So sánh kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc giữa Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry

pdf
Số trang So sánh kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc giữa Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry 8 Cỡ tệp So sánh kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc giữa Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry 486 KB Lượt tải So sánh kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc giữa Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry 0 Lượt đọc So sánh kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc giữa Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry 0
Đánh giá So sánh kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc giữa Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học SO SÁNH KẾT QUẢ ĐO BỀ DÀY TRUNG TÂM GIÁC MẠC GIỮA PENTACAM, AS-OCT VÀ ULTRASOUND PACHYMETRY Lê Thị Huyền Trang*, Trần Hải Yến* TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc giữa Pentacam, AS-OCT với tiêu chuẩn vàng Ultrasound Pachymetry. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 200 mắt ( 92 nam và 108 nữ). Mỗi mắt được đo bởi ba phương pháp Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry, trong đó có 30 mắt được đo lặp lại 3 lần liên tục bởi mỗi phương pháp. Tất cả đều được tiến hành đo bởi 1 người. Phần mềm SPSS 22.0 được sử dụng để xử lý số liệu. Kết quả: Kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc bằng ba phương pháp Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry lần lượt là 537,29 ± 31,66 µm; 523,60 ± 32,09 µm và 533,45 ± 32,46 µm. Các kết quả đo có mối tương quan rất chặt chẽ với nhau. Sự khác biệt giữa kết quả đo này là có ý nghĩa thống kê nên ba phương pháp không thể thay thế trực tiếp cho nhau. Trừ trong trường hợp bề dày trung tâm giác mạc dày (>570 µm), sự khác biệt giữa Pentacam và Ultrasound Pachymetry không có ý nghĩa nên có thể thay thế trực tiếp cho nhau. Độ lặp lại của 3 phương pháp Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry đều cao. Kết luận: Ba phương pháp Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry không thể thay thế trực tiếp cho nhau. Trừ trong trường hợp bề dày trung tâm giác mạc dày ( > 570 µm), Pentacam và Ultrasound Pachymetry có thể thay thế trực tiếp cho nhau. Từ khóa: Bề dày trung tâm giác mạc, Pentacam, AS-OCT, Ultrasound Pachymetry. ABSTRACT COMPARISON OF CENTRAL CORNEAL THICKNESS MEASUREMENTS BY PENTACAM, AS-OCT AND ULTRASOUND PACHYMETRY Le Thi Huyen Trang, Tran Hai Yen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 131 - 138 Purpose: To compare central corneal thickness (CCT) measurements taken with Pentacam, AS-OCT and gold standard Ultrasound Pachymetry. Methods: Cross-section and correlation analysis with 200 eyes ( 92 males and 108 females). Each eye was measured by Pentacam, AS-OCT and Ultrasound Pachymetry, in there, 30 eyes were taken consecutive repeatedly three times by each machine. All were taken by one person. SPSS 22.0 software was applied to analyze data. Results: The mean CCT values as determined with Pentacam, AS-OCT and Ultrasound Pachymetry were 537.29 ± 31.66 µm; 523.60 ± 32.09 µm and 533.45 ± 32.46 µm, respectively.The results hadvery high correlation. Because there were statistically significant differences in the mean CCT between Pentacam, AS-OCT and Ultrasound Pachymetry, three machines were not direct interchangeable. Except for thick central corneal thickness ( > 570 µm),difference in the mean CCT between Pentacam and Ultrasound Pachymetry was no statistically significant so they can be direct interchangeable. The measurements with Pentacam, AS-OCT and * Bệnh viện Mắt Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Lê Thị Huyền Trang Mắt ĐT: 01686007898 Email: Dr.lehuyentrang@gmail.com 131 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Ultrasound Pachymetry showed excellent repeatability. Conclusion: Pentacam, AS-OCT and Ultrasound Pachymetry are not direct interchangeable. Except for thick central corneal thickness ( > 570 µm), Pentacam and Ultrasound Pachymetry can be direct interchangeable. Key words: central corneal thickness, Pentacam, AS-OCT, Ultrasound Pachymetry. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu nghiên cứu Bề dày trung tâm giác mạc là một yếu tố quan trọng để đánh giá một giác mạc khỏe mạnh.Việc đo chính xác bề dày trung tâm giác mạc, vì vậy, có ý nghĩa rất quan trọng.Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp đo bề dày trung tâm giác mạc. Tại Bệnh viện Mắt TPHCM, đã có máy như Ultrasound Pachymetry, Orbscan II, AS-OCT, Atlas, Pentacam,… có thể đo bề dày trung tâm giác mạc. Trong đó, Ultrasound Pachymetry hiện nay là tiêu chuẩn vàng để đo bề dày trung tâm giác mạc(9). Ưu điểm của Ultrasound Pachymetry là dễ sử dụng, dễ di chuyển, giá trị chính xác và độ tin cậy cao. Nhưng đây là phương pháp tiếp xúc trực tiếp với bề mặt giác mạc và phụ thuộc vào người đo. Trong một số trường hợp bề mặt giác mạc không thể đo trực tiếp thì những phương pháp đo không tiếp xúc rất cần thiết để nghiên cứu ứng dụng. AS-OCT và Pentacam là những phương pháp đo bề dày giác mạc không tiếp xúc đã được ứng dụng tại Bệnh viện Mắt TPHCM. Trên thế giới, có một số đề tài nghiên cứu so sánh bề dày giác mạc trung tâm đo giữa ba phương pháp Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry. Trong đó có nghiên cứu của Mirada Mauricio năm 2008(5), nghiên cứu của Grewal năm 2010(4) và nghiên cứu của Wei Zhao năm 2013(10). Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về đề tài so sánh kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc bằng ba phương pháp Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm đối chiếu dữ liệu, phân tích tính ứng dụng, xem xét khả năng thay thế nhau giữa ba phương pháp này trên lâm sàng. Xác định bề dày trung tâm giác mạc bằng ba phương pháp. 132 So sánh độ phù hợp giữa kết quả đo bằng Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry. Đánh giá độ lặp lại của Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry. ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu Từ 18 tuổi trở lên. Không có bệnh lý giác mạc. Không đeo kính áp tròng ít nhất 1 tuần đối với kính mềm và ít nhất 1 tháng đối với kính cứng. Chưa từng trải qua bất kì phẫu thuật nào trên giác mạc. Không có tiền sử bệnh mắt hay bệnh lý toàn thân biểu hiện trên mắt. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Có bệnh lý cấp tại mắt. Phụ nữ có thai và cho con bú. Rung giật nhãn cầu. Không thể hợp tác khi đo. Các bước tiến hành Tất cả được tiến hành đo bởi một người. Khám giác mạc bằng đèn slit-lamp và soi đáy mắt bằng kính Volk để chọn đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ. Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Mỗi bệnh nhân có một phiếu thu thập số liệu riêng. Mẫu của phiếu này có kèm theo trong phần phụ lục. Trong phiếu này ghi nhận về: Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, ngày đo, kết quả đo. Đo bề dày trung tâm giác mạc bằng Pentacam, AS-OCT (có thể thay đổi thứ tự). Trong đó có 30 mắt được lấy giá trị 3 lần liên tiếp. Đo bằng Ultrasound Pachymetry sau cùng vì đây là phương pháp tiếp xúc, để tránh ảnh hưởng đến giá trị đo của 2 phương pháp không tiếp xúc trên. Bệnh nhân được nhỏ tê 2 mắt bằng Alcain 0,5% trước khi đo bằng Ultrasound Pachymetry. KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Sự phân bố giới tính trong nghiên cứu hoàn toàn là ngẫu nhiên với phái nam chiếm 46% và phái nữ chiếm 54%. Tuổi trong mẫu Nghiên cứu Y học nghiên cứu hầu như là người trẻ, nhỏ nhất là 18 tuổi và lớn nhất là 38 tuổi. Do nghiên cứu thực hiện trên những người có tật khúc xạ đến khám tại khoa Khúc Xạ có nhu cầu phẫu thuật điều trị tật khúc xạ nên đa số là người trẻ tuổi. Tật khúc xạ trong mẫu nghiên cứu