Tái cấu trúc nền kinh tế từ góc độ động lực phát triển trong giai đoạn mới

pdf
Số trang Tái cấu trúc nền kinh tế từ góc độ động lực phát triển trong giai đoạn mới 17 Cỡ tệp Tái cấu trúc nền kinh tế từ góc độ động lực phát triển trong giai đoạn mới 3 MB Lượt tải Tái cấu trúc nền kinh tế từ góc độ động lực phát triển trong giai đoạn mới 0 Lượt đọc Tái cấu trúc nền kinh tế từ góc độ động lực phát triển trong giai đoạn mới 0
Đánh giá Tái cấu trúc nền kinh tế từ góc độ động lực phát triển trong giai đoạn mới
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 17 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tái cấu trúc nền kinh tế từ góc độ động lực phát triển trong giai đoạn mới Trần Đình Thiên1 1 Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: trandinhthien09@gmail.com Nhận ngày 13 tháng 5 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 9 tháng 7 năm 2019. Tóm tắt: Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam hơn 30 năm qua có nội dung quan trọng là đổi mới phương thức phát triển, giúp nền kinh tế hồi sinh nhanh chóng và có bước phát triển ngoạn mục. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa gia tăng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) hiện nay… Việt Nam cần có cách tiếp cận mới đến vấn đề phát triển. Việt Nam phải tích cực định hướng tìm kiếm cả những nguồn lực và động lực phát triển mới theo những cách mới, kết hợp với những động lực và phương thức truyền thống hướng tới phát triển bền vững. Từ khóa: Động lực phát triển, kinh tế, tái cấu trúc, Việt Nam. Phân loại ngành: Kinh tế học Abstract: The cause of economic renovation in Vietnam over the past more than 30 years has an important content of renovating the mode of development, helping the economy to revive quickly and have spectacular development. However, in the context of increasing globalisation, and the Fourth Industrial Revolution (IR 4.0) today..., the country needs a new approach to development. It must actively seek both new sources and drivers of development in new ways, combining them with traditional ones, to head towards sustainable development. Keywords: Driver of development, economy, restructuring, Vietnam. Subject classification: Economics 1. Đặt vấn đề Nhìn tổng thể hơn 30 năm đổi mới vừa qua, thành tích tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam là rất tích cực. Quan trọng nhất là việc thay đổi phương thức phát triển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường định hướng 3 Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 - 2019 xã hội chủ nghĩa (XHCN), tạo ra một động lực phát triển mới mạnh mẽ, giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng “mất động lực tăng trưởng” kéo dài nhiều năm trước. Nền tảng tạo động lực mới là sự thay đổi cấu trúc sở hữu, nền kinh tế “độc tôn công hữu” (sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể thống trị) được thay thế bằng nền kinh tế đa sở hữu (nhiều thành phần, chấp nhận kinh tế tư nhân). Việc thay đổi phương thức phát triển, chấp nhận cơ chế thị trường, chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng và phát triển mới đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Hộp 1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam Xuất phát từ một nước nghèo, lạc hậu, sản xuất hầu như không đáp ứng nhu cầu trong nước, sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế. Tổng sản phNm trong nước (GDP) luôn duy trì tăng trưởng khá với tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn 1990-2014 đạt 6,9%, đưa Việt Nam từ một quốc gia thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 2.052 USD, gấp 21 lần mức bình quân năm 1990… Từ một quốc gia có GDP năm 1990 chỉ đạt khoảng 6,4 tỷ USD, xếp vị trí thứ 90 thế giới, sau gần 25 năm phát triển, quy mô kinh tế của Việt Nam đã cải thiện đáng kể, với GDP năm 2014 đạt 186,2 tỷ USD, xếp vị trí 55 thế giới [3]. Nhưng nhìn