SKKN: Tạo chất văn cho bài văn nghị luận xã hội

pdf
Số trang SKKN: Tạo chất văn cho bài văn nghị luận xã hội 29 Cỡ tệp SKKN: Tạo chất văn cho bài văn nghị luận xã hội 502 KB Lượt tải SKKN: Tạo chất văn cho bài văn nghị luận xã hội 21 Lượt đọc SKKN: Tạo chất văn cho bài văn nghị luận xã hội 186
Đánh giá SKKN: Tạo chất văn cho bài văn nghị luận xã hội
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 29 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

SKKN năm 2011 GV: Nguyễn Thị Hạnh - THPT Chuyên tỉnh Lào Cai t¹o “chÊt v¨n “ cho bμi v¨n nghÞ luËn x· héi • A. Đặt vấn đề: LÝ do chän ®Ò tμi: 1.1. Thùc tr¹ng viÖc häc sinh viÕt kiÓu bµi nghÞ luËn vÒ mét vÊn ®Ò x· héi thiÕu “ chÊt v¨n”. - NghÞ luËn vÒ mét vÊn ®Ò x· héi ®· tõng ®−îc ®Ò cËp ®Õn trong ch−¬ng tr×nh c¶i c¸ch gi¸o dôc song ch−a ®−îc chó träng, thêi l−îng dµnh cho phÇn häc nµy chØ cã 2 tiÕt, gi¸o viªn trùc tiÕp gi¶ng d¹y còng ch−a chó ý h−íng dÉn häc sinh kü n¨ng lµm kiÓu bµi nµy. Nay ch−¬ng tr×nh cña Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o cã ®Æc biÖt chó träng rÌn luyÖn cho häc sinh kü n¨ng nghÞ luËn vÒ mét vÊn ®Ò x· héi trong suèt c¶ ch−¬ng tr×nh: THCS, THPT. §Æc biÖt ®−a néi dung nµy vµo c¸c k× thi chän häc sinh giái cÊp Quèc gia, tuyÓn sinh vµo c¸c tr−êng ®¹i häc, cao ®¼ng vµ tèt nghiÖp THPT. V× vËy tiÕp cËn víi vÊn ®Ò nµy gi¸o viªn cßn cã nhiÒu lóng tóng, v−íng m¾c. - Thùc tÕ hiÖn nay häc sinh viÕt nghÞ luËn x· héi kh« khan, thiÕu chÊt v¨n. Bµi viÕt kh«ng sinh ®éng, ý cßn nghÌo nµn, lËp luËn thiÕu lo gic chÆt chÏ. Bµi viÕt kh«ng thùc sù cã hiÖu qu¶, thuyÕt phôc ®−îc ng−êi ®äc. 1.2. ý nghÜa thùc tiÔn: Gi¸o viªn h−íng dÉn häc sinh viÕt v¨n nghÞ luËn x· héi cã chÊt v¨n. 2. Môc ®Ých nghiªn cøu: Trong bộ môn Ngữ văn, ngoài việc hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức, người giáo viên văn còn có trách nhiệm giúp học sinh biết cách tạo lập văn bản qua những tiết làm văn. Trong các loại văn bản mà học sinh cần biết tạo lập thì văn bản nghị luận (gồm cả nghị luận văn học và nghị luận xã hội) là loại văn bản rất quan trọng vì nó giúp học sinh rèn luyện và phát triển tư duy lô-gíc, thể hiện trình độ kiến thức và các kĩ năng làm văn. Đồng thời, đây cũng là loại văn bản mà người ra đề trong các kì thi quan trọng yêu cầu học sinh thực hiện. Đối với cả học sinh và giáo viên văn, nếu nghị luận văn học là kiểu bài đã quen thuộc nên việc xử lý khá dễ dàng thì nghị luận xã hội tuy không phải kiểu bài mới song do trước đây ít được sử dụng nên ít nhiều có khó khăn khi triển khai. Viết được một bài nghị luận xã hội đạt yêu cầu đã khó, viết một bài văn nghị luận xã hội hay lại càng không phải vấn đề đơn giản. Người viết chuyên đề này đã từng thiết kế hướng dẫn làm bài văn nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông, ở đây chỉ xin bàn thêm về một khía cạnh rất quan trọng trong làm văn nghị luận xã hội để bài viết của học sinh đạt chất lượng cao: đó là cách tạo chất văn cho bài văn nghị luận xã hội. 3. Giíi h¹n cña ®Ò tμi: H−íng dÉn häc sinh viÕt v¨n nghÞ luËn x· héi cã chÊt v¨n. 4. LÞch sö vÊn ®Ò: HiÖn nay ch−a cã gi¸o viªn ®Ò cËp ®Õn. V× vËy, t«i m¹nh d¹n ®−a ra vÊn ®Ò trªn ®Ó cïng ®ång nghiÖp trao ®æi. B. Triển khai vấn đề: SKKN năm 2011 GV: Nguyễn Thị Hạnh - THPT Chuyên tỉnh Lào Cai I. Giới thuyết chung: 1. Chất văn: Hiểu một cách đơn giản, "chất văn" là tính chất tạo nên vẻ đẹp văn chương của một văn bản - nó bao gồm các yếu tố cảm xúc, hình ảnh và chiều sâu suy nghĩ bộc lộ qua cách diễn đạt, trình bày của người viết. Các yếu tố này không tồn tại độc lập mà luôn song hành, hoà quyện vào nhau khi người tạo lập văn bản lựa chọn từ ngữ và các phương thức diễn đạt. Một bài viết được cho là có "chất văn" khi lời văn được viết từ nhiệt tình sôi nổi và niềm tin vững chắc của người viết vào điều mình định trình bày, khi ngôn ngữ được sử dụng chuyển tải một cách tinh tế và sâu sắc những cảm xúc, tình cảm và suy nghĩ trong lòng, khi ý tưởng được thể hiện sinh động bằng thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh và giàu cảm xúc. Nhưng như thế cũng có nghĩa không phải cứ có cảm xúc hoặc có hình ảnh là có "chất văn". Cảm xúc ấy, hình ảnh ấy phải nảy nở sinh sôi trên sự hình thành, tồn tại của chính ý tưởng - mà ý tưởng của người viết phải là ý tưởng được định hình thật rõ ràng bằng các luận điểm xác đáng, có cơ sở khoa học cũng như thực tiễn. 2. Bài văn nghị luận xã hội: Nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề xã hội (mối quan hệ con người trong xã hội, những đòii hỏi của cuộc sống cũng như yêu cầu của con người, thực trạng xã hội và các hiện tượng đời sống...) Mục đích cuối cùng của nó là là thể hiện chính kiến, quan niệm của người viết về vấn đề đặt ra đồng thời tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận xã hội trước hết cũng là đảm bảo kĩ năng nghị luận nói chung (tập trung hướng tới luận đề để bài viết không tản mạn, có ý thức triển khai thành những luận điểm chặt chẽ, nhất quán, tìm được những dẫn chứng xác đáng, giàu sức thuyết phục). Bên cạnh đó, bài văn nghị luận xã hội cũng cần đảm bảo về kiến thức mang màu sắc chính trị-xã hội ( những hiểu biết về chính trị - pháp luật, những kiến thức nền tảng về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lý-xã hội…, những tin tức thời sự cập nhật…); đảm bảo mục đích, tư tưởng: phải vì con người, vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, ngay cả khi những yêu cầu này đã đạt được rồi thì bài văn cũng chưa thể tạo được sức lôi cuốn, hấp dẫn để có thể vừa thuyết phục về trí tuệ vừa lay động tâm hồn tình cảm của người đọc, người nghe. Một bài văn dù bàn luận về đối tượng gì, bằng phương pháp nghị luận nào cũng cần có chất văn như một thứ hương sắc đặc trưng tạo sức hấp dẫn cho dư vị của tư tưởng, tình cảm, nhận thức được thể hiện trong đó. 3. Chất văn trong bài văn nghị luận xã hội: Trước hết, một bài văn nghị luận xã hội được xem là có chất văn khi bên cạnh hệ thống ý mạch lạc, sắc sảo, người viết còn thể hiện lòng nhiệt tình trong cách thể hiện chính kiến, quan niệm của cá nhân mình về vấn đề đưa ra bàn luận. Lòng nhiệt tình ấy trước hết được bộc lộ ở thái độ nghiêm túc xem xét vấn đề một cách thấu đáo để có thể đi đến cùng trong cắt nghĩa, lí giải và đánh giá. Đồng thời, khi có lòng nhiệt tình, người viết bao giờ cũng thể hiện một thái độ, lập trường rõ SKKN năm 2011 GV: Nguyễn Thị Hạnh - THPT Chuyên tỉnh Lào Cai ràng đối với vấn đề (đồng tình hay phản đối, khen hay chê, tin tưởng hay còn nghi ngờ...).Bên cạnh đó, yếu tố cảm xúc là không thể thiếu: niềm vui, sự tin tưởng với điều tốt, nỗi băn khoăn, trăn trở với những vấn đề bức xúc trong xã hội và đời sống con người, nỗi đau buồn và khát vọng đổi thay trước những mất mát, băng hoại... Tuy nhiên, dù có lòng nhiệt tình song nếu thiếu đi sự tinh tế trong cách biểu hiện thì không những không đạt hiệu quả mà còn gây phản cảm, phản tác dụng (cũng như trong cuộc sống, bị khinh ghét khiến người ta mặc cảm, buồn bã cô đơn, song đôi khi tình yêu không được thể hiện đúng cách, đúng đối tượng cũng gây mệt mỏi, khó chịu không kém). Ngôn ngữ chính xác, truyền cảm, cách diễn đạt giàu hình ảnh, sử dụng hợp lý và sáng tạo những cách liên tưởng, so sánh...là điều cần thiết để góp phần tạo chất văn cho bài văn nghị luận xã hội - nhất là những bài văn nghị luận về tư tưởng - đạo lý có ý nghĩa thiết thực và gần