Sông Tang và định mệnh Lung Leng

pdf
Số trang Sông Tang và định mệnh Lung Leng 6 Cỡ tệp Sông Tang và định mệnh Lung Leng 229 KB Lượt tải Sông Tang và định mệnh Lung Leng 0 Lượt đọc Sông Tang và định mệnh Lung Leng 1
Đánh giá Sông Tang và định mệnh Lung Leng
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Sông Tang và định mệnh Lung Leng Mặt trời khuất sau ngọn núi Kà Láp. Tia nắng yếu ớt phản chiếu trên những ngôi mộ chum in hoa văn huyền bí. 60 ngôi mộ táng của người Sa Huỳnh hiện ra. Một ngôi làng thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, niên đại 3.000 năm đang được khai quật cạnh sông Tang. Chạy đua với thuỷ thần Tại thôn Tre 1 nằm dưới lòng hồ chứa nước Nước Trong (thuộc xã Trà Thọ, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi), một khu lán trại ẩn hiện dưới màn đêm vừa sập xuống núi rừng thâm u. Thung lũng thần bí giờ trở thành công trường khai quật ngôi làng cổ của người tiền sử. Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi đang chạy đua với thời gian để khai quật hoàn thành, trước khi mùa mưa ập đến. Ngọn đèn leo lét hắt ánh sáng đỏ quạch soi lòng hố khai quật. Khói hương nghi ngút quện vào quần thể mộ táng lô nhô. Trên các ngôi mộ, người Sa Huỳnh đều chia của hồi môn: Bông tai 2 đầu thú, đá mài, bình hoa… Người sống có gì, người chết được chia cái nấy. Cảnh tượng hiện ra, trở thành bức tranh sống động mô tả ngôi làng và cuộc sốngcủa người Sa Huỳnh cách đây 3.000 năm. Tại hố khai quật số 4, được mở rộng 8m, dài 10m, khi gạt lớp đất thực bì dày 60 cm, các nhà khảo cổ phát hiện một lớp đất xám đen dày 30 cm. Đào tiếp là đất xám vàng, đất sinh thổ. Tại độ sâu này, cuộc sống người tiền sử bắt đầu hiện ra qua 7 ngôi mộ chum, 3 cụm đá cư trú. Bên cạnh đó là 2 lọ hoa bằng đất có hình dạng miệng loe, đai rộng 15cm, thành lọ hoa vạch những đường thẳng, đường cong. Người tiền sử gửi gắm điều gì vào những nét vạch để gởi lại cho con cháu hậu thế cả ngàn năm sau? Đối với đồng bào dân tộc, họ còn lưu giữ câu chuyện ngàn năm về trận đại hồng thủy từ trên núi đổ xuống? Đối với các nhà khảo cổ, nét vạch này được ghi chép là văn thừng. Người Việt cổ phía Bắc thuộc Văn hóa Đông Sơn có tục táng người chết trong ngôi mộ hình thuyền. Chiếc thuyền là biểu tượng chở người chết đi vào cõi vĩnh hằng. Còn những ngôi mộ khai quật bên sông Tang đều mang đặc trưng của người Sa Huỳnh (được phát hiện ở nhiều di tích như Long Thạnh, Bình Châu, Lý Sơn): Mộ táng đều được chôn bằng những chiếc chum, nồi đất. Sáng 6-9, TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi điện thoại với giọng gấp gáp: “Không còn kịp, nước dâng nhanh quá”. Năm 2001, di chỉ Lung Leng ở tỉnh Kon Tum được khai quật. Cuộc khai quật thu về hàng ngàn cổ vật của người tiền sử. 600 nhân công phải chạy đua trước khi thủy điện Yaly dâng ngập nước. Còn lần này, thung lũng sông Tang cũng có số phận tương tự. Hồ thủy điện đang dâng nước theo chân nhà khảo cổ và 60 lao động. “Định mệnh” mơ hồ hay sự việc ngẫu nhiên, khiến số phận sông Tang, Lung Leng đều được phát hiện vào lúc nước rút và phải chạy đua. Cổ vật bí ẩn Trong khói hương nghi ngút, già làng Hồ Văn Quý “xin tổ tiên phù hộ cho đồng bào có thóc lúa đầy nhà, con ma không bắt người đau ốm. Già cáo với thần sông, thần núi để ông bà rời núi”. Đó là nghi thức già làng tiễn đưa những khối cổ vật được đóng thùng và vận chuyển ra khỏi lòng hồ nước để đưa về xuôi. Những cổ vật bên sông Tang đo đồng vị phóng xạ các-bon đã xác định niên đại 3.000 năm cộng trừ 185 năm. Trong số cổ vật, hấp dẫn nhất là khuyên tai 2 đầu thú. Các nhà nghiên cứu đã tìm được khuyên tai này tận đảo Đài Loan, Malaysia, Philippines… Các