Tái cấu trúc các thị trường ở Việt Nam

pdf
Số trang Tái cấu trúc các thị trường ở Việt Nam 10 Cỡ tệp Tái cấu trúc các thị trường ở Việt Nam 597 KB Lượt tải Tái cấu trúc các thị trường ở Việt Nam 0 Lượt đọc Tái cấu trúc các thị trường ở Việt Nam 3
Đánh giá Tái cấu trúc các thị trường ở Việt Nam
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) - 2015 CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cấu trúc các thị trường ở Việt Nam Phạm Văn Dũng * Tóm tắt: Cấu trúc các thị trường là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hiệu quả và đến sự phát triển của nền kinh tế. Cấu trúc các thị trường luôn vận động, biến đổi. Do đó, tái cấu trúc các thị trường quốc gia là việc bình thường, rất cần thiết với các nước đi sau. Tái cấu trúc nền kinh tế thị trường vừa phải tuân thủ các quy luật chung, vừa phải tính đến những yếu tố đặc thù. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường Việt Nam đạt không ít thành tựu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, cấu trúc các thị trường Việt Nam hiện nay còn lạc hậu, có không ít bất cập, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Bối cảnh mới của Việt Nam và thế giới đòi hỏi và cho phép Việt Nam có thể tái cấu trúc các thị trường theo hướng hiện đại, hội nhập. Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng Việt Nam có đủ khả năng giải quyết vấn đề này. Từ khóa: Thị trường; tái cấu trúc các thị trường; Việt Nam. 1. Thực trạng cấu trúc và vận hành của các thị trường ở Việt Nam 1.1. Cấu trúc các thị trường đầu ra Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường từ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch tập trung, nền kinh tế mang nặng tính tự nhiên. Do đó, cấu trúc các thị trường Việt Nam trong thời kỳ dài chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ chế quản lý này. Những đặc trưng chủ yếu là: Thứ nhất, cấu trúc các thị trường đầu ra phản ánh tính khép kín của nền sản xuất. Nền sản xuất hướng tới đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân và của thị trường nội địa. Do đó, cấu trúc các thị trường đầu ra do cơ cấu nhu cầu của người dân và của nền kinh tế quyết định. Tính “tự nhiên” trên các thị trường còn rất cao. Đây là giai đoạn sơ khai của kinh tế thị trường. Trình độ sơ khai của nền kinh tế thị trường được phản ánh trước hết ở cấu trúc của nó: sản phẩm thô hoặc sơ chế chiếm tỷ trọng lớn; năng suất và hiệu quả thấp; sức 14 cạnh tranh kém; các quy luật thị trường chưa hoạt động và phát huy tác dụng đầy đủ; mặt trái của cơ chế thị trường thể hiện khá rõ ràng... Thứ hai, các thể chế chính thức còn nhiều khiếm khuyết và ít có khả năng chi phối các hoạt động trên thị trường. Điều đó có nhiều nguyên nhân. Một mặt, dấu ấn của nền kinh tế phi thị trường còn đậm nét, nhiều hoạt động kinh tế vẫn bị chi phối bởi cơ chế kinh tế phi thị trường. Mặt khác, các thể chế chính thức của kinh tế thị trường đang hình thành, chưa đủ khả năng bao phủ, chi phối các hoạt động kinh tế. Thêm vào đó, khả năng quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và nâng cao năng lực quản lý kinh tế vĩ mô là yêu cầu cấp bách của các nước đi sau.(*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. ĐT: 0912464494. Email: phamvandungkte@gmail.com (*) Tái cấu trúc các thị trường ở Việt Nam Bảng 1: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2011 (Theo phân loại Thương mại quốc tế chuẩn SITC) 100 100 100 100 Hàng thô hoặc mới sơ chế Tr.USD % 3.664,1 67,2 4.537,7 62,5 4.780,9 52,1 5.006,4 53,4 Tr.USD 1.784,8 2.710,5 4.401,3 4.350,1 % 32,8 37,4 47,9 46,5 Tr.USD 0 7,7 2,8 3,7 % 0 0,1 0 0,1 11.541,4 14.482,7 15.029,2 16.706,1 20.149,3 26.485,0 32.447,1 39.826,2 48.561,4 62.685,1 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 5.996,2 8.078,8 8.009,8 8.289,5 9.397,2 12.554,1 16.100,7 19.226,8 21.657,7 27.698,7 51,9 55,8 53,3 49,6 46,6 47,4 49,6 48,3 44,6 44,1 5.540,6 6.397,5 7.019,0 8.414,6 10.747,8 13.927,6 