Sử dụng WGT12 để dạy học môn Địa lí lớp 12 trung học phổ thông

pdf
Số trang Sử dụng WGT12 để dạy học môn Địa lí lớp 12 trung học phổ thông 8 Cỡ tệp Sử dụng WGT12 để dạy học môn Địa lí lớp 12 trung học phổ thông 8 MB Lượt tải Sử dụng WGT12 để dạy học môn Địa lí lớp 12 trung học phổ thông 0 Lượt đọc Sử dụng WGT12 để dạy học môn Địa lí lớp 12 trung học phổ thông 2
Đánh giá Sử dụng WGT12 để dạy học môn Địa lí lớp 12 trung học phổ thông
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 112-119 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0067 SỬ DỤNG WGT12 ĐỂ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thanh Xuân Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. WebGIS là một dạng bản đồ đặc biệt, có vai trò quan trọng trong dạy học địa lí, nhưng vẫn còn mới lạ đối với Việt Nam. WGT12 là ứng dụng webGIS do tác giả xây dựng, đã được đưa vào giảng dạy thực nghiệm. Bài báo này trình bày một số yêu cầu khi sử dụng WGT12 và quy trình tổ chức dạy học Địa lí 12 – THPT bằng webGIS đối với dạy học nhóm lớn và nhóm nhỏ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí. Từ khóa: WebGIS, webGIS mã nguồn mở, Địa lí 12, quy trình dạy học địa lí. 1. Mở đầu Bản đồ là kênh hình đặc trưng và có vai trò rất quan trọng trong dạy học địa lí, nó không chỉ là phương tiện, thiết bị dạy học mà còn là nguồn học liệu, tri thức mới trong các bài học địa lí [3, 10]. WebGIS có thể coi là một dạng bản đồ đặc biệt với nhiều ưu điểm: dữ liệu địa lí được phân phối thông qua môi trường Internet, dễ dàng cập nhật, linh hoạt về giao diện thể hiện, dễ dàng mang theo bên mình (Xuất phát từ thuật ngữ "Bring Your Own Device” (BYOD) với xu hướng ngày càng nhiều người dùng các thiết bị thông minh di động có kết nối Internet để sử dụng webGIS), không chỉ hiển thị dữ liệu mà còn có thể phân tích dữ liệu,… [1]. Từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng webGIS vào giảng dạy địa lí cho học sinh phổ thông [8], tuy nhiên, vấn đề này tại Việt Nam còn bỏ ngỏ hoặc vận dụng rất hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu và thử nghiệm sử dụng webGIS trong dạy học địa lí ở nước ta là một hướng đi rất đáng lưu tâm và là nhu cầu thiết thực trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Địa lí 12 - THPT là môn học giúp học sinh (HS) có những kiến thức cơ bản, nền tảng về đặc điểm tự nhiên, dân cư và nền kinh tế - xã hội của Việt Nam, những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi HS sinh sống nói riêng. Hệ thống các bản đồ dùng trong dạy học Địa lí 12 - THPT chủ yếu có nguồn từ bản đồ in trong sách giáo khoa và atlat địa lý Việt Nam. Giáo viên (GV) có thể tìm kiếm thêm nguồn tư liệu bản đồ từ ứng dụng Google maps và các website khác nhưng webGIS dành riêng cho dạy học Địa lí 12 thì chưa thấy tác giả nào công bố. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả trình bày những nét cơ bản nhất về quy trình, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học địa lí thông qua việc sử dụng webGIS WGT12 (WebGIS for Geography Teaching), áp dụng đối với nhóm lớn và nhóm nhỏ - là 2 dạng của hình thức tổ chức dạy học trên lớp phổ biến nhất hiện nay [4], nhằm hỗ trợ GV và HS vận dụng, khai thác WGT12 đạt hiệu quả cao. Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 20/4/2018. