SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm hóa học tinh thể

pdf
Số trang SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm hóa học tinh thể 28 Cỡ tệp SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm hóa học tinh thể 1 MB Lượt tải SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm hóa học tinh thể 0 Lượt đọc SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm hóa học tinh thể 4
Đánh giá SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm hóa học tinh thể
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 28 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HÓA HỌC TINH THỂ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN Trường PHTH Chyên Hưng Yên SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HÓA HỌC TINH THỂ Người viết: Phan Thị Tươi Đơn vị công tác: Tổ Hóa Trường THPT chuyên Hưng Yên PHAN THỊ TƯƠI -1- THPT CHUYÊN HƯNG YÊN HÓA HỌC TINH THỂ PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học của sáng kiến kinh nghiệm cần nghiên cứu: Cơ sở lý luận Như đã biết, mọi chất đều có thể tồn tại ở ba trạng thái: khí, lỏng, rắn. Ở trạng thái rắn vật chất có thể tồn tại ở trạng thái tinh thể hoặc trạng thái vô định hình. Trạng thái tinh thể khác trạng thái vô định hình ở các đặc điểm sau: - Tinh thể là những đa diện lồi, được giới hạn bởi các mặt phẳng và các cạnh thẳng; - Tinh thể có tính đồng nhất và tính dị hướng; - Chất tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định. Ở điều kiện thường hầu hết các chất rắn đều có cấu tạo tinh thể. Ví dụ: cacbon tồn tại dưới dạng các tinh thể kim cương hay than chì (grafit); lưu huỳnh tồn tại dưới dạng các tinh thể đơn tà hay mặt thoi; muối ăn (NaCl) dưới dạng các tinh thể lập phương… Tất cả các kim loại, trừ thủy ngân là chất tinh thể v.v…. Lĩnh vực khoa học nghiên cứu thành phần, cấu tạo và tính chất của tinh thể là “Tinh thể học”. Tinh thể học là lĩnh vực khoa học ra đời từ rất sớm, phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu rất to lớn. Ngày nay, nhờ những thành tựu của Tinh thể học người ta đã xác định được cấu tạo tinh thể và phân tử của hàng triệu chất khác nhau, trong đó có những chất quan trọng như silicat tự nhiên, các protit, lipit, axit nucleic… từ đó đã giải thích được nhiều tính chất vật lí, hóa học và sinh học của các chất, đồng thời phát hiện ra nhiều ứng dụng quan trọng của chúng. Trong chương trình hoá học phổ thông, phần trạng thái rắn của chất và cụ thể về tinh thể là một phần khá lí thú và trừu tượng. Sách giáo khoa đã nêu được một số ý tưởng cơ bản giáo viên cần tham khảo thêm tài liệu mới giúp học sinh hình dung đươc và áp dụng các kiến thức vào giải các bài toán liên quan. Đề tài này nhằm cung cấp các kiến thức cụ thể về cấu trúc tinh thể và vận dụng cho các bài tập liên quan. Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua, đề thi học sinh giỏi Quốc gia thường hay đề cập tới phần hoá học tinh thể dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong sách giáo khoa phổ thông , do điều kiện giới hạn về thời gian nên những kiến thức trên chỉ được đề cập đến một cách sơ lược. Qua thực tiễn giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia nhiều năm tôi đă nghiên cứu, lựa chọn và hệ thống những kiến thức lí thuyết cơ bản, trọng tâm; sưu tầm những bài tập điển hình để soạn chuyên đề “Hóa học tinh thể” đề cập về vấn đề cấu trúc mạng tinh thể giúp cho học sinh hiểu sâu và vận dụng được tốt những kiến thức đã học vào việc giải các bài tập, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Hóa học. 2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm X©y dùng cơ sở lí thuyết, hÖ thèng c©u hái vµ bµi tËp phÇn “Hóa học tinh thể” dïng cho häc sinh líp chuyªn Ho¸ häc ë bËc THPT gióp häc trß häc tèt h¬n vµ chuÈn bÞ tèt h¬n cho c¸c kú PHAN THỊ TƯƠI -2- THPT CHUYÊN HƯNG YÊN HÓA HỌC TINH THỂ thi häc sinh giái Hãa häc c¶ vÒ lý thuyÕt – bµi tËp – ph­¬ng ph¸p gi¶i, gãp phÇn n©ng cao chÊt l­îng gi¶ng d¹y vµ häc tËp m«n Hãa häc. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Đề tài “Hóa học tinh thể” tập trung hệ thồng lí thuyết và sưu tầm các bài tập điển hình có liên quan đến: 1. MẠNG BRAVAIS 2. PHÂN LOẠI MẠNG BRAVAIS 3. Ô ĐƠN VỊ VÀ Ô CƠ SỞ 4. LIÊN KẾT HÓA HỌC TRONG TINH THỂ 5. CẤU TRÚC CỦA TINH THỂ KIM LOẠI 6. CẤU TRÚC TINH THỂ CỦA CÁC HỢP CHẤT ION ĐƠN GIẢN 7. NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TINH THỂ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỄU XẠ TIA X Đối tượng nghiên cứu là các khóa học sinh đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia từ năm 2009 đến năm 2011 4. Kế hoạch nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã nghiên cứu giảng dạy bồi dưỡng học sinh đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia, tại trường THPH chuyên Hưng Yên từ năm học 2009-2010. 5. Phương pháp nghiên cứu a). Nghiên cứu tài liệu b). Thực nghiệm (giảng dạy), đây là phương pháp chính 6. Thời gian hoàn thành 3 năm 7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, sáng kiến kinh nghiệm bao gồm các phần chính sau đây: I.CƠ SỞ LÍ THUYẾT II. BÀI TẬP VẬN DỤNG PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT Chất rắn được chia ra làm hai loại là chất rắn tinh thể và chất rắn vô định hình. Các tinh thể như tinh thể muối ăn, đường, kim cương, thạch anh..., nhìn vẻ bề ngoài chúng là hạt óng ánh, nhiều cạnh, nhiều mặt, nhiều chóp, khi vỡ tạo ra các hạt tinh thể nhỏ hơn với hình PHAN THỊ TƯƠI -3- THPT CHUYÊN HƯNG YÊN HÓA HỌC TINH THỂ dạng khác nhau, tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định, cá tính chất cơ điện có tính dị hướng tức là phụ thuộc vào hướng đo. Về bản chất, trạng thái tinh thể khác với trạng thái vô hình ở chỗ: trong tinh thể, các nguyên tử, phân tử, ion sắp xếp tuần hoàn ba chiều trong một khoảng không gian rộng, còn ở chất rắn vô định hình sự sắp xếp tuần hoàn chỉ có tính cục bộ trong giới hạn không gian hẹp. Vì vậy, dạng tinh thể và dạng vô định hình là hai trạng thái khác nhau của một chất rắn, trong đó dạng vô định hình luôn luôn kém bền hơn về mặt nhiệt độ với dạng