Tài liệu những kiến thức cần thiết dành cho lao động Việt Nam đi làm việc ở Macau

pdf
Số trang Tài liệu những kiến thức cần thiết dành cho lao động Việt Nam đi làm việc ở Macau 33 Cỡ tệp Tài liệu những kiến thức cần thiết dành cho lao động Việt Nam đi làm việc ở Macau 620 KB Lượt tải Tài liệu những kiến thức cần thiết dành cho lao động Việt Nam đi làm việc ở Macau 0 Lượt đọc Tài liệu những kiến thức cần thiết dành cho lao động Việt Nam đi làm việc ở Macau 0
Đánh giá Tài liệu những kiến thức cần thiết dành cho lao động Việt Nam đi làm việc ở Macau
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 33 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Bộ lao động thƢƠng binh và xã hội Cục quản lý lao động ngoài nước Tài liệu những kiến thức cần thiết Dành cho lao động Việt Nam đi làm việc ở Macau Hà nội năm 2008 3 4 Lời giới thiệu Macau là vùng lãnh thổ nhỏ bé, có điều kiện khí hậu, môi trường văn hóa giống của Việt Nam. Macau nhận lao động không kèm theo các điều kiện chính trị. Người lao động làm việc tại Macau được đảm bảo về sinh hoạt và ổn định về thu nhập. Từ hàng chục năm nay, lao động nước ngoài đã vào làm việc tại Macau. Những năm tới, Macau có nhu cầu tiếp nhận thêm khoảng 10 vạn lao động nước ngoài, đây là cơ hội đối với người lao động Việt Nam. Muốn cạnh tranh được với lao động cỏc nước, lao động Việt Nam phải nõng cao trình độ ngoại ngữ, tay nghề, ý thức kỷ luật... Vỡ vậy, việc bồi dưỡng tay nghề, đào tạo tiếng Hoa (tiếng Quảng Đông) và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở Macau phải được cỏc doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đặc biệt coi trọng. Để giúp người lao động Việt Nam sớm hoà nhập với cuộc sống cộng đồng và công việc tại Macau, Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) biên soạn và phát hành cuốn “Tài liệu những kiến thức cần thiết dành cho lao động đi làm việc ở 5 Macau" cung cấp cho người lao động những hiểu biết cần thiết về phong tục, tập quán, văn hoá, con người, luật phỏp Macau và những yêu cầu đối với người lao động khi đến làm việc ở Macau. Các ý kiến đóng góp về cuốn tài liệu, xin gửi về Cục Quản lý lao động ngoài nước 41B Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội . /. cục quản lý lao động ngoài nƣớc Phần một truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc Trên con đường đổi mới, đất nước Việt Nam đang từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, vượt qua lạc hậu, đói nghèo, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp này hết sức vẻ vang nhưng không phải dễ dàng. Chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp. Hoạt 6 động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được Đảng và Nhà nước ta chú trọng và coi đây là một giải pháp kinh tế - xã hội lâu dài góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiên tiến cho người lao động. Ra nước ngoài làm việc, người lao động không chỉ có điều kiện mở rộng tầm nhìn, mở rộng giao lưu quốc tế, được hòa nhập và hiểu biết nền văn hóa của các dân tộc khác mà còn là cơ hội để giới thiệu và quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Khi sống và làm việc ở nước ngoài, mỗi chúng ta còn có bổn phận thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân. Vì vậy, phải biết kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc; tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới góp phần làm giàu thêm nền văn hóa Việt Nam. 1. Truyền thống dân tộc Là người Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào với các truyền thống dựng nước và giữ nước đã được hình thành, phát triển qua nhiều thế hệ, đó là: a)Truyền thống yêu nước Lịch sử dựng nước của dân tộc ta luôn gắn liền với lịch sử giữ nước, nó rèn luyện, hun đúc tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết tạo nên khí 7 phách anh hùng, quật cường của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh gian khổ bảo vệ độc lập, bản sắc dân tộc và toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, trở thành tình cảm thiêng liêng trong mỗi người chúng ta. Chủ nghĩa yêu nước giữ vị trí chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, là động lực nội sinh to lớn của cộng đồng dân tộc Việt Nam tạo nên sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng đất nước. Hòa nhập vào thế giới tiên tiến, hiện đại để tiến lên mà không bị hòa tan, không đánh mất bản sắc là một cuộc đấu tranh đầy gian nan, thử thách. Chỉ có yêu nước mới xây dựng và bảo vệ đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân và vinh quang cho dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là tình cảm chung thiết tha của toàn dân Việt Nam, cả những người Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài; là sức mạnh tiềm tàng, thường trực trong lòng mỗi người dân Việt Nam; là nguồn lực không bao giờ cạn vì có cơ sở vững bền, lâu đời trong lịch sử đất nước và phù hợp với tính cách, nguyện vọng và là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam. 8 Nội dung truyền thống yêu nước của dân tộc ta rất phong phú và sâu sắc, nó thể hiện ở tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra, lớn lên của mỗi người, đó là xóm, làng, là cộng đồng làng, xã …là sự gắn bó giữa những thành viên của dân tộc, là tình cảm gắn liền với thiên nhiên và con người ở quê hương và là quá trình xây dựng quê hương đất nước. Đất nước Việt Nam có đặc điểm địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên nhiều thuận lợi, song không ít khó khăn. Trong quá trình khai phá mảnh đất này cha ông ta đã phải đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên. Từng tấc đất đều thấm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu của bao thế hệ, vì thế mọi người Việt Nam đều nặng tình, nặng nghĩa với quê hương. Tình yêu nước còn thể hiện ở lòng tự hào, tự tôn dân tộc, dường như trong mỗi người Việt Nam đều tiềm ẩn lòng tự hào, tự tôn, tự cường dân tộc, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, cần cù sáng tạo… chúng ta tự hào về pho sử vàng 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, không khuất phục ách ngoại xâm; tự hào về lòng yêu nước thương nòi; Tự hào về hành động xả thân vì dân, vì nước của cha ông ta, của các anh hùng dân tộc; Tự hào về nền văn hóa Việt Nam; Tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, vì dân, do dân và tự hào về Chủ tịch Hồ 9 Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta, danh nhân văn hóa thế giới, Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta. b)Truyền thống uống nước nhớ nguồn, đoàn kết tương thân, tương ái Tình yêu nước gắn chặt với lòng nhân ái: yờu nước, thương nhà, thương người. Cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau luôn là nét đẹp truyền thống trong đời sống của nhân dân ta, giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân là bản chất tốt đẹp của người Việt Nam ta, được thể hiện qua những câu ca dao lưu truyền từ đời này sang đời khác: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Hay: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Đây là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta, đó là tình nghĩa ruột thịt, đồng bào. Tất cả người dân Việt Nam đều là con một nhà, cùng chung một cha mẹ, coi nước như cái nôi cái bọc chung, tình cốt nhục, nghĩa đồng bào, coi nhau như ruột thịt là cơ sở chính để tồn tại, phát triển, để bảo vệ nòi giống và danh dự của mình, chính nhờ đó mà chúng ta có sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù, chung tay 10 xây dựng đất nước ta ngày càng to đẹp, đàng hoàng hơn. Ra nước ngoài làm việc, người lao động luôn hướng về Tổ Quốc, có trách nhiệm với quê hương đất nước, với cộng đồng, cùng vui với những niềm vui của Đất nước, cùng san sẻ với những nỗi đau, mất mát của những người dân kém may mắn hay do thiên tai gây ra. Sống nhân nghĩa, thuỷ chung, vị tha, kính trên nhường dưới, thân thiện với bạn bè đồng nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống và trong công việc là nét đặc trưng của người dân Việt đã kết tinh thành sức mạnh và in đậm dấu ấn độc đáo của cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. c) Truyền thống cần cù, sáng tạo Thể hiện ở sự chăm chỉ, thông minh trong lao động, làm việc với năng suất cao, chất lượng tốt. Ra nước ngoài làm việc, người lao động phát huy tính cần cù sáng tạo trong lao động sẽ có cơ hội để tăng thu nhập, làm giàu cho bản thân mình, gia đình mình và quê hương đất nước mình. d) Truyền thống hiếu học Thể hiện sự ham học hỏi những cái mới, cái tốt trong cuộc sống và trong lao động, tiếp thu được những công nghệ mới, những kinh nghiệm tiên tiến để áp dụng vào trong thực tiễn của mình. Người lao 11 động đi làm việc ở nước ngoài phát huy tính tích cực trong lao động, trong học tập, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tác phong làm việc tiên tiến và trình độ ngoại ngữ để trở về phục vụ đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. 2. Bản sắc văn hoá của dân tộc Bản sắc văn hoá dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, nó thể hiện linh hồn, đạo đức, lối sống của người Việt. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc vừa mang đặc điểm chung của bản sắc văn hóa Việt Nam, vừa có vốn văn hóa riêng, mang một bản sắc riêng, tạo nên tính đa dạng và phong phú, các nền văn hóa giao lưu với nhau, bổ sung cho nhau. Trong quá trình phát triển, văn hoá Việt Nam đã hội nhập tiếp thu tinh hoa văn hoá và những giá trị ưu tú của các dân tộc khác trên toàn thế giới, sàng lọc những gì không phù hợp, làm giàu cho nền văn hoá của dân tộc ta. Bản sắc văn hoá dân tộc là những vấn đề nòng cốt nhất, nền tảng nhất để làm nên những nét riêng 12 của cộng đồng dân tộc này so với cộng đồng dân tộc khác. Nó có tính ổn định vì phải trải qua quá trình đúc kết, tích lũy, sàng lọc lâu dài. Đặc trưng đầu tiên của bản sắc văn hóa dân tộc cũng là lòng yêu nước nồng nàn, thể hiện tâm thức con người Việt Nam qua lẽ sống, ý chí độc lập tự cường… Bộc lộ được tính cách con người Việt Nam qua cách sống tương thân tương ái. tính cần cù sáng tạo trong lao động, yêu nghệ thuật, giản dị, tế nhị trong ứng xử. Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc thể hiện ở những việc sau đây: + Thường xuyên bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. + Có tinh thần tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. + Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa; ngăn chặn đẩy lùi những tiêu cực, tệ nạn xã hội, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống. + Phải tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng; đảm bảo an toàn giao thông; đẩy mạnh việc bảo tồn phát huy các truyền thống văn 13 hóa dân tộc nhưng không được phục hồi những hủ tục, mê tín dị đoan; bảo vệ môi trường tự nhiên sạch đẹp; + Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ văn hóa, trình độ thẩm mỹ và thể lực. + Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. + Thường xuyên tu dưỡng và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; quan hệ giữa người với người phải thân ái, giữa cấp trên và cấp dưới phải tôn trọng và đoàn kết; xây dựng gia đình hạnh phúc, no ấm. 3. Vị trí và trách nhiệm của ngƣời lao động khi làm việc ở nƣớc ngoài Người lao động Việt Nam sống và làm việc ở nước ngoài là đại diện cho dân tộc Việt Nam, là những sứ giả giới thiệu và quảng bá nền văn hoá của dân tộc mình với các dân tộc khác đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới để làm giàu cho nền văn hoá của dân tộc Việt Nam. Dù sống ở đâu và làm bất cứ công việc nào chúng ta cũng phải nhận thức sâu sắc được vinh dự và trách nhiệm này để luôn phấn đấu hoàn thiện mình, trau dồi bản lĩnh tự tin, tự trọng để góp phần tôn vinh dân tộc Việt Nam, kiên quyết tránh những việc xấu làm 14 tổn hại đến danh dự, đến hình ảnh của đất nước ta, dân tộc ta. Là người làm công ăn lương được pháp luật nước sở tại bảo