sâu vào thực chất phát triển, đặc biệt là một số chỉ số phản ánh chất lượng tăng trưởng, phát triển như sự thay đổi trình độ công nghệ hay trình độ cơ cấu kinh tế (thủ công hay cơ khí; lắp ráp gia công hay chế tạo; bắt chước hay sáng tạo công nghệ), dễ nhận thấy nền kinh tế nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng. Đó là, tăng trưởng không vững chắc; xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP; chất lượng và đẳng cấp phát triển kinh tế (trình độ công nghệ, chất lượng lao động, trình độ thể chế) chậm thay đổi; thực lực doanh nghiệp Việt Nam yếu, chậm được cải thiện; các điểm tắc nghẽn tăng trưởng và phát triển chậm được tháo gỡ... Mức độ nghiêm trọng còn rõ ràng hơn khi xem xét “tính có vấn đề” của thực lực doanh nghiệp Việt Nam từ góc độ cạnh tranh quốc tế. Các thành tích tăng trưởng và phát triển kinh tế được coi ngoạn mục trong giai đoạn 4 vừa qua cơ bản gắn với việc khai thác các nguồn lực sẵn có (nguồn lực “tĩnh”) theo cách “tận khai” truyền thống (khai thác và xuất khNu tài nguyên thô để bán là cơ sở chủ yếu của tăng trưởng), ít dựa vào những thay đổi cơ cấu. Ngay cả nỗ lực mở cửa, hội nhập để vươn ra thế giới, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách tụt hậu với các nước đi trước cũng dựa chủ yếu vào nền tảng “tận khai” tài nguyên, lao động rẻ, kỹ năng thấp và đông đảo các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ yếu kém về năng lực. Trong khi đó, tình trạng “có vấn đề” (nghiêm trọng) của sự phát triển lại bắt nguồn từ chỗ các động lực phát triển (nguồn lực “động”) của nền kinh tế không được phát huy, thậm chí bị suy giảm nhanh. Đây chính là lý do nội tại buộc chúng ta phải nghiên cứu lại vấn đề “động lực tăng trưởng và phát triển” một cách căn bản, có hệ thống và nghiêm túc, giống như cách đây hơn 30 năm vào thời điểm “đêm trước đổi mới”, khi vấn đề Trần Đình Thiên “động lực phát triển”, tình trạng “suy giảm động lực lao động” đặt ra gay gắt, báo hiệu công cuộc đổi mới mang tính cách mạng (thực sự diễn ra từ Đại hội Đảng VI năm 1986). Hiện nay, sau hơn 30 năm đổi mới, tình thế phát triển của Việt Nam đã thay đổi căn bản, thế giới chuyển sang thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, điều kiện phát triển thay đổi, cần tiếp cận vấn đề “động lực phát triển” ở một tầm thế khác: tìm kiếm những động lực mới; những phương thức phát huy động lực mới kết hợp với những động lực và phương thức truyền thống. Bài viết này2 đề cập nhận thức “động lực phát triển”; phân tích thực trạng và giải pháp tăng cường động lực phát triển cho giai đoạn mới ở Việt Nam. 2. Nhận thức động lực phát triển Để phát triển kinh tế, cần có các nguồn lực. Trong thời đại kinh tế nông nghiệp (tự cấp, tự túc), hai nguồn lực cơ bản là đất đai và lao động (kỹ năng thấp), cơ bản được hình dung là các nguồn lực tự nhiên, tĩnh, được thể hiện trong hàm số (F) phát triển kinh tế với hai biến số chính: đất đai, lao động. Chuyển sang thời đại công nghiệp - thị trường, hàm số phát triển mở rộng, bổ sung thêm yếu tố “vốn” (nguồn lực mang bản chất xã hội và có tính động cao). Trong hàm số phát triển, ba biến số của thời đại này gồm đất đai, lao động, vốn, thì vốn là yếu tố quyết định “trình độ cao hơn” của phương thức sản xuất mới, đóng vai trò dẫn dắt phát triển. Hiện nay, loài người đang chuyển sang một thời đại phát triển mới, với sự tham gia thêm của một nguồn lực mới, khác hẳn về chất so với các nguồn lực truyền thống. Đó là công nghệ (cao) - trí tuệ con người. Hàm số phát triển, theo đó, cũng thay đổi, gồm đất đai, lao động, vốn, công nghệ. Theo lôgíc đã xác lập, nguồn lực mới gia nhập vào hàm số phát triển (công nghệ và trí tuệ con người) là nguồn lực động nhất, cao nhất về đẳng cấp phát triển, chi phối cấu trúc và nguyên lý vận hành tất cả các nguồn lực khác, đóng vai trò dẫn dắt phát triển trong thời đại mới. Các nguồn lực ra đời sau về mặt lịch sử và tuân theo lôgíc phát