien hoặc kiểu hình của 2 tính trạng, σ 12 và σ 22 là phương sai về di truyền cộng gộp kiểu gien hoặc kiểu hình tương ứng của tính trạng 1 và tính trạng 2. 3.1. Kết quả đọc dấu khi thu hoạch Bảng 2 cho ta thông tin về các cá thể không đọc được dấu, tỷ lệ mất dấu so với số lượng tổng của kiều hình đó tại thời điểm thu hoạch. Bảng 2. Số con mất dấu, đọc được dấu, khối lượng, tỷ lệ mất dấu theo kiểu hình tại thời điểm thu hoạch Kiểu hình thái Cái không trứng Cái trứng bụng Cái trứng đầu Đực càng cam Đực càng xanh Đực già Đực nhỏ Đực rụng càng Đực (tổng số) Cái (tổng số) Tổng cộng 6 Số lượng (con) 2.784 934 319 547 288 219 403 326 1.783 4.037 5.820 Số lượng con mất dấu 23 9 3 8 3 12 10 8 35 41 76 Tỷ lệ (%) 0,83 0,96 0,94 1,46 1,04 5,48 2,48 2,45 2,0 1,0 1,3 Trọng lượng (g) 24,1 29,6 26,1 52,7 52,7 49,7 7,9 47,9 40,0 25,7 33,4 Độ lệch chuẩn (g) 6,9 5,1 8,5 20,9 19,9 14,6 3,1 6,3 22,5 6,9 18,5 Min (g) 8,9 22,9 16,3 24,5 39,5 20,2 3,6 36,5 3,6 8,9 3,6 Max (g) 38,1 39,3 32,1 87,4 75,5 66,5 13,2 53,7 87,4 39,3 87,4 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Kết quả cho thấy sau 4,0 tháng nuôi tỷ lệ sống của tôm chỉ đạt ở mức thấp, tức là 34,3% (5.820/16.981 cá thể). Tỷ lệ tồn dấu trên tôm thu hoạch là 98,7%. Tỷ lệ mất dấu của đàn tôm là 1,3%. Ở tôm đực, tỷ lệ mất dấu là 2,0% cao gấp đôi trên tôm cái (1,0%). Trên tôm cái, tỷ lệ mất dấu thấp và dao động từ 0,83 – 0,96%. Trong khi đó, tỷ lệ mất dấu trên tôm đực càng xanh và đực càng cam lần lượt là 1,04% và 1,46%. Đực nhỏ và đực rụng càng có tỷ lệ mất dấu tương đương nhau, gần 2,5%. Đực già có tỷ lệ mất dấu cao nhất (chiếm 5,48%), cao hơn gấp đôi so với đực nhỏ và đực rụng càng. Dễ nhận thấy rằng tỷ lệ mất dấu có liên quan tới khối lượng trung bình của các kiểu hình. Khối lượng cao có tỷ lệ mất dấu cao, ngoại trừ tôm đực nhỏ. 3.2. Cấu trúc kiểu hình tôm nuôi Bảng 3. Số lượng, trọng lượng và độ lệch chuẩn của các loại kiểu hình tôm nuôi Cái không trứng Số lượng (con) 2.784 Tỷ lệ (%) 47,8 Trọng lượng (g) 26,3 Độ lệch chuẩn (g) 6,7 Min (g) 4,1 Max (g) 51,9 Cái trứng bụng Cái trứng đầu Đực càng cam Đực càng xanh Đực già Đực nhỏ Đực rụng càng Đực (tổng số) Cái (tổng số) Tổng số 934 319 547 288 219 403 326 1.783 4.037 5.820 16,0 5,5 9,4 4,9 3,8 6,9 5,6 30,6 69,4 100,0 30,5 29,3 50,3 64,8 54,5 8,1 51,9 43,9 27,5 32,5 7,2 6,6 19,4 23,5 16,7 3,2 16,8 26,3 7,1 17,4 10,5 5,0 16,4 10,0 17,0 3,0 3,8 3,0 4,1 3,0 59,3 48,7 104,6 112,4 99,9 16,3 98,6 112,4 59,3 112,4 Kiểu hình thái Kết quả thu hoạch tôm theo khối lượng được thể hiện qua bảng 2. Số lượng tôm cái (4.037 con) cao hơn nhiều so với tôm đực (1.781 con). Theo đó, tỷ lệ tôm cái cao hơn 2 lần so với tôm đực (69,4% so với 30,6%). Khối lượng tôm trung bình 32,5 ± 17,4g cả tôm đực và tôm cái. Tôm cái có khối lượng trung bình 27,5 ± 7,0 g, tôm đực có khối lượng trung bình 43,9 ± 26,3 g. Tuy nhiên, tôm đực có mức biến động khối lượng lớn, từ 3,0 g đến 112,4 g. trong khi đó ở tôm cái là từ 4,1 g đến 59,3 g và được thể hiện qua sự sai khác về độ lệch chuẩn trong bảng 2 (26,3 g so với 7,1 g). Cùng quan sát hình 1 đến hình 4, ta thấy rằng sự phân bố khối lượng trong quần đàn là rất phức tạp như miêu tả của nhiều tác giả (Barki, 1992; Karplus, 2005; Karplus, 1995; 1992a; b; Vázquez-Acevedo, 2009), dao động trong khoảng vài g đến hơn 110g. Hình 1: Phân bố khối lượng tôm trong ao nuôi vào thời điểm thu hoạch TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 