16.341,0 20.592,0 26.886,1 34.625,5 48,0 44,1 46,7 50,4 53,4 53,6 50,4 51,7 55,4 55,2 4,6 6,4 0,4 2,0 4,3 3,3 5,4 7,4 17,6 360,9 0,1 0,1 0 0 0 0 0 0 0 0,6 57.096,3 72.236,7 96.905,7 114.529,2 100 100 100 100 22.266,1 25.187,5 33.736,7 35.200,9 39,0 34,8 34,8 30,7 34.007,6 47.012,5 63.106,1 79.241,6 59,6 65,1 65,1 69,2 822,6 36,7 62,9 86,7 1,4 0,1 0,1 0,1 Tổng kim ngạch XK (Tr.USD) % 1995 1996 1997 1998 5.449,0 7.255,9 9.185,0 9.360,3 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Hàng chế biến Hàng hoá không hoặc đã tinh chế thuộc hai nhóm trên Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm và Niên giám thống kê 2012, 2013, tr.529. Thứ ba, độ “vênh” giữa cấu trúc thị trường quốc gia và thị trường quốc tế rất lớn. Điều đó làm cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế gặp nhiều khó khăn; năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh kém; tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chậm... Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã “công phá” dữ dội cấu trúc của cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, làm cho các cấu trúc đó biến đổi khá nhanh chóng, theo chiều hướng tích cực. Các ngành sản xuất Việt Nam có tiềm năng, lợi thế được từng bước mở rộng. Theo số liệu bảng 1, trong 20 năm qua, tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ chế xuất khẩu đã giảm rất đáng kể, từ 67,2% năm 1995 xuống 55,8% năm 2000 và 30,7% năm 2012 và hàng chế biến hoặc đã tinh chế tăng lên tương ứng. Điều này có nghĩa là, các thị trường đầu ra của Việt Nam đã ít phụ thuộc vào tự nhiên hơn; năng suất và hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, 15 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) - 2015 so với các nước phát triển, cấu trúc thị trường đầu ra của Việt Nam vẫn rất lạc hậu. Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng hóa chế biến chưa sâu, hàm lượng khoa học - công nghệ thấp, sử dụng nhiều tài nguyên, giá trị gia tăng thấp. Trên thị trường thế giới, nhiều mặt hàng của Việt Nam vẫn bị phân biệt đối xử, bị áp thuế chống bán phá giá. Trong khi đó, trên thị trường nội địa, người sản xuất và người tiêu dùng lại không được bảo vệ ở mức cần thiết. Hàng hóa nước ngoài cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường nội địa làm nhiều doanh nghiệp khốn đốn; người tiêu dùng vẫn không được hưởng đầy đủ lợi ích của việc mở cửa, hội nhập; phải chịu gian lận thương mại quốc tế… Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt do hạn chế về thể chế, trong cấu trúc các thị trường Việt Nam, thị trường ngầm, thị trường không chính thức vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Vì thế, tình trạng gian lận thương mại diễn ra rất phổ biến: lừa đảo, buôn lậu, buôn bán hàng giả,... Điều đó ảnh hưởng xấu đến lợi ích người sản xuất, người tiêu dùng và sự phát triển của nền kinh tế. 1.2. Cấu trúc các thị trường đầu vào Các thị trường đầu vào ở Việt Nam phát triển muộn và do bản chất của nó, cũng phức tạp hơn các thị trường đầu ra. Dấu ấn của quan niệm cũ, của thể chế, sức lao động, đất đai,... không được coi là hàng hóa nên thị trường các yếu tố đầu vào không có điều kiện để phát triển trong thời gian dài. Từ sức ép của thực tế, nhất là từ quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhận thức cũ về kinh tế thị trường từng bước được thay thế; tư duy mới được hình thành, tác động tích cực đến việc 16 xây dựng và phát triển cấu trúc các thị trường. Các thị trường đầu vào từng bước được chấp thuận và phát triển. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, cấu trúc các thị trường này vẫn còn nhiều bất cập. + Thị trường lao động Những tiền đề cho sự hình thành thị trường lao động nước ta xuất hiện từ rất sớm. Đó là những hoạt động thuê mướn lao động của các gia đình, xuất khẩu lao động. Khi có sự xuất hiện của các công ty nước ngoài, thị trường lao động mới được thừa nhận trên thực tế. Quá trình phát triển của các quan hệ thị trường và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường này, trong đó có cấu trúc của nó. Khuôn khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động từng bước được hoàn thiện; hoạt động mua bán lao động dần trở nên phổ biến; cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động tăng lên; chất lượng lao động cũng từng bước được cải thiện; thị trường đã phân bổ lao động trên phạm vi quốc gia, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với bối cảnh chuyển đổi và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì cấu trúc của thị trường lao động Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Khu vực phi chính thức vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Người lao động làm việc ở đây thường không có hợp đồng với người sử dụng lao động, thu nhập rất thấp, những điều kiện an toàn lao động không được đảm bảo và không tiếp cận được các dịch vụ an sinh xã hội. Nhìn chung, khu vực này vẫn nằm ngoài tầm với của nhà nước. Thị trường lao động nông thôn chưa phát triển. Do đó, khả năng tìm kiếm việc làm và mức tiền công ở nông thôn rất thấp. Hậu Tái cấu trúc các thị trường ở Việt Nam quả là tình trạng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố trở thành phổ biến và làm cho thị trường lao động phi chính thức thành thị càng khó kiểm soát. Ở khu vực chính thức, cầu lao động thấp, phân bổ chưa hợp lý và khả năng di chuyển còn bị hạn chế; hệ thống luật pháp về thị trường lao động chưa đầy đủ; cơ sở hạ tầng của thị trường lao động chưa phát triển đồng bộ dẫn đến khả năng kết nối cung cầu lao động kém; có sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động. Mặc dù nhiều người thiếu việc làm nhưng ở một số ngành nghề, địa phương, doanh nghiệp không tuyển đủ lao động. Trong khu vực hành chính - sự nghiệp, bất chấp những quy định có vẻ rất chặt chẽ, việc tuyển dụng lao động và bổ nhiệm cán bộ có nhiều tiêu cực; thu nhập chính thức mang tính bình quân; người lao động không thực hiện đầy đủ trách nhiệm; tham nhũng phổ biến. Sự kết nối giữa thị trường lao động nội địa và quốc tế đang có nhiều bất cập. Môi trường thể chế chưa phù hợp để quản lý di chuyển lao động trong nước và quốc tế. Đặc biệt, nhà nước chưa kiểm soát được người nước ngoài lao động bất hợp pháp tại Việt Nam. Tình trạng người Việt Nam lao động bất hợp pháp ở nước ngoài cũng khá phổ biến. Bên cạnh đó, hiện tượng lừa đảo trong môi giới lao động diễn ra ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người lao động và hình ảnh của đất nước trên thế giới. Hệ thống quan hệ lao động hiện đại dựa vào cơ chế đối thoại, thương lượng hiệu quả giữa các đối tác xã hội chưa được thiết lập. Nhà nước vẫn phải can thiệp mạnh vào khu vực này, đặc biệt là vào mức tiền lương tối thiểu. Hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. + Thị trường vốn Đây là thị trường đầu vào được chấp thuận và hình thành khá sớm. Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, Luật Đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài,... là những cơ sở pháp lý quan trọng cho sự hình thành và phát triển của thị trường này. Quá trình đổi mới cũng là quá trình hình thành thị trường vốn tín dụng ngân hàng. Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã quan tâm đến việc tái cấu trúc thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các chủ thể tham gia thị trường cũng được cải thiện về năng lực tài chính, quy mô, quản trị rủi ro,... để từng bước tham gia vào chuỗi kinh tế toàn cầu. Với độ mở của nền kinh tế và thị trường vốn, đầu tư xã hội đã có sự bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã đưa Việt Nam lên nhóm các nước có quy mô đầu tư xã hội trên Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cao nhất thế giới (Bảng 2). Những động thái này đã tạo cung vốn lớn cho nền kinh tế thông qua thị trường vốn. Mặt khác, các chủ thể tham gia trên thị trường (ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, doanh