gũi trong đời sống của con người (tình bạn, tình cảm gia đình, thái độ đạo đức đối với con người...). II. Cách tạo chất văn trong bài văn nghị luận xã hội: 1. Hình thành ý tưởng và xác định thái độ: 1.1. Hình thành ý tưởng: Do trong nhà trường phổ thông, các bài viết đều triển khai từ yêu cầu của đề bài trong sách giáo khoa hoặc do giáo viên ra nên ý tưởng lớn bao trùm toàn bộ bài viết phải là điều mà đề bài yêu cầu bàn luận. Nói cách khác, ý tưởng cần được hình thành trên chính yêu cầu của đề bài.Vì vậy, để hình thành ý tưởng, việc đầu tiên là đọc kĩ và xác định yêu cầu đề. Hãy đọc một số đề bài sau đây: Đề số 1. Suy nghĩ của anh (chị) về thành công và thất bại? Đề số 2. Nghệ sỹ Đặng Thái Sơn từng có lần tâm sự: "Lúa càng nặng hạt thì càng trĩu bông, giản dị cúi đầu"(Theo ViệtNamNet). Anh (chị) có suy nghĩ gì trước lời tâm sự trên? Đề số 3.Trong cuốn Chia sẻ tâm hồn và quà tặng cuộc sống của hai tác giả Jack Canfield và Mark Victor Hasen (NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005) có mẩu chuyện sau: Tại một thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha, có một người đàn ông tên Jorge vừa cãi vã dữ dội với cậu con trai Paco của mình. Ngày hôm sau ông phát hiện giường của Paco trống không - cậu bé đã bỏ nhà đi. Vượt qua cảm giác ăn năn, hối hận về những điều đã xảy đến, Jorge nhìn lại mình và nhận ra rằng, với ông, cậu con trai quan trọng hơn tất cả. Với mong muốn bắt đầu lại, Jorge đến một cửa hiệu nổi tiếng ở trung tâm thị trấn và dán một tấm giấy có dòng chữ: "Paco, con hãy trở về nhà. Bố yêu con. Hãy gặp bố ở đây vào sáng mai con nhé!". Sáng hôm sau, khi Jorge đến cửa hiệu, thì không chỉ có một, mà đến bảy cậu bé cùng có tên Paco bỏ nhà ra đi đã đứng đợi ở đấy... Đọc mẩu chuyện trên, anh (chị) có suy nghĩ gì? Đề số 4. Nhà bác học Ác-si-mét từng nói: "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả trái đất lên". Nếu được chọn ba điểm tựa cho cuộc đời mình, anh (chị) sẽ chọn những điểm tựa nào? SKKN năm 2011 GV: Nguyễn Thị Hạnh - THPT Chuyên tỉnh Lào Cai Đề số 5. Trong bộ sách "Hạt giống tâm hồn" của NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh năm 2008 có mẩu chuyện sau: Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: "Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ". Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: "Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi". Người bạn kia hỏi: "Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?"... Anh (chị) hãy lý giải điều mà người bạn kia thắc mắc. Đề số 6. Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu nói sau: "Chỉ có tinh thần độc lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận" (A.Puskin) Đề số 7.Bàn về phương thức giáo dục con người, Kakura khẳng định: "Con người không phải là cái bình nước cần được đổ đầy mà là một ngọn đèn cần được thắp sáng". Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm trên. Đề số 8. "Cuộc sống riêng không biết đến gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một vườn cây được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm cho nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn". (Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1997) Đoạn trích trên gợi cho anh (chị) điều gì? Đề số 9. "Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi một dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước khô cạn dần rồi biến mất. Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi chỉ là vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì? Con người này trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo" (Những câu hỏi không lãng mạn- NguyÔn Quang ThiÒu - Viet Nam Net Thø 5, ngµy 7 th¸ng 1 n¨m 2010). Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề được đặt ra trong đoạn văn trên. SKKN năm 2011 GV: Nguyễn Thị Hạnh - THPT Chuyên tỉnh Lào Cai Đọc kĩ đề, chú ý vào những cụm từ, hình ảnh và cách diễn đạt, học sinh sẽ nhận ra yêu cầu mà người ra đề đặt ra: Đề số 1: Đề bài yêu cầu học sinh bàn luận về thành công và thất bại. Đây là dạng đề giao thoa giữa hai dạng nghị luận về một tư tưởng - đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Vì vậy, học sinh cần linh hoạt kết hợp cách lập và triển khai ý của cả hai dạng đề này. Cần làm rõ khái niệm thành công, thất bại; cơ sở dẫn tới thành công, thất bại; cách ứng xử thường thấy trước thành công, thất bại của người trong và ngoài cuộc; đề xuất cách ứng xử nên có với thành công và thất bại của bản thân cũng như của người khác. Đề số 2: Đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về một lời tâm sự của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn - một người đã gặt hái nhiều thành công trên con đường âm nhạc. Trong câu nói này, người đọc vừa thấy một tâm sự, nhắn nhủ của người nghệ sĩ lại vừa thấy một vấn đề tư tưởng - đạo lí được đặt ra: ứng xử và nhân cách của những người thực sự thành công với những đóng góp cho cuộc sống. Từ vấn đề được đặt ra, mỗi người sẽ rút ra được bài học cho mình trong cuộc sống cũng như trong ứng xử. Với đề bài này, học sinh nên xử lí theo bốn bước: cắt nghĩa - lý giải - đánh giá - liên hệ, mở rộng để vừa thể hiện được nhận thức về vấn đề vừa thể hiện những cảm nhận về nó trong chính thực tế cuộc sống của bản thân. Đề số 3: Đề bài yêu cầu học sinh bày tỏ suy nghĩ về vấn đề được đặt ra từ mẩu chuyện được trích dẫn. Để thực hiện được yêu cầu đề, học sinh trước hết cần xác định chính xác vấn đề đặt ra bằng việc đọc kĩ văn bản được dẫn, tìm những thông tin quan trọng trong đó. Có ba thông tin đặc biệt quan trọng, không thể bỏ qua để nhận diện vấn đề: suy nghĩ của người cha "với ông, cậu con trai quan trọng hơn tất cả", lời người cha nhắn nhủ tới cậu con trai "Paco, con hãy trở về nhà. Bố yêu con. Hãy gặp bố ở đây vào sáng mai con nhé" và hiệu quả của lời nhắn đó không chỉ có một mà tới bảy cậu bé có tên Paco bỏ nhà ra đi đã dứng đợi ở đấy. Từ việc xác định chính xác vấn đề đặt ra, cần có sự lý giải thích hợp và liên hệ mở rộng để bài viết trở nên thuyết phục. Đề số 4: Đề bài thuộc dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Vấn đề cần nghị luận đã được bộc lộ khá rõ trong đề bài: điểm tựa trong cuộc đời mỗi người. Để thực hiện yêu cầu của đề bài, học sinh cần giải nghĩa khái niệm "điểm tựa" và xác định điểm tựa cần thiết cho bản thân mình. Sự xác định này rất tự do, điều quan trọng là phải lí giải một cách hợp lí, thuyết phục về sự lựa chọn những điểm tựa đó. Đề số 5: Đề bài yêu cầu lý giải điều mà người bạn trong mẩu chuyện thắc mắc: "Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ (tức là khi tôi cứu anh) anh lại viết lên đá?". Để thực hiện được yêu cầu này, học sinh cần chú ý sự khác biệt về tính chất và khả năng của hai loại chất liệu đá và cát. Song điều quan trọng là chú ý tới sự khác biệt giữa nguyên nhân và ý nghĩa của hai hành động xúc phạm và cứu giúp đối với cả hai người - người hành động và người là đối tượng SKKN năm 2011 GV: Nguyễn Thị Hạnh - THPT Chuyên tỉnh Lào Cai của hành động đó. Từ sự lý giải một cách thấu đáo về điều này, học sinh cần rút ra bài học về cách sống, cách ứng xử cho chính mình. Đề số 6: Đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong quan niệm của A.Puskin. Để làm được đề bài này, học sinh trước hết cần xác định chính xác vấn đề ở đây là gì, gồm các khía cạnh nào. Thao tác này