Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới lao động và việc làm tại thành phố Hà Nội

pdf
Số trang Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới lao động và việc làm tại thành phố Hà Nội 8 Cỡ tệp Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới lao động và việc làm tại thành phố Hà Nội 473 KB Lượt tải Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới lao động và việc làm tại thành phố Hà Nội 0 Lượt đọc Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới lao động và việc làm tại thành phố Hà Nội 11
Đánh giá Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới lao động và việc làm tại thành phố Hà Nội
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TỚI LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Nguyễn Thị Thùy Linh, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh Tóm tắt: Mục đ ch của bài viết nhằm đi sâu phân t ch thực trạng lao động và việc làm tại thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua. Thực trạng được thể hiện qua các vấn đề như số lượng, cơ cấu lao động việc làm,... Từ đó bài viết đánh giá những cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng 4.0 đem lại. Cơ hội lớn nhất từ cuộc cách mạng đem lại đó là sẽ tạo ra rất nhiều việc làm mới. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 c ng tạo ra các thách thức như các lao động giản đơn hiện nay sẽ bị thay thế dần bởi máy móc, nhu cầu đào tạo lao động c ng có nhiều đòi hỏi mới. Từ đó, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội c ng như đối phó với các thách thức mà cuộc cách mạng tạo ra. Từ khóa: lao động, việc làm, cách mạng công nghiệp 4.0. THE IMPACTS OF THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION ON LABOR AND EMPLOYMENT IN HA NOI Abstract: The purpose of the article is to deeply analyze the state of labor and employment in Hanoi City in the past time. The state is expressed through issues such as quantity, labor and employment structure, etc. From this, the article assesses the opportunities and challenges from the 4.0 revolution. The biggest opportunity created by this revolution brings a lot of new jobs. Besides , the industrial revolution 4.0 have created many challenges such as: the current simple labor will be replaced by the machines, the demand for labor training also requires many new skills . Since then, the article offers a number of solutions to take advantage of opportunities as well as deal with the challenges that the revolution creates Key word: labor, employment, the industrial revolution 4.0 Giới thiệu Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội tại các nước trên thế giới, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Tại Việt Nam, một trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất là lĩnh vực lao động và việc làm. Trong đó, Hà Nội là một 464 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 trong các tỉnh có lực lượng lao động đông đảo nhất cả nước, do vậy trong tương lai Hà Nội sẽ chịu tác động rất lớn từ cuộc cách mạng này ở mảng lao động và việc làm. Nguyên do là vì công nghệ sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất dẫn đến nguồn nhân lực phải có sự thay đổi để triển khai phương thức sản xuất đó. Do vậy sẽ có nhiều việc làm mới được tạo ra, nhưng cũng sẽ có rất nhiều việc làm đang tồn tại biến mất đồng nghĩa nhiều người lao động sẽ mất việc làm. Để người lao động đáp ứng những công việc mới và tránh bị đào thải, cũng như chủ động với tình hình việc làm trong giai đoạn tới, bài viết sẽ khái quát tình hình lao động và việc làm tại Hà Nội hiện nay, phân tích tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới lao động và việc làm dưới hai góc độ cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp hạn chế tác động tiêu cực. 1. Thực trạng lao động và việc làm tại Hà Nội * Về số lƣợng Việt