triển luôn mang tính “động” cao hơn, đóng vai trò chi phối và dẫn dắt phát triển. Nếu Việt Nam dành sự ưu tiên phát triển các nguồn lực đi sau (dẫn dắt) này, thì sẽ tạo được động lực phát triển mạnh theo kiểu đột phá (nhảy vọt) và rút ngắn quãng đường lịch sử phải đi. Các nguồn lực phải được kết hợp theo những cách xác định để tạo ra của cải. Mức độ hợp lý của phương thức kết hợp, cũng là cách thức phân bổ các nguồn lực phát triển, là yếu tố quyết định hiệu quả của nền kinh tế. Nguyên lý “quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất” là động lực thúc đNy phát triển quan trọng nhất của lịch sử loài người (một trong những nguyên lý quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác bắt nguồn từ mối quan hệ này). Nguyên lý này hàm nghĩa: “Vai trò quyết định phát triển của thể chế”3. Thể chế hiện đại, phù hợp với các điều kiện và năng lực phát triển, sẽ là lực lượng thúc đNy, là động lực phát triển quan trọng nhất. Ngược lại, thể chế lạc hậu, trói buộc các năng lực sẽ kìm hãm phát triển. Thể chế, trong dạng thức cụ thể, chính là “hệ thống các cơ chế, chính sách phát triển”, cốt lõi là cơ chế khuyến khích lợi ích. Đây chính là động cơ thúc đNy con người hành động, là loại động lực đóng vai trò quyết định trong hệ thống các động lực. Việc chuyển nền kinh tế từ cơ 5 Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 - 2019 chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường tạo nên sức thúc đNy phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy trong khoảng 10 năm đầu đổi mới. Đây là ví dụ điển hình cho luận điểm về vai trò động lực phát triển của thể chế. “Động lực”, khác với “tĩnh lực”, được nhận diện là “lực động”, chính là các lực lượng (chủ thể phát triển), hiểu khái quát là “yếu tố con người”. Trong kinh tế, các lực lượng chủ thể tồn tại dưới hình thái các thành phần (khu vực) kinh tế (nhà nước, tư nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Lực lượng chủ thể này, trong thời đại mở cửa, có thể được tiếp cận theo một cấu trúc khác, lực lượng bản địa (doanh nghiệp Việt Nam) và nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Mở rộng khái niệm “động lực con người”, ở cấp độ cụ thể hơn, có các tuyến “động lực văn hóa”, “động lực kinh tế”, “động lực chính trị”. Các loại động lực cụ thể này đều gắn với những cấu trúc lợi ích xác định. Trong quá trình phát triển hiện đại, khoa học - công nghệ và năng lực sáng tạo của con người là nguồn lực “động”, vô tận về tiềm năng. Các cơ chế, chính sách phát triển hướng tới tương lai của mọi quốc gia, về nguyên tắc, phải dành sự quan tâm hàng đầu cho thúc đNy phát triển và phát huy tối đa tác dụng của nguồn lực, động lực này. Các nước có nền kinh tế phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và những nước đi sau đang nỗ lực xác lập vai trò tiên phong phát triển trong thời đại mới, như Hàn Quốc, Trung Quốc đang thực thi định hướng chiến lược này và đạt được những bước tiến đột phá. Đối với Đảng ta, cách tiếp cận và nhận thức vấn đề 6 động lực phát triển thường xuyên thay đổi, được đổi mới và phát triển qua các kỳ Đại hội Đảng. Xét theo mạch chung của sự phát triển nhận thức, nội hàm cụ thể của khái niệm “nguồn lực” và “động lực” tăng trưởng và phát triển kinh tế, về cơ bản, bao quát được các nội dung nêu trên. Việc bổ sung các luận điểm, đường lối: “nền tảng văn hóa của phát triển”, “động lực văn hóa của phát triển”, “khu vực kinh tế tư nhân là động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế” vào hệ động lực phát triển đất nước và của nền kinh tế trong các kỳ Đại hội Đảng gần đây chứng tỏ nỗ lực tìm tòi, phát hiện và phát huy sức mạnh của các lực lượng tăng trưởng và phát triển của Đảng và Nhà nước ta. 3. Thực trạng phát huy động lực phát triển trong giai đoạn đổi mới Công cuộc đổi mới kinh tế hơn 30 năm qua có nội dung cốt lõi là thay đổi phương thức phát triển. Từ hệ thống thể