tinh thể. Trong những điều kiện thích hợp, người ta có thể kết tinh được dạng tinh thể của các chất vô định như cao su, thủy tinh. Việc nghiên cứu tinh thể từ cuối thế kỷ 18. Thời kỳ đó, các nhà khoáng chát học đã phát hiện ra bằng giá trị chỉ số hướng của mọi mặt trong tinh thể đều là số nguyên. Năm 1784, thầy tu Hauy người được coi là sáng lập ra tinh thể học đã giải thích điều này là kết quả của sự sắp xếp tuần hoàn các hợp phần giống nhau trong tinh thể. Tuy nhiên những hiểu biết sâu sắc về tinh thể chỉ có được sau khi phát minh ra tia X và hiện tượng nhiễu xạ tia X vào đầu thế kỷ 20. Trước khi nghiên cứu sâu tính chất vật lý và hóa học của chất rắn, chúng ta hãy tìm hiểu một số khái niệm, thuật ngữ cần thiết để mô tả sự sắp xếp hình học trong tinh thể. I.1. Mạng Bravais Tập hợp tất cả các điểm có tọa độ là vectơ R được biểu diễn theo công thức 1.1 theo các vectơ cơ sở ax,ay,az treen ba vectơ thích hợp đã chọn tạo thành một mạng không gian gọi là mạng Bravais. Mỗi một điểm trên đây được gọi là một nút mạng của mạng Bravais.Thực chất mạng Bravais là mộ sự khía quát hóa về mặt toán học, chỉ mới biểu diễn được tính tuần hoàn tịnh tiến của tinh thể, không phải là mạng tinh thể thực. Mạng tinh thể thực phải được mô tả bằng cách chỉ ra mạng Bravais của nó đi kèm với chỉ ra nền tinh thể tương ứng với mỗi một nút mạng Bravai. Nền tinh thể là cấu hình của phân tử. Cấu trúc tinh thể = mạng Bravais + Nền tinh thể Cả 3 loại tinh thể đều được cấu tạo từ cùng một mạng Bravais (mạng vuông chiều), nhưng trên các nền khác nhau. - Đối với tinh thể đơn giản  nền tinh thể chỉ gồm một vài nguyên tử. - Đối với tinh thể hữu cơ  nền tinh thể gồm  100 nguyên tử. - Đối với tinh thể đơn giản  nền tinh thể gồm  10 4 nguyên tử. Trong thế giới chất rắn vô cơ chủ yếu là các tinh thể đơn giản. Với định nghĩa trên, mạng Bravais có các đặc điểm sau: - Mạng Bravais biểu diễn tính tuần hoàn tịnh tiến của mạng tinh thể, do đó các nút mạng Bravais không nhất thiết phải trùng với nút mạng tinh thể thực. - Nếu tinh thể được cấu tạo nên từ nhiều laoij nguyên tử, tức là số nguyên của nền tinh thể lớn hơn 1, thì có thể coi mỗi loại nguyên tử tạo nên một mạng Bravais riêng của mình (mạng PHAN THỊ TƯƠI -4- THPT CHUYÊN HƯNG YÊN HÓA HỌC TINH THỂ con), ở đó các nguyên tử nằm ngay ở nút mạng Bravais và khi đó mạng tinh thể sẽ gồm nhiều mạng Bravais giống hệt nhau lồng vào nhau. Một tinh thể chỉ gồm một mạng Bravais có thể gọi là tinh thể đơn giản, một tinh thể gồm nhiều mạng Bravais giống nhau lồng vào nhau thường được gọi là mạng tinh thể phức tạp. I.2. Phân loại các mạng Bravais Trong mục trên chúng ta chưa xét đến pháp tịnh tiến. Như đã nối từ đầu, bất kỳ tinh thể nào cũng thừa nhận những phép tịnh tiến R = n1.a1 + n2.a2 + n3.a3 (a1a2a3 là các vectơ cơ sở của mạng đó và n1n2 n3 là các số nguyên) làm các phép biến đổi đối xứng. Những phép tịnh tiến này họp lại thành một nhóm gọi là nhóm tịnh tiến. nhóm tịnh tiến là nhóm có số phần tử vô hạn vì mạng tinh thể là vô hạn. Nó cũng là một nhóm