là tật cận thị và loạn thị. Trong phân nhóm mức độ khúc xạ, tỉ lệ mức độ khúc xạ trung bình xuất hiện nhiều nhất với 41%, đến tỉ lệ mức độ nhẹ là 33,5% và tỉ lệ mức độ nặng là 22,5%. Kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc của 3 phương pháp Kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc bằng ba phương pháp Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry lần lượt là 537,29 ± 31,66 µm; 523,60 ± 32,09 µm và 533,45 ± 32,46 µm, theo phân phối chuẩn. Biểu đồ 1: Kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc bằng 3 phương pháp Mắt 133 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Độ phù hợp của 3 phương pháp được thể hiện qua biểu đồ Bland – Altman và hệ số tương quan giữa từng cặp phương pháp với nhau. Độ phù hợp của 3 phương pháp Bảng 1: Độ phù hợp giữa từng cặp phương pháp Khác biệt trung bình Độ lệch chuẩn Pentacam – UP Pentacam - AS-OCT UP –AS-OCT 134 3,842 13,692 9,85 6,599 7,974 7,196 Giới hạn tương đồng Dưới Trên -9,092 16,775 -1,937 29,321 -4,255 23,955 p R 0,000 0,000 0,000 0,979 0,975 0,969 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Biểu đồ 2: Biểu đồ Bland – Altman giữa từng cặp phương pháp Mắt 135 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Biểu đồ 3: Mối tương quan giữa từng cặp phương pháp Độ lặp lại của 3 phương pháp Các chỉ số CVw, SEM, Rco tính từ Sw theo công thức được trình bày ở dưới. Sw và ICC tính từ bảng phân tích ANOVA của SPSS. CVw = . SEM = Rco = 1,96 * 21/2 * Sw ICC = 136 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Bảng 2: Kết quả các chỉ số đo lường độ lặp lại Pentacam AS-OCT UP Mean ± SD Sw, µm 538,3 ± 35,53 3,88 524,72 ± 36,2 4,64 535,06 ± 35,46 2,34 Rco, µm 10,76 12,86 6,49 BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kết quả đo bằng AS-OCT thấp nhất trong 3 kết quả đo tương tự với các nghiên cứu khác trên thế giới. Nguyên nhân của kết quả đo AS-OCT thấp hơn đã được một số tác giả đưa ra những giả định khác nhau. Một số cho rằnglí do bề dày trung tâm giác mạc được đo bằng AS-OCT luôn thấp hơn là do mốc vị trí giới hạn đo bề dày ở mặt trước giác mạc được đặt thấp hơn so với mặt trước giác mạc thật sự trên máy AS-OCT(5). Một số tác giả khác lại cho rằng sự khác biệt kết quả đo này là do sự khác biệt thuật toán trong việc tính bề dày trung tâm giác mạc của AS-OCT và về chỉ số khúc xạ thật sự từ nguồn ánh sáng laser sử dụng trong máy quang học này(6). Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc bằng Pentacam cao hơn so với kết quả đo bằng Ultrasound Pachymetry 3,842 µm. Kết quả này tương tự với nghiên cứu củaMiranda Maurico năm 2008(7) và nghiên cứu của Sang Min Nam năm 2010(8). Về nguyên nhân của điều này, theo tác giả Nissen cho rằng đầu dò của Ultrasound Pachymetry có thể làm giảm đi 7 – 40 µm bề dày của phim nước mắt làm cho kết quả đo lớp biểu mô mỏng đi(1). Còn Frederick cùng cộng sự ghi nhận rằng việc đọc kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc bằng Ultrasound Pachymetry có thể mỏng hơn trên mô bị đè lõm là điều không thể tránh được(2). Ngược lại, một số kết quả nghiên cứu cho thấy bề dày trung tâm giác mạc đo bằng Pentacam thấp hơn Ultrasound Pachymetry. Tác giả Matthew Wells giả định điều này là do thuốc tê bề mặt sử dụng trong đo bề dày trung tâm giác mạc bằng Ultrasound Pachymetry gây phù giác mạc(10). Sự khác biệt kết quả đo bề dày trung tâm giác mạc giữa Pentacam và Ultrasound Pachymetry trong toàn mẫu nghiên cứu ( N=200 ) dù nhỏ, là 3,842 Mắt SEM 0,046 0,055 0,028 CVw,% 0,72 0,88 0,44 ICC (95%CI) 0,988 (0,978-0,994) 0,984 (0,970-0,992) 0,996 (0,992-0,998) µm nhưng sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nên có thể kết luận Pentacam và Ultrasound Pachymetry không thể thay thế trực tiếp cho nhau trên toàn mẫu nghiên cứu. Đối với bề dày trung tâm giác mạc dày (>570 µm), kết quả đo giữa hai phương pháp nàykhác biệt không ý nghĩa (p = 0,475) nên kết