7 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Hình 2: Phân bố khối lượng tôm theo kiểu hình Theo hình 2 và hình 3, có thể phân đàn tôm thành 4 quần đàn có khối lượng tăng dần: (1) tôm đực nhỏ (chiếm 6,9 %, khối lượng trung bình 8,1 g), (2) nhóm tôm cái (chiếm 69,4%, khối lượng trung bình 27,5 g), (3) nhóm tôm đực gãy càng, càng cam và đực già (chiếm 18,8 %, khối lượng trung bình từ 50,3 – 55,5 g) và (4) nhóm tôm càng xanh (chiếm 4,9 %, khối lượng trung bình 64,8 g). Nhóm tôm mang lại hiệu quả nuôi đến từ nhóm càng xanh, càng cam, đực gãy càng chỉ chiếm 19,9%. Hình 3: Tỷ lệ hình thái tôm theo số lượng (trái) và theo khối lượng (phải) Tuy nhiên, nếu xét về khối lượng tổng nhóm, thì nhóm (1) là nhóm đực nhỏ chỉ chiếm 1,7%, nhóm cái (2) chiếm 58,6%, nhóm (3) đực 8 (trừ đực càng xanh và đực nhỏ) chiếm 29,7% và nhóm tôm đực càng xanh (4) chiếm chỉ 9,9% khối lượng tổng đàn. TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Hình 4. Khối lượng tôm càng xanh theo kiểu hình Xét theo khía cạnh tổng khối lượng của tế nhất. Đực rụng càng thực chất là đực càng từng giới tính thì tôm cái không trứng chiếm cam hoặc càng xanh cũng chiếm tỷ lệ 21,6%. phần lớn đàn tôm, với 65,9%. Cái trứng bụng và Như vậy, tỷ lệ khối lượng đực ta quan tâm trong cái trứng đầu chiếm lần lượt là 25,6% và 8,4%. quần đàn chiếm 80,5% tổng khối lượng quần Đực càng cam và càng xanh chiếm 58,9 % quần đàn, là hai loại tôm mag lại hiệu quả kinh đàn, đực nhỏ chỉ chiếm 4,2%. 3.3. Hệ số di truyền và tương quan di truyền của tính trạng khối lượng thân Bảng 4: Tương quan di truyền, hệ số di truyền (heritabilitiy, h2) và ảnh hưởng sai số (error residual, e2) theo giới tính của tính trạng khối lượng cơ thể. Thông số Giới tính Cỡ mẫu (N) h2 ± se e2 ± se Tôm cái 3.995 0,47 ± 0,10 0,53 ± 0,05 Tôm đực 1.739 0,08 ± 0,03 0,92 ± 0,03 Tôm đực + Tôm cái 5.734 0,18 ± 0,04 0,82 ± 0,03 Tương quan di truyền 0,81 ± 0,10 tôm đực và tôm cái Theo bảng 4, hệ số di truyền tôm cái (0,47) cao hơn tôm đực (0,08) và của tổng đàn là 0,18. Tương quan di truyền ước tính đạt được tương đối cao (0,81). IV. THẢO LUẬN Tại Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy sản 2, ứng dụng đánh dấu VIE đã được thực hiện từ năm 2008 và đạt được thành công vào năm 2010. Trên thế giới, việc áp dụng thành công phẩm màu huỳnh quang (VIE) cho đánh dấu tôm càng xanh đã được thực hiện trong vài năm trở lại đây trong chương trình chọn giống tôm càng xanh tại Trung Quốc (Luan, 2012), đánh giá các dòng tôm càng xanh từ các dòng sông khác nhau tại Ấn Độ (Pillai, 2011), và trong chương trình chọn giống tôm càng xanh tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Đinh Hùng, 2009; Hung, 2012; Hung, 2013a; b; c), cũng như đánh giá VIE cho các chương trình chọn giống thủy sản (Arce, 2003) và đã mang lại kết TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 9 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 quả khả quan cho áp dụng dấu màu VIE cho đối tượng giáp xác, đặc biệt là tôm càng xanh. Một điều dễ nhận thấy là số tôm mất dấu phân bố vào trong giới tính (cả đực và cái) và tất cả các kiểu hình tôm đực (đực nhỏ, đực cam, đực xanh, đực gãy càng và đực già) và tôm cái (cái trứng bụng, cái trứng đầu và cái không trứng) (bảng 2). Trọng lượng nhỏ nhất mất dấu là 3,1 g tương đương kích cỡ lúc đánh dấu. Một vài cá thể nhỏ khác mất dấu là 6,9 g (cái không trứng), 5,1 g (cái trứng bụng), 8,5 g (cái trứng đầu), 6,3 