Tác động của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017

pdf
Số trang Tác động của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017 10 Cỡ tệp Tác động của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017 1,021 KB Lượt tải Tác động của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017 2 Lượt đọc Tác động của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017 44
Đánh giá Tác động của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) ĐẾN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2017 IMPACTS OF FREE TRADE AGREEMENTS (FTA) ON FLOWS OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT (FDI) IN VIETNAM FOR THE PERIOD 2005 – 2017 Ngày nhận bài: 11/04/2019 Ngày chấp nhận đăng: 16/05/2019 Hoàng Thanh Hiền, Huỳnh Thị Diệu Linh TÓM TẮT Sau công cuộc đổi mới kinh tế bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam đã ký kết rất nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA). FTA sớm nhất của Việt Nam chính là AFTA vào năm 1996, một năm sau khi gia nhập ASEAN – nay đã được thay thế bằng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tiếp đến, năm 2007, Việt Nam gia nhập trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và chính thức bắt tay vào công cuộc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi các nghiên cứu hiện nay về tác động của FTA chủ yếu tập trung vào thương mại song phương giữa các thành viên, bài viết này nhằm đánh giá tác động của FTA lên việc thu hút vốn FDI tại Việt Nam. Bài viết sử dụng số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong giai đoạn 2005 – 2017 từ 24 quốc gia vào Việt Nam và áp dụng knowledge-capital model trong việc đánh giá tác động của FTA. Từ khóa: FTA, FDI, knowledge-capital model, Việt Nam. ABSTRACT Since the economic reform in 1986, Vietnam has signed many free trade agreements (FTAs). The first FTA is AFTA that was signed in 1996, just one year after Vietnam joined ASEAN, which is currently named ASEAN Economic Community (AEC). In 2007, Vietnam formally became a member of the World Trade Organisation (WTO) and began advocating for global intergration. Existing studies on effects of FTA in Vietnam mainly analysed bilateral trade between members. Our study thus fill a gap in the existing literature by investigating the effects of FTAs on inward FDI into Vietnam. Specifically, we apply knowledge-capital model to examine the impacts of FTAs on flows of FDI from 24 countries into Vietnam for period of 2005 – 2017. Keywords: FTA, FDI, knowledge-capital model, Vietnam. 1. Giới thiệu Kể từ sau giai đoạn đổi mới năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường trong đó bao gồm tự do hóa giá cả theo hướng thị trường, chính sách tỷ giá phù hợp, hệ thống tài chính ổn định, giảm bớt độc quyền của doanh nghiệp nhà nước và ủng hộ sự phát triển của kinh tế tư nhân. Nhờ đó, trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao, kinh tế vĩ mô ổn định, thương mại phát triển và công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành tích nhất định. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống Kê (TCTK), trong giai đoạn 2007 – 2017, GDP thực tế và GDP bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng tương ứng là 6% và 5,4%.Sự tăng trưởng ấn tượng này đã giúp Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với mức thu nhập trung bình trên đầu người là $100 trong năm 1986 lên thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, khoảng $2.000 trong năm 2014. Việt Nam đã được xem như là một ví Hoàng Thanh Hiền, , Đại học Duy Tân Huỳnh Thị Diệu Linh, Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng 31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG dụ điển hình về thành công trong chuyển đổi kinh tế và là hình mẫu cho các quốc gia khác tham khảo và học tậpNhững thành tựu kinh tế nói trên là kết quả tất yếu đến từ việc Chính phủ Việt Nam đã ủng hộ việc tự do hóa thương mại gắn với hội nhập kinh tế toàn cầu. Một trong những bước đi đầu tiên là việc đưa ra Luật Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 1987, tiếp theo đó là việc tham gia vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Điển hình như: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 1998 và Hội nghị Á - Âu vào năm 2001. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tính đến cuối năm 2017, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 16 FTA; đây là một con số rất ấn tượng đối với một nước Châu Á đang trên đà phát triển. Trong số 16 FTA này có 12 FTA đã được thực thi (7 trong 12 FTA này được thực thi với tư cách là thành viên ASEAN, FTA còn lại là với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, liên minh Kinh tế Á Âu và cuối cùng là FTA mới nhất CPTPP); 1 FTA đã kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA); 3 FTA đang đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA với Isarel và với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA). 1 Các nghiên cứu về tác động của FTA hiện nay thường tập trung vào tác động của FTA lên thương mại và phúc lợi xã hội, trong khi đó vẫn còn có ít những nghiên cứu về tác động của FTA lên dòng vốn FDI vào quốc gia thành viên. Ở một khía cạnh, FTA có thể làm tăng FDI thông qua việc mở rộng thị trường tại quốc gia tiếp nhận đầu tư (vertical Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan. 1 32 FDI) (Kim, 2007). Tuy nhiên, FTA cũng có thể có tác động xấu lên FDI khi mà nhà đầu tư quyết định tập trung nhà máy tại một quốc gia và xuất khẩu đến các quốc gia khác nhằm khai thác lợi thế theo quy mô sản xuất (horizontal FDI) (Neary, 2002; Li et al., 2016). Theo Blomström and Kokko (1999), tác động của các hiệp định thương mại tự do phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí địa lý của quốc gia thành viên hoặc vùng, khả năng cạnh tranh của các công ty nội địa trong vùng liên kết và động cơ của các nhà đầu tư nước ngoài. Để chứng minh cho nhận xét này, Blomström and Kokko (1999) đã nghiên cứu 3 trường hợp hội nhập khu vực bao gồm Canada-Mỹ, Mỹ-Mexico và khối MERCOSUR. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy hiệp định thương mại tự do Canada – Mỹ (CUSFTA) có ảnh hưởng rất ít đến luồng vốn FDI từ Mỹ đến Canada. Ngược lại, việc Mexico gia nhập NAFTA đã tạo ra động lực rất lớn thúc đẩy luồng vốn FDI từ Mỹ và Canada chảy vào nước này. Trong khi đó hiệp ước MERCOSUR lại tạo ra các tác động khác nhau với các nước thành viên. Trong các nghiên cứu chung về mối liên hệ giữa FTA và FDI, các nghiên cứu hiện nay thường cho thấy mối quan hệ tích cực nhiều hơn là tiêu cực. Tuy nhiên hiện nay có rất ít các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FTA đến FDI tùy theo từng cấp độ phát triển của các quốc gia đầu tư, ví dụ như sự khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong quyết định đầu tư ra nước ngoài. Bài viết này nhằm mục đích giải quyết vấn đề này dựa trên số liệu về FTA và FDI của Việt Nam. Chúng tôi sẽ thử áp dụng mô hình knowledge-capital để đánh giá tác động của các hiệp định FTA mà Việt Nam đã kí kết với các đối tác trong giai đoạn 2005 – 2017. Bài viết gồm 4 phần, phần thứ nhất sẽ trình bày về các lập luận chính liên quan đến mô hình knowledge-capital. Phần thứ 2 sẽ TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019 trình bày về các mô hình, số liệu, phương pháp phân tích, cũng như những vấn đề trong nghiên cứu mô hình kinh tế định lượng. Phần thứ 3 sẽ là kết quả nghiên cứu. Cuối cùng sẽ là phần kết luận. 2. Khái niệm và giả thuyết Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về thương mại quốc tế tập trung vào động cơ để các công ty đa quốc gia (Multinational enterprises – MNEs) ra quyết định đầu tư vào một quốc gia. Có thể chia các nghiên cứu này theo 3 dòng chính: mô hình động cơ chiều ngang, hay còn được gọi là Horizontal FDI (H-FDI), (Markusen & Venables, 1998); mô hình động cơ chiều dọc, vertical FDI (VFDI), (Helpman, 1984; Helpman & Krugman, 1985); và mô hình knowledgecapital (Markusen & Maskus, 2001), mà trong đó đã bao gồm cả mô hình FDI chiều dọc và FDI chiều ngang. FDI theo chiều ngang bao gồm các công ty đa quốc gia lựa chọn điểm đến đầu tư gần với thị trường khách hàng nhằm mục đích hạn chế chi phí thương mại (trade costs). Các công ty đa quốc gia phải lựa chọn giữa lợi thế của việc tăng quy mô kinh tế (economies of scale) và sử dụng chiến lược nhảy tránh thuế (tariff-jumping). Nếu các công ty đa quốc gia lựa chọn đặt nhà máy tại quê nhà, họ sẽ khai thác được lợi thế của tăng quy mô kinh tế, tuy nhiên, lại bị tăng chi phí biên do phải xuất khẩu đến quốc gia đối tác. Ngược lại, nếu họ đặt nhà máy tại tất cả các thị trường tiềm năng thì sẽ giúp hạn chế chi phí thương mại (phí vận chuyển và thuế) nhưng lại phải trả chi phí đầu tư cho tài sản cố định tại nước chủ nhà (Jang, 2011). Các nhân tố chính tác động đến H-FDI bao gồm thị trường tiềm năng và chi phí thương mại. Khi chi phí thương mại tăng, các công ty đa quốc gia sẽ có xu hướng đầu tư vào các thị trường tiềm năng để phục vụ khách hàng mục tiêu. Khi chi phí thương mại giảm, họ sẽ tập trung tại một quốc gia và phục vụ thị trường tiềm năng bằng cách xuất khẩu thay vì FDI. Như vậy trong mô hình HFDI, thương mại và FDI sẽ thay thế cho nhau. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI sẽ có xu hướng đầu tư vào các thị trường lớn vì khi đó chi phí đầu tư tài sản cố định sẽ được đền bù bằng doanh thu và lợi nhuận tạo ra từ thị trường đó. Có thể nói là horizontal FDI sẽ tăng cùng với chi phí thương mại và thị trường tiềm năng của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Khác với H-FDI, V-FDI được thúc đẩy bởi mong muốn thực hiện hoạt động sản xuất dựa trên nền tảng lao động có tay nghề hoặc lao động giản đơn ở các địa phương mà lực lượng lao động đó chiếm phần lớn. Sau khi sản xuất hàng hóa tại quốc gia tiếp nhận đầu tư, doanh nghiệp V-FDI sẽ đưa hàng hóa đó về lại quê nhà để phục vụ khách hàng trong nước (Jang, 2011). Các yếu tố chính làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp V-FDI sẽ bao gồm chi phí thương mại và sự khác biệt về kĩ năng giữa quê nhà và quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư. Khi chi phí thương mại tại nước tiếp nhận đầu tư tăng lên, doanh nghiệp V-FDI sẽ phải nhập khẩu hàng hóa với chi phí cao hơn. Trong trường hợp khác biệt về kĩ năng giữa quê nhà và nước tiếp nhận đầu tư tăng lên, tiền lương tương ứng cho lao động kỹ năng thấp sẽ giảm xuống. Do đó doanh nghiệp sẽ có xu hướng tăng đầu tư và sản xuất với chi phí thấp tại nước tiếp nhận vốn đầu tư. Như vậy V-FDI sẽ tăng trong trường hợp chi phí thương mại giảm xuống và khác biệt kỹ năng tăng lên. Như vậy trong mô hình V-FDI, thương mại và đầu tư có xu hướng bổ sung cho nhau. Do chúng ta thường không có được thông tin để phân biệt 2 loại hình FDI trên, nên mô hình knowledge-capital (K-C) đã kết hợp cả 33 