Tạp chí Khoa học trường Đại học Văn hóa, Thể thao và du lịch Thanh Hóa: Số 15/2017

pdf
Số trang Tạp chí Khoa học trường Đại học Văn hóa, Thể thao và du lịch Thanh Hóa: Số 15/2017 124 Cỡ tệp Tạp chí Khoa học trường Đại học Văn hóa, Thể thao và du lịch Thanh Hóa: Số 15/2017 4 MB Lượt tải Tạp chí Khoa học trường Đại học Văn hóa, Thể thao và du lịch Thanh Hóa: Số 15/2017 0 Lượt đọc Tạp chí Khoa học trường Đại học Văn hóa, Thể thao và du lịch Thanh Hóa: Số 15/2017 9
Đánh giá Tạp chí Khoa học trường Đại học Văn hóa, Thể thao và du lịch Thanh Hóa: Số 15/2017
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 124 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN PGS.TS. Trần Văn Thức CHỊU TRÁCH NHTỆM NỘI DUNG PGS.TS. Trần Văn Thức CÁC ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP PGS.TS. Lê Văn Tạo TS. Lê Thanh Hà Nhạc sĩ Nguyễn Liên TS. Hoàng Minh Tường TS. Nguyễn Thị Thục TS. Lê Thị Lệ TS. Nguyễn Văn Dững NCS. Hà Đình Hùng Sửa bản in ThS. Hoàng Thị Thanh Bình HỘP THƯ “THÔNG TIN KHOA HỌC Phòng QLKH - HTQT Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa Địa chỉ: số 561, đường Quang Trung 3, phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa Tel: 037 395 3388 Fax: 037 395 3388 Website: http://www. dvtdt.edu.vn In 400 cuốn, khố 19cm X 27cm Tại Công ty Quảng cáo và Phát triển thưong hiệu Mê Linh Giấy phép xuất bản số: GP - STTTT cấp ngày tháng năm 2017 In xong và nộp lưu chiểu tháng 01/2017 TRONG SỐ NÀY TRẦN VĂN THỨC 05 Diễn văn Lễ kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 và 5 năm thành lập Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (2011 - 2016)... QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO PHẠM THỊ PHƯỢNG 11 Vận dụng Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần Lý luận chính trị tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh H óa................................................. TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU NGUYỄN THẾ ANH - LÊ XUÂN SƠN 17 Tác động của hoạt động du lịch đến các làng người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh H óa............................................................................ NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG - HOÀNG THỊ HUỆ 24 Tìm hiểu phân công lao động trong các hộ gia đình ngư dân xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh H óa.............................................................................. PHẠM NGỌC ĐỈNH - ĐẶNG THANH TĂNG 32 Phương pháp đệm đàn nguyệt trong hát Chầu văn................................................ VI MINH HUY 38 Kỹ thuật sáng tác Dodécaphone trong một số tác phẩm âm nhạc thế kỷ XX................. ............................................ "........................ ...................................... . HỒ SỸ HÙY - TRẦN VĂN THỨC 43 Lê Văn Hưu - người xứ Thanh, nhà sử học Việt Nam đầu tiên............................ TRỊNH XUÂN PHƯƠNG 50 Hội thi làm bánh trong Lễ hội Trò Chiềng làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh H óa......................................................................................... LÊ THỊ THANH 57 Sức sống văn hóa truyền thống ở làng đúc đồng Kẻ Chè, tỉnh Thanh H óa................................................................................................................................. NGUYỄN TIẾN THÀNH Nghệ thuật chèo Chải xứ Thanh.............................................................................. 65 LÊ THỊ THẢO 72 Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh................................................................. NGUYỄN THỊ THỤC 81 Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa..................................................................................................................... TẠ THỊ THỦY 90 Các lớp văn hóa của lễ hội Gầu Tào người Hmông................................................ NGUYỄN THỊ THỦY 96 Các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam dưới góc nhìn của đạo diễn Pháp trong một số phim về đề tài Việt Nam sản xuất sau năm 1975............................ DƯƠNG ANH TUẤN 104 Hành động theo quy luật cuộc sống là bài học thiết thực của người diễn viên................................................................................................................................. BẢN TIN 109 DIỄN VĂN LỄ KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11 VÀ 5 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA (2011 - 2016) PGS.TS. Trần Văn Thức1 - Kính thưa Tiến s ĩ Đ ỗ Trọng Hưng - Phó B í thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh! - Kính thưa Tiến s ĩ Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy! - Kính thưa đồng chí Lại Thế Nguyên - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy! - Kính thưa đồng chí Nguyễn Xuân Phi - Ủy viên Ban Thường vụ, B í thư Thành ủy thành p h ố Thanh Hóa! - Kính thưa Tiến s ĩ Phạm Đ ăng Quyền - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh! - Kính thưa các quí vị đại biểu, các vị khách quí! - Kính thưa các thầy giáo, cô giáo, cán bộ viên chức của nhà trường! - Thưa toàn thể các em học sinh, sinh viên, học viên thân mến! Trong không khí nồng ấm của những ngày đất nước ta đang tôn vinh nghề dạy học cao quí, hôm nay, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 và 5 năm thành lập Trường (2011 - 2016). Trước hết, thay mặt Đảng ủy, Ban giám hiệu và tập thể nhà trường, tôi nhiệt liệt chào mừng và trân trọng cảm ơn các quí vị đại biểu đã tới dự Lễ kỷ niệm và dành những tình cảm tốt đẹp cho nhà trường. Tôi cũng nồng nhiệt chúc mừng các thế hệ nhà giáo, CBVC và các em học sinh, sinh viên, học viên nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam và kỷ niệm 5 năm thành lập Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa thân yêu của chúng ta. Kính thưa các quí vị đại biểu! Thưa các đồng chí và các bạn! Truyền thống “hiếu học”, “tôn sư trọng đạo” đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Nghề dạy học luôn được xã hội trọng vọng là “nghề cao quí - tấm lòng vàng” . 1 Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 5 Theo đó, năm 1982, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định lấy ngày 20 - 11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Kể từ đây, ngày 20 - 11 hàng năm không chỉ trở thành ngày hội lớn của các thầy giáo, cô giáo mà còn là ngày hội văn hóa tinh thần mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và cao đẹp của toàn xã hội nhằm tôn vinh và tri ân các nhà giáo. Vào những ngày này, các bậc phụ huynh và học trò bằng nhiều hình thức khác nhau có điều kiện được thể hiện tình cảm, tri ân thầy cô. Đồng thời, đây còn là dịp để các cấp, các ngành và toàn xã hội vừa ghi nhận, đánh giá vai trò, vị trí quan trọng của ngành giáo dục, vừa đặt trọn niềm tin và sự kỳ vọng vào đội ngũ các thầy cô giáo hãy luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, giàu nhiệt huyết và đam mê, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người cao quí. Kính thưa các quí vị! Xứ Thanh được biết đến là hình ảnh thu nhỏ của cả nước, nổi tiếng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày lịch sử - văn hóa và truyền thống hiếu học rất đáng tự hào. Trải qua bao thời đại, người dân nơi đây đã tạo dựng nên một mạch nguồn văn hóa nghệ thuật có bản sắc đậm nét. Bởi thế, vào đầu năm 1968, giữa lúc tỉnh nhà và cả nước đang trong giai đoạn khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trường Sơ cấp Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa đã được ra đời. Trải qua một chặng đường dài xây dựng và phấn đấu, năm 1978, Trường được nâng cấp thành Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và năm 2004, vươn lên trở thành Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật. Trước sự phát triển toàn diện của xứ Thanh và các tỉnh lân cận trong công cuộc đổi mới của đất nước và nhất là sự chuyển biến của nhà trường, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật. Từ đây, nhà trường đã gia nhập hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, là trường đại học công lập trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được quy hoạch cho cả vùng Nam sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Khởi phát từ một trường Sơ cấp, từng bước phát triển lên bậc Trung cấp, Cao đẳng và vươn lên trở thành trường Đại học, nhà trường luôn là cái nôi đào tạo, ươm mầm và chắp cánh cho những tài năng văn hóa nghệ thuật của xứ Thanh và đất nước. 48 năm qua, các thế hệ giảng viên, cán bộ viên chức của nhà trường đã bền bỉ dạy chữ, rèn người, lao động nghệ thuật đam mê và sáng tạo, đã đào tạo và cung cấp cho xã hội hàng vạn học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường. Hầu hết trong số đó đã và đang công tác, cống hiến gắn liền với chuyên môn được đào tạo; nhiều cán bộ, giảng viên của nhà trường đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà và đất nước như: Nhạc sĩ Nguyễn Trọng, NGND.PGS.TS Lê Văn Tạo, NGƯT.NS Nguyễn 6 Liên,... Nhiều học sinh, sinh viên của nhà trường đã thành danh, trở thành những tên tuổi nghệ sĩ được công chúng mến mộ như: NSND Hàn Hải, NSND Thanh Tâm, NSƯT Huy Phước, các nghệ sĩ Anh Thơ, Phương Linh, Hồ Quang T á m . Những thành tích trên đã đưa Trường Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa trở nên có vị thế, uy tín và là cơ sở để được Thủ tướng phê duyệt nâng cấp thành trường đại học với nền tảng là văn hóa - nghệ thuật và được mở rộng thêm các lĩnh vực thể dục, thể thao và du lịch. Có thể nói, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa ra đời trong bối cảnh hàng loạt trường đại học ở Việt Nam được thành lập trong khoảng thời gian trước đó. Đây cũng là thời điểm công tác tuyển sinh bắt đầu khó khăn và trở nên cạnh tranh đối với các trường đại học và nhất là ở bậc cao đẳng. Thực tế cho thấy, việc nâng cấp từ Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật trở thành Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vào thời điểm năm 2011 là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Phát triển nhanh từ một trường cao đẳng trở thành trường đại học, và đây cũng là thời điểm giáo dục đại học Việt Nam bắt buộc triển khai phương thức đào tạo mới - đào tạo theo hệ thống tín chỉ theo xu thế hội nhập giáo dục đại học thế giới. Có thể nói, lúc bấy giờ nhà trường đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức về đội ngũ, về cơ sở vật chất, về mở ngành đào tạo, về quản trị bậc đại học, về tuyển s i n h . Nhưng nhờ có quyết tâm chính trị cao của cả tập thể nhà trường, được sự quan tâm và tạo điều kiện của Tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường từng bước vượt qua khó khăn, đạt được những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận. Nhìn lại 5 năm nâng cấp trở thành trường đại học, nhà trường đã đạt được những bước tiến dài về mọi mặt. Đội ngũ CBVC từ 110 người nay đã lên tới 207, trong đó có nhiều người là PGS, TS và hơn 85% cán bộ có trình độ sau đại học; 26 người đang được nhà trường cử đi đào tạo NCS trong và ngoài nước. Để nâng cao chất lượng đào tạo, hàng năm nhà trường còn mời hàng chục GS, PGS, TS, chuyên gia tham gia thỉnh giảng. Từ được giao quản lý đào tạo 5 ngành trung cấp, 8 ngành cao đẳng trước đó, 5 năm qua với sự nỗ lực cố gắng phi thường, nhà trường đã được Tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo 16 ngành đại học. Cụ thể là: năm 2011 mở 6 ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Quản lí Văn hóa, Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch), Hội họa, Đồ họa; năm 2012 mở 3 ngành Thanh nhạc, Thông tin học, Thiết kế Thời trang; năm 2013 mở 2 ngành Quản lí Thể dục thể thao và Quản trị khách sạn; năm 2015 mở 5 ngành: Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành, Công tác xã hội, Ngôn ngữ Anh, Quản lí Nhà nước và Sư phạm mầm non. Đặc biệt, cuối tháng 8/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức cho phép nhà trường được đào tạo cao học chuyên ngành Quản lí Văn hóa. Sự kiện này đánh dấu nhà trường chính danh tham gia vào tốp các cơ sở giáo 7 dục được đào tạo Sau đại học, góp phần nâng cao vị thế của nhà trường. Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch cũng đã quyết định cho nhà trường được đào tạo cấp chứng chỉ Hướng dẫn viên du lịch đạt chuẩn Quốc gia. Những ngành đào tạo trên không chỉ là lợi thế chuyên môn của nhà trường, mà còn đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xác định hoạt động đào tạo là xương sống, nhà trường đã xây dựng chương trình cập nhật và tiên tiến, chăm lo cho người học, bổ sung học liệu, đổi mới phương pháp dạy - học, gắn lí thuyết với thực hành, thực tế... Nhờ đó, công tác tuyển sinh từ năm 2011 đến năm 2014 mỗi năm đạt 400 - 500 chỉ tiêu, thì đến năm 2015 nhà trường tuyển sinh 1.700 chỉ tiêu, năm 2016 đến thời điểm hiện tại đã tuyển sinh 1.500 chỉ tiêu. Điều đáng mừng là ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên, học viên đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước và lưu học sinh Lào đã lựa chọn nhà trường làm nơi học tập và rèn luyện. Cùng với việc tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường cũng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và mở rộng hợp tác quốc tế (HTQT). 