thực hiện khá dễ vì những gì cần tìm đã được bộc lộ khá rõ trong câu nói: tinh thần độc lập - vượt lên bão táp của số phận, lòng tự trọng - vượt lên những nhỏ nhen của cuộc sống. Vấn đề còn lại là học sinh cần biết lí giải vì sao lại như thế và đề xuất ý kiến cá nhân của mình. Đề số 7: Đề bài yêu cầu học sinh bàn luận quan điểm về phương thức giáo dục con người - một vấn đề tư tưởng khá thú vị và thiết thực đối với xã hội ta hiện nay. Để thực hiện yêu cầu đề, học sinh cần chú ý cắt nghĩa các hình ảnh "bình nước" và "ngọn đèn", các cụm từ "cần được đổ đầy" và "cần được thắp sáng" (nhất là từ "đổ đầy" và "thắp sáng") vì đó là những từ thể hiện nội dung quan điểm của Kakura. Từ đó, học sinh cần vận dụng nhận thức, hiểu biết về yêu cầu đối với con người để lý giải vì sao con người không thể là bình nước mà phải như ngọn đèn để khái quát ý nghĩa quan điểm giáo dục đó đối với người làm công tác giáo dục và rút ra bài học cho bản thân (với tư cách là đối tượng nhận sự giáo dục) trong quá trình học tập, tu dưỡng. Đề số 8: Đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về vấn đề cách sống được đặt ra trong đoạn trích: phủ nhận lối sống ích kỉ, "không biết đến gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình" và khẳng định lối sống hoà nhập, gắn bó với cộng đồng, với môi trường xã hội xung quanh mình. Để thực hiện yêu cầu đề, học sinh cần bắt đầu từ việc cắt nghĩa những hình ảnh, những cách diễn đạt đặc biệt trong đoạn trích để xác định chính xác vấn đề cùng các khía cạnh của nó. Từ đó, học sinh cần lý giải được vì sao con người không nên sống ích kỉ, vì sao cần hoà nhập với cộng đồng, cuộc sống vượt ra ngoài phạm vi cá nhân có ý nghĩa như thế nào...Khi lý giải thấu đáo những vấn đề này, học sinh sẽ có đủ cơ sở để đánh giá và đề xuất ý kiến riêng. Đề số 9: Đề bài yêu cầu bàn về vấn đề được đặt ra trong đoạn văn của tác giả Nguyễn Quang Thiều: vai trò của lao động trong sáng tạo. Để thực hiện yêu cầu đề, học sinh cần chú ý tới tương quan giữa hai hệ thống hình ảnh: con chim và con gà bé bỏng, tội nghiệp và vô dụng, dòng sông và vũng nước khô cạn dần và biến mất, con tàu và vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Giữa hai hệ thống ấy có những từ chỉ hoạt động lao động như bay, chảy, ra khơi - những hoạt động để con chim, dòng sông, con tàu được là chính nó và trở nên có giá trị. Từ đó, học sinh sẽ xác định được ẩn ý của tác giả trong đoạn văn như một cơ sở hình thành ý tưởng cho bài viết. 1. 2. Xác định thái độ: Để có thể bộc lộ một thái độ đúng đối với vấn đề đặt ra, ngoài việc nhận diện chính xác và sâu sắc bản chất vấn đề, cần có những hiểu biết nhất định về chuẩn mực đạo đức và các chuẩn đánh giá chung của xã hội. Trên cơ sở hiểu biết chung SKKN năm 2011 GV: Nguyễn Thị Hạnh - THPT Chuyên tỉnh Lào Cai ấy, người viết cần xem xét vấn đề để có những đánh giá chính xác về tính chất của nó: tích cực hay tiêu cực, đúng hay sai, phiến diện hay toàn diện...Sự đánh giá này rất quan trọng vì nó là cơ sở để người viết bộc lộ thái độ của mình: khen hay chê, đồng tình hay phản đối, khâm phục nể trọng hay bất bình phẫn nộ...Chẳng hạn, với vấn đề thành công và thất bại ở đề số 1, thái độ cần có là thái độ khách quan để xem xét các mặt, các biểu hiện của vấn đề và tha thiết mong muốn mọi người nên có thái độ đúng với thành công và thất bại của mình cũng như của người khác. Với vấn đề cách ứng xử ở đề bài số 2, thái độ cần có là trân trọng cách nhìn, cách nghĩ của một người nghệ sĩ nổi tiếng đã đạt nhiều thành công trên con đường âm nhạc và nghiêm túc phân tích lợi ích của sự khiêm nhường, giản dị trong cách sống, cách ứng xử để từ đó bộc lộ niềm mong mỏi sự đổi thay cách sống ở một bộ phận người không nhỏ trong xã hội hiện tại... Khi bộc lộ thái độ, cần rõ ràng, minh bạch song không nên cực đoan vì sẽ gây phản cảm và làm giảm tính nghiêm túc của bài viết. Hãy đọc bài văn sau của một em học sinh lớp 12: Đề bài Dân gian ta có câu "Ở hiền gặp lành" nhưng trong tác phẩm "Ở hiền", nhà văn Nam Cao lại để cho nhân vật Nhu suy nghĩ“Tại sao ở đời lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhường mình? Còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn?”