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thanh Xuân. Địa chỉ e-mail: mrthanhxuan@gmail.com 112 Sử dụng WGT12 để dạy học môn Địa lí lớp 12 trung học phổ thông 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giới thiệu WGT12 và một số yêu cầu khi sử dụng WGT12 là ứng dụng webGIS hỗ trợ dạy học Địa lí lớp 12 – THPT do tác giả xây dựng bằng các mã nguồn mở (WGT12 được truy cập tại địa chỉ: http://vngis.tk), đang trong quá trình dạy thực nghiệm tại một số trường THPT (Một số trường tại 4 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Nguyên và Thái Bình), bước đầu thu được các kết quả khả quan, được sự đón nhận của GV và HS. Ứng dụng được tác giả xây dựng nhằm hỗ trợ tổ chức nhiều dạng hoạt động dạy học trong và ngoài lớp, đáp ứng nhiều trình độ GV và phát triển năng lực cho HS. WGT12 không đơn giản là tập hợp các bản đồ số trực tuyến, mang tính chất tư liệu minh họa, mà nó có nhiều tính năng có thể vận dụng khai phá tri thức mới cho HS. Tác giả đã triệt để phân tách dữ liệu các bản đồ thành từng lớp riêng biệt, tổ chức dạng cây thư mục các nhóm dữ liệu chuyên đề (Hình 1), thuận tiện cho quản lý và tái sử dụng các lớp dữ liệu. Hình 1. Giao diện của WGT12 Có nhiều khái niệm về webGIS và được tiếp cận ở các góc độ khác nhau [2, 5, 6, 8, 9], tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản và bản chất nhất đó là một dạng bản đồ trực tuyến (online) với 2 phần: phần công nghệ web và phần hệ thống thông tin địa lí (GIS) kết hợp chặt chẽ với nhau. Theo đó, các lớp bản đồ và dữ liệu thông tin địa lí được phân phối trên không gian mạng, không phụ thuộc và liên quan gì tới các phần mềm GIS ở phía người dùng. Vì vậy cần phải có mạng internet để truy cập tới địa chỉ webGIS thông qua trình duyệt web thông dụng. Hiện nay, nhiều trường phổ thông cũng đã trang bị hệ thống dịch vụ mạng (có dây hoặc không dây) để phục vụ dạy học nên tương đối thuận lợi, trên thực tế trong quá trình dạy thực nghiệm, một số nơi tín hiệu wifi quá yếu hoặc không có đã được tác giả xử lý bằng cách dùng bộ phát wifi di động cá nhân hoặc USB 3G, 4G. Cơ sở vật chất tối thiểu trong lớp học cần có máy tính/laptop và máy chiếu (projector)/màn hình LCD cỡ lớn. Nếu HS được sử dụng một phòng học chức năng có nhiều máy tính nối mạng thì các hoạt động học tập sử dụng webGIS càng phát huy hiệu quả rõ rệt (Tác giả đã thực nghiệm 1 tiết học địa lí dùng WGT12 trong phòng học ICT của THPT Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là phòng học đa phương tiện hiện đại bậc nhất cả nước, được đối tác Hàn Quốc tài trợ.) 113 Nguyễn Thanh Xuân WGT12 được xây dựng nhằm phục vụ dạy học Địa lí 12 - THPT, do đó, GV ngoài việc vững vàng về kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy, cần thiết phải có sự am hiểu và thành thục nhất định về công nghệ thông tin (CNTT) để có thể thao tác cơ bản với webGIS như: phóng to, thu nhỏ, bật/tắt các lớp dữ liệu, sắp xếp theo thứ tự các lớp dữ liệu, di chuyển bản đồ (Phần trợ giúp (Help) trên WGT12 đã bao gồm hướng dẫn sử dụng webGIS cơ bản), … Trước mỗi bài học, GV nên chuẩn bị một kịch bản sử dụng webGIS cho riêng mình. Đó là một bảng tổng hợp các hoạt động dự kiến diễn ra trên lớp học đối với một bài học cụ thể, bao gồm địa chỉ, phạm vi kiến thức áp dụng, các thao tác, dữ liệu sử dụng từ WGT12 (lớp bản đồ nền, thứ tự lớp bản đồ chuyên đề, bookmark bản đồ (Bookmark là một trong những tính năng thú vị của WGT12, cho phép lưu lại không gian hiển thị trên trình duyệt web gồm các lớp dữ liệu, bản đồ được kích hoạt kể cả thứ tự sắp xếp của chúng; tỉ lệ bản đồ; giới hạn hiển thị bản đồ. Tính năng này rất hữu ích khi cần gọi nhanh một bản đồ có rất nhiều lớp dữ liệu đã được GV chuẩn bị từ trước),…) và các câu hỏi, tình huống để HS khai thác bản đồ đó (Bảng 1). Cần lưu ý rằng, không phải đơn vị kiến thức nào trong sách giáo khoa cũng lạm dụng sử dụng webGIS, trong dạy học địa lí vẫn cần kết hợp sử dụng các dạng kênh hình khác (biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, …) nhằm tăng hiệu quả tiếp thu kiến thức của HS. Bảng 1. Ví dụ về kịch bản sử dụng WGT12 Địa chỉ áp dụng Bài 30, mục 1 a.Đường ô tô Thao tác/Dữ liệu - Bản đồ nền: Google Streets, mức độ phóng đại 6 - Lớp chuyên đề: Hành chính (bật lớp đường biên giới, lớp đường bờ biển); Giao thông (bật lớp đường bộ) - Lưu bookmark, đặt tên Hoạt động học tập GV tổ chức cho HS quan sát bản đồ và trả lời các câu hỏi: - Mạng lưới đường ô tô nước ta phát triển như thế nào? - Những tuyến đường nào đóng vai trò rất quan trọng đối với giao thông đường bộ ở nước ta? Kịch bản sử dụng webGIS càng chi tiết càng có giá trị cao, giúp GV làm chủ và vận dụng linh hoạt. Đối với GV mới sử dụng WGT12, thao tác lưu bookmark khi chuẩn bị bài ở nhà rất có ý nghĩa, giúp GV có thể nhanh chóng kích hoạt các bản đồ để tổ chức dạy học. Đến khi GV đã thành thạo các thao tác bật/tắt các lớp dữ liệu trên webGIS thì có thể không cần lưu bookmark nữa. WGT12 có thể khai thác để HS thực hiện các dự án học tập hoặc một số dạng bài tập về nhà, tuy nhiên cần sử dụng đến một số tính năng nâng cao của webGIS, vì vậy GV cần dành thời gian để hướng dẫn HS thực hành với webGIS, đồng thời các nhóm thực hiện dự án đều phải có HS thành thục về CNTT. 2.2. Tổ chức dạy học Địa lí 12 bằng WGT12 Dạy học trên lớp bao gồm nhiều hoạt động học tập của GV và HS được thực hiện thông qua nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau. Quá trình đó, thường được diễn ra theo trình tự gồm: GV giao nhiệm vụ, HS giải quyết nhiệm vụ, HS trình bày sản phẩm học tập, GV nhận xét, đánh giá và giao nhiệm vụ mới. Đây là một chu trình khép kín, tuần hoàn liên tiếp, được mỗi GV vận dụng thực hiện bằng những cách thức khác nhau trong mỗi hình thức tổ chức dạy học. WebGIS có thể được sử dụng trong toàn bộ các khâu của tiến trình dạy học trên nhưng cũng có thể chỉ phát huy tác dụng ở một vài khâu, phụ thuộc vào cách thức tổ chức của GV và năng lực của HS. Dưới đây, tác giả tập trung trình bày cách thức sử dụng WGT12 áp dụng cho 2 hình thức tổ chức dạy học trên lớp phổ biến nhất hiện nay, nhìn từ kinh nghiệm thực tiễn. 114 Sử dụng WGT12 để dạy học môn Địa lí lớp 12 trung học phổ thông 2.2.1. Đối với nhóm lớn Dạy học nhóm lớn được dùng cùng nghĩa với dạy học cả lớp [4], là cách gọi của tác giả nhằm phân biệt với dạy học nhóm nhỏ. Hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH) này giúp GV có điều kiện cung cấp lượng kiến thức thông tin nhiều hơn, đối tượng tiếp nhận thông tin là HS cũng lớn hơn; tạo điều kiện thuận lợi để toàn thể HS tiếp thu kiến thức một cách hệ thống, logic; GV dễ điều hành và quản lí lớp; GV dễ sử dụng các phương tiện dạy học hiện có để thực hiện dạy theo chương trình. Để