nghiệp, các quỹ đầu tư...) cần phải tăng quy mô hoạt động, cải thiện tiềm lực tài chính, mở rộng sản xuất, áp dụng công nghệ trong kinh doanh để nâng cao năng suất lao động. Điều này đã tạo ra những cơ hội phát triển mới về phía cầu. 17 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) - 2015 Bảng 2: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế Nguồn: Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê 2013, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.167 Nhờ có thị trường vốn, nguồn đầu tư cho nền kinh tế tăng lên nhanh chóng. Nếu như tổng nguồn vốn đầu tư năm 2005 là 343.135 tỷ đồng thì năm 2013 đã tăng lên tới 1.091.136 tỷ đồng. Nguồn vốn ngoài nhà nước (bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài) chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Nếu năm 2005 nguồn vốn ngoài nhà nước chiếm 52,9% thì đến năm 2013 tăng lên là 59,6%(1). Sự phát triển của các quan hệ thị trường đòi hỏi và cho phép thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành và phát triển. Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, khuôn khổ pháp lý cho sự vận hành của thị trường này, về cơ bản đã được tạo 18 lập một cách đồng bộ và thống nhất; phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho thị trường chứng khoán Việt Nam hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước.(1) Mặc dù nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với không ít khó khăn nhưng Việt Nam vẫn giữ vững ổn định về chính trị; duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao; đạt nhiều thành tựu phát triển văn hóa - xã hội, xóa đói giảm nghèo... Đó là những nhân tố quan Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê 2013, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.167. (1) Tái cấu trúc các thị trường ở Việt Nam trọng làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Bên cạnh những thành tựu, thị trường vốn Việt Nam vẫn còn không ít bất cập. Về phương diện cấu trúc thị trường, những bất cập chủ yếu là: Thứ nhất, hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trò chi phối trên thị trường vốn. Ngay trên thị trường chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng vẫn là khách hàng quan trọng. Điều đó làm cho tín dụng ngân hàng và thị trường chứng khoán không còn là những kênh huy động vốn khác nhau, bổ sung cho nhau. Thị trường cổ phiếu phát triển rất chậm mặc dù cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được đẩy nhanh. Mức độ vốn hóa trên thị trường (của các công ty niêm yết) so với GDP đã được cải thiện và đạt 39% GDP vào năm 2010 nhưng lại giảm mạnh xuống còn 26% vào năm 2012. Vì thế, khi tín dụng cho nền kinh tế giảm, hệ số giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế giảm (năm 2010 là 4,8 lần, năm 2012 giảm còn 1,76 lần, 9 tháng năm 2013 chỉ còn 1,2 lần) thì các biến số kinh tế vĩ mô đã bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng(2). Thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa phát triển; các ngân hàng thương mại vẫn là thành viên chủ chốt tham gia thị trường này. Những bất cập này đã hạn chế việc cung cấp vốn với giá cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Thứ hai, thể chế thị trường vốn còn nhiều khiếm khuyết, chưa đủ khả năng để điều chỉnh, giám sát, đảm bảo thị trường vốn phát triển ổn định và hiệu quả. Hoạt động quản lý nhà nước trên thị trường này còn rất nhiều yếu kém, chưa có tổ chức định mức tín nhiệm. Luật Chứng khoán vẫn còn hẹp về phạm vi điều chỉnh, mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản và chưa bao quát mọi hoạt động trên thị trường chứng khoán theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán còn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật khác; việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra, đồng thời, nhiều quy định tại Luật Chứng khoán chưa được hướng dẫn thực hiện... Thứ ba, thị trường vốn đang có nhiều điểm