chế, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (XHCN) “truyền thống” với hai trục chính: (1) Chế độ sở hữu “độc tôn công hữu” (thực chất là độc tôn sở hữu nguồn lực); (2) Cơ chế kế hoạch hóa tập trung (cơ chế phân bổ các nguồn lực) sang thể chế thị trường với hai trục cốt lõi: (1) Chế độ “đa sở hữu” (nhiều thành phần); (2) Cơ chế cạnh tranh thị trường. Phương thức phát triển mới được xác lập đã giúp nền kinh tế đang bị kiệt quệ do khủng hoảng hồi sinh nhanh chóng, mang lại cho nó một động thái phát triển mới và những kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế ngoạn mục (Hình 1). Trần Đình Thiên Hình 1: Tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1984-2013 [17] Tuy nhiên, song song với những thành tích “ngoạn mục” đó, trong nền kinh tế cũng xuất hiện những trở lực phát triển, làm triệt tiêu hoặc “chệch hướng” các động lực phát triển mới được xác lập và ngày càng trở nên khó khắc phục. 3.1. Thực trạng vận hành các động lực tăng trưởng, phát triển kinh tế Để nhận diện thực trạng vận hành các động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế, cần phân tích xu thế tăng trưởng và phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn (Hình 2). Hình 2: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1991-2018 [17] 7 Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 - 2019 Hình 2 cho thấy, xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991-2018 qua từng nhịp 10 năm: sau nhịp 10 năm đầu tiên, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nhịp 10 năm thứ hai giảm 0,8% và của nhịp 10 năm thứ ba giảm 0,6%. Xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng GDP một cách “vững chắc” như vậy đi ngược lại mục tiêu ưu tiên cao nhất xuyên suốt cả giai đoạn là phấn đấu đạt “tốc độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước”. Không phải nền kinh tế Việt Nam đã có quy mô lớn đến mức tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm thấp so với giai đoạn quy mô còn nhỏ. Bởi, còn một thực trạng tăng trưởng khác, phản ánh bản chất xu thế tụt hậu phát triển của Việt Nam so với thế giới, nhất là với các nước trong khu vực (Hình 3). Hình 3: GDP/người của Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực Nguồn: World Development Indicators Hình 3 cho thấy, tình trạng tụt hậu xa hơn của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu. Thực tế này hàm ý rằng, thành tích tăng trưởng của Việt Nam chưa đủ xuất sắc để rút ngắn, thu hẹp khoảng cách tụt hậu phát triển; rằng động lực tăng trưởng và phát triển của Việt Nam chưa đủ mạnh để giúp nền kinh tế bứt lên, tiến vượt và tiến kịp thế giới. Đây là vấn đề lớn đặt 8 ra cho Việt Nam, trong bối cảnh đi sau, tham gia hội nhập quốc tế nhanh và sâu, khi cả thế giới chuyển nhanh sang thời đại công nghệ cao. Nguyên nhân của tình trạng này không thể giải thích bằng tác động bên ngoài, hay ở các nguyên nhân ngẫu nhiên, ngắn hạn. Vấn đề mấu chốt là động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã suy giảm liên tục Trần Đình Thiên sau giai đoạn khởi động đổi mới khá ngoạn mục. Tính dài hạn của xu thế suy giảm tốc độ tăng trưởng liên tục cho thấy, nguyên nhân thuộc về cơ cấu nội tại của nền kinh tế chứ không phải là do những sai sót chính sách nhất thời hay những yếu kém riêng lẻ nào đó của bộ máy điều hành. Tức là có vấn đề về sự suy yếu liên tục của động lực tăng trưởng của nền kinh tế chuyển đổi, mặc dù đó là động lực mang tính hệ thống, gắn với sự thay đổi phương thức phát triển chứ không đơn thuần là những động lực cụ thể gắn với các giải pháp riêng biệt. Nhận định này được bổ sung bằng một thực trạng phát triển “khác”: trong hơn 30 năm đổi mới (1986-2018), nền kinh tế nước ta mất 15 năm khủng hoảng và xử lý khủng hoảng. Đó là các năm 1986-1990, 19971999 và 2008-2015. Trải qua các đợt thăng trầm, đến nay, nền kinh tế vẫn chưa phục hồi đầy đủ. Những thành tựu đạt được của giai đoạn 1990-1996 nhờ động lực cải