phát huy tính tích cực của HS, GV cần hạn chế sử dụng hình thức này trong toàn bài, toàn tiết học, kết hợp với các HTTCDH khác, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phổ biến như đàm thoại gợi mở (Hình 2), thảo luận nhóm, … Hình 2. Hoạt động dạy học với nhóm lớn sử dụng WGT12 Trong quá trình thực nghiệm, các GV và tác giả đã xác định và đề xuất quy trình sử dụng webGIS đối với dạy học nhóm lớn gồm các bước cơ bản sau đây (hình 3): Bước 1: GV bật bản đồ trên webGIS Căn cứ theo kịch bản sử dụng webGIS mà GV đã chuẩn bị, khi tới nội dung kiến thức nào cần sử dụng webGIS, GV sẽ kích hoạt bản đồ tương ứng trên WGT12 thông qua việc gọi bookmark đã lưu từ trước, đối với những GV thành thạo thao tác có thể trực tiếp bật các lớp bản đồ chuyên đề. Bước 2: GV dùng webGIS giao nhiệm vụ học tập cho HS GV yêu cầu HS quan sát đồng thời hướng dẫn HS quan sát bản đồ. Sự khác biệt đối với bản đồ truyền thống (bản đồ giấy, atlat, ảnh bản đồ) là bản đồ trên webGIS được bóc tách thành từng lớp riêng biệt, khi bật/tắt các lớp này GV nên hướng HS chú ý tới chúng và giải thích nhanh một số ký hiệu (hình dáng, màu sắc, kích thước) trên bản đồ để HS bước đầu có ấn tượng và bao quát được nội dung chuyên đề. Ngay khi HS có sự tập trung đối với bản đồ, GV đặt các câu hỏi hoặc các nhiệm vụ học tập đối với cả lớp. Câu hỏi nên ngắn gọn, rõ ràng. GV dành thời gian xác định từ 2-3 phút để HS suy nghĩ. HS quan sát và tương tác với webGIS để giải quyết nhiệm vụ. Bước 3: HS dùng webGIS trả lời/trình bày kết quả GV mời HS trả lời. Nếu HS trả lời đúng, GV ghi lại các ý trả lời lên bảng. Nếu HS trả lời chưa chính xác, GV có thể quay trở lại bước trên: cho HS quan sát lại bản đồ, mô tả lại những nội dung HS chưa hiểu và dùng câu hỏi gợi mở khác. GV cũng có thể mời HS khác trả lời thay cho HS trả lời chưa đúng trên. Bước 4: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập bằng WebGIS 115 Nguyễn Thanh Xuân GV tổng hợp ý kiến của HS, chốt kiến thức khai thác thông qua sử dụng webGIS. Trong quá trình dạy học, GV có thể linh hoạt áp dụng quy trình trên, không nhất thiết phải đầy đủ 4 bước trong tất cả các tình huống. Ví dụ, GV có thể bỏ qua nhiều thao tác của bước 2 nếu sử dụng các bản đồ có tính chất tương đương nhau hoặc HS đã quen thuộc các yếu tố đồ họa trên webGIS. Bật bản đồ trên webGIS GV hướng dẫn HS quan sát GV dùng webGIS giao nhiệm vụ học tập Chưa đúng HS dùng webGIS trả lời Đúng GV dùng webGIS chốt kiến thức Hình 3. Quy trình sử dụng webGIS dạy học nhóm lớn 2.2.2. Đối với nhóm nhỏ Dạy học nhóm nhỏ được hiểu đồng nghĩa với dạy học theo nhóm, dạy học hợp tác, thuộc nhóm HTTCDH nhằm tìm tòi tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, theo đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp [4]. Dạy học nhóm nhỏ nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm, phát triển nhiều năng lực (cộng tác, giao tiếp, …) của học sinh. Phương pháp dạy học phổ biến nhất được sử dụng đối với nhóm nhỏ là phương pháp thảo luận nhóm. Làm việc với nhóm nhỏ tiêu tốn thời gian nhiều hơn, sự chuẩn bị của GV cũng cần công phu hơn so với nhóm lớn, tuy nhiên ưu điểm nổi bật nhất là HS được chủ động học hỏi nhau, phát huy năng lực cá nhân, đồng thời, trong cùng thời điểm, triển khai tìm hiểu được nhiều đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa. Tùy