Nam là đất nước có dân số đông với gần 100 triệu người (năm 2019), trong đó thủ đô Hà Nội là một trong hai thành phố có dân số đông nhất với 8,05 triệu dân [1]. Đồng thời Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng đang trải qua giai đoạn dân số vàng nên có 1 lực lượng lao động đông đảo. Nhìn vào bảng 1 có thể thấy số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao trong năm năm qua. Nếu như lực lượng lao động tại Hà Nội năm 2013 là 3799.6 nghìn người thì đến năm 2018 là 3923.5 nghìn người Bảng 1: Lực lƣợng lao động tại Hà Nội giai đoạn 2013 - 2018 2013 2014 2015 2016 2017 2018 3799.6 3832.4 3820.9 3822.5 3828.1 3923.5 Số người trong độ tuổi lao động 3690.8 đang làm việc (Nghìn người) 3689.8 3738.3 3750.4 3732.3 3876.8 Tỉ lệ người thất nghiệp (%) 3.86 2.21 1.92 2.57 Số người trong độ tuổi lao động (Nghìn người) 2.95 1.19 (Nguồn: [5]) Không những vậy, xét về vấn đề việc làm, số người trong độ tuổi lao động có việc làm chiếm tỉ lệ rất cao. Và hàng năm, Hà Nội giải quyết được rất nhiều việc làm mới, điển hình là năm 2018 đã tạo được 190.000 việc làm mới. Điều này giúp cho tỉ lệ thất nghiệp luôn ở mức thấp, chỉ khoảng 1 - 3%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp trong những năm qua đã tăng trưởng nhanh cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy mà nền kinh tế Hà Nội đã thu hút một lực lượng lao động ngày càng đông, tạo công ăn việc làm trực tiếp cũng như gián tiếp cho nhiều lao động tại các ngành nghề như chế biến nông sản, thủy hải sản, lĩnh vực dịch vụ như nhà nghỉ khách sạn, vận tải, bốc vác, ăn uống..., góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. * Về cơ cấu lao động - Xét cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế 465 INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Bảng 2: Số lƣợng lao động tại Hà Nội đang làm việc trong các khu vực kinh tế Khu vực có Kinh tế nhà Kinh tế ngoài Tổng số vốn đầu tƣ nƣớc nhà nƣớc nƣớc ngoài Số lao động (Nghìn ngƣời) 2013 3690.8 684.6 2610.9 395.3 2014 3689.8 542.0 2744.1 403.7 2015 3738.3 497.9 2828.4 412 2016 3750.4 382.5 2942.2 425.7 2017 3732.3 321.0 2986.2 425.1 2018 3726,5 306.5 2993.8 426.2 Cơ cấu (%) 2013 100 18.55 70.74 10.71 2014 100 14.69 74.37 10.94 2015 100 13.32 75.66 11.02 2016 100 10.2 78.45 11.35 2017 100 8,6 80.01 11.39 2018 100 8,22 80,33 11,43 (Nguồn: [6]) Nhìn vào bảng 2 có thể thấy cơ cấu lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài liên tục tăng trong 6 năm qua, nếu như năm 2013 là 10.71% thì đến năm 2018 đã là 11.43%. Tương tự, khu vực ngoài nhà nước cũng có cơ cấu lao động tăng dần từ 70.74% (năm 2013) lên 80.33% (năm 2018). Tuy nhiên, ở khu vực kinh tế còn lại là khu vực nhà nước thì lực lượng lao động lại có chiều hướng giảm dần. Xét về cơ cấu giữa các khu vực với tổng số lao động cả Hà Nội thì với khu vực doanh nghiệp nhà nước, từ năm 2013 với cơ cấu là 18.55% đến năm 2018 cơ cấu chỉ còn là 8,22%. Tuy cơ cấu lượng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tăng qua các năm, nhưng có thể thấy khu vực này vẫn thu hút được ít lao động hơn so với khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Cụ thể lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 10% so với tổng lao động của cả Hà Nội, trong khi đó khu vực ngoài nhà nước là 70 - 80%. Trong ba khu vực thì khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có cơ cấu nhỏ nhất, điều này chưa tương xứng với với tiềm năng phát triển. Nguyên nhân của hiện tượng này một mặt là do các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá chất lượng lao động tại Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp không đầu tư vào Việt Nam (dẫn đến tạo ra ít việc làm) hoặc những doanh nghiệp FDI đang hoạt động không tuyển đủ lao động theo nhu cầu dẫn đến lượng lao động chưa nhiều. Mặt khác có hiện tượng doanh nghiệp nước ngoài đưa lao động bản địa sang Việt Nam lao động chứ không sử dụng lao động trong nước. Điển hình với nhà đầu tư Trung quốc - một trong những nhà đầu tư FDI lớn 466 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 của Việt Nam, các dự án của họ thường không tuyển dụng lao động của nước ta mà đưa lao động từ nước họ sang. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường việc làm của Hà Nội. - Xét về cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế Với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta trong rất nhiều năm qua, tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tại Hà Nội chiếm tỉ lệ rất lớn, trong khi đó tỉ trọng lao động trong nông – lâm – thủy sản có con số rất khiêm tốn (Bảng 3). Bảng 3: Cơ cấu lao động tại Hà Nội theo nhóm ngành kinh tế Đơn vị: % TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Các ngành kinh tế TỔNG SỐ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Khai khoáng Công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải Xây dựng Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác Vận tải, kho bãi Dịch vụ lưu trú và ăn uống Thông tin và truyền thông Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Hoạt động kinh doanh bất động sản Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ Giáo dục và đào tạo Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Nghệ thuật, vui chơi và giải trí Hoạt động dịch vụ khác 2014 100.0 0.8 0.7 22.9 2015 100.0 0.8 0.4 22.7 2016 100.0 0.7 0.3 22.6 2017 100.0 0.6 0,3 22.4 2018 100.0 0,5 0,29 22,11 0.5 0.5 1.6 1.7 1,76 1.0 0.8 0.9 0.8 0.74 21.3 21.0 22.6 22.8 21,7 20.6 21.15 21.3 21.4 21,5 5.6 2.6 5.9 5.6 2.7 5.9 5.1 2.6 4.1 5.2 2.6 4.3 5.1 2.7 4.3 3.1 3.2 1.9 2.2 2.4 1.9 2.2 2.6 2.8 2.9 6.7 6.4 6.2 6.3 6.1 4.5 4.7 5.4 5.6 5.7 0.8 0.3 0.4 0.4 0.9 0.3 0.5 0.3 1.0 0.4 0.4 0.3 1.1 1.3 0.4 0.3 0.5 0.5 0.2 0.1 (Nguồn: [6]) Bảng 3 cho thấy trong 5 năm qua, cơ cấu lao động của Hà Nội đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa. Tỉ trọng lao động trong công nghiệp chế biến chế tạo luôn trên 20%, tương tự xây dựng cũng chiếm trên 20%. Tuy vậy, có thể thấy rằng sự gia tăng tỉ 467 INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 lệ lao động trong nhóm ngành công nghiệp – xây dựng vẫn còn rất chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một vấn đề khác, lao động trong nhóm nông – lâm – thủy sản lại có chiều hướng giảm và chiếm tỉ trọng rất nhỏ, nếu như năm 2014 tỉ lệ lao động trong khu vực này chiếm 0.8% thì đến năm 2018 sụt giảm còn 0.5%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng tỉ trọng lao động tại khu vực này nhỏ là do ở Hà Nội đang có sự đô thị hóa nhanh chóng. Điều này dẫn đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng càng ngày càng bị thu hẹp. Đồng thời, với tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí ngày càng nghiêm trọng đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nuôi trồng thủy sản ở một số địa phương như Thanh Trì, Chương Mỹ, Từ Liêm,… - Xét về cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo Việt Nam là nước rất chú trọng đến vấn đề giáo dục đào tạo. Sau khi đã phổ cập được trung học cơ sở thì hiện nay Việt Nam đang tập trung chủ yếu vào mảng đào tạo phổ thông và sau phổ thông. Nhờ đó, lực lượng lao động đã qua đào tạo tại Việt Nam đã tăng dần từ năm 2013 với 17,9% so với tổng lao động lên 21,4% năm 2017 (Bảng 4). Xét riêng tại Hà Nội, là địa phương tập trung rất nhiều trường đại học ở khu vực phía bắc, nên tỉ trọng lượng lao động đã qua đào tạo gấp đôi so với tỉ trọng của cả nước, cao hơn cả thành phố Hồ Chí Minh. Đây là sự cố gắng lớn của các cấp chính quyền Hà Nội. Tuy nhiên nhìn ở bảng 4 cũng cho thấy tuy Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng đang ở thời kì dân số vàng, với lực lượng lao động đông đảo