Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS và THPT - Nước, rác thải và vệ sinh: Phần 2

pdf
Số trang Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS và THPT - Nước, rác thải và vệ sinh: Phần 2 37 Cỡ tệp Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS và THPT - Nước, rác thải và vệ sinh: Phần 2 3 MB Lượt tải Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS và THPT - Nước, rác thải và vệ sinh: Phần 2 0 Lượt đọc Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS và THPT - Nước, rác thải và vệ sinh: Phần 2 0
Đánh giá Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS và THPT - Nước, rác thải và vệ sinh: Phần 2
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 37 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Bài 3: Vệ sinh Tổng quan: Sau bài học này học sinh sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về vệ sinh môi trường, tại sao vệ sinh môi trường lại quan trọng và một nhà tiêu hợp vệ sinh nên được xây dựng như thế nào. Mục tiêu: Học sinh sẽ 1. 2. 3. Học về vệ sinh là gì và làm thế nào để cải thiện nó Giải thích lý do tại sao vệ sinh có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho con người Biết được nguyên tắc hoạt động của nhà tiêu hợp vệ sinh Kiến thức cần có trước khi vào bài – Giáo viên Bài đọc cơ sở dưới dây sẽ giúp cho giáo viên có cái nhìn tổng quan về vệ sinh môi trường, tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh và làm sao để cải thiện điều kiện vệ sinh. Kiến thức cần có trước khi vào bài – Học sinh Học sinh không cần phải có kiến thức đặc biệt nào trước khi học bài này. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bài giảng, giáo viên nên kiểm tra xem mức độ hiểu biết của học sinh mình tới đâu về vệ sinh môi trường. Việc này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng Hoạt động 18 có trong phần Phụ lục của tài liệu. Những hoạt động tiềm năng Phụ lục bao gồm một danh sách các hoạt động được thiết kế để nâng cao sự hiểu biết của học sinh về vệ sinh môi trường. Hoạt động 18 đến 25 dành riêng để hỗ trợ cho bài 3. 35 Câu hỏi dành cho học sinh Sau khi hoàn tất bài học, học sinh sẽ phải trả lời được những câu hỏi sau: - Bạn hiểu thuật ngữ “vệ sinh” như thế nào? Vệ sinh giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ra sao? Khi nào cần phải rửa tay? Một nhà tiêu hợp vệ sinh hoạt động như thế nào? 3.1 Vệ sinh là gì? Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới “vệ sinh nói chung là việc cung cấp các cơ sở vật chất và dịch vụ để xử lý an toàn các chất thải phân và nước tiểu của con người. Thiếu vệ sinh là nguyên nhân chính gây ra bệnh dịch trên toàn thế giới, và cải thiện vệ sinh môi trường có tác động đáng kể đến sức khỏe, cả trong các hộ gia đình và giữa các cộng đồng. Vệ sinh môi trường còn có nghĩa là duy trì điều kiện vệ sinh thông qua các dịch vụ thu gom rác thải và xử lý nước thải”(29). 3.2 Tại sao thiếu vệ sinh dẫn đến dịch bệnh? Nếu không có hệ thống vệ sinh, con người sẽ thải phân vào trong tự nhiên. Phân mang mầm bệnh có thể dễ dàng đi vào môi trường và trở lại vào cơ thể con người dưới dạng dịch bệnh. Phân có thể chứa nhiều mầm bệnh khác nhau, chẳng hạn như vi-rút, vi khuẩn, động vật đơn bào và giun sán, chúng gây ra những sự nhiễm khuẩn và dịch bệnh khác nhau như là tiêu chảy, tả, thương hàn và viêm gan A. Tiêu chảy chẳng hạn, vẫn còn là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 ở trẻ em trên toàn cầu. Mỗi năm, có 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tiêu chảy(30). Các tác nhân gây bệnh này có thể truyền từ người này sang người khác thông qua đường miệng như là tay bẩn (Hình 17)(31). 