Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Chuyên đề: Quản trị dự án

pdf
Số trang Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Chuyên đề: Quản trị dự án 111 Cỡ tệp Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Chuyên đề: Quản trị dự án 2 MB Lượt tải Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Chuyên đề: Quản trị dự án 0 Lượt đọc Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Chuyên đề: Quản trị dự án 4
Đánh giá Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Chuyên đề: Quản trị dự án
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 111 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Chuyên đề QUẢN TRỊ DỰ ÁN (Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa) Biên soạn: TS. Nguyễn Quốc Duy HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN .............................................................. 2 1.1 Giới thiệu ....................................................................................................................................2 1.2 Khái niệm và đặc điểm của dự án .......................................................................................... 3 1.3 Quản trị dự án ............................................................................................................................ 4 1.4 Chu kỳ sống dự án ....................................................................................................................5 1.5 Nhà quản trị dự án ....................................................................................................... 6 1.6 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự thành công của dự án ..................................8 1.7 Những tài nguyên của công ty có thể huy động cho quản trị dự án ................................ 9 CHƢƠNG 2. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN ............................................................... 12 2.1 Giới thiệu .................................................................................................................................12 2.2 Sự cần thiết của hệ thống quản lý danh mục dự án .......................................................... 12 2.3 Phân loại dự án ........................................................................................................................ 15 2.4 Tiêu chuẩn lựa chọn dự án ....................................................................................................17 2.5 Triển khai hệ thống quản lý danh mục dự án trong doanh nghiệp ................................ 21 CHƢƠNG 3: QUẢN LÝ TỔNG THỂ DỰ ÁN .........................................................................25 3.1 Quản lý tổng thể dự án ...........................................................................................................25 3.2 Phát triển văn kiện dự án.......................................................................................... 26 3.3 Phát triển kế hoạch quản lý dự án ........................................................................................ 26 3.4 Chỉ đạo và quản lý thực hiện dự án ..................................................................................... 28 3.5 Theo dõi và giám sát các hoạt động dự án .........................................................................28 3.6 Quản lý sự thay đổi dự án ......................................................................................................29 3.7 Kết thúc dự án .......................................................................................................................... 30 CHƢƠNG 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC DỰ ÁN ...............................................................................35 4.1 Giới thiệu ..................................................................................................................................35 4.2 Các mô hình tổ chức dự án cơ bản ..................................................................................... 35 4.3 Cơ cấu dự án chức năng (cơ cấu tổ chức dự án kiêm nhiệm) ........................................36 4.4 Cơ cấu dự án chuyên trách ....................................................................................................37 4.5 Cơ cấu tổ chức dự án dạng ma trận ..................................................................................... 41 4.6 Cơ cấu tổ chức dự án mạng lưới hoặc cơ cấu ảo .............................................................. 