nhưng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn rất lớn (cả nước trên 80% tổng số lao động, ở Hà Nội là trên 60%), điều này ảnh hưởng tới chất lượng lao động của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng, khiến đội ngũ lao động nước ta đang bị đánh giá là còn yếu về nhiều mặt. Bảng 4: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của cả nƣớc và tại Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh Đơn vị: % 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Hà Nội 36,2 38,4 39,4 42,7 42,1 43,5 TP. Hồ Chí Minh 31,6 32,5 34,1 34,8 35,7 36,5 CẢ NƯỚC 17,9 18,2 19,9 20,6 21,4 23,0 (Nguồn: [5]) Theo nhiều chuyên gia đánh giá, nguồn lao động ở Hà Nội số lượng thì đông nhưng chất lượng theo yêu cầu công việc thì vẫn còn hạn chế, trình độ chuyên môn và kĩ năng tay nghề còn thấp. Ngay cả với lực lượng lao động đã qua đào tạo (đào tạo nghề, học đại học, cao đẳng,…) thì cũng không hề được các doanh nghiệp đánh giá cao. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chất lượng đào tạo phổ thông, cao đẳng, đại học và dạy nghề chưa tốt, chưa bám sát vào thực tế, vẫn còn mang nặng tính lý thuyết nên chưa đáp ứng được yêu cầu của đối tác tuyển dụng, nhiều trường không quan tâm tới nhu cầu của doanh nghiệp mà chỉ dạy những điều mình có. Chính vì chất lượng chưa tốt nên các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng sau khi thuê lao đông thường phải đào tạo lại. Theo Nhóm nghiên 468 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 cứu PCI năm 2010 [5], có tới 40% doanh nghiệp nước ngoài cho biết người lao động tại công ty trước khi bắt đầu làm việc đều phải đào tạo tại chỗ, việc này chiếm 8% tổng chi phí của công ty. Do vậy, trong thời gian tới, việc cần làm là phải tạo cơ hội cho những người muốn học hỏi phát triển kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, được đào tạo theo những chuẩn mực quốc tế, để người lao động có kỹ năng, được đào tạo bài bản. 2. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến tình hình lao động và việc làm tại Hà Nội Thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp: cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu vào khoảng năm 1784 với việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 với việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn; cuộc cách mạng công nghiệp lần tứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Và hiện tại, thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có sự khác biệt rất lớn so với các cuộc cách mạng trước đây, chủ yếu khác biệt về tốc độ, phạm vi và sự tác động. Về tốc độ, cuộc cách mạng này có tốc độ lan truyền rất nhanh và sự phát triển không ngừng nghỉ. Về phạm vi, cuộc cách mạng diễn ra trải dài ở các châu lục, len lỏi ở khắp các đất nước, không những vậy nó bao trùm trong tất cả các lĩnh vực từ sản xuất chế tạo cho tới dịch vụ. Ngoài ra, toàn bộ các triết lý về quản lý, quản trị đã, đang và sẽ thay đổi. Một trong những đối tượng chịu tác động lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đó là lao động và việc làm, và tác động này trên cả 2 góc độ cơ hội và thách thức. 2.1. Cơ hội Cuộc CMCN 4.0 xuất hiện đúng giai đoạn thành phố Hà Nội đang là thời kỳ dân số vàng với lực lượng lao động đông đảo. Mặt khác, cuộc cách mạng này diễn ra làm xuất hiện nhiều ngành nghề, việc làm mới. Theo dự báo của tổ chức lao động thế giới, đến năm 2025 sẽ có tới 80% công việc mới mà chưa từng có ở thời điểm hiện nay. Như vậy, đây là cơ hội rất lớn cho một lực lượng đông đảo lao động tập trung ở thành phố Hà Nội có cơ hội tìm được việc làm. Cụ thể, một số ngành nghề mới xuất hiện trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay như công nghệ sản xuất 3600, in 3D, sản xuất trên hệ thống tự động, điện toán đám mây… Ví dụ như đối với in 3D, đây là công nghệ được sử dụng trong ngành giày dép. Công nghệ này sẽ giúp ngành giày có thể tự sản xuất ngay tại chỗ theo nhu cầu của người đặt hàng. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ có ngay sản phẩm mà không cần phải chờ đợi quá trình sản xuất hay chờ nhập khẩu từ một nước khác. 2.2. Thách thức - Lao động giản đơn bị thay thế bởi máy móc Với sự lan tỏa của CMCN 4.0 trong mọi lĩnh vực, các doanh nghiệp đang được hưởng lợi rất nhiều, Cụ thể, với sự giúp sức của công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã tăng được năng suất lao động, từ đó giúp giảm được chi phí liên quan tới lao động. Không những vậy, càng ngày các máy móc càng làm việc một cách chính xác hơn, bộ nhớ tốt hơn, có khả năng học hỏi nhanh nhạy, có thể làm việc cả ngày 24/24, lại không cần các chế độ lương thưởng phúc lợi như con 469 INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 người. Ngược lại, con người khi càng lớn tuổi thì những khả năng đó càng giảm sút. Xu hướng máy móc thay thế con người trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh là tất yếu. đặc biệt là đối với lao động giản đơn. Ví dụ như trong ngành dệt may, điển hình là Tổng công ty May 10 nằm trên quận Long Biên – Hà Nội, các thao tác như cắt, may thì máy móc đều đã dần thay thế người lao động. Hay như trong lĩnh vực nông nghiệp, trong tương lai sẽ có robot nông nghiệp, người nông dân thay vì phải làm việc trên cánh đồng thì giờ đây sẽ trở thành những người quản lý ngay cánh đồng của mình. Trong tương lai gần, việc sử dụng máy móc thay thế con người càng phổ biến thì số lượng người lao động bị mất việc sẽ càng cao. Theo dự báo của tổ chức lao động thế giới, đến năm 2030 sẽ có khoảng 800 triệu công nhân trên toàn thế giới bị mất việc do máy móc thay thế, và riêng với Việt nam sẽ có 60% người lao động bị mất việc. Như vậy, trong khoảng chục năm tới, sẽ có nhiều người lao động làm việc trong các ngành nghề sử dụng nhiều công nhân như dệt may, giày da bị tác động, họ sẽ buộc phải thay đổi nếu muốn có một công việc mới. Và do đó, một lực lượng lao động đông đảo tại khu vực Hà Nội sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. - Thách thức từ nhu cầu đào tạo lao động Nhu cầu đào tạo ở đây bao gồm nhu cầu đào tạo cho đối tượng người học mới, đối tượng chuyển đổi nghề nghiệp, đối tượng học bổ sung, nâng cấp trình độ và đào tạo lại. Mặc dù quy mô nguồn lao động lớn và tăng nhanh nhưng chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu trong phát triển kinh tế. Thị trường lao động Hà Nội hiện nay rất đông đảo với hơn 3 triệu người, điều này đòi hỏi việc đào tạo cần phải đáp tứng được với tính hiệu quả và chất lượng càng cao càng tốt nhằm giúp tăng năng xuất lao động và tạo sự ổn định xã hội. Một vấn đề nữa, đó là dưới sự bùng nổ cách mạng công nghiệp 4.0, phải đào tạo được những nghề mà việc làm trước đây chưa có, có như vậy người được đào tạo mới có thể chủ động trong quá trình tìm việc ở tương lai. Một khía cạnh khác, khi có nhiều công việc mới được sinh ra thì đồng nghĩa sẽ có nhiều nghề đào tạo mới được hình thành. Các chương trình đào tạo sẽ phải linh hoạt, thay đổi điều chỉnh liên tục đề phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, giáo dục đào tạo cũng cần liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng. 3. Giải pháp Từ sự ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 tới lao động và việc làm, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội cũng như đối phó với các thách thức mà cuộc cách mạng tạo ra. Thứ nhất, giáo dục nghề nghiệp cần đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng phải tạo được bước chuyển biến rõ nét, thực chất về chất lượng và tính hiệu quả. Trong đó, để người lao động thích nghi với cách mạng công nghiệp 4.0 thì cần chú trọng đào tạo theo hướng: người lao động sẵn sàng đáp ứng yêu cầu việc làm cả hiện nay và sau này. Để làm được