nghẽn: tỷ lệ nợ xấu cao, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, giá vốn cao (lãi suất cho vay bình quân năm 2012 ở mức 1315%/năm, năm 2013 ở mức 10 -12%/năm), quá sức chịu đựng của không ít doanh nghiệp. Tình trạng nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, trong khi hàng tồn kho tăng, năng lực cạnh tranh thấp, kinh doanh thua lỗ dẫn đến nhiều doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, giải thể, kéo theo cầu về vốn giảm mạnh, khiến tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ dừng lại ở con số 8,91%; năm 2013 là 8,83%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra(3). Thứ tư, mặc dù đã gần 30 năm đổi mới phát triển kinh tế thị trường nhưng hiện nay thị trường vốn phi chính thức vẫn tồn tại. Hiện tượng “tín dụng đen”, mua bán vàng, ngoại tệ trên thị trường phi chính thức vẫn diễn ra khá phổ biến. Tuy thị trường này vẫn tồn tại ở nhiều nước và không hoàn toàn mang tính tiêu cực nhưng nó chứng tỏ rất rõ ràng sự yếu kém của thể chế và một cấu trúc thị trường lạc hậu. Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Minh Dũng, http://www.tapchitaichinh.vn/Thi-truong-Gia-ca/Thuctrang-va-giai-phap-phat-trien-thi-truong-von-o-VietNam/36812.tctc (3) Thanh Lan - Phương Linh (2013), Tăng trưởng tín dụng 2013 không đạt chỉ tiêu, http://kinhdoanh.vnexpress.net/ tintuc/ebank/ngan-hang/tang-truong-tin-dung-2013-khongdat-chi-tieu-2924496.html. (2) 19 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) - 2015 + Thị trường bất động sản Trong quá trình đổi mới, thị trường bất động sản Việt Nam đã từng bước hình thành, phát triển và đã thu hút đáng kể nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dự án trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công trình dịch vụ, nhiều khu nhà ở, khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại đã được hình thành làm thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao điều kiện sống của các tầng lớp dân cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Tuy nhiên, cấu trúc thị trường bất động sản đang có không ít bất cập, thể hiện trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, tình trạng đầu cơ trên thị trường này đặc biệt nghiêm trọng và kéo dài. Trong vòng 25 năm kể từ năm 1990 đến nay, thị trường bất động sản đã trải qua nhiều cơn sốt đất, giá nhà đất tăng lên rất nhiều lần. Hiện nay, giá cả hàng hóa bất động sản vẫn cao và vẫn có xu hướng tăng, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Thị trường bất động sản đang găm giữ nguồn vốn rất lớn của xã hội. Thứ hai, cơ cấu hàng hóa bất động sản mất cân đối. Hiện nay, thị trường căn hộ cao cấp đã bão hòa, khối lượng hàng hóa tồn kho lớn. Thị trường thiếu hàng hóa có quy mô và giá cả phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán của người dân, đặc biệt thiếu loại hình nhà ở cho thuê. Thứ ba, quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản bị buông lỏng trong thời gian dài. Sự can thiệp của nhà nước vào thị trường này trong những năm gần đây bộc lộ nhiều yếu kém: thủ tục phê duyệt các dự án bất động sản rất chậm, chi phí “bôi trơn” rất lớn; chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở xã hội 20 không hoàn toàn phù hợp với với yêu cầu của thực tiễn. Thứ tư, hệ thống tài chính bất động sản chưa hoàn thiện. Nguồn vốn cho thị trường bất động sản chủ yếu từ hệ thống ngân hàng và tiết kiệm của người dân. Nguồn tín dụng trung và dài hạn hầu như không có, trong khi lãi suất vay ngắn hạn rất cao. Khi chính sách tiền tệ - tín dụng của Nhà nước và của ngân hàng thay đổi, kế hoạch triển khai dự án của các chủ đầu tư lập tức bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến cung - cầu trên thị trường. Hệ quả của những bất cập trên thị trường vốn là đã hình thành “bong bóng” tài sản, đặc biệt là giá cả bất động sản và chứng khoán tăng trưởng nóng trong thời gian dài. Đó là nhân tố quan trọng góp phần làm trầm trọng hơn sự