Sử dụng một số phần mềm trong dạy học học phần “Xác suất thống kê” cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây

pdf
Số trang Sử dụng một số phần mềm trong dạy học học phần “Xác suất thống kê” cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây 5 Cỡ tệp Sử dụng một số phần mềm trong dạy học học phần “Xác suất thống kê” cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây 1 MB Lượt tải Sử dụng một số phần mềm trong dạy học học phần “Xác suất thống kê” cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây 0 Lượt đọc Sử dụng một số phần mềm trong dạy học học phần “Xác suất thống kê” cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây 11
Đánh giá Sử dụng một số phần mềm trong dạy học học phần “Xác suất thống kê” cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 76-80 ISSN: 2354-0753 SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN “XÁC SUẤT THỐNG KÊ” CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY Đặng Thị Thúy Hồng Article History Received: 05/5/2020 Accepted: 21/5/2020 Published: 25/5/2020 Keywords software, Statistical Probability, primary education, students. Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây Email: danghong.tthn@gmail.com ABSTRACT In recent years, information technology has been applied in many fields and brought remarkable achievements and efficiency. In education and training, information technology has made positive contributions to bring high efficiency in teaching. The article mentions the use of some softwares in teaching Statistical Probability for students of Primary Education at Ha Tay Pedagogical College. In order to achieve a high efficiency in the process of applying some software in teaching Statistics Probability section for students of Primary Education, lecturers need to use appropriate teaching methods, and learners should be active. 1. Mở đầu Thực tiễn cho thấy, để đáp ứng yêu dạy học trong giai đoạn mới, ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, mỗi sinh viên (SV) sư phạm khi ra trường cần có thêm những kĩ năng khác. Một trong những kĩ năng đó là sử dụng một số phần mềm trong giảng dạy. Việc sử dụng một số phần mềm trong giảng dạy không chỉ đem lại hiệu quả về kiến thức, mà còn giúp SV có cơ hội tiếp cận với các kĩ năng về công nghệ thông tin. Các học phần của bộ môn Toán trong chương trình đào tạo SV ngành Giáo dục tiểu học ở các trường cao đẳng sư phạm gồm: Cơ sở lí thuyết tập hợp và logic toán, Xác suất Thống kê, Các tập hợp số,... Đây là những học phần có nhiều kiến thức trừu tượng và tương đối khó, đặc biệt là học phần Xác suất Thống kê nên một số SV chưa hứng thú, còn gặp khó khăn trong quá trình học tập các học phần này. Bài viết đề xuất quy trình thiết kế bài giảng có sử dụng một số phần mềm trong dạy học học phần Xác suất Thống kê, vận dụng quy trình này vào dạy học nội dung “Bài toán ước lượng khoảng” thuộc học phần Xác suất Thống kê cho SV ngành Giáo dục tiểu học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây nhằm giúp các em được trải nghiệm một số ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó nâng cao chất lượng dạy học. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Sử dụng một số phần mềm trong việc khai thác, thiết kế bài giảng điện tử Để sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong dạy học học phần Xác suất Thống kê, chúng tôi đã nghiên cứu, lựa chọn, khai thác một số phần mềm sau: Các tính năng được khai thác trong dạy học học phần STT Phần mềm Xác suất Thống kê - Tổ chức và quản lí lớp học, theo dõi quá trình học tập, nghiên cứu của SV. Trang web Google Classroom: Là một dịch vụ - Lưu trữ tất cả tài liệu, bài tập, bài kiểm tra,… một web miễn phí, được phát triển bởi Google dành cách hệ thống. cho các trường học, được tích hợp với các dịch - Giao nhiệm vụ học tập bao gồm: câu hỏi ngắn, bài 1 vụ Google khác như Google Drive, Google tập, bài kiểm tra. Docs, Google Sheets, Google Slides,... nhằm - Đánh giá, nhận xét kết quả học tập cũng như xếp đơn giản hóa công việc giảng dạy của giáo viên. hạng học tập của SV. - Trao đổi, thông báo nhanh chóng các thông tin tới SV cũng như giải đáp các vấn đề SV gặp khó khăn. Phần mềm Zoom Cloud Meetings (viết tắt - Giảng dạy trực tuyến. 