Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS và THPT - Nước, rác thải và vệ sinh: Phần 1

pdf
Số trang Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS và THPT - Nước, rác thải và vệ sinh: Phần 1 36 Cỡ tệp Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS và THPT - Nước, rác thải và vệ sinh: Phần 1 2 MB Lượt tải Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS và THPT - Nước, rác thải và vệ sinh: Phần 1 0 Lượt đọc Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS và THPT - Nước, rác thải và vệ sinh: Phần 1 1
Đánh giá Sổ tay hướng dẫn cho giáo viên THCS và THPT - Nước, rác thải và vệ sinh: Phần 1
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 36 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nước, Rác Thải và Vệ Sinh Sổ Tay Hướng Dẫn Cho Giáo Viên THCS & THPT Xuất bản Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng Tác giả Rebecca Hartmann và Phạm Thùy Dương Tranh minh họa trong tài liệu Stefanie Gendera Ảnh bìa: Tranh minh họa lấy từ cuộc thi vẽ tranh do GIZ tổ chức năm 2012, tác giả Hà Cẩm Tiên © giz 7/2013 Nước, Rác Thải và Vệ Sinh Sổ Tay Hướng Dẫn Cho Giáo Viên THCS & THPT Rebecca Hartmann và Phạm Thùy Dương Tháng 7/2013 ii Nước, Rác Thải và Vệ Sinh Sổ Tay Hướng Dẫn Cho Giáo Viên THCS & THPT Lời mở đầu Nước, rác thải và vệ sinh, mặc dù là những vấn đề khác nhau nhưng chúng liên quan mật thiết với nhau. Cả ba đều rất quan trọng đối với con người trên phương diện sức khỏe và môi trường. Với việc cung cấp nước uống sạch, xử lý rác đúng cách và cải thiện điều kiện vệ sinh cơ bản, ta đã có thể làm giảm đến 80% các bệnh tật(1). Cuốn sổ tay hướng dẫn này sẽ trình bày tầm quan trọng của nước, chất thải và vệ sinh theo ba chủ đề riêng biệt, và sẽ cung cấp những ví dụ về các cách thức thực hiện để cho cuộc sống khỏe mạnh và bảo vệ môi trường. Nước tạo nên cuộc sống. Mỗi con người đều cần đến nước cho những hoạt động hằng ngày, và tiếp cận nguồn nước uống sạch là cực kỳ quan trọng. Rác thải được tạo ra bởi mọi người. Nó cần được xử lý đúng cách để không làm ô nhiễm môi trường hay trở thành các nguồn gây bệnh. Vệ sinh môi trường liên quan chặt chẽ đến vấn đề vệ sinh cá nhân. Điều kiện vệ sinh cơ bản tốt dẫn đến sức khỏe tốt hơn và làm giảm nguy cơ bệnh tật. Dự án hợp tác kỹ thuật Việt – Đức “Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng” phối hợp với các đối tác là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, cùng phát triển cuốn sổ tay hướng dẫn này cho giáo viên như là một công cụ để giúp cho giáo viên dạy cho học sinh về nước, rác thải và vệ sinh. Cuốn sổ tay này chỉ cung cấp tài liệu bổ trợ thêm về chủ đề nước, rác thải và vệ sinh, tập trung vào vùng ven biển chứ không bao hàm hết mọi mặt của những chủ đề này. iii Cuốn sổ tay được chia làm 3 bài: - Bài 1: Nước Bài 2: Rác thải Bài 3: Vệ sinh Mỗi bài học bao gồm kiến thức cơ bản và thông tin bổ sung cho học sinh và giáo viên, cũng như những câu hỏi cho học sinh trả lời. Các bài học cũng có một danh sách các hoạt động đề nghị (ví dụ như tạo ra các sơ đồ, thực hiện các nghiên cứu địa phương, các câu đố v.v...) được thiết kế để tăng cường sự hiểu biết của học sinh về nước, rác thải và vệ sinh môi trường. iv Mục lục Bài 1: Nước .......................................................................................... 6 1.1 Nước là gì? ............................................................................. 7 1.2 Vòng tuần hoàn nước .............................................................. 7 1.3 Công dụng của nước............................................................... 8 1.4 Những mối đe dọa đến trữ lượng và chất lượng nước .......... 10 1.5 Sử dụng bền vững tài nguyên nước ...................................... 12 1.6 Hiện trạng ở Việt Nam ........................................................... 16 Bài 2: Rác thải .................................................................................... 20 2.1 Rác thải là gì? ....................................................................... 21 2.2 Phân loại rác thải ................................................................... 21 2.3 Tác động của rác thải không được xử lý ............................... 22 2.4 Quản lý rác thải bền vững ..................................................... 24 2.5 Hiện trạng ở Việt Nam ........................................................... 32 Bài 3: Vệ sinh ..................................................................................... 