bất ổn và mất cân đối kinh tế vĩ mô. + Thị trường khoa học - công nghệ Trong những năm qua, thị trường khoa học - công nghệ nước ta đang từng bước hình thành. Nhà nước đã tập trung đầu tư nhiều dự án, chương trình nhằm thúc đẩy nguồn cung sản phẩm khoa học - công nghệ. Các doanh nghiệp và người dân đang trở thành nguồn cung quan trọng trên thị trường này. Đặc biệt, việc chuyển đổi các tổ chức khoa học - công nghệ công lập sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp đã tạo cơ sở cho các tổ chức khoa học - công nghệ hoạt động theo các nguyên tắc thị trường. Nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh, cầu về sản phẩm khoa học - công nghệ cũng tăng nhanh. Đồng thời, Nhà nước cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ bên có nhu cầu sử dụng sản phẩm khoa học - công nghệ; ban hành chính sách tín dụng ưu đãi thông qua thành lập các loại quỹ. Các cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới công Tái cấu trúc các thị trường ở Việt Nam nghệ đã có những tác động tích cực giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh để phát triển. Từ đó, thị trường khoa học - công nghệ nước ta có những bước phát triển khá nhanh chóng. Điều đó thể hiện trước hết ở các hội chợ công nghệ và thiết bị - Techmart Vietnam. Từ năm 2003, Techmart Vietnam lần đầu tiên được tổ chức với quy mô quốc gia. Sự kiện này được xem như một cú hích quan trọng đối với sự phát triển khoa học công nghệ. Từ đó đến nay, Techmart được tổ chức ngày một nhiều hơn và nhanh chóng trở thành nơi gặp gỡ của các nhà quản lý, nhà khoa học và các nhà sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, là từ sau năm 2006, hàng loạt các Techmart được tổ chức thành công ở Hòa Bình, Khánh Hòa, An Giang, Buôn Ma Thuột, Hà Nam, Quảng Ninh, Bình Dương, Quảng Nam, Hà Nội... Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã tìm đến Việt Nam để bắt đầu cho việc tham gia vào thị trường mới mẻ ở Việt Nam. “Sân chơi” này đã có những thành công nhất định: số lượng hợp đồng ký kết tại các kỳ Techmart ngày một tăng và giá trị các giao dịch, mua bán công nghệ cũng tăng theo từng năm. Tuy nhiên, thị trường khoa học - công nghệ hiện nay còn những bất cập là: Thứ nhất, cấu trúc thị trường khoa học công nghệ Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai. Các quan hệ nội tại trên thị trường còn ở trình độ rất thấp, thiếu thông tin, thiếu các trung gian cần thiết, thiếu các cơ quan thẩm định hàng hóa,... nên người mua, người bán không dễ dàng gặp nhau và thực hiện các giao dịch. Thứ hai, khả năng thích ứng với cơ chế thị trường của cung hàng hóa khoa học công nghệ rất thấp. Phần lớn các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ hiện nay do nhà nước đầu tư, hoạt động theo cơ chế bao cấp trong thời gian rất dài. Mặc dù nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở này chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhưng ít có cơ sở chuyển đổi thành công. Thứ ba, các thể chế thị trường chưa đủ sức hỗ trợ thị trường. Hội nhập quốc tế đang tạo ra cơ hội lớn để phát triển nhanh thị trường này nhưng cũng có không ít thách thức. Việt Nam có thể nhanh chóng tiếp cận những thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới, phát triển các quan hệ thị trường, nhưng là nước đi sau, trình độ khoa học - công nghệ còn thấp kém nên cung hàng hóa trong nước không đủ cạnh tranh với nước ngoài. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên cầu về khoa học - công nghệ rất thấp. 1.3. Một số nhận xét i) Trong 30 năm đổi mới, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập, cấu trúc các thị trường ở Việt Nam từng bước hình thành và góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Về cơ bản, cấu trúc các thị trường - từ thị trường đầu ra, thị trường các yếu tố sản xuất cho đến cấu trúc của từng thị trường bộ phận - đã được định hình. ii) Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự lạc hậu về cấu trúc các thị trường nước ta bộc lộ cũng càng rõ. Đây là nhân tố cản trở không chỉ hội nhập quốc tế, mà còn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. iii) Những bất cập của cấu trúc các thị trường có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa là điểm xuất phát của nền kinh tế rất thấp; nguyên nhân trực tiếp là sự lạc hậu, bất cập của thể chế kinh tế. Ở Việt Nam, các nhóm lợi ích đang chi phối 21 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) - 2015 mạnh mẽ cấu trúc các thị trường. 