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2 loại động lực, chiều ngang và chiều dọc, để phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến FDI. Trong mô hình K-C cơ bản, Carr et al. (2001) đã chứng minh chi phí thương mại có tác động tích cực đến luồng vốn FDI khi mà sự khác biệt về kỹ năng giữa quê nhà và nước nhận đầu tư là không đáng kể. Trong khi đó, chi phí thương mại lại có tác động tiêu cực đến luồng vốn FDI khi mà sự khác biệt về kỹ năng tăng lên. Điều này cho thấy rằng khi chi phí thương mại đi xuống thì sự giảm sút của H-FDI sẽ cao hơn sự tăng lên của V-FDI trong trường hợp có ít sự khác biệt về kỹ năng giữa quê nhà và nước nhận đầu tư. Ngược lại, khi sự khác biệt về kỹ năng giữa 2 nước cao thì khi chi phí thương mại giảm xuống, V-FDI sẽ tăng nhanh hơn sự giảm sút của vốn H-FDI. Như tất cả chúng ta đều biết, một trong các mục đích chính của việc kí kết FTA là để giảm chi phí thương mại giữa các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, trình độ khoa học công nghệ giữa các quốc gia phát triển (developed countries) và các quốc gia đang phát triển (developing countries) có một khoảng cách không nhỏ. Do Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia đang phát triển, nên trong nghiên cứu này chúng tôi đưa ra 2 giả thuyết cho 2 nhóm các nước đang có vốn FDI đầu tư tại Việt Nam. Giả thuyết 1: do H-FDI sẽ chiếm phần lớn so với V-FDI trong các nước thuộc nhóm quốc gia đang phát triển, có sự khác biệt về kỹ năng không cao, FTA sẽ tạo tác động tiêu cực lên luồng vốn FDI từ các nước đang phát triển vào Việt Nam. Giả thuyết 2: Ngược lại, sự khác biệt về kỹ năng giữa các quốc gia phát triển và Việt Nam là rất đáng kể, nên V-FDI sẽ chiếm ưu thế so với H-FDI. Do đó, FTA sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực lên luồng vốn FDI từ các nước phát triển vào Việt Nam. 3. Mô hình, phương pháp ước lượng và dữ liệu 3.1. Mô hình Để đánh giá tác động của FTA lên FDI, chúng tôi sử dụng mô hình đã được đề cập bởi Carr et al. (2001) và Egger and Pfaffermayr (2004). Carr et al. (2001) đã ước lượng mô hình knowledge-capital với các biến độc lập liên quan đến đặc điểm của từng quốc gia bao gồm kích thước của nền kinh tế, thương mại và chi phí đầu tư. Egger and Pfaffermayr (2004) đã thêm vào mô hình knowledge-capital biến độc lập hiệp định đầu tư song phương (bilateral investment treaties - BIT). Dựa trên các nghiên cứu này chúng tôi đề xuất mô hình dùng cho nghiên cứu này như sau. (1) Trong đó i, j, t tương ứng là quốc gia đối tác của Việt Nam, Việt Nam và yếu tố thời gian trong dữ liệu. Biến phụ thuộc, , là luồng vốn FDI từ các quốc gia đối tác vào Việt Nam. Các biến độc lập, đại diện cho kích thước nền kinh tế của các cặp quốc gia đối tác và Việt Nam. Biến, 34 , thể hiện sự tương đương về kích thước nền kinh tế giữa quốc gia đối tác và Việt Nam. Giá trị simi càng cao thì kích thước nền kinh tế của quốc gia đối tác và Việt Nam càng gần nhau. Biến, , thể hiện sự khác biệt về kỹ năng giữa quốc gia đối tác và Việt Nam. FTA là biến giả, và có giá trị bằng 1 nếu quốc gia đối tác và Việt Nam đã có ký kết FTA tại năm t. BIT là biến giả, và có giá trị bằng 1 nếu quốc gia đối tác và Việt Nam đã có ký TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019 kết hiệp định đầu tư song phương tại năm t. Trong trường hợp một quốc gia đồng thời kí kết BIT và FTA với Việt Nam thì biến FTA sẽ thay thế cho biến BIT do các điều kiện trong FTA đã bao gồm cả đầu tư và thương mại. Chi tiết các hiệp định FTA và BIT đã kí kết của Việt Nam trong mẫu nghiên cứu của bài viết này sẽ được trình bày cụ thể trong mục 3.3 của bài viết. tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia. Cuối cùng tương ứng sẽ là hiệu ứng cố định theo thời gian và sai số của mô hình. Bảng 1 sẽ cung cấp chi tiết về biến độc lập và biến phụ thuộc sử dụng trong mô hình. OPEN thể hiện độ mở về mặt thương mại của các quốc gia đối tác và Việt Nam. Độ mở về mặt thương mại được đo bằng tỉ lệ % của Bảng 1. Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình Biến Định nghĩa i Quốc gia đối tác với Việt Nam j Việt Nam FDIijt Luồng vốn FDI từ quốc gia i vào Việt Nam trong năm t (theo giá cố định 2010) Logarit của FDIijt GDPit và GDPjt GDP tương ứng của i và Việt Nam trong năm t (theo giá cố định 2010). Logarit của (GDPit + GDPjt) 1 sau khi FTA được kí kết giữa quốc gia i và Việt Nam tại năm t, 0 nếu chưa kí kết. Trung bình cộng của độ mở thương mại giữa quốc gia i và Việt Nam tại năm t 1 sau khi BIT được kí kết giữa quốc gia i và Việt Nam tại năm t, 0 nếu chưa kí kết. Logarit khoảng cách địa lý giữa quốc gia i và Việt Nam Biến giả theo năm (Year dummies) 3.2. Phương pháp ước lượng Thông thường chúng ta sẽ sử dụng fixed effect (FE) hoặc random effect (RE) khi ước lượng mô hình có dữ liệu theo dạng bảng. Tuy nhiên do ở đây chúng ta sử dụng nhiều biến giả trong mô hình nên việc sử dung FE không còn phù hợp. Bên cạnh đó khi chúng tôi dùng Hausman test để kiểm tra xem có thể sử dụng RE để ước lượng mô hình hay không, thì kết quả kiểm tra cho thấy là việc ước lượng bằng RE là không phù hợp và có 35 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thể dẫn đến việc sai lệch trong kết quả (pvalue của Hausman test < 0.05). Do vì những lí do trên chúng tôi buộc phải sử dụng pooled OLS để ước lượng phương trình (1). Chúng tôi sử dụng thêm biến giả thời gian trong ước lượng để tăng độ tin cậy và giảm độ chệch của mô hình. Bên cạnh đó chúng tôi cũng ước lượng phương trình (1) với các biến độc lập trễ 1 năm để hạn chế sự liên quan (nếu có) giữa các biến độc lập và sai số (error term) của mô hình. Ngoài ra, dữ liệu bảng sẽ có khả năng tồn tại các hiện tượng tương quan chéo (crosscorrelation), hiện tượng tự tương quan (autocorrelation) và hiện tượng phương sai không đồng nhất (heteroskedasticity). Khi có các hiện tượng này thì sai số chuẩn được tính theo cách thông thường sẽ bị chệch và tạo ra giá trị t-statistic không chính xác. Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp tính sai số chuẩn robust trong Stata để giải quyết các hiện tượng này. 3.3. Dữ liệu Dữ liệu dùng trong nghiên cứu này bao gồm 312 quan sát từ 24 quốc gia đối tác chính của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017. Trong đó bao gồm 13 quốc gia đang phát triển và 11 quốc gia phát triển.2 Số liệu đều được chuyển về giá cố định năm 2010. Các số liệu về FDI được trích xuất từ niên giám thống kê của Tổng cục thống kê (GSO) và ASEAN secretariat. Số liệu về GDP, GDP trên đầu người, độ mở về thương mại được lấy từ cơ sở dữ liệu của United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD). Dữ liệu về FTA và BIT được lấy từ trang www.trungtamwto.vn của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2 Trong số các quốc gia thuộc khối ASEAN, chúng tôi không sử dụng số liệu từ Indonesia, Cambodia, Myanmar và Lào. Lí do là các nước này số liệu FDI vào Việt Nam rất ít, và không đầy đủ theo dữ liệu năm như yêu cầu phân tích. 36 (VCCI). Cuối cùng dữ liệu về khoảng cách song phương được lấy từ trang web của Time and Date AS (http://www.timeanddate.com). Bảng 2 sẽ cung cấp thông tin tổng quan về dữ liệu. Bảng 3 sẽ cung cấp tên các quốc gia lấy mẫu trong nghiên cứu. Bảng 4 cung cấp chi tiết về các FTA/BIT đã ký kết giữa Việt Nam và 24 quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Bảng 2. Tóm tắt các chỉ số các biến sử dụng Variable Obs Mean Min Max fdi 312 4.79 0.00 9.25 sgdp 312 13.71 11.36 16.68 simi 312 -2.11 -4.72 -0.75 dsk 312 2.91 0.46 4.25 FTA 312 0.33 0.00 1.00 BIT 312 0.67 0.00 1.00 OPEN 312 1.29 0.64 3.03 dist 312 8.51 6.77 9.65 Nguồn: tính toán của tác giả. Bảng 3. 