36 Hình 17. Con đường truyền nhiễm Những cách lây nhiễm khác là lây trực tiếp từ sự ô nhiễm nước, đất hay cây cối do người ta đi đại tiện ngoài không gian mở tự nhiên. Thêm vào đó, phân ở ngoài không gian mở tự nhiên tạo nên những nơi sinh sôi cho các côn trùng, chúng cũng có thể lan truyền dịch bệnh gián tiếp đến thức ăn. Nước uống và thức ăn nhiễm bẩn như rau quả và trái cây lại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người qua chuỗi thức ăn(32). Có thể thấy vòng đời của sán lá như một ví dụ. Người bị nhiễm sán lan truyền ấu trùng vào trong phân của họ. Nếu phân này trôi ra sông, ao hồ, ấu trùng sán lá trong phân sẽ hoàn tất vòng đời của mình ký sinh trong các vật chủ trung gian và sau đó lây nhiễm bệnh cho cá, sò hay các cây thủy sinh. Con người sẽ bị nhiễm bệnh nếu ăn những con cá, sò, hay các cây thủy sinh này sống hay chưa được nấu chín kỹ(32). Bên cạnh đó, nước thải chưa qua xử lý có thể làm lây lan dịch bệnh, nếu chúng được sử dụng cho tưới tiêu, bởi vì những mầm mống gây bệnh có thể thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. 37 Thông tin bổ sung: Chuỗi Thức Ăn Một chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ sinh dưỡng phụ thuộc lẫn nhau của các loài động thực vật và cách chúng tìm kiếm thức ăn. Mỗi mắc xích trong chuỗi thức ăn là thức ăn cho mắc xích kế tiếp. Thường thì chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật và kết thúc bằng động vật. Ví dụ như động vật ăn cỏ tiêu thụ thực vật, rồi đến lượt nó bị tiêu thụ bởi động vật ăn thịt, động vật ăn thịt này có thể bị ăn bởi một động vật ăn thịt khác và cứ như vậy (Hình 18). Do một lượng lớn năng lượng bị mất đi tại mỗi mắc xích, năng lượng truyền qua chuỗi thức ăn càng ngày càng ít đi. Đó là lý do tại sao chuỗi thức ăn thường chỉ có không quá 4 đến 5 mắc xích. Hình 18. Ví dụ về một chuỗi thức ăn 3.3 Tại sao vệ sinh môi trường lại quan trọng? Với các điều kiện vệ sinh cơ bản và giáo dục vệ sinh chung, bạn có thể giảm thiểu được các mối nguy cơ cho sức khỏe, ngăn chặn phát tán bệnh dịch và cứu người(32). Khi tình trạng sức khỏe được cải thiện, cơ thể sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và con người sẽ trở nên dẻo dai hơn, có sức chống chọi cao hơn với suy dinh dưỡng và bệnh tật. Người khỏe mạnh có thêm thời gian cho làm việc, học tập và đời sống xã hội. Thêm vào đó, hệ thống vệ sinh tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, nhất là đối với phụ nữ. Do đó, sự tiếp cận các thiết bị vệ sinh là nhu cầu cơ bản thiết yếu và nhân quyền của tất cả mọi người và đó cũng là một phần trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc(33). 38 Thông tin bổ sung: Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ(34) Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, được chấp thuận bởi 189 quốc gia vào năm 2000, với mục đích là nâng cao chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới vào cuối năm 2015. Tám mục tiêu đó là: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Triệt để loại trừ tình trạng nghèo cùng cực và nạn đói Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học Thúc đẩy bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ Giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em Cải thiện sức khỏe bà mẹ Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác Đảm bảo sự bền vững của môi trường Tăng cường quan hệ hợp tác toàn cầu cho phát triển (35) Hình 19. Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 39 Hơn thế nữa, cải thiện vệ sinh môi trường có thể nâng cao lợi ích kinh tế về nhiều mặt. - - Đầu tư tốt hơn vào vệ sinh môi trường tránh được gánh nặng chi phí như là phí y tế, hay mất thu nhập do mất những ngày làm việc(32). Giáo dục vệ sinh cũng đem lại một lợi ích lâu dài khác. Các bậc cha mẹ có giáo dục thường sẽ thực hành vệ sinh lành mạnh, điều đó sẽ tác động lên toàn bộ gia đình và có thể truyền qua con em họ(37). Các loại phân bón hay chất thải hữu cơ khác cũng có thể được sử dụng để sản xuất khí sinh học (biogas). Nguồn năng lượng tái tạo này sẽ giúp giảm thiểu phát thải khí CO2 và cung cấp nguồn năng lượng sạch cho nấu nướng(38). 3.4 Làm thế nào để cải thiện vệ sinh? Để cải thiện vệ sinh môi trường, nước tiểu và phân của con người cần được xử lý an toàn. Nhưng bằng cách nào? Ở những thành phố của các nước phát triển, nước thải chảy từ các cống thoát nước đến nhà máy xử lý nước thải. Ở nhà máy đó, nước thải sẽ được xử lý qua các quá trình lý, hóa và sinh học, để nước sạch có thể tái sử dụng, xả lại vào các sông, hồ hay đại dương(39). Nhà máy xử lý nước thải loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải với quy mô lớn, do đó nó sẽ rất tốn kém. Ngoài ra chúng cũng cần một con số tối thiểu các hộ gia đình nối kết vào để chúng hoạt động có hiệu quả. Vì vậy các nhà máy xử lý nước thải không thể được xây dựng khắp mọi nơi. Tuy nhiên, ngoài các nhà máy xử lý tốn kém này, còn có những cách xử lý nước thải khác. Các hộ gia đình có thể tự lắp đặt hệ thống xử lý nước thải của riêng mình. Có những hệ thống khác nhau như hệ thống bể tự hoại, nhà vệ sinh xả nước, nhà vệ sinh khô tách riêng nước tiểu(32). Cho dù có một số điểm khác nhau, mọi nhà vệ sinh nên tuân theo một số quy tắc cơ bản để vận hành an toàn và hiệu quả: - Đảm bảo rằng mọi người không tiếp xúc với phân. Ngăn chặn các sinh vật trung gian có thể mang mầm bệnh (chẳng hạn như ruồi) tiếp xúc với chất thải của con người. 40 - Đảm bảo rằng phân chưa xử lý, và các mầm bệnh liên quan, không được nhiễm vào nước (phân cần được xử lý hoặc ủ trước khi xả vào môi trường)(32). 3.4.1 Nhà vệ sinh Nhà vệ sinh khô tách riêng nước tiểu Một nhà vệ sinh khô tách riêng nước tiểu (còn được gọi là hố xí hai ngăn) lưu trữ và quản lý chất thải con người, giúp ngăn chặn bệnh dịch và cải thiện chất lượng đất. Nhà vệ sinh hoạt động không cần nước, nước tiểu và phân được tách và lưu trữ riêng. Phân sẽ rơi vào qua một lỗ vào thùng chứa hay hầm phân, nơi chúng sẽ được thu gom và lưu chứa (Hình 20). Sau mỗi lần sử dụng, chúng được phủ lên với vụn gỗ (mùn cưa), tro, vôi hoặc các vật liệu tương tự để hấp thụ độ ẩm và ngăn chặn mùi hôi. Hai hầm được sử dụng xen kẽ, trong khi một hầm đang được sử dụng thì phân trong hầm đã đầy kia có thể khử nước và phân hủy(40). Thời gian phân lưu trữ càng dài (6 tháng – 2 năm) càng có nhiều thời gian để làm giảm các mầm mống gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh sẽ bị loại khử qua quá trình sấy khô (được trợ giúp bởi thông khí tốt), nhiệt độ cao, và rất quan trọng là thông qua điều kiện kiềm (độ pH tăng) có thể được tạo ra suốt quá trình lưu trữ nếu vôi và/hoặc tro được bổ sung vào. Sau một thời gian ủ thì các tác nhân gây bệnh chết đi, và phân trở thành phân hữu cơ có thể bón cho cây(41). Nước tiểu cần được thu tách riêng biệt trong hầm không thấm nước để hầm phân rắn được giữ khô. Lý do tách riêng