từng bài học, GV lựa chọn những đơn vị kiến thức có cùng cấp độ để giao cho các nhóm cùng tìm hiểu. Ví dụ: trong phần sự phát triển của ngành thủy sản có 2 hoạt động là khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản; trong phần vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải có nhiều loại hình như đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không,… Từ quá 116 Sử dụng WGT12 để dạy học môn Địa lí lớp 12 trung học phổ thông trình thực nghiệm, tác giả đề xuất quy trình sử dụng webGIS đối với nhóm nhỏ bao gồm các bước chính sau (Hình 4): Bước 1: GV chia nhóm GV giới thiệu khái quát nội dung nhiệm vụ trước cả lớp, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, sau đó tiến hành chia nhóm. GV có thể sử dụng nhiều kĩ thuật chia nhóm khác nhau (Chia nhóm theo số đếm, theo màu sắc, theo mùa, theo mảnh/hình ghép, theo sở thích,…) nhưng phổ biến nhất là dùng luôn các tổ đã được chia sẵn trong lớp với một nhóm HS ngồi gần nhau, thuận lợi trao đổi chung. Giới thiệu nhiệm vụ & Chia nhóm Phiếu học tập GV hướng dẫn tạo tư liệu từ webGIS hoặc khai thác bản đồ Bổ sung ý kiến Chưa đầy đủ Nhóm HS dùng webGIS hoặc bản đồ thực hiện nhiệm vụ HS báo cáo kết quả Đúng GV dùng webGIS chốt kiến thức Hình 4. Quy trình sử dụng webGIS dạy học nhóm nhỏ Bước 2: GV phát phiếu học tập và các nhóm thực hiện nhiệm vụ HS sử dụng webGIS để làm việc nhóm nhỏ nên điều đặc biệt ở bước này là phiếu học tập GV cung cấp cho các nhóm. Qua thực tế xuống trường THPT, tác giả nhận thấy phần lớn việc dạy học vẫn diễn ra trong lớp học truyền thống như lâu nay cộng với việc có trang bị thêm cơ sở vật chất như máy chiếu, màn chiếu (hình 5.a); rất ít trường có điều kiện đầu tư trang thiết bị hiện đại dạng như phòng ICT với màn hình lớn quanh tường, máy tính nối mạng, mỗi HS hoặc nhóm HS có 1 laptop/thiết bị di động được kết nối với máy GV và được thường xuyên sử dụng (Hình 5.b). Hai không gian và điều kiện học khác nhau này khiến cho việc thiết kế phiếu học tập dành cho các nhóm làm việc với webGIS là hoàn toàn khác nhau. Đối với lớp học như Hình 5.a, việc các nhóm cùng lúc quan sát webGIS trên máy chiếu là không khả thi, do đó GV cần cung cấp tư liệu bản đồ cho nhóm. Bản đồ này được trích xuất từ WGT12 thành dạng ảnh và in kèm trong phiếu học tập (Hình 6.a). Trong khi đó, lớp học như hình 5.b, phiếu học tập cần được chuẩn bị công phu hơn, bao gồm cả hướng dẫn chi tiết của GV để nhóm HS có thể tương tác được với webGIS, thậm chí việc tạo ra tư liệu bản đồ cũng được coi là nhiệm vụ nhóm cần giải quyết (Hình 6.b). 117 Nguyễn Thanh Xuân a.Nhóm nhỏ và phòng học truyền thống b.Nhóm nhỏ và phòng học ICT Hình 5. Nhóm nhỏ làm việc với webGIS a. Phiếu học tập cho nhóm ở phòng học truyền thồng b. Phiếu học tập cho nhóm ở phòng ICT Hình 6. Ví dụ về dạng phiếu học tập dành cho nhóm nhỏ ở 2 kiểu phòng học Bước 3: HS dùng webGIS báo cáo kết quả làm việc nhóm Sau khi kết thúc thời gian thảo luận, GV đề nghị tất cả các nhóm dừng làm việc nhóm và tập trung lên phía bảng, GV mời đại diện nhóm HS báo cáo kết quả. Lúc này, đối với kiểu nhóm lớp truyền thống, GV bật các bản đồ được đánh dấu sẵn (bookmark) tương ứng với phiếu học tập của nhóm đó ở trên webGIS để nhóm trình bày; đối với kiểu nhóm lớp như Hình 5.b, GV mời HS thao 118 Sử dụng WGT12 để dạy học môn Địa lí