Sổ tay giảng viên POHE

pdf
Số trang Sổ tay giảng viên POHE 61 Cỡ tệp Sổ tay giảng viên POHE 846 KB Lượt tải Sổ tay giảng viên POHE 0 Lượt đọc Sổ tay giảng viên POHE 48
Đánh giá Sổ tay giảng viên POHE
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 61 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM – HÀ LAN ====***==== SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE Các tác giả: Phạm Thị Hương, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội (HUA) Trần Đăng Hòa, Trường Đại học Nông Lâm Huế (HUAF) Nguyễn Đức Xuân Chương, Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh (HCMC NLU) Hà Nội, Tháng 11/2009 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PROFED: Dự án “Tăng cường năng lực thể chế về giáo dục đại học có định hướng nghề nghiệp cho một số trường đại học được lựa chọn ở Việt Nam” do chính phủ Hà Lan tài trợ. POHE: Đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp-ứng dụng WoW: Công giới (hay còn gọi thị trường lao động) HĐWoW: Hội đồng công giới HUA: Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội HUAF: Trường Đại học Nông Lâm Huế HCM NLU: Trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh MoET: Bộ Giáo dục và Đào tạo ToT: Đào tạo giáo viên SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE i SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE ii MỤC LỤC LỜI TỰA..................................................................................................... v CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU....................................................................... 1 Phạm Thị Hương – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1.1. Lịch sử 50 năm phát triển giáo dục: hướng tới mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa thị trường lao động và cơ sở đào tạo .................................................. 1 1.2. Giáo dục đại học và sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.......................... 4 1.3. Chính sách của chính phủ cho giáo dục đại học giai đoạn 2005-2020 .5 1.4. Sơ lược về Dự án Giáo dục Đại học định hướng nghề nghiệp Việt NamHà Lan (PROFED) ................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP-ỨNG DỤNG - POHE................................... 9 Phạm Thị Hương – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội 2.1. Chương trình đào tạo mở và dựa vào năng lực . ................................. 9 2.2. Xác định phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên POHE...................... 10 2.3. Tham gia của thị trường lao động vào quá trình đào tạo POHE . ...... 11 2.4. Phương pháp học dựa vào năng lực.................................................... 11 2.5. Kết hợp các phương pháp sư phạm..................................................... 12 2.6. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa vào năng lực.................. 13 2.7. Cách tiếp cận “người học là trung tâm”.............................................. 14 SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE iii CHƯƠNG 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO POHE............................ 16 Phạm Thị Hương – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội 3.1. Khái niệm và cách thức xây dựng hồ sơ nghề nghiệp........................ 16 3.2. Năng lực và hồ sơ năng lực (hay các mức năng lực).......................... 17 3.3. Đơn vị học phần.................................................................................. 17 3.4. Đánh giá sinh viên ............................................................................. 19 3.5. Đảm bảo chất lượng . ......................................................................... 20 CHƯƠNG 4. HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO................................................................................... 23 Trần Đăng Hòa – Trường Đại học Nông Lâm Huế 4.1. Giới thiệu ........................................................................................... 23 4.2. Quy trình phát triển và đổi mới chương trình đào tạo ....................... 24 4.3. Quản lý và phát triển chương trình POHE tại trường đại học .......... 34 CHƯƠNG 5. HỒ SƠ GIẢNG VIÊN POHE . ....................................... 36 Nguyễn Đức Xuân Chương, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh 5.1. Giới thiệu............................................................................................ 36 5.2. Vai trò của giảng viên POHE ............................................................. 37 5.3 Nhiệm vụ đối với vai trò của giảng viên POHE ................................ 37 5.4 Các năng lực của giảng viên POHE . .................................................. 