46 4.7 Lựa chọn cơ cấu tổ chức dự án phù hợp .............................................................................48 4.8 Ma trận trách nhiệm ................................................................................................................51 CHƢƠNG 5: QUẢN LÝ PHẠM VI DỰ ÁN .............................................................................54 5.1 Giới thiệu ..................................................................................................................................54 5.2 Quản lý phạm vi dự án ...........................................................................................................55 5.3 Thu thập yêu cầu ..................................................................................................................... 55 5.4 5.5 5.6 5.7 Xác định phạm vi .................................................................................................................... 57 Cấu trúc chia nhỏ công việc (WBS) .................................................................................... 59 Xác nhận phạm vi.................................................................................................................... 68 Kiểm soát phạm vi ..................................................................................................................71 CHƢƠNG 6: QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ..............................................................................72 6.1 Quản lý tiến độ dự án .............................................................................................................72 6.2 Xác định trình tự thực hiện các công việc ..........................................................................73 6.3 Ước tính các nguồn lực và thời gian thực hiện hoạt động. .............................................76 6.4 Phát triển tiến độ dự án .........................................................................................................78 6.4.1 Sơ đồ mạng dự án (phương pháp đường găng) .................................................................79 6.4.2 6.4.3 6.4.4 6.5 6.5.1 Điều độ nguồn lực (resource leveling) ................................................................................85 Phân tích kịch bản ..................................................................................................... 87 Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án .......................................................................... 87 Kiểm soát tiến độ..................................................................................................................... 89 Theo dõi tiến độ thực hiện của dự án ..................................................................................90 6.5.2 Phân tích tiến độ thực hiện ....................................................................................................91 CHƢƠNG 7: QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN................................................................................96 7.1 Quản lý chi phí dự án .............................................................................................................96 7.2 Ước tính chi phí ....................................................................................................................... 97 7.3 Lập kế hoạch ngân sách dự án .............................................................................................. 99 7.4 Kiểm soát chi phí................................................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................107 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Chu kỳ sống dự án ............................................................................................. 6 Sơ đồ 2.1 : Ma trận sàng lọc dự án .................................................................................... 20 Sơ đồ 2.2 : Quá trình sàng lọc dự án .................................................................................. 23 Sơ đồ 4.1 Sơ đồ 4.2 : Sơ đồ 4.3 : Sơ đồ 4.4: Sơ đồ 4.5: Sơ đồ 4.6: Sơ đồ 5.1: Sơ đồ 5.2: Sơ đồ 5.3: Cơ cấu tổ chức dự án chức năng .................................................................... 39 Cơ cấu dự án chuyên trách .............................................................................. 40 Cơ cấu tổ chức dự án dạng ma trận ................................................................ 42 Cơ cấu tổ chức dự án mạng lưới sản xuất xe đạp địa hình .............................. 47 Ma trận trách nhiệm của dự án nghiên cứu thị trường .................................... 52 Ma trận trách nhiệm cho dự án phát triển dây chuyền lắp ráp ........................ 53 Cấu trúc chia nhỏ công việc ............................................................................ 60 Cấu trúc chia nhỏ công việc ............................................................................ 