lớp 12 trung học phổ thông tác trực tiếp với webGIS trên máy tính có kết nối màn hình lớn để cả lớp tiện theo dõi. Trong quá trình HS báo cáo kết quả, nếu HS trả lời chưa đầy đủ, GV có thể mời HS khác trong nhóm bổ sung ý kiến. HS của nhóm khác nếu có phát hiện mới cũng được mời trình bày. Bước 4: GV dùng webGIS chốt kiến thức Sau khi HS báo cáo kết quả làm việc nhóm, GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS, chốt kiến thức bài học kết hợp với sử dụng webGIS để phân tích, giải thích. 3. Kết luận WGT12 là webGIS được xây dựng nhằm hỗ trợ việc dạy học Địa lí 12 với nguồn tư liệu, tri thức bản đồ cập nhật. GV có thể sử dụng webGIS này để tổ chức dạy học với nhiều hình thức khác nhau nhằm kích thích, gia tăng mức độ hứng thú, tập trung của HS, phát triển năng lực của cả GV và HS. Các quy trình dạy học nêu trên được đúc rút từ thực tế nên GV hoàn toàn có thể áp dụng trực tiếp vào giảng dạy Địa lí 12 - THPT. Trong giai đoạn đầu, GV và HS đều sẽ gặp một số bỡ ngỡ và khó khăn nhỏ, tuy nhiên, với xu thế đổi mới hiện nay, việc lựa chọn những nguồn học liệu trực tuyến, trong đó có webGIS trong dạy học địa lí sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] Baker, 2015. WebGIS in Education, Geospatial Technologies and Geography Education in a Changing World, Springer. Black, Cartwright, 2005. Web cartography & web-enabled Geographic Information Systems (GIS): new possibilities, new challenges, ICC2005 Proccedings. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2004. Lí luận dạy học địa lí, Nxb ĐHSP, Hà Nội Đặng Văn Đức, 2005. Lí luận dạy học địa lí (đại cương), Nxb ĐHSP, Hà Nội Edward Mac Gillavry, 2000. Cartographic aspects of WebGIS-software, Department of Cartography Utrecht University. Harder, Christia, 1998. Serving Maps on the Internet, Environmental Systems Research Institute, California. María Luisa de Lázaro y Torres, Rafael De Miguel González, María Jesús González González, 2018. Flipped Teaching: A Useful Method for Cloud-Based GIScience Learning, Handbook of Research on Educational Design and Cloud Computing in Modern Classroom Settings, DOI: 10.4018/978-1-52253053-4.ch016. Mary Fargher, 2018. WebGIS for Geography Education: Towards a GeoCapabilities Approach, ISPRS International Journal of Geo-Information, DOI:10.3390/ijgi7030111. Tan Yigitcanlar, Omur Saygin, 2008. Online Urban Information Systems, Encyclopedia of Decision Making and Decision Support Technologies, DOI: 10.4018/978-1-59904-843-7.ch078. Ngô Thị Hải Yến, 2010. Sử dụng kênh hình để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học Địa lí 9 theo hướng tích cực. Luận án Tiến sĩ. ABSTRACT Using WebGIS for teaching Geography grade 12 Nguyen Thanh Xuan Faculty of Geography, Hanoi National University of Education WebGIS is a special kind of map that plays an important role in geography teaching but is still a novelty in Vietnam. WGT12 is a webGIS application developed by me, which has been teaching for the test. This article presents some of the requirements when using WGT12 and teaching process geography grade 12 with webGIS for class and small group to improve the effectiveness of geography teaching. Keywords: WebGIS, webGIS open source, geography grade 12, teaching process geography. 119
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.