giáo hoán vì tích của hai phép tịnh tiến không phụ thuộc vào thứ tự của chúng. Chúng ta có thể coi những vectơ cơ sở của mạng a1,a2,a3 là những vectơ độc lập của các phép tịnh tiến cơ bản này (với hệ số là các số nguyên). Bởi vậy độ lớn và vị trí tương đối của các vectơ cơ sở, hay là dạng của ô cơ bản, sẽ là đặc trưng cho nhóm tịnh tiến của mạng tinh thể. Xét mối qua hệ giữa a1, a2, a3, α, β, γ ta có bảng tổng kết về các hệ tinh thể và các loại mạng bravais: PHAN THỊ TƯƠI -5- THPT CHUYÊN HƯNG YÊN HÓA HỌC TINH THỂ Hệ tinh thể Mạng tinh thể Ba nghiêng đơn giản tâm đáy đơn giản tâm đáy đơn giản tâm khối đơn giản tâm khối Một nghiêng tâm khối tâm mặt Trực thoi Sáu phương Ba phương Bốn phương tâm mặt Lập phương PHAN THỊ TƯƠI -6- THPT CHUYÊN HƯNG YÊN HÓA HỌC TINH THỂ Bảng 1. Bảy hệ tinh thể và 14 kiểu mạng bravais. I. 3. Ô đơn vị và ô cơ sở Tinh thể tuần hoàn tịnh tiến, do đó toàn bộ mạng tinh thể có thể thu được bằng cách tịnh tiến một đơn vị cấu trúc tinh thể. Đơn vị cấu trúc đó được gọi là ô đơn vị (unit cell). Ô đơn vị có thể tích nhỏ nhất được gọi là ô cơ sở, ô đơn vị tối giản (primitive unit cell). Như vậy, ô cơ sở là mạng tinh thể nhỏ nhất mà bằng cách tịnh tiến nó theo hướng của ba trục tinh thể ta có thể thu được toàn bộ tinh thể. Mỗi ô cơ sở được đặc trưng bởi các thông số: - Hằng số mạng: a, b, c, , ,  - Số đơn vị cấu trúc : n - Số phối trí - Độ đặc khít. I. 4. Liên kết hóa học trong tinh thể Phần trên ta đã xét phân loại tinh thể theo cấu trúc hình học, bây giờ ta phân loại tinh thể theo các tính chất hóa lý của chúng. Tại các nút mạng tinh thể có chứa nguyên tử, ion, phân tử hay thậm chí một nhóm của chúng. Người ta phân loại tinh thể căn cứ vào các loại lực liên kết khác nhau giữa các phân tử đó. Để tạo nên tinh thể có 5 loại liên kết. - Liên kết cộng hóa trị: Tinh thể nguyên tử (thường là chất điện môi hoặc bán dẫn). - Liên kết ion: tinh thể ion (thường là chất điện môi) - Liên kết kim loại: tinh thể kim loại (là chất dẫn điện). - Liên kết Van der Waals: tinh thể phân tử (thường là chất điện môi, đôi khi là bán dẫn). - Liên kết hiđrô. I.4.1. Liên kết cộng hóa trị Cũng giống như trong phân tử, trong tinh thể, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Tinh thể với liên kết cộng hóa trị thường được gọi là tinh thể nguyên tử vì với cách liên kết này thì ở các nút mạng là các nguyên tử. Ví dụ: Si, Ge, kim cương, các chất bán dãn AIIBII (ZnS,…), than chì. Vì mỗi cặp điện tử hóa trị đã liên kết chủ yếu nằm ở vị trí xung quanh hai nguyên tử, không do chuyển trong tinh thể nên các tinh thể nguyên tử thường là chất điện môi hoặc chất bán dẫn. Lực liên kết cộng hóa trị có thể rất lớn, như trong kim cương nhiệt độ nóng chảy lên tới › 3550o hay có thể rất nhỏ như trong butmut nhiệt độ nóng chảy 270oC. Giá trị năng lượng liên kết và nhiệt độ nóng chảy được chỉ ra ở bảng trên. Do tính định hướng của liên kết cộng hóa trị nên tinh thể nguyên tử thường không thuộc loại sắp xếp chặt khít. Ví dụ, đối với Si, phần không gian lấp đầy bởi các nguyên