64 Kết hợp WBS với cơ cấu tổ chức của công ty OBS ........................................ 66 Sơ đồ 5.4: Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp ............................................................. 70 Sơ đồ 6.1 Trình tự lô gíc thực hiện các công việc 75 Sơ đồ 6.2: Ví dụ về sơ đồ mạng dự án cho dự án của Trung tâm kinh doanh Koll, Phòng thiết kế kỹ thuật .................................................................................... 84 Sơ đồ 6.3: Sơ đồ mạng của dự án Air Control. ................................................................. 85 Sơ đồ 6.4: Phân tích kịch bản tiến độ thực hiện dự án ..................................................... 90 Sơ đồ 6.5: Biểu đồ kiểm soát tiến độ ................................................................................ 93 BẢNG BIỂU Bảng 4.1 : Sự phân chia trách nhiệm giữa nhà quản lý dự án và trưởng các phòng ban chức năng .................................................................................................. 43 Bảng 5.1: Phân loại thông tin theo cấu trúc chia nhỏ công việc (WBS) ......................... 65 Bảng 5.2: Phân loại thông tin theo cơ cấu tổ chức công ty (OBS) .................................. 67 Bảng 6.1. Thông tin về sơ đồ mạng ................................................................................. 79 Bảng 7.1 Thời gian và chi phí thực hiện các hoạt động dự án ..................................... 100 Bảng 7.2 Kế hoạch ngân sách dự án (các hoạt động của dự án được thực hiện sớm) ............ 101 Biểu đồ 6.1: Biểu đồ Gantt theo dõi tiến độ thực hiện ........................................................ 92 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN Mục tiêu Sau khi kết thúc chương này, học viên có thể:  Định nghĩa được dự án và phân biệt được dự án với các hoạt động thường ngày diễn ra trong công ty  Định nghĩa được quản trị dự án  Xác định được các giai đoạn của chu kỳ sống dự án và hiểu được nội dung công việc của quản trị dự án trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sống dự án  Hiểu được vai trò và phẩm chất của nhà quản trị dự án  Hiểu và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án  Hiểu và xác định được các nguồn tài nguyên của công ty có thể được huy động cho quản lý dự án 1.1 Giới thiệu Trong quá trình hoạt động vào thời điểm này hay thời điểm khác, doanh nghiệp luôn phải tiến hành những hoạt động nhằm mở rộng quy mô và tăng cường năng lực cạnh tranh. Thừa hưởng bí quyết kinh doanh từ những sáng lập viên và lợi thế ban đầu về tính độc đáo của các sản phẩm/dịch vụ của công ty phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng mà sản phẩm của công ty dần dần được thị trường chấp nhận rộng rãi. Nhu cầu về sản phẩm ngày càng tăng cao dẫn đến việc doanh nghiệp cần phải xây thêm nhà máy mới để tăng công suất, mở thêm chi nhánh để mở rộng phạm vi hoạt động. Khi nhu cầu thị trường đối với sản phẩm tăng cao sẽ thu hút các nhà sản xuất khác sao chép sản phẩm của công ty và cũng tham gia vào cung cấp sản phẩm/dịch vụ tương tự. Khi số lượng nhà cung cấp tăng lên, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn và họ đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn về các tính năng hoạt động cũng như chất lượng sản phẩm cho nên công ty phải thường xuyên có những cải tiến về mẫu mã, kiểu dáng, mầu sắc và các tính năng hoạt động trong các sản phẩm cung cấp ra thị trường nhằm duy trì khả năng cạnh tranh. Những cải tiến này thường đòi hỏi đầu tư chiều sâu nhất định trong thiết kế sản phẩm, và cải tiến trong quy trình công nghệ sản xuất. Khi quá trình sản xuất ngày càng trở nên phức tạp, quy mô ngày càng mở rộng, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, công ty cần phải tiến hành nâng cấp và chuyển đổi hệ thống quản lý cũ dựa trên việc thu thập, sử lý và lưu trữ số liệu ghi chép trên sổ sách sang hệ thống quản lý mới tiên tiến hơn dựa trên các thành tựu trong công nghệ thông tin và tin học hoá, và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lưọng. Thêm nữa, công ty còn phải thường xuyên tổ chức các sự kiện và tham gia các hội chợ triển lãm nhằm quảng bá hình ảnh và khuyếch trương thương hiệu. 2 Tất cả những hoạt động triển khai đó tuy khác nhau về nội dung công việc, cách thức tiến hành và kết quả đầu ra nhưng đều có điểm chung là những hoạt động đó đều là các dự án được tiến hành để đạt được mục tiêu công ty đã đề ra. Sự thành công của việc thực hiện các dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 1.2 Khái niệm và đặc điểm của dự án Để giúp chúng ta hiểu được dự án là gì, trước hết chúng ta nêu một khái niệm chung về dự án: Dự án là một nỗ lực phức tạp, không thường