38 5.5 Khóa tập huấn “Đào tạo giáo viên” (ToT) cho giảng viên POHE....... 39 PHỤ LỤC Giới thiệu về xây dựng, tổ chức và thực hiện khóa tập huấn . “Đào tạo giáo viên” . ........................................................................................................ 41 VÍ DỤ Kế hoạch chi tiết thực hiện một khóa ToT về phương pháp giảng dạy theo POHE......................................................................................................... 44 SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE iv LỜI TỰA Cuốn sổ tay giảng viên này sẽ hướng dẫn và hỗ trợ các giảng viên trong việc chuẩn bị, giảng dạy, đánh giá và quản lý chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp (POHE) trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Bên cạnh cuốn sổ tay giảng viên, dự án cũng xây dựng cuốn sổ tay sinh viên để nhằm hướng dẫn và hỗ trợ các sinh viên đang theo học các chương trình POHE và cuốn sổ tay về Thị trường lao động cho giảng viên và các nhà quản lý giáo dục - hướng dẫn xây dựng mối quan hệ giữa trường đại học với Thị trường lao động. Cuốn sổ tay này đã được xây dựng bởi một nhóm các tác giả Việt Nam được lựa chọn từ các trường đại học khác nhau của Việt Nam tham gia vào dự án Profed. Dự án đã hỗ trợ tám trường đại học được lựa chọn trên cả nước xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo mới hướng đến nhu cầu của Thị trường lao động. Cuốn sổ tay này được soạn thảo bởi các tác giả: TS. Phạm Thị Hương, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (tác giả chính), TS. Trần Đăng Hoà, Trường Đại học Nông Lâm Huế (đồng tác giả) và Thạc sĩ Nguyễn Đức Xuân Chương, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (đồng tác giả). Tài liệu tham khảo cho cuốn sổ tay này được sử dụng từ các nguồn tư liệu nghiên cứu và tập huấn, các kinh nghiệm và năng lực chuyên môn được xây dựng trong phạm vi của dự án Profed. Hơn nữa, trong quá trình soạn thảo các tác giả Việt Nam cũng nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ quý báu của chuyên gia tư vấn Hà Lan, ông Jos Leeters, Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Van Hall Larenstein. Chúng tôi hy vọng cuốn sổ tay này sẽ là công cụ hữu hiệu giúp các giảng viên đạt được kết quả cao nhất khi giảng dạy các chương trình đào tạo POHE mới trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Trân trọng, Jan Christiaan Koeslag Cố vấn trưởng Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam - Hà Lan SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE v SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE vi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Lịch sử 50 năm phát triển giáo dục: hướng tới mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa thị trường lao động và cơ sở đào tạo Giáo dục là một phần quan trọng của xã hội Việt Nam. Sự nghiệp đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước và mỗi gia đình. Trong một thời gian dài nhà nước coi giáo dục là phương tiện góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế đất nước. Nhận thức được thực tế là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào kiến thức và công nghệ khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới nên một nguồn lực đáng kể đã và đang được đầu tư vào giáo dục. Trong giai đoạn 1993- 2000, chi phí của nhà nước vào lĩnh vực này tăng 13,4%/năm. Trong những năm gần đây đầu tư cho giáo dục chiếm 15% ngân sách nhà nước. Các trường đại học, cao đẳng ở nước ta được thành lập từ rất sớm, vào những năm 1950 khi nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam non trẻ ra đời ở miền Bắc. Trong lịch sử 50 phát triển nền giáo dục trải qua nhiều đổi thay to lớn cùng với những sự đổi thay và phát triển kinh tế nước nhà. Giống như các nước khác trên thế giới sứ mạng chính yếu của giáo dục đại học – cao đẳng Việt Nam ở tất cả các giai đoạn phát triển là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Mục tiêu của giáo dục thay đổi dựa vào chính sách phát triển kinh tế-xã hội của chính phủ đặt ra cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Thời kỳ 1960-1980 nước ta theo đuổi nền kinh tế tập trung, bao cấp. Trong thời kỳ đó hệ thống giáo dục được quản lý, điều hành theo cơ chế bao cấp, mệnh lệnh từ trên xuống với hệ thống các trường đại học quy mô nhỏ, đơn ngành và sự liên kết lỏng lẻo giữa đào tạo và nghiên cứu. Các trường đại học được thành lập ở nhiều lĩnh vực chuyên ngành ở từng lĩnh vực của nền kinh tế với sứ mạng cung cấp đủ nguồn lao động có kỹ năng cho từng lĩnh vực kinh tế. Sau khi tốt nghiệp sinh viên được phân công công tác ở các tổ chức và cơ quan do nhà nước quản lý. Về mặt lý thuyết, giáo dục đại học thời kỳ này được tổ chức theo nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước SỔ TAY GIẢNG VIÊN POHE 1
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.