. Anh (chị) có ý kiến gì về vấn đề đặt ra trong những câu nói trên? Hãy viết bài văn bày tỏ ý kiến của mình. Bài làm Dân gian ta có câu: “Ở hiền gặp lành” nhưng trong tác phẩm “Ở hiền”, nhà văn Nam Cao – một nhà văn xuất sắc của văn học hiện thực phê phán đã để nhân vật Nhu của mình suy nghĩ: “Tại sao ở đời lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhường mình? Còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn?”. Đây mới thực là lẽ sống ở đời. Khi xưa ta bé, ta đã từng được nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích kể về những con người lương thiện tuy ban đầu có gặp gian truân sóng gió nhưng rồi cuối cùng, họ cũng tìm thấy niềm vui, hạnh phúc cho chính mình, còn những kẻ độc ác, xấu xa sẽ bị trừng phạt đích đáng, phải nhận kết thúc “ác giả ác báo”. Nhưng đó chỉ là chuyện có trong sách vở, nó không hiện hữu trong cuộc sống thực này. Mặc dù cái thiện và cái ác luôn song hành ở tất cả mọi thời đại song cuộc đời là một chuỗi bất công, không có sự trừng phạt đích đáng cho kẻ có tội và không hẳn lúc nào cũng có phần thưởng xứng đáng cho người có công. SKKN năm 2011 GV: Nguyễn Thị Hạnh - THPT Chuyên tỉnh Lào Cai Nhân vật Nhu hay chính là tiếng nói của nhà văn Nam Cao thốt lên rằng: “Tại sao ở đời lại có nhiều sự bất công đến thế?” Câu hỏi này dường như chính là một lời khẳng định, nó không phải là một, hai mà là “nhiều”. Tính từ này khẳng định đời là những ngày tháng triền miên, vô tận và những nghịch lí ngang trái cũng dần dần thâm nhập, ăn sâu vào cuộc sống con người. Câu nói chưa dừng lại ở đó, nó được nối tiếp bằng những câu hỏi rất bức xúc: “Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn hay nhường thì thường thường lại chẳng được ai nhường mình?”. Suy nghĩ này không phải tự nhiên Nhu nghĩ ra, không phải là thoáng chốc mà nó đã ăn sâu vào tiềm thức, qua quá trình dần dần tiếp xúc, đối diện với cuộc sống xáo trộn thường ngày mà Nhu mới nhận ra được sự bất công giữa hai luồng tư tưởng tốt – xấu. Thực ra cuộc đời cũng không đen tối như ta tưởng, cụm từ “không phải bao giờ” thể hiện điều đó. Ở hiền cũng có lúc gặp được điều tốt đẹp, chuyện may mắn nhưng đời là nơi để con người bon chen, giành giật của nhau. Những người hiền thì cứ nhẫn nhục, chịu đựng, phải chăng họ nghĩ mình đối tốt với người khác thì cũng sẽ nhận lại sự đối xử tương tự? Hay chỉ mong có vậy, những lũ người xấu xa, vô nhân tính càng ỷ thế, “được đằng chân lân đằng đầu” mà hà hiếp, bắt nạt họ, coi họ là những cái gai trong mắt, là ngọn cỏ để tha hồ chà đạp, đè nén, muốn loại họ ra khỏi thế giới này. Dòng suy nghĩ của Nhu tiếp diễn, nhân vật này nghĩ tới những ác ma gây ra bao tội lỗi cho những người hiền lành: “Còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn?”