SKKN: Phương pháp lập ma trận cụ thể và đề thi của dạng đề 100% trắc nghiệm trong giảng dạy Sinh học 12

pdf
Số trang SKKN: Phương pháp lập ma trận cụ thể và đề thi của dạng đề 100% trắc nghiệm trong giảng dạy Sinh học 12 61 Cỡ tệp SKKN: Phương pháp lập ma trận cụ thể và đề thi của dạng đề 100% trắc nghiệm trong giảng dạy Sinh học 12 584 KB Lượt tải SKKN: Phương pháp lập ma trận cụ thể và đề thi của dạng đề 100% trắc nghiệm trong giảng dạy Sinh học 12 0 Lượt đọc SKKN: Phương pháp lập ma trận cụ thể và đề thi của dạng đề 100% trắc nghiệm trong giảng dạy Sinh học 12 14
Đánh giá SKKN: Phương pháp lập ma trận cụ thể và đề thi của dạng đề 100% trắc nghiệm trong giảng dạy Sinh học 12
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 61 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP LẬP MA TRẬN CỤ THỂ VÀ ĐỀ THI CỦA DẠNG ĐỀ 100% TRẮC NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 12 I Lý do chọn đề tài: Năm học 2011-2012 là năm học tiếp tục thực hiện cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của Bộ GDĐT về đổi mới kiểm tra, đánh giá (KT-ĐG), đưa công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), trong đó có đổi mới KT-ĐG làm trọng tâm của cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, với mục tiêu xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh và phát huy vai trò tích cực, tinh thần hứng thú, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS. Dưới sự chỉ đạo và tập huấn của sở GD - ĐT tỉnh Đồng Nai về đổi mới PPDH, trong đó có đổi mới KT-ĐG trong từng năm học, tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh đã thưc hiện một cách khá đồng bộ. Qua đó các trường đã nắm rõ nội dung các bước, quy trình tiến hành, công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn và biện pháp đánh giá chặt chẽ, hiệu quả cuối cùng thể hiện thông qua kết quả áp dụng của GV. Tuy nhiên, qua kết quả thanh tra của Sở ở một số trường, thấy rằng, mặc dù các trường đã có thực hiện chỉ đạo của Sở và nội dung chuyên đề của các buổi tập huấn về đổi mới KT-ĐG nhưng một số trường còn thực hiện mang tính đối phó, chưa thực sự chú ý về chất lượng. Trong và sau các buổi tập huấn, các thầy, cô giáo đều nhận thấy, để kết quả của việc KT-ĐG được như mong đợi thì thao tác có ý nghĩa gần như quyết định đó là lập ma trận đề kiểm tra, đề thi.Nhưng để lập được một ma trận đề đạt chuẩn quả thật không dễ chút nào, đặc biệt là dạng đề 100% trắc nghiệm khách quan đối với môn Sinh học 12. Trên tinh thần đó, khi lập ma trận và ra đề thi cho học sinh khối 12 thì bản thân tôi, các đồng nghiệp luôn suy nghĩ: cần nghiêm túc đầu tư chuyên môn, thời gian, công sức làm sao để lập được ma trận đề kiểm tra, đề thi đạt chuẩn, bám sát chuẩn KT-KN môn Sinh học 12 và tránh nội dung đã giảm tải. Mong muốn của Sở như thầy Quốc Tuấn (phòng gdtrh) đã nói :"Tôi cần là cần các thầy cô lập cho ra được một ma trận chuẩn và cụ thể, nhìn vào đó có thể thấy được nội dung của đề kìa".Qủa thật việc đó không hề dễ. Đề kiểm tra, đề thi phải như thế nào để phù hợp với từng đối tượng học sinh, phân loại được học sinh để từ đó giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc đổi mới KT-ĐG môn sinh học 12, tôi chọn đề tài “Phương pháp lập ma trận cụ thể và đề thi của dạng đề 100% trắc nghiệm trong giảng dạy sinh học 12”. II. Thực trạng trước khi thực hiện giải pháp của đề tài: 1). Thuận lợi: Về phía giáo viên: + GV thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề, luôn có tinh thần cầu thị . + Giáo viên cốt cán được bồi dưỡng đầy đủ về các chủ trương, chính sách đổi mới của Bộ GD-ĐT dưới sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Sở GD-ĐT Đồng Nai. Sau mỗi đợt tập huấn, tổ luôn trao đổi và thống nhất một cách nghiêm túc về nội dung, yêu cầu của Sở. + Các giáo viên bước đầu đã lập được ma trận đề kiểm tra, đề thi, khắc phục được phần nào việc ra đề theo cảm tính trước