cách (mở cửa), của giai đoạn 2000-2007 (động lực là cải cách, hội nhập), đã bị xói mòn đáng kể trong thời kỳ khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Á (1997-1999) và giai đoạn khủng hoảng hậu gia nhập WTO (2008-2015). Tình hình đó phản ánh tính không vững chắc của quá trình tăng trưởng và phát triển, xu thế kém ổn định của các động lực phát triển (Hình 4). Hình 4: Tăng trưởng GDP hàng năm, tính theo quý, giai đoạn 2010-2018 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo Kinh tế - Xã hội hàng quý các năm của Tổng cục Thống kê Hình dạng đồ thị cho thấy động thái tăng trưởng GDP khác lạ: “tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước” và luôn luôn hoàn thành kế hoạch tăng trưởng hàng năm. Hình dạng đồ thị cũng phản ánh trạng thái khác thường của động lực phát triển: luôn nỗ lực “tối đa” để đạt thành tích tăng trưởng ngắn hạn, trong khi hình 2 ở trên lại cho thấy “tình 9 Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 - 2019 trạng có vấn đề” của tăng trưởng dài hạn. Có thể nói, “chủ nghĩa thành tích” là một thứ động lực tăng trưởng rất mạnh của nền kinh tế Việt Nam, ít nhất cũng là trong thời gian kéo dài cho đến năm 2017. Do là ngắn hạn nên động cơ tăng trưởng này không định hướng tới các mục tiêu, thành tích mang tính căn bản và dài hạn, như thay đổi trình độ cơ cấu ngành, nâng cấp công nghệ, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Về thực chất, động lực ngắn hạn này có tác động khác chiều (thúc đNy mặt “số lượng” của tăng trưởng) và nghịch hướng (không khuyến khích, thậm chí cản trở, việc đạt các mục tiêu cơ cấu và chất lượng phát triển) với các nỗ lực đạt mục tiêu dài hạn. Nó gây nên tình trạng méo mó cơ chế và kìm giữ mô hình tăng trưởng kinh tế không còn phù hợp, thể hiện thành sự không nhất quán, thậm chí xung đột giữa động lực và mục tiêu phát triển kinh tế. Thực trạng chung “có vấn đề” của động lực phát triển nói trên được thể hiện qua tình trạng chia cắt trong nền kinh tế (chia cắt doanh nghiệp, chia cắt lãnh thổ, phân biệt đối xử các thành phần, chủ thể). Cấu trúc lực lượng chủ thể - thành phần kinh tế “dị thường”: sản xuất nhiều GDP nhất là lực lượng non yếu nhất (kinh tế cá thể) và kém hiệu quả nhất (khu vực nhà nước) trong khi khu vực đầu tư nước ngoài có xu thế “lấn át” khu vực bản địa (Hình 5). Hình 5: Cấu trúc nền kinh tế theo thành phần - chủ thể Nguồn: Tính toán từ Số liệu Điều tra Doanh nghiệp các năm 2011-2017 Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: (1) Sau 30 năm phát triển kinh tế thị trường, khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam 10 chỉ đóng góp chưa đến 10% GDP; (2) Đến năm 2017, khu vực kinh tế tư nhân mới được Đảng và Nhà nước chính thức thừa Trần Đình Thiên nhận là “động lực phát triển quan trọng”; (3) Trong 4 động lực tăng trưởng kinh tế hiện nay, 3 động lực “nội” (doanh nghiệp nhà nước, khu vực tư nhân Việt Nam, khu vực hộ gia đình) bị suy yếu nghiêm trọng. Tình trạng thiếu liên kết, hợp tác phát triển giữa các thành phần, chủ thể kinh tế, được nhận diện qua khái niệm “nền kinh tế 2 trong 1” (hàm ý sự chia cắt giữa khu vực nội địa và khu vực đầu tư nước ngoài). Khái niệm “lực lượng doanh nghiệp Việt Nam” thiếu nội hàm “chuNn”, chỉ chú trọng số lượng doanh nghiệp, không quan tâm đến cấu trúc liên kết. Kết cục là tồn tại một khu vực doanh nghiệp manh mún, nhỏ bé, “chậm lớn, khó lớn, không muốn lớn”, thiếu trục liên kết, dẫn dắt phát triển (các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh) (Hình 6). Hình 6: Cấu trúc “lực lượng” doanh nghiệp Việt Nam Nguồn: Tổng hợp từ Số liệu Điều tra Doanh nghiệp năm 2017 Về không gian, tình trạng chia cắt giữa các nền kinh tế địa phương, giữa kinh tế địa phương với kinh tế chung cả nước là một thực tế đáng được phân tích và nhận diện rõ ràng về mặt cơ chế. Cùng với tình trạng chia cắt doanh nghiệp, tình trạng chia cắt không gian phát triển cho thấy nền