5 năm qua, nhà trường đã triển khai, nghiệm thu hàng chục đề tài NCKH cấp tỉnh, 115 đề tài NCKH cấp cơ sở. Tổ chức 03 hội thảo khoa học quốc tế, hàng chục hội thảo khoa học cấp trường và cấp quốc gia. Các giảng viên của nhà trường đã chủ trì biên soạn và xuất bản hàng chục giáo trình, tài liệu tham khảo, công bố hàng trăm bài báo trên các tạp chí khoa học Trung ương và địa phương. Tập san Thông tin khoa học của nhà trường xuất bản định kì mỗi quí 01 số, đảm bảo chất lượng. Bước đầu, nhà trường cũng đã thúc đẩy hoạt động NCKH trong sinh viên, học viên. Có thể nói, hoạt động NCKH vừa thiết thực phục vụ hoạt động đào tạo của nhà trường vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ khi nâng cấp lên đại học, nhà trường đã thúc đẩy hợp tác quốc tế với Trường Đại học MINSCAT - Philippine, Đại học Zielona Gora - Ba Lan, Đại học Nakhon Phanom - Thái L a n . để trao đổi giảng viên, sinh viên, học viên. Việc ký kết hợp tác với Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn, tỉnh Xiêng Khoảng đã đưa lại bức tranh khởi sắc về đào tạo lưu học sinh Lào cho nhà trường. Mỗi năm có hàng trăm lưu học sinh Lào đã đăng kí học tập các ngành đào tạo do nhà trường quản lí. Chính hoạt động hợp tác quốc tế đã thúc đẩy nhà trường bắt kịp xu hướng hội nhập với giáo dục đại học của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, những năm gần đây, nhà trường cũng xúc tiến việc kí kết hợp tác toàn diện với các cơ sở giáo dục đại học có uy tín của Việt Nam như: Đại học Thái Nguyên, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Thương m ạ i . Và vào đầu tháng 11 - 2016, nhà trường đã kí kết chương trình phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Đây là cơ sở pháp lý để nhà trường triển khai 8 việc hỗ trợ, liên kết các hoạt động đào tạo, NCKH và chia sẻ kinh nghiệm quản trị nhà trường được tốt hơn. Trước sự phát triển trên, những năm qua, Tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo cơ bản các hoạt động của nhà trường. Đến nay, việc đầu tư giai đoạn 1 ở cơ sở mới đã hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sử dụng. 1/3 hoạt động của nhà trường vẫn đang được bố trí trên cơ sở cũ. Giai đoạn 2 của nhà trường cũng đã được Tỉnh thẩm định, phê duyệt và đang được xúc tiến triển khai. Cùng với việc chuyển 2/3 hoạt động của Trường xuống làm việc tại cơ sở mới, nhà trường cũng được thụ hưởng dự án trang bị các thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đào tạo và NCKH tương đối cơ bản và đồng bộ. Những năm gần đây, với phương châm làm việc “Nuôi dưỡng đam mê, khuyến khích sáng tạo, tôn trọng khác biệt, hài hòa phát triển”, Ban giám hiệu và Đảng ủy chủ trương xây dựng một môi trường làm việc thông thoáng, đồng thuận để CBVC có thể phát huy năng lực của mình, góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường. Với tất cả sự nỗ lực không ngơi nghỉ của cả hệ thống, nhà trường đã có được một diện mạo mới tươi sáng và có triển vọng hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của CBVC ngày càng được cải thiện. Dẫu còn hết sức khiêm tốn, nhưng chúng ta có quyền tự hào về Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa thân yêu của chúng ta đã có những đóng góp xứng đáng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương và đất nước. Tại diễn đàn trang trọng này, thay mặt lãnh đạo nhà trường, tôi trân trọng ghi nhận, nhiệt liệt biểu dương và xin được chia sẻ với hết thảy các thế hệ nhà giáo, CBVC của nhà trường suốt 48 năm qua đã bền bỉ, tiếp nối nhau như những chuyến đò chở nặng phù sa “vì lợi ích trăm năm trồng người” cao cả. Và hôm nay, mỗi chúng ta, ai có điều kiện đã về dự hội trường, nhiều người vì những lí do khách quan mà không thể về dự được, cũng có những CBVC và cựu học sinh, sinh viên đã vĩnh viễn đi xa. Xin được lắng lại lòng mình trong giây lát để tưởng nhớ những cán bộ, sinh viên đã yên nghỉ ngàn thu và chúng tôi cũng tin tưởng rằng ở đâu đó trên khắp mọi miền của Tổ quốc, cựu CBVC và học sinh, sinh viên của nhà trường giờ phút này đây cũng đang hướng về nơi mà mình đã từng công tác, học tập, gắn bó với biết bao kỷ niệm để cùng chia sẻ và chung vui trước sự phát triển của nhà trường. Kính thưa các quí vị đại biểu! Thưa các đồng chí và các bạn! Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay chưa chuyển biến theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Là trường đại học non trẻ và đặc thù về các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch, Trường chúng ta đang đứng trước cơ hội, thuận lợi thì ít 9 mà khó khăn, thách thức thì nhiều. Đội ngũ cán bộ còn non yếu và mỏng, cán bộ đầu ngành rất ít, cơ sở vật chất còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ, công tác tuyển sinh ngày càng khó khăn... Trong khi đó, vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực UBND Tỉnh đã chủ trương sát nhập Trường Cao đẳng Thể dục Thể thao vào trường ta và sẽ thực hiện vào năm 2017. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, nhà trường cần tranh thủ sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh, sự tạo điều kiện thuận lợi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời tập thể CBVC, học sinh, sinh viên, học viên nhà trường phải nêu cao ý thức trách nhiệm, nỗ lực cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Định hướng của nhà trường là: Ôn định các ngành đào tạo hiện có; tập trung cho nâng cao chất lượng đào tạo để tạo nên thương hiệu và uy tín của Trường; thúc đẩy hoạt động NCKH trong cả giảng viên và sinh viên, học viên; từng bước mở rộng hợp tác quốc tế đem lại hiệu quả thiết thực cho Trường; ưu tiên cho đầu tư cơ sở vật chất nhằm đảm bảo các hoạt động của nhà trường trong mọi điều kiện; và trên hết là tạo dựng được một tập thể đồng thuận, chung sức, chung lòng cùng lấy sự phát triển của nhà trường gắn với công ăn việc làm và thu nhập của mỗi chúng ta; kiến tạo nên một môi trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp, động viên, khích lệ được hết thảy thầy và trò làm việc, học tập hăng hái thì nhất định Trường chúng ta sẽ đạt được sự phát triển nhanh và bền vững hơn. Nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, 48 năm xây dựng trưởng thành, 5 năm thành lập Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, thay mặt lãnh đạo nhà trường, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh cùng các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đối tác của nhà trường. Chúng tôi mong muốn và cũng tin tưởng rằng, trong thời gian tới, nhà trường vẫn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Tỉnh, Trung ương và các đối tác để thêm động lực vững bước tiến lên. Với tất cả niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của nhà trường, một lần nữa, xin kính chúc các quí vị đại biểu, các thầy cô giáo, các em học sinh, sinh viên, học viên luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công hơn trong công tác, học tập cũng như trong cuộc sống! Xin trân trọng cảm ơn! 10 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO VẬN DỤNG NGHỊ QUYẾT SỐ 29 - NQ/TW VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN L Ý LU ẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA ThS. Phạm Thị Phượng1 Tóm tắt: Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến thực tế của việc giảng dạy, học tập các học phần Lý luận chính trị tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Từ đó đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học các học phần Lý luận chính trị theo tinh thần Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa : Giáo dục đào tạo, hệ thống tín chỉ, phương pháp dạy học, lý luận chính trị... 1. Những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 29 - NQ/TW Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013) chỉ rõ “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn ... Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh h o ạ t . ”12 Trong giai đoạn hiện nay để đạt được những mục tiêu đề ra, các trường đại học trên cả nước đang diễn ra sự chuyển biến toàn diện về cách vận hành chương trình đào tạo, quy mô quản lý đào tạo, cũng như cơ sở vật chất phục vụ học tập, nhằm thực hiện quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ trên phạm vi toàn quốc được ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ - BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để đáp ứng các yêu cầu đó, đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay, bởi giáo dục đại học có vai trò to lớn đối với việc phát huy nguồn lực trí tuệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, phát triển đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến l ư ợ c . ”3 1 Phòng Thanh tra - Đảm bảo chất lượng, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 2 Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/01/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, tr 12. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 95. 11
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.