đây. + Tổ luôn họp thống nhất ý kiến trước khi ra đề cương và đề thi, cân nhắc sao cho đề thi, đề kiểm tra phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, từ đó có thể phân loại được học sinh. + Nhìn chung, giáo viên đã khắc phục được tình trạng thói quen chỉ dựa vào sách giáo khoa để làm căn cứ soạn bài, giảng dạy và kiểm tra, đánh giá. Vì vậy, việc soạn bài, giảng dạy và KT-ĐG của giáo viên đã bám sát chuẩn KT-KN, bám sát trọng tâm bài học, bỏ nội dung đã giảm tải theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT Đồng Nai. + Các giáo viên đều tích cực chuẩn bị TBDH, tự làm đồ dùng DH để triệt để chống “dạy chay”, chống việc dạy "đọc - chép", khai thác hồ sơ chuyên môn, chọn lọc tư liệu liên hệ thực tế nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS. Về phía nhà trường: + BGH luôn chú trọng trong việc tổ chức các kì kiểm tra tập trung, các kì thi nghiêm túc và công bằng nhất, quán triệt thái độ coi thi nghiêm trúc đến tất cả giáo viên. + BGH cũng luôn kịp thời khen ngợi các giáo viên có kết quả cao về tỉ lệ học sinh đạt trên 5 điểm và đạt từ 8 điểm trở lên sau các kì thi. + Luôn cập nhật các thông tin về giáo dục từ Bộ và Sở giáo dục,triển khai và giúp đội ngũ GV cụ thể hóa công văn từ Sở giáo dục một cách kịp thời và mang tính đồng bộ. + Cơ sở vật chất của nhà trường có một số trang thiết bị hiện đại hổ trợ cho việc thực thi các tiết dạy đạt hiệu quả hơn. Về phía học sinh: + Đa số HS có ý thức học tập. + Một số học sinh tỏ ra yêu thich bộ môn sinh. + Qua hai năm học lớp 10 và 11, học sinh đã làm quen với hình thức làm bài thi trắc nghiệm, kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm của học sinh được cải thiện rất nhiều. + Kĩ năng hoạt động nhóm trong viêc học tập của HS ngày càng được nâng cao. 2) Khó khăn: Về phía giáo viên: + Muốn đổi mới việc kiểm tra,đánh giá và kiểm tra,đánh giá có hiệu quả thì khi soan giáo án để giảng dạy,GV phải thật sự nghiêm túc,phải đầu tư công sức và khá nhiều thời gian để sao cho giáo án vừa bám sát chuẩn KT-KN vừa phù hợp với từng đối tượng học sinh và tránh nội dung đã giảm tải, đặc biệt đối với chương trình sinh học 12. + Tiếp theo là lập ma trận đề kiểm tra và ra đề kiểm tra.Việc này phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, chuyên môn vững mới cho ra được một ma trận đề và một đề kiểm tra đạt yêu cầu như chỉ đạo của Sở GD và Bộ GD. + Một số GV còn chưa thực sự nghiêm túc trong việc coi thi, coi kiểm tra nên kết quả thi ít nhiều còn chưa phản ánh đúng kết quả dạy học thực tế. Về phía học sinh: + Vẩn còn một số ít HS chưa xác định được động cơ học tập,chưa có ý thức trong việc học. + Việc học ở nhà của học sinh còn bị động và mang tính đối phó. + Vì môn sinh thi tốt nghiệp và đại học, cao đẳng đêu là hình thức thi trắc nghiệm cho nên một số học sinh còn chủ quan, lơ là, chưa có thái độ học tập hợp lí. + Một số ít HS chưa thật sự nghiêm túc trong thi cử, vẫn còn một vài học sinh vi phạm quy chế trong các kì thi. III. Nội dung đề tài: A.Cơ sở lí luận: Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục. Kiểm tra đánh giá không phải là vấn đề mới đối với GV nhưng đa số GV trong thực tiễn dạy học lại chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này nên việc kiểm tra đánh giá còn mang tính chiếu lệ, hời hợt không kích thích học tập tích cực của HS. Vì vậy việc đổi mới khâu kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học là yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Đổi mới khâu kiểm tra đánh giá trước hết là đổi mới trong suy nghĩ của GV về vấn đề này. Giáo viên cần thành thạo trong việc lập ma trận đề kiểm tra, viết câu hỏi, viết hướng dẫn chấm và biểu điểm. Giáo viên cần vận dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau (nói, viết) nhiều kiểu câu hỏi kiểm tra khác nhau (kiểm tra chủ quan, kiểm tra khách quan...) đánh giá không chỉ đơn thuần là cho