kinh tế thiếu động lực liên kết, do đó, không thể hội tụ, liên kết và cộng hưởng sức mạnh, từ đó, tạo lan tỏa phát triển. Loại động lực 11 Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 - 2019 phát triển quan trọng bậc nhất của kinh tế thị trường (cạnh tranh và liên kết phát triển) đã không được phát huy tác dụng đầy đủ trong nền kinh tế nước ta. Tình trạng “phát triển dàn hàng ngang”, thiếu trọng tâm, trọng điểm, không có mũi nhọn, không có “đầu tàu” đúng nghĩa đã tồn tại trong nhiều năm. “Chiến lược phát triển quả mít” là thuật ngữ mô tả chính xác và sinh động trạng thái phát triển này. Một bộ máy nhà nước điều hành kinh tế với biên chế cồng kềnh, luật lệ, chính sách, thủ tục chồng chéo, điều kiện kinh doanh phức tạp, một nền công vụ thiếu chuyên nghiệp, kém hiệu quả, chi phí giao dịch cao. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng “không muốn lớn, khó lớn” của doanh nghiệp Việt Nam. 3.2. Nguyên nhân suy giảm động lực tăng trưởng và phát triển Trong giai đoạn đầu tiên của đổi mới, nỗ lực chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường đã tạo ra động lực phát triển kép trong nền kinh tế: (1) Thay đổi cấu trúc sở hữu, tạo động lực cạnh tranh thị trường; (2) Điều tiết nhà nước, thực hiện chế độ phân phối vừa tuân thủ quy tắc thị trường (phân phối theo lao động và theo đóng góp tài sản), vừa bảo đảm công bằng xã hội (xóa đói giảm nghèo, chính sách xã hội) đã giúp nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng, xác lập đà tăng trưởng và phát triển mới. Nỗ lực mở cửa cũng đã mang lại cho nền kinh tế hai loại động lực tăng trưởng mới mạnh mẽ là đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng xuất khNu. Tuy nhiên, sau giai đoạn khởi động đổi mới, xuất hiện nhiều yếu tố cản trở, làm suy yếu động lực phát triển kinh tế. Việt Nam không giải quyết tốt mối quan hệ giữa “phát triển kinh tế thị trường” và “giữ vững định hướng XHCN”. Việc không chú trọng phát 12 triển các thị trường đầu vào của nền kinh tế4 đi liền với xu thế kiềm chế phát triển kinh tế tư nhân là một xu hướng thực tiễn kéo dài nhiều năm qua. Xu hướng này tự nó phản ánh “tình trạng có vấn đề” trong nhận thức lý luận đối với các khái niệm cơ bản của kinh tế thị trường và mối quan hệ của chúng với công thức phát triển sáng tạo của Việt Nam (định hướng XHCN). Tình trạng này đồng nghĩa với việc thiếu vắng môi trường cạnh tranh, thiếu vắng cạnh tranh lành mạnh, mà trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh luôn là động lực cơ bản của phát triển. Xu hướng kiềm chế, trì hoãn phát triển các thị trường cũng giải thích tại sao công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng trong 10 năm gần đây hầu như “dẫm chân tại chỗ”, bất chấp nỗ lực to lớn của Nhà nước và của cả nền kinh tế. Có cơ sở để khẳng định chính đây là nguồn gốc nhận thức và thực tiễn chủ yếu của xu hướng suy yếu động lực phát triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn vừa qua. Duy trì quá lâu cơ chế “phân biệt đối xử”, kéo theo đó là hệ thống xin - cho, nguồn gốc trực tiếp của tham nhũng và sự hình thành các nhóm lợi ích đối lập xung đột với lợi ích phát triển tổng thể là yếu tố chủ chốt làm triệt tiêu các động lực khuyến khích theo tinh thần “cạnh tranh thị trường bình đẳng”. Sự rườm rà, phức tạp và kém hiệu quả của hệ thống quy định, điều kiện kinh doanh của Nhà nước đã làm gia tăng chi phí kinh doanh, làm suy yếu sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Một mô hình tăng trưởng “dễ dãi” dựa vào: khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có; nguồn lao động thiếu kỹ năng; việc “bơm” tín dụng rẻ đã gây ra hệ lụy triệt tiêu động lực, đánh đổi tăng trưởng với môi trường, nền kinh tế tiền lương thấp, xu hướng lạm phát cao... Tích hợp những yếu tố “tiêu cực” đó tất yếu dẫn đến một nền kinh tế mang nặng tính đầu cơ. Nhiều năm liền, số
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.