điều này thì các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần: khuyến khích, tạo cơ hội và thúc đẩy sinh viên tham gia các dự án khỏi nghiệp; chương trình đào tạo cần giúp cho sinh viên hiểu, nắm bắt, vận dụng các kĩ năng cơ bản liên quan tới công nghệ thông tin, đồng thời có khả năng tự học và thích ứng với những cái mới; chương trình đào tạo cần sát sao hơn nữa với bộ môn ngoại ngữ để giúp sinh viên có một hành trang tốt, có thể nắm bắt được các kiến thức, kĩ năng mới. Thứ hai, nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động 470 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Dự báo thị trường lao động là công việc vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc đào tạo nghề cũng như vấn đề thất nghiệp của người lao động. Đặc biệt, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, sẽ có nhiều công việc bị mất đi, nhưng ngược lại cũng sẽ có nhiều công việc mới được hình thành. Do vậy, công tác dự báo thị trường lao động càng trở nên vô cùng quan trọng, và việc nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động là một điều tất yếu, đặc biệt là dự báo nhu cầu lao động của các ngành nghề phổ biến là điều rất quan trọng. Nó sẽ giúp cho người lao động định hướng tốt hơn về mặt nghề nghiệp. Thứ ba, tạo mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp Sinh viên khi đang ngồi trên ghế nhà trường nếu vừa được học vừa được làm trong môi trường thực tế sẽ là một điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên, các trường thường chỉ tập trung vào công tác đào tạo về mặt lý thuyết chứ chưa quan tâm nhiều đến việc hợp tác với doanh nghiệp để sinh viên có nhiều trải nghiệm thực tế. Và hiện nay cũng rất ít công ty có chiến lược đào tạo nguồn lao động ngay từ năm thứ 2, thứ 3 đại học và có kế hoạch cho sinh viên vào làm linh hoạt. Ở Hà Nội hiện nay, các trường (bao gồm cả trường đại học, cao đẳng dạy nghề) chưa có cơ chế phối hợp với các doanh nghiệp. Khác với nước ngoài, họ có cơ chế phối hợp rất chặt chẽ, thường doanh nghiệp sẽ đặt hàng cho các trường đại học về nhu cầu nhân lực. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần phải tập trung gắn kết hoạt động đào tạo của nhà trường với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua các mô hình liên kết đào tạo. Ngoài ra, có thể đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung, từ đó hai bên cùng chủ động nắm bắt và đón đầu các nhu cầu của thị trường lao động. Kết luận Một trong các vấn đề quan trọng nhất đối với kinh tế mỗi nước là lao động và việc làm. Vấn đề này không riêng nước nào, kể cả ở Việt Nam, hay cụ thể hơn là Hà Nội cũng vậy. Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ tác động rất lớn đến lĩnh vực lao động và việc làm tại Hà Nội dưới cả hai góc độ cơ hội và thách thức. Để tận dụng tốt được các cơ hội từ cuộc cách mạng này đem lại, cũng như đối phó với các thách thức đã, đang và sẽ xảy ra, chính phủ và các nhà làm công tác đào tạo cần chủ động hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời người lao động cũng phải chủ động trong việc thường xuyên học hỏi, rèn luyện, nâng cao năng lực làm việc của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. Minh Chiến (2019), Dân số Hà Nội vượt 8 triệu người, TP HCM gần 9 triệu người, https://nld.com.vn An Nhiên (2018), Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thị trường lao động Việt Nam, www.baomoi.com Lê Phương (2019), Thị trường làm việc ―thời 4.0‖, www.bnews.vn Diệu Thiện (2018), Sức ép thất nghiệp gia tăng trước cách mạng công nghiệp 4.0, www.thoibaotaichinhvietnam.vn Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, http://www.gso.gov.vn Cục thống kê Hà Nội, Niên gián thống kê năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, www.thongkehanoi.gov.vn 471
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.