điểm câu trả lời hay bài làm của HS thấy những sai lầm và cách sửa chữa các sai lầm đó, là việc thay dổi nội dung và phương pháp dạy học của GV để đạt các mục tiêu dạy học (đánh giá). Kỹ thuật xây dựng các đề kiểm tra cần sử dụng đa dạng các loại câu hỏi trong đề kiểm tra, các câu hỏi biên soạn đảm bảo đúng kỹ thuật, có chất lượng là khâu công tác có tầm quan trọng đặc biệt vì trong thực tế, phần đông GV chưa được trang bị kỹ thuật này khi được đào tạo ở trường sư phạm, nhưng chưa phải địa phương nào, trường PT nào cũng đã giải quyết tốt. Vẫn còn một bộ phận không ít GV phải tự mày mò trong việc tiếp cận hình thức trắc nghiệm, dẫn đến chất lượng đề trắc nghiệm chưa cao, chưa phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng bộ môn, không ít trường hợp có tình trạng lạm dụng trắc nghiệm. Trong việc tổ chức thực hiện đổi mới KT-ĐG, cần phát huy vai trò của đội ngũ GV giỏi có nhiều kinh nghiệm, GV cốt cán chuyên môn để hỗ trợ GV mới, GV tay nghề chưa cao, không để GV nào phải đơn độc. Phải coi trọng hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm kịp thời, đánh giá hiệu quả từng giải pháp cụ thể trong việc đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG: kinh nghiệm ra đề sao cho bảo đảm chất lượng, kinh nghiệm kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm cho phù hợp với đặc trưng bộ môn. Trong nhà trường, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Do đó, phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới PPDH nói chung và đổi mới KT-ĐG nói riêng thành trọng tâm của cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cũng trong mối quan hệ đó, bước phát triển của cuộc vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng cao chất lượng GD toàn diện. B. Tìm hiểu nguyên nhân và hướng khắc phục: 1) Tìm hiểu nguyên nhân của các khó khăn: - Vẫn còn một số giáo viên chưa thật sự nắm được các thao tác kĩ thuật trong việc lập ma trận đề kiểm tra, còn mang tính máy móc, mơ hồ. - Gv đôi lúc còn chưa thật sự đầu tư chuyên môn, thời gian, công sức trong việc lập ma trận đề và ra đề kiểm tra, nên việc kiểm tra, đánh giá học sinh còn chưa được như mong đợi. Do đó ít nhiều còn chưa phản ánh đúng thực lực của học sinh. - Việc lập được ma trận đề chung đã khó, lập ma trận cụ thể đạt chuẩn mà sử dụng đa dạng các loại câu hỏi trong đề kiểm tra, các câu hỏi biên soạn đảm bảo đúng kỹ thuật, có chất lượng lại càng khó hơn nhiều lần. 2) Hướng khắc phục: a) Đối với tổ chuyên môn: + Tổ khuyến khích các GV tự học, tự nghiên cứu, sau đó GV có kinh nghiệm hoặc GV cốt cán chủ trì thảo luận, giải đáp thắc mắc, trao đổi kinh nghiệm. Sau khi nghiên cứu mỗi chuyên đề, cần tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm để hỗ trợ GV thực hiện đổi mới PPDH và KT-ĐG; + Tổ chức cho GV nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN của CT môn học và hoạt động GD mình phụ trách và tổ chức đều đặn việc dự giờ và rút kinh nghiệm, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm; thảo luận cách giải quyết những vấn đề mới, vấn đề khó, phát huy các hoạt động tương tác và hợp tác trong chuyên môn; + Yêu cầu GV thực hiện đổi mới hình thức KT – ĐG học sinh. Cần đa dạng hóa các dạng bài tập đánh giá như: các dạng bài tập nghiên cứu; đánh giá trên sản phẩm hoạt động học tập của học sinh ; đánh giá thông qua chứng minh khả năng của học sinh ; đánh giá thông qua thuyết trình; đánh giá thông qua hợp tác theo nhóm; đánh giá thông qua kết quả hoạt động chung của nhóm… + Phát hiện và đề nghị nhân điển hình tiên tiến về chuyên môn, cung cấp các giáo án tốt, đề kiểm tra tốt để các đồng nghiệp tham khảo; Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những GV thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG có hiệu quả. b) Đối với mỗi giáo viên: + Đổi mới KT-ĐG chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS. Sau mỗi kỳ kiểm tra, GV cần bố