tử Si chỉ là 34%, trong khi cấu trúc sắp xếp chặt có thể lấp đầy 74% không gian). Số phối trí của các nguyên tử PHAN THỊ TƯƠI -7- THPT CHUYÊN HƯNG YÊN HÓA HỌC TINH THỂ trong loại tiinh thể này thường nhỏ (thường bằng 4) trong khi đó ở các loại tinh thể khác có số phối trí lớn hơn (8 hoặc 12). Liên kết hoàn toàn ion và liên kết cộng hóa trị hoàn toàn không phân cực là hai giới hạn của các liên kết hóa học thực. Các liên kết giữa các nguyên tố khác nhau thường là trung gian của hai dạng liên kết trên, chúng có một phần cộng hóa trị và một phần ion. Mức độ ion của liên kết phụ thuộc vào hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử. % liên kết ion = 1 - exp -0.25.( χA - χB).100 Trong đó χA và χB là độ âm điện của nguyên tử a và nguyên tử B trong liên kết A-B. I.4.2. Liên kết kim loại Đặc điểm cơ bản của liên kết kim loại là các điện tử hóa trị của các nguyên tử được tập thể hóa nên chúng là các vật liệu dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Kim loại còn có tính dẻo, dễ kéo sợi, dát mỏng trong khi đó các tinh thể ion hoặc tinh thể nguyên tử thường gion, cứng. Lực liên kết kim loại cũng không có tính định hướng nên các nguyên tử sắp xếp chặt khít hoặc gần như chặt khít dưới dạng FCC, HCP và BCC. Ở nhiệt độ phòng và áp suất 1atm, trạng thái kim loại là dạng cân bằng của hơn 70 nguyên tố tồn tại trong tự nhiên. Một số nguyên tố như photpho, iốt lại tồn tại ở trạng thaí kim loại dưới áp suất nhỏ; hầu hết các nguyên tố còn lại tồn tại ở trạng thái kim loại ở áp suất lớn. Ngoài các nguyên tố tồn tại tự nhiên, những nguyên tố nhân tạo đều là kim loại ở trạng thái chuẩn. Tính chất kim loại của vật chất, về bản chất có được là do các electron không định xứ ở trên vùng dẫn. Chính những electron này làm cho kim loại có độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao nhưng cũng vẻ sáng ánh kim. Tinh thể hầu hết các kim loại đều thuộc 3 loại: Lập phương tâm khối, lập phương tâm diện và dạng lục phương. Đối với một kim loại, đôi khi có thể nhiều hơn một kiểu tinh thể tùy theo điều kiện nhiệt độ, áp suất. Ba kiểu cấu trúc này có tính đối xứng cao, đặc trưng cho sự sắp xếp các ion, các nguyên tử, ở đó các liên kết không có tính định hướng. Thực tế, mỗi nguyên tử, ion hút các nguyên tử, ion lân cận bằng trường thế hút xuyên tâm và độ ổn định đạt được khi số phối trí cực đại. I.4.3. Liên kết ion Tinh thể hình thành từ các ion trái dấu hút nhau. Lực liên kết là các lực hút và đẩy tĩnh điện. Do các điện tử định xứ trên các tinh thể ion nên tinh thể ion thường là chất điện môi. Khi nóng chảy chúng có khả năng dẫn điện, trong đó các ion trái dấu đóng vai trò là hạt tải điện. Liên kết ion không có tính định hướng do đó cấu trúc hình học của tinh thể phụ thuộc vào sự sắp xếp chặt khít các ion. Số phối trí của các ion thường lớn. Lực liên kết lớn dẫn đến nhiệt độ nóng chảy cao. I.4.4. Liên kết Van der Waals PHAN THỊ TƯƠI -8- THPT CHUYÊN HƯNG YÊN HÓA HỌC TINH THỂ Lực liên kết Van der Waals là lực liên kết vật lí và yếu hơn nhiều liên kết