. Những “kẻ thành công” chỉ những loại người giàu có, hoặc cao sang, có quyền cao chức trọng. Đáng lẽ đây chính là những con người đáng được xã hội tôn vinh, trân trọng, sùng bái vì sự giỏi giang của họ. Có mấy ai biết rằng đằng sau sự hào quang chói lòa ấy chứa đựng những bản chất “tham lam”, “chẳng biết chịu nhường ai”. Đây đúng hẳn là loại người bỉ ổi, dẫm đạp lên quyền lợi của người khác để giành được lợi riêng, làm giàu cá nhân. Chẳng nói đâu xa, ta lấy chính nước Việt Nam khi xưa: nước ta là một đất nước nhỏ bé, con người sống ôn hòa và đặc biệt rất ghét chiến tranh. Có phải vì lẽ đó mà tạo hóa đã ban tặng cho dân tộc ta những tài nguyên phong phú, những khoáng sản quý hiếm? Thế nhưng, chính vì nước ta hiền lành, luôn chủ trương hòa bình mà mấy nghìn năm bị áp bức, đô hộ, đánh chiếm. Hết Tây lại đến Tàu, những kẻ tham lam, độc ác đã đày đọa tù ải biết bao con người yêu nước, giết hại bao sinh linh bé bỏng mới chào đời. Như vậy vẫn chưa đủ, lũ “uống máu người” còn phá hoại nơi sống, chỗ ở của dân tộc ta, đốt rừng, đốt nhà, thiêu hủy mọi nguồn sống của những người yêu đất nước và căm thù chiến tranh. Sự bất công này không phải ai cũng thấu và hẳn cũng chẳng ai giải đáp nổi. Trở về thế kỉ 21, một thế kỉ của sự văn minh, hiện đại, có tòa án, luật pháp, có nhà tù nhưng cũng chỉ là cái vỏ bọc, đằng sau đấy là những bàn tay đen tối, lọc lừa, “đổi trắng thay đen”, những hành vi hết sức bạo ngược, tàn nhẫn. Chúng – xã hội đen tối mưu hại tất cả những ai làm hỏng hay muốn tố cáo ngăn chặn những việc làm phi pháp, vô nhân đạo nhằm kiếm lợi, Nhà nước dân chủ thì luôn sang sảng “do dân, vì dân, phục vụ hết lòng” nhưng thực sự rỗng tuếch. “Thuế là SKKN năm 2011 GV: Nguyễn Thị Hạnh - THPT Chuyên tỉnh Lào Cai nguồn ngân sách chủ yếu để xây dựng phát triển đất nước”, ở đây cần thêm chữ “và con người” ở sau cùng. Nhà nước bỏ ra mười tỉ để xây dựng một nhà máy, trong đó chỉ có một tỉ đưa vào sử dụng, còn lại nào là chủ thầu công trình một ít, chủ tịch tỉnh một ít... Thôi thì cứ mãi bài ca “Dân thời giàu nhưng nước thời nghèo”. Một đất nước đang phát triển mà tồn tại những con người như vậy thử hỏi đến bao giờ mới “sánh vai được với các cường quốc năm châu”? Câu hỏi này có lẽ sẽ chẳng bao giờ được giải đáp khi vẫn tồn tại những con người lấy tham ô, trục lợi riêng làm mục đích sống, chỉ quan tâm làm giàu cho bản thân chứ không góp phần chung tay xây dựng xã hội. Nam Cao là nhà văn ở thế kỉ 20 – có lẽ là khá xa so với đời sống thực tại của ta nhưng tư tưởng mà ông gửi gắm qua suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm của mình thì vẫn thực sự đúng đắn, là vấn đề bức bối của thời kì hiện tại. Cuộc sống vốn dĩ còn quá nhiều nghịch lí chưa được giải tỏa. Những người tốt ở hiền chưa thực sự được sung sướng thậm chí họ toàn nhận phải nhiều điều bất hạnh vì tính khiêm nhường, nhẫn nhịn đã ngấm sâu vào bản chất của họ khiến họ không thể đủ dũng khí và sức mạnh đứng lên đấu tranh với những mưu mô, tính toán của bao kẻ cường quyền, bạo ác nhằm giành lấy công lí, lẽ phải. Đây là ý trời, cũng là lẽ ở đời. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức để trở thành những người tốt, bảo vệ công lí và chống lại những âm mưu xấu xa, khiến cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. ( Bài làm của em Tăng Bích Ngọc) Trong bài văn trên, em Ngọc đã thể hiện một thái độ rất rõ ràng: gay gắt lên án cái xấu, cái ác và những tiêu cực trong xã hội - điều này tạo cho bài viết một "khẩu khí" mạnh mẽ, rất dễ thuyết phục người khác. Tuy nhiên, sai lầm của em lại là quá cực đoan khi nhìn nhận xã hội: em chỉ nhìn thấy cái xấu mà không thấy cái tốt, chỉ thấy mặt trái mà không có cái nhìn toàn diện về các hiện tượng trong xã hội. Chưa kể tới việc là em còn nhận thức khá lệch lạc về chính trị nên đã đưa ra không ít lời quy kết nặng nề với một thái độ bi quan. Một bài viết mà người viết có thái độ thiếu thiện chí và bi quan có thể sẽ được tán thưởng bởi những kẻ thiển cận và nông nổi chứ không thể tạo ra hiệu ứng tốt trong xã hội, càng không thể có sức hấp dẫn trên tinh thần nhân văn và