hộ, mỗi chúng ta phải tuân thủ Pháp luật nước sở tại, chấp hành nội quy, kỷ luật lao động, tuân thủ quy định của người sử dụng lao động; Có ý thức học hỏi nâng cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ, rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp hiện đại, tiên tiến; tác phong sinh hoạt văn minh, lịch sự; phấn đấu để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân; Quan hệ ứng xử đúng mực với chủ sử dụng, với đồng nghiệp, với cộng đồng và người dân nước sở tại. Cảnh giác với những thủ đoạn khác nhau của các thế lực thù địch làm mê muội con người bằng các loại văn hóa phẩm độc hại, với những luận điệu mị dân, lừa bịp, thúc đẩy lối sống hưởng lạc, thực dụng, quên quá khứ, bàng quan chính trị, xa rời lý tưởng, dễ bị cám dỗ không phân biệt thật giả, đúng sai, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kích động gây áp lực kinh tế, chính trị đối với đất nước. Phần hai một số nét cơ bản về MaCau I. Địa lý, kinh tế và dân số 15 1. Vị trí địa lý tự nhiên a) Vị trí địa lý Đặc khu hành chính Macau là một phần của lãnh thổ Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nằm ở vùng Duyên Hải Đông Nam Trung Quốc. Diện tích của Macau do biển bồi đắp nên ngày càng được mở rộng, từ thế kỷ XIX Macau có diện tích 10,28 km2, đến nay đã mở rộng thành 27,5 km2, diện tích Macau bằng khoảng 1/40 diện tích Hồng Kông và bằng 1/23 diện tích Xingapo. Macau bao gồm cả bán đảo Macau và hai hòn đảo Khẩu Tử và Lộ Hoàn (hay còn gọi là bán đảo Áo Mụn và hai hòn 16 đảo Taipa và Coloane). Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Nam nối với đảo Khẩu Tử bằng các cây cầu lớn như: Cầu Gia Lạc Bi, cầu Hữu Nghị và cầu Tây Loan; nối liền từ Khẩu Tử đến Lộ Hoàn có đường quốc lộ sáu làn xe, dài 2,2 km . b) Khí hậu Macau nằm ở phía Tây cửa khẩu Châu Giang thuộc phía Nam Trung Quốc, là nơi giao nhau giữa lục địa và biển của miền Nam Trung Quốc. Nên có sự tương phản rõ rệt về mùa đông và mùa hè. Macau có khí hậu nóng ẩm, sự chênh lệch nhiệt độ trong năm tương đối cao, từ tháng 6 đến tháng 9, nhiệt độ có thể lên tới hơn 300c, từ tháng 11 đến tháng 2 nhiệt độ lại xuống tới dưới 100c, nhưng nhiệt độ trung bình rất ít khi xuống dưới 14oc. Mùa bão hàng năm ở Macau đều bị ảnh hưởng bởi hệ thống nhiệt đới của vùng đảo Hải Nam và Tây Bắc Thái Bình Dương. Từ thỏng 11 đến tháng 1 là mùa Đông, thường có những đợt không khí lạnh từ vừng Xiberi đi qua Hoa Trung, Hoa Nam vào Macau, tạo nên những đợt gió Bắc lạnh và khô, nhiệt độ ở thành phố có khi giảm xuống dưới 100c, thông thường trong hai tháng này thường có nhiệt độ thấp nhất trong năm, không khí có độ ẩm thấp bởi lượng mưa và số ngày mưa rất ít. 17 Từ tháng 2 đến tháng 4 là thời gian giao mùa, miền Nam Trung Quốc có gió Đông hoặc gió Đông Nam, nhiệt độ và độ ẩm tăng. Là mùa xuân nên thường ẩm ướt, có sương, mưa phùn, nhiệt độ thấp, ngoài ra thời tiết tương đối đẹp. ừ tháng 5 đến tháng 8 là mựa hạ nóng, ẩm nên thời tiết xấu: nhiệt độ tăng cao, mưa nhiều, số ngày mưa và sấm chớp đều xuất hiện nhiều nhất trong năm.... Đôi khi xuất hiện vòi rồng, gió xoáy nóng. Khi Đài khí tượng ở đây phát tín hiệu báo động số 8 thì tất cả các đường vận chuyển biển và đường hàng không đều bị dừng. Từ tháng 9 đến tháng 11 là tháng của mùa thu, thời tiết mát mẻ, mùa thu ở Macau rất ngắn, bầu trời trong xanh, thời tiết ổn định, dễ chịu. Cuối tháng 11 những đợt không khí lạnh từ phía Bắc thổi tới, báo hiệu chuẩn bị mùa đông. Cứ thế chuyển tiếp bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. 2. Dân số Xưa kia, xuôi dòng sông Ngọc, những ngư dân và nông dân đến từ Phúc Kiến, Quảng Châu chọn Áo Mụn, vùng đất Duyên Hải Đông Nam Trung Hoa để an cư lạc nghiệp. Sau đó là những chiến binh Bồ Đào Nha đầu tiên đặt chân đến đây vào những năm 1550, họ đã chọn 18 vùng “đất của mẹ A Ma” để lưu dấu số phận và cả những bước thăng trầm trong nhiều thế kỷ. Dân số Macau trong 20 năm trở lại đây tăng trưởng rất nhanh, mỗi năm tăng khoảng 4%, tính lưu động của dân số tương đối rõ nét. Lượng dân số lưu động cả năm đạt khoảng 250.000 lượt người. Cuối năm 2005 theo thống kê 51,7% dân số Macau là nữ, nếu phân loại theo độ tuổi thì có 15,6% ở độ tuổi 15 trở xuống, 76,1% ở độ tuổi 15 đến 64 và 8,3 19 % ở độ tuổi 65 trở lên, tuổi thọ trung bình của cả hai giới là 79 tuổi. Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2006, dân số Macau khoảng 4,98 triệu người, mật độ dân số vượt quá 18.000 người/km2, phía Bắc bán đảo Macau là một trong những khu vực có mật độ dân số đông nhất thế giới. Theo điều tra dân số cho thấy, hơn 80% dân số đã sống ở Macau hơn 10 năm, số người sinh ra ở Macau và ở Trung Quốc Đại Lục mỗi nơi chiếm khoảng 45%, số người sinh ra ở những nơi khác chiếm không đến 10%. Cụ thể: người có quốc tịch Trung Quốc chiếm 96%, Quốc tịch Bồ Đào Nha chiếm 2% và Philipin là 1%. Ngôn ngữ chính thức của Macau là tiếng Trung Quốc và tiếng Bồ Đào Nha, số người sử dụng tiếng Trung Quốc chiếm khoảng 97%, số dân sử dụng tiếng Bồ Đào Nha khoảng 7%, ngoài ra còn sử dụng một số ngôn ngữ khác như tiếng Anh và tiếng Philipin. 3. Kinh tế, ngoaị giao, tiền tệ a) Kinh tế Macau là nền kinh tế hải đảo loại nhỏ, quy mô kinh tế luôn bị hạn chế bởi thị trường, vốn và kết cấu. Tuy nhiên Macau vẫn là một thành viên trong số các nước và vùng lãnh thổ có nền kinh tế sôi động 20 trong khu vực Châu á. Mặc dù quy mô nền kinh tế Macau không lớn, nhưng có đặc điểm mở cửa và linh hoạt, có nét đặc thù mang tính khu vực, kinh tế Macau xuất khẩu là chính, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, đồng thời trong ngành gia công luôn chuyển đổi loại hình để thích nghi với thời đại mới. Macau có chính sách thương mại và đầu tư tự do, mở cửa nhất trên thế giới, hàng hoá, vốn, ngoại tệ, nhân viên đều xuất, nhập tự do. Sau khi Chính phủ của đặc khu được thành lập, luôn coi việc duy trì và hoàn thiện chế độ kinh tế thị trường tự do là phương thức chính trị kinh tế chủ yếu. Chính phủ của đặc khu nỗ lực tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại, lợi dụng ưu thế đặc thù tự thân dần phát triển thành Trung tâm dịch vụ khu vực phía Tây của châu thổ Châu Giang, đồng thời phát huy có hiệu quả ưu thế của các mối quan hệ truyền thống giữa Macau với khu vực Châu á, Liên minh Châu Âu, các nước sử dụng hệ ngôn ngữ La tinh, đặc biệt là mối quan hệ với các nước sử dụng ngôn ngữ Bồ Đào Nha, là chiếc cầu nối hợp tác kinh tế giữa Đại Lục với các nước và các khu vực. Phương hướng của các biện pháp kinh tế của Chính Phủ đặc khu Macau là: Nắm bắt cơ hội, phát triển môi trường kinh doanh chất lượng cao, tăng 21 cường ưu thế cạnh tranh, thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiến hành điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyển đổi loại hình kinh tế, đẩy mạnh những ngành sản xuất mũi nhọn, ổn định những ngành nghề truyền thống, nâng đỡ những ngành mới phát triển, đẩy nhanh các bước phục hồi kinh tế, bảo hộ và củng cố ưu thế phát triển kinh tế , để nền kinh tế Macau phát triển lành mạnh, ổn định, lâu dài trên một nền tảng vững chắc. - Ngành dệt may: là ngành sản xuất chính của Ma cau với mô hình phát triển hướng ngoại, dựa vào lực lượng lao động đông đúc, sản phẩm làm ra đa phần được bán cho thị trường Mỹ và Châu Âu. Ngoài ngành dệt may thì các ngành công nghiệp như: sản xuất đồ chơi, điện tử, tơ nhân tạo… phát triển rầm rộ. Bước vào những năm 90, Macau bị ảnh hưởng bởi sự suy nhược kinh tế của hai thị trường xuất khẩu lớn là Châu Âu và Mỹ cùng với sức ép tăng lương trong khu vực và sự cạnh tranh về giá cả của các nước có ngành công nghiệp mới nổi nên ngành sản xuất dệt may đã bị chậm lại. - Ngành dịch vụ: Chiến lược phát triển của Chính quyền đặc khu là tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại, bao gồm quan hệ kinh tế hai bên, đa bên và hợp tác kinh tế khu vực giàu mạnh. Cùng với việc 22
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.