24 quốc gia đối tác chính của Việt Nam Quốc gia phát triển (11) Quốc gia đang phát triển (13) Australia, Canada, Denmark, Germany, France, Italy, Japan, Netherlands, Switzerland, United Kingdom (UK), United States British Virgin Islands, Brunei, Cayman island, China, Fed. Russian, Hongkong SAR (China), Korea, Malaysia, Phillipines, Samoa, Singapore, Taiwan, Thailand Nguồn: tính toán của tác giả. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019 Bảng 4. Các FTA và BIT đã kí kết liên quan đến mẫu nghiên cứu AFTA Năm hiệu lực 1999 Đối tác Các quốc gia ASEAN bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. ACFTA 2005 ASEAN + Trung Quốc AKFTA 2007 ASEAN + Hàn Quốc AJCEP 2008 ASEAN + Nhật Bản VJEPA 2009 Nhật Bản và Việt Nam AANZFTA 2009 ASEAN + Úc và New Zealand VKFTA 2016 Việt Nam và Hàn Quốc VN-EAEU 2016 Việt Nam, Nga, FTA Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan Các BIT đã ký kết trong mẫu nghiên cứu Đối tác Năm thực hiện Việt Nam – China 1993 Việt Nam – Korea 2004 Việt Nam – Taiwan 1993 Việt Nam – Fed. Russian 1996 Việt Nam – Australia 1991 Việt Nam – Denmark 1994 Việt Nam – Germany 1998 Việt Nam – France 1994 Việt Nam – Italy 1994 Việt Nam – UK 2002 Việt Nam – Switzerland 1992 Việt Nam – Netherlands 1995 Nguồn: tổng hợp của tác giả từ nguồn của trung tâm WTO và UNCTAD. 4. Kết quả ước lượng 4.1. Kết quả chính Bảng 4 là kết quả ước lượng phương trình (1) sử dụng phương pháp pooled OLS. Ở cột (1), chúng tôi thực hiện ước lượng với toàn bộ mẫu. Kết quả ước lượng cho từng nhóm các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển được trình bày tương ứng tại cột 2 và cột 3 của Bảng 4. Bảng 4: Kết quả ước lượng pooled OLS, 2005 2017 FTA sgdp Toàn bộ (1) Các nước đang phát triển (2) Các nước phát triển (3) fdi fdi fdi 0.448* -0.713** 1.361** (0.225) (0.214) (0.486) -0.149 -0.638*** -0.232 (0.146) (2.249) (0.0788) simi -1.490 *** (0.133) dsk dist BIT 0.855 *** (0.202) 1.514 *** -1.507 (2.431) -0.181 (0.145) (0.141) (0.976) -1.640*** -1.820*** -1.407*** (0.225) (0.269) (0.366) 0.547 * (0.259) OPEN -1.922 *** 0.979 *** 3.818 *** (0.404) 0.782 ** -1.048** (0.317) 4.140*** (0.252) (0.246) (1.200) constant 13.04*** 17.19*** 13.79 (2.354) (2.989) (27.77) Year Yes dummy Số quan 312 sát R2 0.445 Yes Yes 169 143 0.606 0.550 adj. R2 0.556 0.481 0.409 37 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ghi chú: Sai số chuẩn trong ngoặc đơn: * p < 0.05, ** p < 0.01, *** p < 0.001 Để giảm bớt độ dài của bảng biểu, chúng tôi không đưa kết quả của biến giả thời gian vào bảng. Mô hình được ước lượng với sai số chuẩn của ma trận hiệp phương sai bằng phương pháp HuberWhite. Kết quả ước lượng có ý nghĩa thống kê và phù hợp với giả thuyết đã đưa ra ở phần trên. Chỉ số R bình phương cho chúng ta thấy là mô hình có thể giúp giải thích khoảng từ 41% cho đến 56% dao động trong luồng vốn FDI từ 24 quốc gia vào Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017. Trong trường hợp sử dụng toàn bộ mẫu, thì FTA có tác động tích cực đến luồng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên, khi chia ra thành nhóm nước phát triển và đang phát triển, kết quả cho thấy FTA có tác động tích cực đến luồng vốn FDI từ các quốc gia phát triển và có tác động tiêu cực đến luồng vồn FDI từ các quốc gia đang phát triển. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết của mô hình knowledgecapital mà chúng ta đã đưa ra trong phần trước. Cũng như dự đoán thì khoảng cách giữa các quốc gia, dist, sẽ có tác động tiêu cực đến quyết định đầu tư của các MNEs, và kết quả này không bị ảnh hưởng bởi việc chia nhóm các quốc gia. Bên cạnh đó, kích thước của nền kinh tế các quốc gia thuộc nhóm đang phát triển càng gần giống Việt Nam thì sẽ làm giảm khả năng đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên kết quả này không xuất hiện trong nhóm các quốc gia phát triển. Độ mở thương mại của các nền kinh tế có tác động tích cực đến quyết định đầu tư của các MNEs, và kết quả này không bị ảnh hưởng bởi loại hình FDI theo chiều ngang hay FDI theo chiều dọc cũng như không bị ảnh hưởng bởi nhóm các quốc gia đối tác. 38 Tác động của biến các hiệp định đầu tư song phương, BIT, cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm quốc gia. Cụ thể là ở Cột (1) và Cột (2) của Bảng 4, hệ số của biến này cho thấy là BIT có tác động tích cực cho toàn bộ mẫu và nhóm các nước đang phát triển. Tuy nhiên BIT lại có tác động tiêu cực trong nhóm các nước phát triển khi quyết định đầu tư vào Việt Nam (Cột (3), Bảng 4). Điều này có thể được lý giải một phần bởi trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ sử dụng số liệu chung về các BIT mà Việt Nam đã kí kết mà không đi sâu vào sự khác biệt cụ thể của từng BIT. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng, các BIT sẽ có các tác động riêng rẽ đến dòng vốn FDI tùy theo các điều khoản cụ thể trong từng hiệp định. Tuy nhiên đây không phải là mục tiêu cần phân tích trong nghiên cứu này của chúng tôi. Cuối cùng, biến dsk có tác động tích cực đến FDI vào Việt Nam trong toàn bộ mẫu. Điều này cho thấy là đa số các nhà đầu từ nước ngoài chọn đầu từ vào Việt Nam bởi vì yếu tố lực lượng lao động với tay nghề thấp và giá rẻ nhằm khai thác lợi thế chi phí sản xuất. 4.2. Kiểm định tính bền vững của kết quả Với kết quả ước lượng có ý nghĩa thống kê trong các mô hình nghiên cứu được đề xuất, phương pháp pooled OLS vẫn có thể gặp phải vấn đề nội sinh do có sự tự tương quan trong biến phụ thuộc là vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, fdi. Chính vì vậy các mô hình nghiên cứu được xem xét thêm các biến trễ của biến độc lập nhằm hạn chế sự tác động ngược lại của biến phụ thuộc đến các biến độc lập trong mô hình. Đây chính là phương pháp sử dụng biến trễ trong pooled OLS. Bảng 5 sẽ cho chúng ta kết quả ước lượng bằng cách sử dụng biến trễ trong phương trình (1). TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(02) - 2019 Bảng 5. Ước lượng bằng biến trễ của biến giải thích (pooled OLS) L.FTA L.sgdp L.simi L.dsk Toàn bộ (1) Các quốc gia đang phát triển (2) Các quốc gia phát triển (3) fdi fdi fdi * ** 1.694*** 0.535 -0.638 (0.238) (0.224) (0.491) -0.150 -0.612*** -0.820 (0.0839) (0.151) (2.407) -1.534*** -1.955*** -2.179 (0.143) (0.215) (2.610) *** *** 0.874 1.566 -0.500 (0.152) (0.144) (0.990) -1.661*** -1.840*** -1.289** (0.242) (0.283) (0.386) 0.600* 3.842*** -1.006** (0.276) (0.425) (0.335) 1.004*** 0.772** 4.497*** (0.261) (0.251) (1.225) 13.14*** 17.00*** 20.46 (2.545) (3.141) (29.63) Year Yes dummies Yes Yes Số quan 288 sát 156 132 R2 0.449 0.619 0.557 adj. R2 0.412 0.569 0.487 L.dist L.BIT L.OPEN Constant Ghi chú: Standard errors in parentheses: * p < 0.05, ** p < 0.01, *** p < 0.001 Để giảm bớt độ dài của bảng biểu, chúng tôi không đưa kết quả của biến giả thời gian vào bảng. Mô hình