xuyên, mang tính chất đơn nhất được thực hiện trong điều kiện ràng buộc nhất định về thời gian, ngân sách, nguồn lực và các tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ví dụ về dự án bao gồm, nhưng không giới hạn, trong các trường hợp sau:  Phát triển sản phẩm và dịch vụ mới  Tiến hành những thay đổi, cải tiến, tái cấu trúc về bộ máy, tổ chức nhân sự, và phương thức kinh doanh  Phát triển hay ứng dụng, triển khai một hệ thống thông tin quản lý, hệ thống quản lý chất lượng  Xây dựng nhà máy mới, lắp đặt dây chuyền sản xuất mới  Thực hiện một quy trình sản suất mới Các hoạt động thường xuyên lặp lại hàng ngày trong công ty được thiết kế và tổ chức thực hiện một cách ổn định dựa trên sự chuyên môn hoá cao để đảm bảo các hoạt động diễn ra liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả với chi phí thấp nhất có thể. Dự án khác với các hoạt động thường xuyên lặp lại hàng ngày trong công ty là dự án là các hoạt động không lặp lại và thường gắn với những yếu tố mới đòi hỏi sự sáng tạo nhất định nhằm tạo thêm năng lực mới cho công ty, ví dụ như sản xuất ra sản phẩm mới. Để phân biệt dự án khác với các hoạt động thường xuyên đang diễn ra hàng ngày trong công ty, chúng ta hãy nêu một số đặc điểm của dự án. Dự án có 5 đặc điểm chính sau đây 1. Có mục tiêu xác định 2. Được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc 3. Thường liên quan đến nhiều bộ phận trong công ty và lĩnh vực chuyên môn khác nhau 4. Liên quan đến việc thực hiện một điều mà chưa từng được làm trước đó 5. Đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng đầu ra, chi phí và thời gian cụ thể Thứ nhất, dự án có mục tiêu xác định – dù là xây dựng một tổ hợp chung cư cao 28 tầng hoàn thành vào ngày 30 tháng 11 hoặc phải hoàn thành việc chuyển đổi sang hệ 3 thống thông tin mới trong vòng 1 năm. Tính mục tiêu thường không đặt ra đối với các hoạt động thường ngày đang diễn ra trong công ty ví dụ như đối với những người công nhân trong một phân xưởng may. Thứ hai, do có mục tiêu xác định nên dự án có thời điểm bắt đầu và kết thúc xác định. Ví dụ sau khi hoàn thành dự án xây cầu vượt qua ngã tư đường Láng Hạ thì một người kỹ sư có thể được chuyển sang làm việc cho một dự án xây cầu khác. Thứ ba, dự án thường đòi hỏi những nỗ lực chung từ nhiều chuyên gia có chuyên môn khác nhau đến từ các bộ phận và phòng ban chuyên môn khác nhau. Thay vì làm việc biệt lập tại văn phòng dưới sự quản lý của các trưởng bộ phân, các thành viên dự án gồm các kỹ sư thiết kế, các kỹ sư chế tạo, chuyên gia marketing, nhà phân tích tài chính cùng phối hợp làm việc chặt chẽ với nhau dưới sự hướng dẫn của nhà quản lý dự án để cùng nhau hoàn thành một dự án. Thứ tư, dự án là hoạt động không lặp lại và có tính chất đơn nhất. Ví dụ sản xuất ra một mẫu ô tô mới với hệ thống phanh thắng tự động khi xe đột ngột tăng tốc quá nhanh đòi hỏi phải giải quyết rất nhiều vấn đề chưa từng được giải quyết trước đó và thường đi kèm với việc áp dụng những thành tựu mới nhất và có bước đột phá về công nghệ. Mặt khác, các dự án xây dựng thông thường như xây dựng các tổ hợp văn phòng chung cư sử dụng các vật liệu hiện có và áp dụng các công nghệ và quy trình thi công đã được công ty thiết lập từ trước nhưng vẫn đòi hỏi nhiều yếu tố mới như xây dựng trên địa điểm mới, tuân thủ các quy định nhất định áp dụng cho từng dự án xây dựng, khách hàng mới với những yêu cầu và khả năng thanh toán nhất định khác với các dự án cùng loại đã được công ty tiến hành trước đó. Thứ năm, dự án phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về đầu ra, thời gian, và chi phí. Thành công của dự án được đánh giá dựa trên mức độ mà dự án đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đầu ra, thời hạn hoàn thành dự án và chi phí thực hiện dự án. 1.3 Quản trị dự án Khái niệm: Quản trị dự án là sự áp dụng một cách phù hợp các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào trong quá trình đề xuất dự án, lập kế hoạch dự án, thực hiện dự án, theo dõi giám sát dự án và kết thúc dự án để đạt được các yêu cầu của dự án. Quản trị dự án thường bao gồm:  Xác định các yêu cầu (của công ty hoặc của khách hàng)  Xác định và đáp ứng các nhu cầu, các mối quan tâm, và mong đợi của các chủ thể dự án trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án  Cân đối hài hoà giữa các yêu cầu, ràng buộc khác nhau của dự án bao gồm : oPhạm vi dự án oChất lượng 4 oTiến độ oKinh phí oNguồn lực oRủi ro Mỗi dự án cụ thể sẽ có những yêu cầu và ràng buộc nhất định đòi hỏi nhà quản lý dự án cần phải xác định thứ tự ưu tiên giữa các yêu cầu. Giữa các ràng buộc có mối quan hệ với nhau, tức là một ràng buộc thay đổi có thể kéo theo một hoặc nhiều ràng buộc khác thay đổi theo. Ví dụ thời hạn hoàn thành dự