nước tiểu và phân rắn là vì sinh vật gây bệnh không thể phát triển trong điều kiện phân khô ráo. Bởi vì nước tiểu trong bàng quang một người khỏe mạnh là vô trùng (nghĩa là không chứa tác nhân gây bệnh - chỉ có rất ít bệnh truyền qua con đường nước tiểu), ta có thể được sử dụng nguyên nước tiểu hay pha loãng để tưới bón. 41 Hình 20. Nhà vệ sinh khô tách riêng nước tiểu 42 (41) Để đảm bảo không còn tác nhân gây bệnh do nhiễm với phân, nước tiểu cần được lưu trữ tối thiểu một tháng. Để bảo đảm an toàn hơn nữa, chúng có thể được lưu trữ trong 6 tháng(31). Sự tách biệt hoàn toàn nước tiểu và phân rắn rất quan trọng để đảm bảo nơi chứa nước tiểu không bị tắc nghẽn hoặc bị ô nhiễm với các tác nhân gây bệnh và nước tiểu không làm ướt phân(40). Nhà vệ sinh khô tách riêng nước tiểu đã được sử dụng rộng rãi ở miền Bắc và miền núi của Việt Nam như là một lựa chọn rẻ tiền với lợi ích phụ thêm là làm phân bón. Các điều kiện môi trường ở vùng cao nguyên thì khô ráo, với nhiệt độ cao và độ ẩm thấp, rất thích hợp để làm phân hữu cơ; hơn nữa thiếu nước cũng là một lý do khiến nhà vệ sinh loại này được ứng dụng tại các vùng này. Ở đồng bằng sông Cửu Long, người ta đã thử đưa vào sử dụng những nhà vệ sinh không dùng nước nhưng đã không thành công bởi vì việc sử dụng phân người làm phân bón cho cây trồng không phổ biến tại đây, trong khi đó các bệnh dịch liên quan đến nước vẫn đang là một vấn đề lớn ở vùng sông nước này. Ngập lụt sẽ gây cản trở quá trình ủ phân làm cho phân hữu cơ kém chất lượng và thói quen dùng nước sau khi đi vệ sinh làm cho nhà vệ sinh trở thành một nguồn ô nhiễm(42). Vì vậy, nhà vệ sinh tự hoại dưới đây đã được đề xuất để sử dụng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhà vệ sinh tự hoại Một nhà vệ sinh tự hoại là một thành phần quan trọng của hệ thống xử lý nước thải thường ở những nơi không có dịch vụ xử lý nước thải của đô thị. Một nhà vệ sinh tự hoại nhìn chung gồm có một hầm ngầm chôn dưới đất, không thấm nước và thường làm bằng bê tông. Nó được nối với một ống dẫn vào ở một đầu. Hầm thường được thiết kế phối hợp 2 ngăn hay nhiều hơn, phân cách nhau bởi vách ngăn hở ở giữa sàn và mái hầm. Khi chất thải đi vào ngăn thứ nhất của hầm, phần rắn lắng xuống đáy hầm tự hoại tạo nên lớp bùn trong khi dầu mỡ nổi lên trên mặt, tạo thành một lớp bọt váng. Lớp váng giúp ngăn mùi thoát ra và chặn không khí đi vào hầm(43). Vi khuẩn kỵ khí phát triển trong hầm phân hủy chất thải, giúp làm giảm sự tích tụ của bùn. Khí sinh ra được thoát qua 43 ống thoát khí. Điều kiện kỵ khí (không có oxy) bên trong hầm tự hoại cũng vô hiệu hóa một số vi khuẩn gây bệnh thấy trong nước thải. Phần nước chảy qua vách ngăn hở đi vào ngăn thứ hai, và vào ngăn thứ ba nếu có, nơi quá trình lắng tiếp tục diễn ra thêm. Nước thải sau khi xử lý theo ống dẫn đi ra ngoài khi có nước thải mới đi vào. Van đổi hướng dạng chữ T giúp ngăn chặn bùn cặn và váng bọt thoát khỏi hầm theo dòng chảy ra (Hình 21)(44). Hình 21. Nhà vệ sinh tự hoại Chất thải không bị phân hủy bởi quá trình kỵ khí sẽ phải được lấy ra khỏi hầm qua ống hút bùn hay nắp hầm phân. Việc kiểm tra, duy trì bảo dưỡng hầm có thể được thực hiện thông qua nắp hầm phân. Bao nhiêu lâu hầm tự hoại cần được hút bùn tùy thuộc vào tỉ lệ tương đối giữa dung tích của hầm với lượng chất rắn đầu vào. Một hệ thống tự hoại được thiết kế đúng cách và hoạt động bình thường thì không có mùi và có thể dùng được hàng thập kỷ (45). 44
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.