được ước lượng với sai số chuẩn của ma trận hiệp phương sai bằng phương pháp HuberWhite. Có thể thấy từ Bảng 4 và Bảng 5 là việc sử dụng biến trễ của biến độc lập trong ước lượng mô hình không làm thay đổi rõ rệt về mặt kết quả. Các hệ số của các biến giải thích trong Bảng 5 đều có cùng dấu như trong Bảng 4 và có độ lớn gần như tương đương. Điều này đã khẳng định thêm tính bền vững của kết quả nghiên cứu. 5. Kết luận Kết quả phân tích định lượng đã cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa trong việc kí kết các FTA và luồng vốn FDI vào Việt Nam. Tác động của FTA đến FDI sẽ thay đổi tùy theo môi trường của các quốc gia thành viên. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã cho thấy FTA cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến FDI và điều này phụ thuộc vào sự phát triển của các quốc gia đối tác. Cụ thể là trong nhóm các quốc gia đang phát triển, việc kí kết FTA có thể mang lại tác động tiêu cực cho luồng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên vì lí do thiếu hụt số liệu, nghiên cứu này chỉ mới xem xét nguồn vốn FDI vào Việt Nam mà chưa xem xét đến luồng vốn FDI từ Việt Nam đến các nước thành viên. Thêm vào đó, các quốc gia được lựa chọn trong nghiên cứu này có một số quốc gia có luồng vốn FDI rất lớn vào Việt Nam, tuy nhiên lại không phải là thành viên của các hiệp định FTA. Ngoài ra một số nước trong khối ASEAN, như Cambodia, Laos, Indonesia, Myanmar, tuy có ký kết FTA với Việt Nam từ rất sớm, nhưng lại không có đầy đủ số liệu về FDI từ các nước này. Chúng tôi buộc phải đưa các nước này ra khỏi bộ mẫu nghiên cứu khi ước lượng mô hình. Điều này có thể làm thay đổi một phần kết quả ước lượng. Ngoài ra khi có đầy đủ số liệu chúng ta có thể chia nhóm nước theo mức thu nhập thay vì theo cấp độ phát triển để kiểm tra tính bền vững của mô hình. 39 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÀI LIỆU THAM KHẢO Blomström, Magnus, & Kokko, Ari. (1999). Regional integration and foreign direct investment: A conceptual framework and three cases: The World Bank. Carr, David L, Markusen, James R, & Maskus, Keith E. (2001). Estimating the knowledgecapital model of the multinational enterprise. American Economic Review, 91(3), 693708. Egger, Peter, & Pfaffermayr, Michael. (2004). The impact of bilateral investment treaties on foreign direct investment. Journal of comparative economics, 32(4), 788-804. Helpman, Elhanan. (1984). A Simple Theory of International Trade with Multinational Corporations. Journal of Political Economy, 92(3), 20. Helpman, Elhanan, & Krugman, Paul. (1985). Market structure and international trade: MIT Press Cambridge. Jang, Yong Joon. (2011). The impact of bilateral free trade agreements on bilateral foreign direct investment among developed countries. The World Economy, 34(9), 1628-1651. Kim, Young-Han. (2007). Impacts of regional economic integration on industrial relocation through FDI in East Asia. Journal of policy modeling, 29(1), 165-180. Li, Qiaomin, Scollay, Robert, & Maani, Sholeh. (2016). Effects on China and ASEAN of the ASEAN-China FTA: The FDI perspective. Journal of Asian Economics, 44, 1-19. Markusen, James R, & Maskus, Keith E. (2001). General-equilibrium approaches to the multinational firm: A review of theory and evidence. Markusen, James R., & Venables, Athony J. (1998). Multinational firms and the new trade theory. Journal of International Economics, 46, 183-203. Neary, J Peter. (2002). Foreign direct investment and the single market. The Manchester School, 70(3), 291-314. 40
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.