quả đo bằng Pentacam và Ultrasound Pachymetry có thể thay thế trực tiếp cho nhau được khi cần thiết. Các cặp kết quả đo cho hệ số tương quan đều rất cao. Hệ số tương quan giữa Pentacam và Ultrasound Pachymetry là 0,979; giữa AS-OCT và Ultrasound Pachymetry là 0,975 và giữa Pentacam và AS-OCT là 0,969. Điều này có nghĩa là các cặp kết quả có tương quan thuận và rất chặt chẽ với nhau. Biểu đồ Bland – Altman thể hiện giới hạn tương đồng, đánh giá sự phù hợp giữa 2 phương pháp đo. Đường chính giữa là sự khác biệt trung bình của các giá trị đo. Hai đường hai bên thể hiện khoảng giới hạn tương đồng 95%. Qua biểu đồ Bland – Altman, ta thấy các điểm khác biệt đa số đều nằm trong khoảng giới hạn tương đồng. Các phương pháp phân tích thích hợp cho việc đánh giá độ lặp lại làhệ số lặp lại Rco, sai số đo lường chuẩn SEM, hệ số biến thiên cá thể CVw và chỉ số nội tương quan ICC(3). Độ lặp lại trong nghiên cứu này được đánh giá dựa trên đo lường lặp lại 3 lần liên tiếp của từng phương pháp Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry trên 30 mắt ngẫu nhiên bởi cùng một người đo. Các chỉ số đều cho thấy cả 3 phương pháp cho độ lặp lại cao. KẾT LUẬN Ba phương pháp Pentacam, AS-OCT và Ultrasound Pachymetry không thể thay thế trực tiếp cho nhau. Trừ trong trường hợp bề dày trung tâm giác mạc dày (>570 µm), Pentacam và 137 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Ultrasound Pachymetry có thể thay thế trực tiếp cho nhau. Cả 3 phương pháp có độ lặp lại cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 138 Bayhan HA, Aslan Bayhan S, Can I (2014), "Comparison of central corneal thickness measurements with three new optical devices and a standard ultrasonic pachymeter".Int J Ophthalmol, 7 (2), pp. 302-8. Brightbill Frederick S, McDonnell Peter J, McGhee Charles NJ, Farjo Ayad A, Serdarevic O (2008), "Corneal Surgery: Theory Technique and Tissue", Elsevier Health Sciences, pp. Copeland RA, Afshari NA (2013), "Principles and Practice of Cornea", Jaypee Brothers Medical, 9 (1), pp. 100-101.3. Friedman Lee (2005), "Measuring Reliability: The Intraclass Correlation Coefficient".All Hands Meeting. Grewal Dilraj S, Brar Gagandeep S, Grewal Satinder PS (2010), "Assessment of central corneal thickness in normal, keratoconus, and post-laser in situ keratomileusis eyes using Scheimpflug imaging, spectral domain optical coherence tomography, and ultrasound pachymetry".Journal of Cataract & Refractive Surgery, 36 (6), pp. 954-964. Kim HY, Budenz DL, Lee PS, Feuer WJ, Barton K (2008), "Comparison of central corneal thickness using anterior segment optical coherence tomography vs ultrasound pachymetry".American journal of ophthalmology, 145 (2), pp. 228-232. Li H, Leung CKS, Lee W, Cheung CYL, Pang CP, et al (2008), "Comparative study of central corneal thickness 8. 9. 10. measurement with slit-lamp optical coherence tomography and visante optical coherence tomography".Ophthalmology, 115 (5), pp. 796-801. Miranda M, Pilar Gutarra Villavicencio Rosario del, Luis Izquierdo Jr, Renzo Cañote Flores, César Bernilla F (2008), "Measurement to compare the corneal central thickness with pentacam, visante and ultrasonic pachymetry at Oftalmosalud Eye Institute".ASCRS-ASO Symposium & Congress, 4(9), pp. 162. Nam SM, Im CY, Lee HK, Kim EK, Kim TI, Seo KY (2010), "Accuracy of RTVue optical coherence tomography, Pentacam, and ultrasonic pachymetry for the measurement of central corneal thickness".Ophthalmology, 117 (11), pp. 2096-2103. Wells M, Wu N, Kokkinakis J, Sutton G (2013), "Correlation of central corneal thickness measurements using Topcon TRK-1P, Zeiss Visante AS-OCT and DGH Pachmate 55 handheld ultrasonic pachymeter".Clinical and Experimental Optometry, 96 (4), pp. 385-387. Ngày nhận bài báo: 24/11/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 01/02/2016 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.