tinh thần vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội. 2. Xây dựng đề cương (dàn ý): Có thể có người cho rằng dàn ý thì có liên quan gì tới "chất văn". Tuy nhiên, điều tưởng không mấy liên quan ấy lại liên quan mật thiết: bởi dù lời văn có bóng bẩy hoặc chứa chan cảm xúc mà ý tứ không rõ ràng hoặc rối, thiếu thì sức hấp dẫn sẽ giảm đáng kể. Để xây dựng một dàn ý hợp lý, cần bắt đầu từ yêu cầu và cách triển khai ý ở từng dạng bài cụ thể. Trong nhà trường phổ thông, nghị luận xã hội có ba dạng chính như sau: 2.1. Nghị luận về một tư tưởng-đạo lí Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông, do tâm lý, lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với SKKN năm 2011 GV: Nguyễn Thị Hạnh - THPT Chuyên tỉnh Lào Cai cuộc sống hàng ngày như tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận thức…Những vấn đề này có thể đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thường là được gợi mở qua một câu danh ngôn ( tục ngữ, ca dao, câu nói của các bậc hiền triết, các lãnh tụ, các nhà văn hóa, khoa học, nhà văn nổi tiếng...). Đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí, để giải quyết vấn đề, ta cần lưu ý cách xem xét nó từ nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời những câu hỏi. Sau đây là một số dạng câu hỏi chính: - Nó là gì? - Nó như thế nào? - Vì sao lại như thế? - Như thế thì có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người, với bản thân? Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi, có thể hình dung một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí cần được triển khai theo ba bước cơ bản sau: - Giải thích, cắt nghĩa - Lý giải - Đánh giá Cụ thể như sau: Bước 1: Giải thích, cắt nghĩa. Tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể mà mức độ và cách giải thích có thể sẽ khác nhau. Chẳng hạn, với câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu “Hỏi thời ta phải nói ra / Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”, điều cần giải thích trước hết là khái niệm “ ghét” và “ thương” rồi trên cơ sở đó giải thích, cắt nghĩa nội dung ý thơ Nguyễn Đình Chiểu. Với lời dạy cuả Phật “ Giọt nước chỉ hòa vào giữa biển cả mới không cạn mà thôi”, trước hết cần xác định nghĩa đen của những từ “giọt nước”, “biển cả”, “không cạn” rồi suy luận ra nghĩa bóng. Với quan niệm của Trịnh Công Sơn “Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối, sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ là để gió cuốn đi”, cần lần lượt giải thích các mệnh đề, các hình ảnh “sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối", "tấm lòng”, "cần có tấm lòng” “tấm lòng để gió cuốn đi” để trên cơ sở đó xác định chính xác nội dung thông điệp được gửi gắm trong câu nói. Có những đề bài, khâu giải thích có thể làm rất gọn gàng, đơn giản, nhất là khi trong yêu cầu, nhận định không có những khái niệm phức tạp, khó hiểu hay những hình ảnh có khả năng khơi gợi những tư tưởng sâu xa. Thế nhưng lại có những đề bài, khâu giải thích cần làm rất công phu. Chẳng hạn với quan niệm của Viên Mai “Làm người không thể không phân biệt giữa nhu mì và nhu nhược, giữa cứng cỏi và cường bạo,giữa tiết kiệm và keo kiệt, giữa trung hậu và khờ khạo,giữa sáng suốt và cay nghiệt, giữa tự trọng và tự đại, giữa khiêm tốn và hèn hạ. Mấy cái đó hình như giống nhau mà thực khác nhau”, có rất nhiều các mệnh đề cần giải thích như “làm người” phân biệt “cường bạo và cứng cỏi”, “nhu mì và nhu nhược”, “keo kiệt và tiết kiệm”,“tự trọng và tự đại", “trung hậu và khờ khạo” “khiêm tốn và hèn hạ”, “sáng suốt và cay nghiệt”... Bởi vì nếu không giải thích tận tường tận
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.