cộng hóa trị và liên kết ion. Lực liên kết Van der Waals thực tế luôn tồn tại giữa các nguyên tử, phân tử, tuy nhiên nó thường bị các liên kết hóa học mạnh như liên kết ion, liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại lấn át. Lực liên kết Van der Waals giải thích sự hình thành tinh thể của các khí hiếm, các tinh thể phân tử trung hòa. I.4.5. Liên kết hiđrô Liên kết hiđrô là một dạng đặc biệt của tương tác lưỡng cực. Trong phân tử nguyên tử H liên kết cộng hóa trị với có độ âm điện lớn X (như O, F, Cl, N..). Lực Liên kết hiđrô là lực hút tĩnh điện giữa phần điện tích dương trên nguyên tử H và phần điện tích âm trên nguyên tử X. Năng lượng liên kết của nguyên tử H lớn hơn liên kết Van der Waals nhưng nhỏ hơn nhiều so với liên kết hóa học thong thường. Liên kết hiđro cũng có tính định hướng và tính bão hòa, do đó tinh thể tinh thể tạo bởi các liên kết hiddro thường có tỉ khối nhỏ, giòn, không dẫn điện. Tinh thể nước đá là một ví dụ điển hình của loại liên kết này. I.5. Cấu trúc của tinh thể kim loại I.5.1. Mô hình sắp xếp chặt khít giữa các quả cầu Trong 110 nguyên tố hóa học đã biết, một số lớn là các kim loại. Người ta đã nghiên cứu cấu trúc tinh thể của chúng và nhận thấy rằng đa số các kim loại đều có cấu trúc tinh thể thuộc hai hệ lập phương và lục phương. Để giải thích hiện tượng này người ta đưa ra mô hình sắp xếp chặt khít của các quả cầu. Theo mô hình này thì tinh thể kim loại bao gồm những nguyên tử hình cầu có bán kính như nhau và liên kết với nhau bằng liên kết kim loại không định hướng. Để có cấu trúc bền vững, nghĩa là hệ có năng lượng tự do cực tiểu, các nguyên tử hình cầu này phải được sắp xếp sao cho cấu trúc là chặt khít nhất, nghĩa là mỗi nguyên tử (quả cầu) được bao quanh bởi một số tối đa các nguyên tử láng giềng và không gian trống giữa các nguyên tử là bé nhất. Để hình dung rõ ràng hơn về sự sắp xếp chặt khít của các quả cầu chúng ta xem cấu trúc không gian như được hình thành từ sự đặt chồng lên nhau của các lớp phẳng. Một lớp phẳng của PHAN THỊ TƯƠI -9- THPT CHUYÊN HƯNG YÊN HÓA HỌC TINH THỂ các quả cầu gói ghém chặt khít là một lớp mà trong đó một quả cầu tiếp xúc với 6 quả cầu láng giềng. Lớp A Kí hiệu lớp này là A. Khi đặt lớp quả cầu thứ hai (lớp B) lên trên lớp A, để cho cấu trúc thu được là chặt khít thì các quả cầu của lớp B phải nằm chồng lên những chỗ lõm hình thành giữa các quả cầu của lớp A. Cần chú ý rằng quả cầu của lớp B chỉ nằm trên ½ số chỗ lõm hình thành giữa các quả cầu của lớp A. Lớp B Lớp A Tiếp theo nếu xếp tiếp các quả cầu của lớp thứ ba lên trên lớp thứ hai, ta thấy có hai cách khác nhau: cách thứ nhất là xếp các quả cầu của lớp thứ ba vào những chỗ lõm giữa những quả cầu của lớp B mà ở phía dưới đã có các quả cầu của lớp A, nghĩa là các quả cầu của lớp thứ ba chiếm những vị trí giống những quả cầu của lớp thứ nhất, nói cách khác sẽ thu được một cấu trúc với trật tự các lớp là ABABAB… Lớp B Lớp A PHAN THỊ TƯƠI - 10 - THPT CHUYÊN HƯNG YÊN
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.