nhà nghiên cứu nước ngoài giả thuyết rằng, người Sa Huỳnh đến từ phía biển Đông. Chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh là những người Tiền Mã Lai – Đa đảo (Proto Malayo Polynesien). Những giả thuyết khác thì cho rằng, văn hóa Sa Huỳnh được hội tụ từ biển đảo vào cộng với từ rừng núi xuống. Có nhiều nhóm cư dân tộc người hợp lại, trong đó có dấu ấn ngữ hệ Nam Á – Môn Khơmer và ngữ hệ Malayo – Polynesien cư trú trên vùng đảo và quần đảo Đông Nam Á. Năm 2009, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội thảo “100 năm phát hiện và nghiên cứu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh”. Dù 100 năm rồi, nhưng câu hỏi về nguồn gốc của người Sa Huỳnh vẫn luôn hiện hữu. Nền văn hóa Đông Sơn được chứng minh là thành quả phát triển liên tục từ các nền văn hóa xa xưa trước đó như văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu và văn hóa Gò Mun. Còn văn hóa Sa Huỳnh bắt nguồn từ đâu? Những bằng chứng, những dữ kiện theo các nhà nghiên cứu thì vẫn còn mong manh. Theo TS Đoàn Ngọc Khôi, khi khai quật di chỉ Lung Leng ở Kon Tum, văn hóa Sa Huỳnh đã bắt đầu hiện ra dòng chảy qua 3 vùng: Tây Nguyên – miền núi Quảng Ngãi và Quảng Nam – đồng bằng. Cư dân Sa Huỳnh đã cư trú bên cạnh con sông Tang trong suốt 1.000 năm. Trong ánh bình minh hé trên núi Nước Đốp, dòng sông Tang cuồn cuộn chảy về xuôi và ra biển. Đối với người tiền sử, họ luôn chọn sông làm thủy lộ. Cạnh con sông thì mở đường bộ hành. Mấy chục năm trước, người dân buôn bán ở Quảng Ngãi đã sử dụng lại con đường này. Họ vận chuyển hàng lên thị trấn Sơn Hà. Dùng thuyền ngược lên bản làng ở thung lũng sông Tang. Hồi môn là biển cả Buổi sáng, thung lũng sông Tang như được đánh thức bởi tiếng chân rầm rập. Những thanh niên đồng bào dân tộc lùa con thú đến bờ sông để săn bắt. Một cụ già làng nhắc lại truyền thuyết: “Tổ tiên của chúng tôi đã sinh sống ở đây mấy ngàn năm. Họ săn bắn, hái lượm dọc sông Tang. Họ sống thành bầy đàn, mặc quần áo bằng vỏ cây rừng và theo dòng sông xuôi xuống biển…”. Ông Đinh Văn Ngân, 76 tuổi, thoáng cái đã tót lên cành cây xuân chót vót cạnh nhà. Theo người trong làng, tổ tiên của họ mùa nắng sống dưới suối, mùa mưa sống trên núi và trên cây để tránh thú rừng. Họ đã lột vỏ cây xuân mà ông Ngân giới thiệu để làm quần áo mặc. Cuộc sống của họ thiếu cái ăn, không có hạt muối, phải săn bắn thú rừng… Câu chuyện này dù chỉ được truyền miệng, nhưng cũng góp phần soi rọi dòng chảy văn hóa Sa Huỳnh dưới góc độ dân gian. Các nhà văn hóa cho rằng, nghiên cứu về một nền văn hóa, phải đối chiếu từ nhiều ngành khoa học khác nhau. Giống như di tích Sa Huỳnh khai quật ở Bình Châu vào năm 1978, người Sa Huỳnh ở sông Tang cư trú chung với người chết. Tại hố số 3 có một ngôi mộ chum úp ngược xuống đất. Gần đó có ngôi mộ cũng đặt úp nhưng hơi nghiêng về hướng Đông, miệng chum thường tránh ra ngoài khu dân cư sinh sống. Mỗi ngôi mộ đều có hồi môn chia cho người đã khuất. Theo TS Đoàn Ngọc Khôi, “phát hiện văn hóa Sa Huỳnh ở thung lũng sông Tang góp phần làm rõ thêm tiến trình phát triển của nền văn hóa Sa Huỳnh. Văn hóa Sa Huỳnh là dòng chảy từ Trường Sơn xuống đồng bằng. Sự hội tụ đó có sự hợp lưu với văn hóa Lung Leng ở tỉnh Kom Tum”. Văn hóa Sa Huỳnh bắt nguồn và phát triển từ văn hóa bản địa theo dòng chảy: Núi rừng Trường Sơn – miền núi các tỉnh duyên hải – xuống vùng đồng bằng – ra biển. 3.000 năm rồi, “hồi môn” mà tổ tiên để lại vẫn còn. Đó là biển. Cư dân Sa Huỳnh đã chinh phục biển cách đây mấy ngàn năm. Cổ vật của người Sa Huỳnh được phát hiện tận các đảo Lý Sơn, Trường Sa.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.