35 3.1 Vệ sinh là gì?......................................................................... 36 3.2 Tại sao thiếu vệ sinh dẫn đến dịch bệnh? .............................. 36 3.3 Tại sao vệ sinh môi trường lại quan trọng?............................ 38 3.4 Làm thế nào để cải thiện vệ sinh? ......................................... 40 3.5 Hiện trạng ở Việt Nam ........................................................... 47 Tài liệu tham khảo .............................................................................. 49 Phụ lục: Những hoạt động tiềm năng ................................................. 52 v Bài 1: Nước Tổng quan: Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được kiến thức cơ bản về nước, sự luân chuyển của nước trên trái đất qua vòng tuần hoàn nước, nước có thể bị ô nhiễm như thế nào và nước mưa có thể được sử dụng cho các hoạt động hằng ngày như thế nào. Mục tiêu: Học sinh sẽ 1. 2. 3. Tìm hiểu vòng tuần hoàn nước Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến nước Tìm hiểu về việc sử dụng bền vững tài nguyên nước Kiến thức cần có trước khi vào bài – Giáo viên Bài đọc cơ sở dưới đây sẽ cung cấp cho giáo viên một cái nhìn tổng thể về nước, vòng tuần hoàn nước, những vấn đề liên quan đến ô nhiễm, khan hiếm nước và hiện trạng thực tế ở Việt Nam, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và thị xã Vĩnh Châu. Kiến thức cần có trước khi vào bài – Học sinh Học sinh không cần phải có kiến thức đặc biệt nào trước khi học bài này. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bài giảng, giáo viên nên kiểm tra xem mức độ hiểu biết của học sinh mình tới đâu về nước. Việc này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng Hoạt động 1 (“Bọt khí tư duy”), có trong phần Phụ lục 1 của tài liệu này. Những hoạt động tiềm năng Phụ lục 1 bao gồm một danh sách các hoạt động có thể nâng cao sự hiểu biết của học sinh về tầm quan trọng của nước và sử dụng nước đúng cách như thế nào, bởi vì nước là một nguồn tài nguyên quý giá rất cần thiết cho cuộc sống. Các hoạt động 1 đến 7 có thể được sử dụng để hỗ trợ cho bài 1. 6 Câu hỏi dành cho học sinh Sau khi hoàn tất bài học, học sinh sẽ phải trả lời được những câu hỏi sau: - ‘Vòng tuần hoàn nước’ là gì và nó hoạt động như thế nào? Nước cần thiết cho cuộc sống như thế nào? Tại sao chúng ta cần tiết kiệm nước? Những mối đe dọa đến chất lượng nguồn nước là gì? Những ích lợi của việc sử dụng nước mưa là gì? Chúng ta có thể tiết kiệm nước như thế nào? 1.1 Nước là gì? Nước là một hợp chất hóa học (một phân tử nước được tạo nên từ một nguyên tử ôxy và hai nguyên tử hyđrô) xuất hiện trong tự nhiên dưới ba trạng thái vật lý khác nhau: lỏng, rắn và khí. Bình thường ta gọi nó là nước khi nó ở trạng thái lỏng. Nếu nó ở trạng thái rắn, ta gọi nó là đá hay băng và nếu nó ở dạng khí thì ta gọi nó là hơi nước. Nước mặt là nước chứa trên mặt đất như nước trong hồ, đầm lầy, sông, suối, đại dương. Nước ngầm là nước nằm dưới mặt đất, ở các lỗ không gian trong đất. Nước thấm xuống lòng đất do trọng lực, xuyên qua các hạt đất, đá, sỏi cho đến khi chạm một độ sâu mà ở đó lòng đất chứa đầy hay bão hòa với nước hoặc ở đó có một tầng không thấm nước, nơi nước không thể đi xuyên qua được (ví dụ như một lớp đất sét). Khu vực chứa đầy nước được gọi là vùng bão hòa và mặt trên cùng của khu vực này được gọi là mực nước ngầm(1). 1.2 Vòng tuần hoàn nước Các trạng thái khác nhau của nước không giữ yên cố định mà luân chuyển trong một chu trình tuần hoàn. Chu trình này được gọi là chu trình thủy văn hay vòng tuần hoàn nước (Hình 1). Vòng tuần hoàn nước là một trong nhiều “vòng tuần hoàn” mà các vật chất lưu chuyển trên trái đất. 7 Vòng tuần hoàn nước được thúc đẩy bởi mặt trời do các quá trình bốc hơi và thoát hơi nước. Mặt trời làm nóng nước trên mặt đất, sông, hồ, đại dương, chuyển hóa nước dạng lỏng thành hơi nước. Hơi nước trong không khí bay lên và ngưng tụ thành các đám mây. Hình 1. Vòng tuần hoàn nước Nếu bầu khí quyển trở nên bão hòa với hơi nước, có nghĩa là các đám mây hình thành đạt đến ngưỡng tới hạn, chúng sẽ rơi xuống thành mưa hoặc tuyết. Mưa rơi và tuyết tan chảy vào các dòng sông, hồ (nước mặt) và một phần thấm xuống đất thành nước ngầm. Nước có thể di chuyển dưới dạng dòng chảy bề mặt hay dòng chảy ngầm vào sông rồi chảy trở lại vào đại dương. Tại điểm này, vòng tuần hoàn nước khép lại, và sự bốc hơi nước lại bắt đầu tiếp tục một chu kỳ mới. 1.3 Công dụng của nước Nước duy trì sự sống trên trái đất. Sự có mặt của nước là điều kiện đầu tiên để xác định sự tồn tại của sự sống. Ở đâu có nước, ở đó có 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.