2 Zoom): Là phần mềm hỗ trợ các cuộc họp video - Họp, trao đổi, thảo luận nhóm. trực tuyến, cho phép chia sẻ màn hình, âm thanh - Trao quyền điều hành lớp học cho một SV trong lớp 76 VJE 3 4 5 6 Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 76-80 tin nhắn nhanh, chất lượng tốt và ổn định; có sự hỗ trợ kĩ thuật rất tiện lợi thông qua mạng Internet; có cả bản miễn phí và có phí, dễ dàng cài đặt trên điện thoại, máy tính, có thể kết bạn, mời bạn bè sử dụng thông qua email. Microsoft PowerPoint: Là một phần mềm trình diễn dễ sử dụng, hiệu quả cao và là một thành phần của bộ phần mềm Microsoft Office. GV có thể sử dụng PowerPoint để tạo các trình diễn phục vụ giảng dạy, với nhiều loại bài giảng khác nhau. Microsoft Excel: Là chương trình bảng tính cũng nằm trong bộ phần mềm Microsoft Office. IMindMap: Là phần mềm lập bản đồ tư duy, giúp bạn thể hiện các ý tưởng của mình rõ ràng hơn thông qua hình ảnh trên thực tế. IMindMap cung cấp nhiều lựa chọn về hình ảnh, kĩ thuật vẽ chuyên nghiệp, có thể kết xuất bản đồ ra nhiều định dạng để chia sẻ. Google Forms: Là một trong số các công cụ được Google phát triển và hỗ trợ, từ công cụ này sẽ giúp người dùng dễ dàng lưu trữ các thông tin thu thập từ các cuộc khảo sát, nghiên cứu số liệu thống kê. ISSN: 2354-0753 để các em có thể trình bày kết quả làm việc của cá nhân hoặc của nhóm. - Ghi lại các bài học để SV có thể xem lại bài giảng bất cứ khi nào. - Thiết kế giáo án điện tử, tạo các slide trình chiếu có tính hệ thống cao. - Đưa vào bài giảng các định dạng dữ liệu và hình ảnh khác nhau: bản đồ, bảng số liệu, video,... - Sử dụng để trình chiếu kết quả thu được từ hoạt động nhóm. - Tạo danh sách, tạo bảng thống kê, bảng phân phối tần số, tần suất, vẽ đồ thị hàm mật độ xác suất,… - Tính toán thông thường, kiểm tra lại các kết quả. - Sử dụng một số hàm có sẵn trong Excel để tính các đặc trưng của mẫu như: phương sai, độ lệch chuẩn; tính các hệ số tương quan trong bài toán kiểm định giả thiết,… - Lập sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức, phân loại bài tập. - Minh họa trực quan các trường hợp có thể xảy ra của phép thử ngẫu nhiên. Tạo phiếu khảo sát để thu nhận các phản hồi của SV về một chủ đề, hay nội dung trong chương trình của học phần Xác suất Thống kê như: mức độ hiểu bài, mức độ liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn, những khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu,… 2.2. Quy trình thiết kế bài giảng có sử dụng một số phần mềm trong dạy học học phần Xác suất Thống kê Trong quá trình trực tiếp giảng dạy học phần Xác suất Thống kê ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, thông qua tham khảo một số quy trình thiết kế bài giảng điện tử, chúng tôi đưa ra quy trình thiết kế một bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin như sau: Bước 1. Xác định mục tiêu và kiến thức trọng tâm, cơ bản của bài học. Mục tiêu cần chỉ rõ sau khi học xong người học đạt được những gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà SV có được sau bài học. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Người học thực hiện bám sát nội dung chương trình, nghiên cứu kĩ giáo trình để xác định nội dung trọng tâm, sau đó cần đọc, nghiên cứu thêm tài liệu, sách báo để mở rộng hiểu biết về vấn đề giảng dạy. Bước 2: Xây dựng tiến trình dạy học. Sau khi xác định được mục tiêu, GV cần xác định kịch bản tiến trình dạy học: trước hết, chia quá trình dạy học trong và ngoài giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể, tương ứng với nội dung học tập; sau đó, xác định quá trình tương tác giữa thầy và trò thông qua các câu hỏi, phải hồi và phương tiện hỗ trợ; cuối cùng là thực hiện các liên kết hợp lí, logic trên các hoạt động trong bài giảng để có một tiến trình dạy học thống nhất. Bước 3: Xây dựng kho tư liệu bài giảng. Nguồn tư liệu này bao gồm tất cả tài liệu tham khảo, đề cương bài giảng, bảng số liệu, tranh ảnh, video, câu hỏi nghiên cứu, bài tập, bài kiểm tra. Các tài liệu có thể do GV xây dựng trực tiếp hoặc sưu tầm từ mạng Internet bằng các phần mềm chỉnh sửa. Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, cần tiến hành sắp xếp, tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lí. Cây thư mục hợp lí sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. 77 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 76-80 ISSN: 2354-0753 Bước 4: Lựa chọn phần mềm công cụ và số hóa tiến trình dạy học. GV lựa chọn phần mềm, ứng dụng phù hợp để số hóa (cài đặt) các nội dung. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint), sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide). Tùy theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là văn bản, đồ họa, tranh ảnh, âm thanh, video clip,... Văn bản cần trình bày ngắn gọn, cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tùy theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ,... Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để SV thấy được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày. Bước 5: Chạy thử bài giảng, sửa chữa và hoàn thiện. Sau khi thiết kế xong, GV cần tiến hành chạy thử bài giảng, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình đang thiết kế. 2.3. Minh họa việc sử dụng một số phần mềm trong dạy học nội dung “Bài toán ước lượng khoảng” thuộc học phần Xác suất Thống kê cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây Bài học: Bài toán ước lượng khoảng (thời lượng: 2 tiết lí thuyết). Bước 1. Xác định mục tiêu và kiến thức trọng tâm, cơ bản của bài học. * Tóm tắt nội dung chính: Trong thực tế có rất nhiều bài toán nghiên cứu đưa biến ngẫu nhiên X có phân phối đã biết nhưng còn một số tham số chúng ta cần ước lượng. Ví dụ, khi gieo hạt giống, giả sử số hạt giống nảy mầm X trong mỗi lần gieo n hạt phân phối nhị thức B(n,p), xác suất trứng nở p chính là tham số chưa biết. Bởi vậy, sau khi lấy mẫu và tính một số thống kê, cần ước lượng các tham số của tổng thể. * Xác định mục tiêu đối với SV/kết quả học tập: - Về kiến thức: + Trình bày được khái niệm về ước lượng khoảng, các bài toán về ước lượng khoảng; + Phân tích được ý nghĩa của bài toán ước lượng khoảng; + Vận dụng được các kiến thức để giải các bài toán về ước lượng khoảng. - Về kĩ năng: + Phân loại và giải các dạng bài tập về ước lượng khoảng; + Tính toán chính xác, tư duy logic. - Về thái độ: SV tự giác, tích cực và chủ động tham gia các hoạt động học tập của môn học; có ý thức tự học tích cực, sáng tạo. Bước 2: Xây dựng tiến trình dạy học. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về bài toán ước lượng khoảng (20 phút) Nội dung Hoạt động của GV và SV 1. Ước lượng khoảng - GV đưa SV vào một tình huống thực tiễn, liên quan đến vấn đề ước 1.1. Định nghĩa lượng khoảng, từ đó hình thành khái niệm ước lượng khoảng (nhiệm Giả sử một tổng thể có đặc trưng 𝜃 chưa vụ học tập 1 và 2). Nhiệm vụ học tập 1 (thực hiện trước giờ lên lớp): Thống kê mức biết (vì tổng thể quá lớn). Nếu có số dương ∗ ∗ chi tiêu mỗi tháng của bản thân vào bảng sau: 𝜀 > 0 sao cho 𝑃(𝜃 − 𝜀 < 𝜃 < 𝜃 + ∗ ∗ STT Tên SV Mức chi tiêu 𝜀) = 1 − 𝛼 thì (𝜃 − 𝜀; 𝜃 + 𝜀) là khoảng ước lượng với độ tin cậy 1 − 𝛼 và 1 SV 1 độ chính xác 𝜀. 2 SV 2 … … 100 SV 100 Nhiệm vụ học tập 2 (thực hiện tại giờ trên lớp): Tính mức chi tiêu trung bình mỗi tháng của 100 SV đầu tiên, từ đó ước lượng khoảng chi tiêu trung bình hàng tháng của tất cả SV Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. SV thực hiện yêu cầu, trao đổi thảo luận đưa ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của SV. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bài toán ước lượng khoảng (50 phút) Nội dung Hoạt động của GV và SV - Tổ chức hoạt động nhóm để SV tự nghiên cứu các nội dung 1.2. Các bài toán về ước lượng khoảng 1.2.1. Ước lượng khoảng tin cậy cho tỉ lệ hoặc trước giờ lên lớp: xác xuất + GV xây dựng bộ câu hỏi định hướng như sau: Cho biến cố A có xác suất xảy ra là 𝑃 = 𝑃(𝐴) 78 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 76-80 ISSN: 2354-0753 chưa biết. Giả sử trong n lần quan sát, biến cố A Câu hỏi lí thuyết: 𝑘 xuất hiện k lần. Đặt 𝑓 = 𝑛. Khi đó với độ tin cậy 1) Có những dạng ước lượng khoảng nào? 1 − 𝛼 (0 < 𝛼 < 1) thì khoảng tin cậy cho p là: 2) Xác định những dấu hiệu để nhận biết bài toán ước lượng khoảng.  f (1  f )  f (1  f ) 3) Trình bày các bước giải các bài toán ước lượng khoảng. f  u( )  p  f  u( ) 2 n 2 n Câu hỏi thực hành 𝛼 Trong đó 𝑢 ( 2 ) được xác định từ Câu 1: Cân 37 con gà được trọng lượng trung bình 𝑥 = 2,7 kg. Hãy ước lượng kì vọng 𝜇 nếu trọng lượng của gà phân phối 𝛼 𝛼 𝜙 (𝑢 ( )) = 1 − . chuẩn 𝑁(𝜇, 0,09). 2 2 Câu 2: Để ước lượng năng suất một giống ngô, người ta theo 1.2.2. Uớc lượng khoảng tin cậy cho kì vọng Cho (𝑋1 , 𝑋2 , … , 𝑋𝑛 ) là mẫu quan sát về biến dõi 25 mảnh ruộng. Sau khi thu hoạch được 𝑥 = 10,6; 𝑠 = 2,082 (đơn vị tạ/ha). Giả thiết năng suất ngô phân phối chuẩn, ngẫu nhiên X, giả sử 𝑋~𝑁(𝜇, 𝜎 2 ). mức tin cậy 𝑃 = 0,95. Ước lượng giá trị lớn nhất của kì vọng 2 - Trường hợp đã biết phương sai 𝐷𝑋 = 𝜎 . Với độ cậy 1 − 𝛼 (0 < 𝛼 < 1) thì khoảng 𝜇. tin cậy cho kì vọng 𝜇 = 𝐸𝑋 là: Câu 3: Gieo 100 hạt giống thấy có 75 hạt nảy mầm. Ước lượng xác suất sống p khi gieo loại hạt giống trên với 𝑃 = 0,95.     X  u     X  u  Câu 4: Để nghiên cứu tuổi thọ của một thiết bị (tính bằng 2 n 2 n tháng), người ta kiểm tra ngẫu nhiên 15 thiết bị loại này, cho 𝛼 kết quả như sau: 114; 78; 96; 137; 78; 103; 126; 86; 99; 114; Trong đó 𝑢 ( ) được xác định từ: 2 72; 104; 73; 86; 117. 𝛼 𝛼 𝜙 (𝑢 ( 2 )) = 1 − 2 . Hãy ước lượng tuổi thọ trung bình của thiết bị với độ tin cậy - Trường hợp chưa biết phương sai. Với độ cậy: 95%. 1 − 𝛼 (0 < 𝛼 < 1) thì khoảng tin cậy cho + GV chia nhóm học tập và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, các kì vọng 𝜇 = 𝐸𝑋 là: nhóm cùng làm câu hỏi lí thuyết. Các câu hỏi thực hành, mỗi nhóm thực hiện 02 câu hỏi, được phân chia như sau:  s  s X  t n 1      X  t n 1   Nhóm 1: Thực hiện câu 2, 3. 2 n 2 n Nhóm 2: Thực hiện câu 1, 4. 𝛼 Trong đó 𝑡𝑛−1 ( ) được tra trong bảng phân Nhóm 3: Thực hiện câu 1, 3 2 phối Student với (n - 1) bậc tự do; s là độ lệch Nhóm 4: Thực hiện câu 2, 4. - Tổ chức cho SV trình bày kết quả đã trao đổi, thảo luận trên tiêu chuẩn mẫu. lớp: + Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác đưa ra câu hỏi và nhận xét. + GV nhận xét đánh giá. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò - hướng dẫn tự học tự nghiên cứu Hệ thống kiến thức về bài toán ước lược khoảng: - GV yêu cầu SV hệ thống lại kiến thức thông qua sơ đồ tư duy: + Hệ thống kiến thức trong phạm vi nội dung bài học; - Khái niệm - Các bài toán: + Ước lượng khoảng cho xác + Hệ thống kiến thức trong phạm vi toàn chương. suất; + Ước lượng khoảng cho kì vọng khi biết - Thực hiện các bài tập trong sách giáo trình: GV yêu cầu SV nộp bài tập trên trang web Google Classroom đúng thời hạn. phương sai và không biết phương sai. Thực hành giải bài tập trong sách giáo trình. Bước 3: Xây dựng kho tư liệu bài giảng - Sử dụng trang web Google Classroom tạo lớp học, xây dựng chủ đề, tư liệu bài giảng (đề cương, giáo trình, tài liệu tham khảo), giao nhiệm vụ học tập, tạo trang tính khảo sát (xem hình 1). - Sử dụng Google tính được tích hợp Google Classroom để thống kê, tổng hợp các kết quả và hỗ trợ việc tính toán (xem hình 2). 79 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 76-80 Hình 1. Sử dụng Google Classroom giao nhiệm vụ học tập cho SV ISSN: 2354-0753 Hình 2. Sử dụng trang tính Google để thống kê kết quả Bước 4: Lựa chọn phần mềm công cụ và số hóa tiến trình dạy học - Sử dụng Microsoft Office (PowerPoint, Word, Excel) để thiết kế giáo án, phiếu hỏi, trình chiếu. - Sử dụng trang web Google Classroom để tạo lớp học, xây dựng kho tư liệu, chuyển giao nhiệm vụ, đánh giá kết quả của SV. - Sử dụng phần mềm Zoom để hỗ trợ việc tư vấn cho SV, tổ chức thảo luận giữa các nhóm (ngoài giờ trên lớp). - Sử dụng IMindMap để hệ thống hóa kiến thức. Bước 5: Chạy thử bài giảng, sửa chữa và hoàn thiện Trong quá trình chạy thử bài giảng trên, chúng tôi nhận thấy có một số lưu ý sau: - GV cần thường xuyên theo dõi quá trình tự học, tự nghiên cứu, hoạt động nhóm của SV,… để đảm bảo các hoạt động tiến hành trên lớp được thực hiện đúng thời gian. - Thứ tự sắp xếp các nhiệm vụ học tập trên web Google Classroom cần tương ứng với tiến trình dạy học. Trong trường hợp các nhiệm vụ trên lớp và ngoài giờ đan xen nhau, cần ghi rõ thời gian thực hiện. 3. Kết luận Khi sử dụng một số phần mềm trong dạy học học phần Xác suất Thống kê, SV đã phần nào hứng thú và tích cực hơn trong quá trình học tập; đồng thời, SV có cơ hội rèn luyện và phát triển các kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin của bản thân. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình sử dụng một số phần mềm trong dạy học học phần Xác suất Thống kê, GV cần sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp và có sự tích cực học tập từ phía SV. Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT (2016). Quyết định số 6200/QĐ-BGĐT ngày 30/12/2016 về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020. Bộ GD-ĐT (2019). Công văn số 4966/BGĐT-CNTT ngày 31/10/2019 về việc triển khai nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin đối với các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm. Đỗ Thị Thùy (2019). Thực trạng và biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 7, tr 21-24; 20. Ngô Thị Thoa (2012). Ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học Xác suất thống kê tại Trường Đại học Hải Phòng. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Bá Kim (2011). Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Đại học Sư phạm. Nguyễn Đình Hiền (2004). Giáo trình Xác suất thống kê. NXB Đại học Sư phạm. Trần Cường, Nguyễn Thùy Duyên (2018). Tìm hiểu lí thuyết giáo dục toán học gắn với thực tiễn và vận dụng xây dựng bài tập thực tiễn trong dạy học môn Toán. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 5, tr 165-169. Trần Trung, Nguyễn Tiến Mạnh (2019). Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thống kê gắn với thực tiễn ở trường phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 5, tr 165-169. 80
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.