2. Một số khuyến nghị Một là, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, để xác định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào thì phải xuất phát từ thị trường. Do đó, cấu trúc các thị trường trực tiếp quyết định cấu trúc của sản xuất, năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. Hiện nay, cấu trúc các thị trường của nước ta đang có nhiều bất cập. Do đó, tái cấu trúc nền kinh tế phải được bắt đầu từ tái cấu trúc các thị trường, bao hàm cả các thị trường đầu ra, các thị trường đầu vào và các thị trường bộ phận. Vướng mắc lớn nhất hiện nay chính là các thị trường đầu ra. Trong khi nhiều loại sản phẩm khó tiêu thụ thì chúng ta lại chưa có nhiều sản phẩm đáp ứng được yêu cầu thị trường. Cần sớm có chiến lược phát triển sản phẩm cho các thị trường, từ đó đặt ra các yêu cầu cho lĩnh vực sản xuất. Thêm vào đó, các thị trường đầu vào cũng đang có nhiều bất cập. Thị trường những sản phẩm chiến lược (lao động, công nghệ, bất động sản, điện, than...) chưa thật sự vận hành theo nguyên tắc thị trường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, tái cấu trúc các thị trường ở nước ta phải xuất phát từ thị trường thế giới, phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường thế giới và các thông lệ quốc tế. Việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu cần thiết, có thể thuê các chuyên gia tư vấn nước ngoài. Đây là cơ hội để Việt Nam không chỉ nhanh chóng tái cấu trúc các thị trường, xây dựng cấu trúc thị trường hiện đại, mà còn phát triển kinh tế thị trường rút ngắn. Đồng thời, cũng cần phải tính đến điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là nhân tố đảm bảo tính phù hợp và tính khả thi trong 22 việc tái cấu trúc các thị trường. Thứ hai, những bất cập của cấu trúc các thị trường ở nước ta có nguyên nhân từ sự yếu kém của thể chế. Do đó, xây dựng thể chế cho nền kinh tế và cho từng loại thị trường là yêu cầu cấp thiết. Kinh nghiệm xây dựng thể chế cho các thị trường trên thế giới có nhiều. Vấn đề khó khăn nhất là vận hành và thực thi các thể chế đó. Điều này đòi hỏi quyết tâm và nghị lực của các nhà lãnh đạo, quản lý. Thứ ba, cấu trúc các thị trường ở nước ta đang bị chi phối bởi nhiều nhân tố, trong đó có các nhóm lợi ích. Bởi vậy, tái cấu trúc các thị trường ở nước ta phải giải quyết vấn đề này. Để hạn chế ảnh hưởng của các nhóm lợi ích, các thể chế phải minh bạch và được thực thi nghiêm túc. Muốn vậy, những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm đến cùng các nghĩa vụ của mình. Thứ tư, cấu trúc các thị trường mang tính hệ thống và luôn biến đổi. Do đó, cấu trúc các thị trường đòi hỏi phải không ngừng được hoàn thiện. Cũng vì thế, không nên cầu toàn trong quá trình tái cấu trúc và quá trình này được bắt đầu càng sớm, càng tốt. Tài liệu tham khảo 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Nguyễn Đình Hương (2006), Phát triển các thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 3. Thanh Lan - Phương Linh (2013), Tăng trưởng tín dụng 2013 không đạt chỉ tiêu, http://kinhdoanh.vnexpress.net. 4. Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Minh Dũng (2013), Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường vốn ở Việt Nam, http://www.tapchitaichinh.vn/Thi-truong-Gia-ca. 5. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội. Tái cấu trúc các thị trường ở Việt Nam 23
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.