án được yêu cầu rút ngắn lại thường kéo theo kinh phí thực hiện dự án phải tăng lên bởi vì cần phải bổ xung thêm nguồn lực để thực hiện cùng khối lượng công việc trong khoảng thời gian ngắn hơn. Nếu không thể bổ xung thêm kinh phí cho dự án thì hoặc là phải chấp nhận thu hẹp phạm vi dự án bằng cách cắt giảm một số hạng mục công việc hoặc chấp nhận giảm chất lượng đầu ra (sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng thấp hơn hoặc thay đổi phương án thi công đòi hỏi chi phí ít hơn và chất lượng thấp hơn). Các chủ thể dự án cũng có các ý kiến khác nhau về nhân tố nào là quan trọng nhất cho nên cũng tạo ra sự thách thức lớn cho dự án. Thay đổi các yêu cầu đối với dự án cũng có thể làm gia tăng mức độ rủi ro đối với dự án. Như vậy đội dự án phải có khả năng đánh giá được tình hình và có thể hài hoà được các yêu cầu khác nhau để thực hiện và chuyển giao dự án một cách thành công. 1.4 Chu kỳ sống dự án Các dự án khác nhau rất nhiều xét về quy mô và mức độ phức tạp. Chu kỳ sống dự án thừa nhận rằng dự án có chu kỳ sống hữu hạn và có những thay đổi có thể tiên liệu được về nguồn lực huy động cho dự án và nội dung công việc chính qua các giai đoạn của chu kỳ sống của dự án. Có rất nhiều mô hình khác nhau về chu kỳ sống dự án. Nhiều chu kỳ sống dự án mang tính đặc thù cho từng ngành và cho từng loại hình dự án. Ví dụ, dự án phát triển một phần mềm mới có thể bao gồm 5 giai đoạn sau: xác định dự án, thiết kế, viết mã lệnh lập trình, kiểm tra/chạy thử, hoàn thiện. Các dự án xây dựng cầu đường có thể có các giai đoạn sau: đề xuất dự án, lập kế hoạch và huy động vốn, đánh giá tác động môi trường, thiết kế, xin giấy phép, giải phóng mặt bằng, đấu thầu và trao hợp đồng, xây dựng, nghiệm thu bàn giao, đưa vào sử dụng. Một chu kỳ sống dự án nhìn chung trải qua 4 giai đoạn kế tiếp nhau và được minh hoạ trong sơ đồ 1.1: Xác định dự án, lập kế hoạch, thực hiện dự án, bàn giao kết thúc dự án. Thời điểm bắt đầu dự án được xác định từ thời điểm dự án được ra quyết định chấp thuận thực hiện. Các nguồn lực huy động cho các hoạt động dự án tăng lên từ từ, rồi đạt đỉnh, sau đó giảm khi bàn giao dự án cho khách hàng. Nội dung công việc chính trong từng giai đoạn của chu kỳ sống dự án: 5 1. Giai đoạn xác định dự án: Thiết lập các mục tiêu của dự án, xác định các yêu cầu của dự án, thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy dự án và kết thức giai 1 là một bản văn kiện dự án trình bày những nét chung nhất về dự án như mục tiêu dự án, các yêu cầu, thời gian, ngân sách, cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự, rủi ro. 2. Giai đoạn lập kế hoạch : xây dựng các kế hoạch dự án - kế hoạch tiến độ, kế hoạch chi phí, kế hoạch huy động và quản lý các nguồn lực, kế hoạch quản lý rủi ro, kế hoạch về quản lý nhân sự dự án 3. Giai đoạn thực hiện dự án: các hoạt động chính của dự án được thực hiện, ví dụ như cầu được xây dựng, phần mềm được viết lệnh. Trong giai đoạn này công tác quản lý dự án chú trọng vào theo dõi và giám sát tình hình thực hiện các hoạt động của dự án : kiểm soát thời gian, chi phí, chất lượng. Quản lý sự thay đổi, đưa ra các dự báo về thời gian và chi phí thực hiện dự án 4. Giai đoạn bàn giao và kết thúc dự án: bàn giao các sản phẩm của dự án cho khách hàng và bố trí lại các nguồn lực dự án. Bàn giao dự án cho khách hàng thường kèm theo đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao các tài liệu kỹ thuật cho khách hàng. Bố trí lại các nguồn lực dự án thường bao gồm điểu chuyển nhân viên, các trang thiết bị máy móc sang các dự án khác, tổ chức tổng kết đánh giá dự án và rút ra những bài học kinh nghiệm. 1.5 Nhà quản trị dự án Nhà quản trị dự án là người được công ty thực hiện dự án bổ nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu dự án. Đây là một ví trị quản lý có nhiều thách thức với trách nhiệm nặng nề và mức độ ưu tiên luôn thay đổi. Vị trí quản lý dự án đòi hỏi là con người rất linh hoạt, nhạy bén sắc sảo, có các kỹ năng lãnh đạo và đàm phán tốt, và có kiến thức sâu rộng về quản lý dự án. Nhà quản trị dự án cần phải am hiểu mọi vấn đề chi tiết của dự án nhưng đồng thời phải quản lý trên tầm nhìn bao quát toàn bộ dự án. Nhà quản trị dự án phải chịu trách nhiệm về thành công của dự án và chịu trách nhiệm toàn diện về mọi mặt của dự án bao gồm:  Phát triển kế hoạch quản lý dự án và các kế hoạch bộ phận khác  Đảm bảo tình hình thực hiện dự án luôn trong khuôn khổ tiến độ và ngân sách cho phép  Phát hiện, theo dõi và sử lý kịp thời các rủi ro và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện  Định kỳ lập các báo cáo một cách chính xác và cập nhật về tình hình thực hiện dự án. Sơ đồ 1.1 : Chu kỳ sống dự án 6
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.