g (đực rụng càng) (bảng 2). Việc mất dấu có thể đã xảy ra rất sớm ngay sau lúc đánh dấu tôm. Dựa theo bảng 2 cho ta thấy việc mất dấu xuất hiện đều vào trong các khoảng khối lượng của tôm, nơi khối lượng tôm khá nhỏ (tôm đực nhỏ, 3,1 g) và tôm lớn (tôm đực càng xanh, 87,4 g). Tuy nhiên, tỷ lệ mất dấu trên tổng đàn (1,3%) là thấp và khá tốt với kích cỡ đánh dấu trung bình 3,0 g. Nếu xét theo hình thái tôm thì tỷ lệ mất dấu ở nhóm tôm có khối lượng lớn thì tỷ lệ mất dấu cao hơn (ngoại trừ tôm đực nhỏ). Khả năng không nhận biết được dấu của tôm đực già là cao nhất, là 5,48%. Điều này có thể lý giải do tôm đực già có lớp cơ bụng đang chuyển sang giai đoạn đục gây ảnh hưởng cho việc đọc dấu. Trong khi đó nhóm đực càng xanh và đực càng cam có tỷ lệ không nhận được dấu thấp hơn, dao động từ 1,04 đến 1,46 % và đực gãy càng là 2,45% (cao hơn gấp đôi so với đực cam và xanh). Tuy nhiên, kết quả này cho đực gãy càng có thể không chính xác do số lượng ít và đực gãy 1 càng có thể xếp vào nhóm tôm càng cam hoặc càng xanh. Nhóm tôm cái không khác nhau nhiều về tỷ lệ không nhận biết được dấu, dưới 1,0 % cho cả 3 kiểu hình tôm (tôm cái trứng đầu, tôm cái trứng bụng và tôm cái không mang trứng). Một điều đáng lưu ý là tỷ lệ không nhận biết được dấu của nhóm tôm đực nhỏ là khá cao (2,48%) nếu so sánh về mặt khối lượng tại thời điểm thu hoạch với các nhóm kiểu hình còn lại. 10 Điều này có thể do yếu tố kỹ thuật gây ra (người đánh dấu hoặc khả năng nhận biết dấu không chính xác) như miêu tả của Hung (2012). So sánh về cấu trúc quần đàn, tôm cái chiếm 69,4 % tổng đàn tôm, tôm đực chỉ chiếm 30,6 % tương tự kết quả công bố của Thanh (2009), thành phần đực trong quần đàn tôm nuôi trong giai lưới chỉ chiếm trong khoảng dưới 40%. Tỷ lệ tôm đực già (3,8 %) phần nào phản ánh thời gian thu hoạch trễ hoặc là vấn đề tôm thành thục sớm. Trong thực tế nuôi thương phẩm thì việc thu hoạch theo đợt khá quan trọng vì nó loại bỏ các cá thể lớn và giúp tăng năng suất (Karplus, 2005). Tính theo mức độ thành thục thì tôm cái không mang trứng chiếm tỷ lệ cao nhất quần đàn (chiếm 47,8 % tổng quần đàn tôm), tỷ lệ cái sẵn sàng cho sinh sản và ghép cặp (tôm cái trứng bụng và cái trứng đầu) là 21,5 % quần đàn, so với tôm đực là 14,9 % (đực cam và đực xanh). Như vậy, tỷ lệ tôm đực cái xấp xỉ 1,5:1 cho việc tái tạo quần đàn. Tuy nhiên, do số liệu không ghi nhận kiểu hình cái không là đã sinh sản hay chưa nên khả năng một phần lớn cái không đã tham gia mang trứng là rất lớn. Việc tiến hành tái tạo quần đàn cần tiến hành ngay sau khi thu hoạch vì kiểu hình càng cam và xanh sẽ chuyển qua giai đoạn già rất nhanh, do đó việc sinh sản gia đình sẽ gặp rất nhiều khó khăn (Đinh Hùng, 2012). Bàn về hiệu quả kinh tế, khối lượng là nhân tố hàng đầu quyết định thành công của nuôi tôm, trong đó tôm đực (tôm càng cam, càng xanh) có giá trị hơn tôm cái. Trong quần đàn tôm càng xanh nói chung và tôm càng xanh đực nói riêng, tôm đực có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với khối lượng của tôm cái là kết quả của các nghiên cứu đã được đề cập trong phần tổng quan tài liệu. Tôm đực có khối lượng trung bình 43,9 g và chỉ chiếm 30 % , tôm cái có khối lượng trung bình 27,5 g và chiếm gần 70 % quần đàn. Tuy nhiên, nếu xét theo khía cạnh khối lượng tổng thì tôm cái chỉ chiếm 58,6 % và tôm đực chiếm 41,4 % (Hình 3). Nếu xét theo giá cả tôm đực TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.