trí thời gian trả bài, hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả làm bài, tự cho điểm bài làm của mình, nhận xét mức độ chính xác trong chấm bài của GV. Trong quá trình dạy học và khi tiến hành KTĐG, GV phải biết “khai thác lỗi” để giúp HS tự nhận rõ sai sót nhằm rèn luyện PPHT, PP tư duy. + Giáo viên cần thành thạo trong việc lập ma trận đề kiểm tra, viết câu hỏi, viết hướng dẫn chấm và biểu điểm. + GV cần cố gắng đầu tư thời gian, công sức và chuyên môn để xây dựng các đề kiểm tra sử dụng đa dạng các loại câu hỏi trong đề kiểm tra, các câu hỏi biên soạn đảm bảo đúng kỹ thuật, có chất lượng để từ đó sau mội lần kiểm tra (hay thi) phải đánh giá đúng năng lực của học sinh, phân loại được học sinh để điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình để phù hợp với từng đối tượng học sinh. + Phấn đấu thực sự nắm vững nội dung chương trình, chuẩn KT-KN, nội dung đã giảm tải theo chỉ đạo của Sở, đổi mới PPDH và KT-ĐG, rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật dạy học (trong đó có kỹ năng ứng dụng CNTT, khai thác internet…), tích lũy hồ sơ chuyên môn, tạo được uy tín chuyên môn trong tập thể GV và HS, không ngừng nâng cao trình độ các lĩnh vực hỗ trợ chuyên môn như ngoại ngữ, tin học; + Thực hiện đổi mới PPDH của GV phải đi đôi với hướng dẫn HS lựa chọn PPHT hợp lý, biết tự học, tự đánh giá, tự chủ, khiêm tốn tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và của HS về PPDH, KT-ĐG của mình để điều chỉnh; + Tham gia tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; dự giờ của đồng nghiệp, tiếp nhận đồng nghiệp dự giờ của mình, thẳng thắn góp ý kiến cho đồng nghiệp và khiêm tốn tiếp thu góp ý của đồng nghiệp; tự giác tham gia hội giảng, thao giảng, thi GV giỏi, báo cáo kinh nghiệm để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm nhằm trau dồi năng lực chuyên môn. C. Nội dung đề tài: I. Kĩ thuật biên soạn dạng đề 100% trắc nghiệm khách quan môn Sinh học 12: Đề thi học kì 1 1. Yêu cầu của đề kiểm tra học kì 1 a) Nội dung bao quát chương trình đã học trong học kì 1. b) Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, tránh nội dung giảm tải và yêu cầu thái độ ở các mức độ đã được quy định trong chương trình sinh học 12, học kì 1. c) Giới hạn chương trình ra đề thi HK 1: Sinh 12 CB từ bài 1 đến bài 28. Sinh 12 NC từ bài 1 đến bài 27. d) Đảm bảo tính chính xác, khách quan. e) Phù hợp với thời gian kiểm tra (60 phút) . f) Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh. 2. Tiêu chí của đề kiểm tra học kì a) Nội dung không nằm ngoài chương trình. b) Nội dung rải ra trong chương trình học kì sinh học 12, học kì 1. Tỉ lệ điểm dành cho các mức độ nhận thức so với tổng điểm khoảng: 30% nhận biết, 40% thông hiểu, 30 % vận dụng . c) Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và số điểm dành cho câu hỏi đó. Các cấp độ của tư duy (nắm vững kiến thức và hình thành kỹ năng, thái độ) gồm: - Bậc 1: Đó là những câu hỏi, bài tập về kiến thức đạt ở mức độ nhận biết một vấn đề, một sự kiện hoặc về kỹ năng thể hiện ở việc thực hiện bắt chước được một việc đã học hoặc kết hợp cả hai, có thái độ tiếp nhận. Ví dụ: Nhắc lại được định luật, công thức, một sự kiện, làm được so với mẫu nhưng còn nhiều lệch lạc,... - Bậc 2: Đó là những câu hỏi, bài tập về kiến thức đạt ở mức độ thông hiểu một vấn đề, một sự kiện hoặc về kỹ năng thể hiện ở việc thực hiện chính xác được một việc đã học hoặc kết hợp cả hai, có thái độ đúng mực. Ví dụ: Tìm được một đại lượng liên quan trong một công thức, làm được cơ bản đúng như mẫu nhưng vẫn còn sai sót nhỏ,... - Bậc 3: Đó là những câu hỏi, bài tập về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng cơ bản, giải quyết một vấn đề, một sự kiện bằng những kiến thức, kỹ năng đã học đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp, có thái độ tin tưởng. Ví dụ: Giải quyết vấn đề theo các thông số đã cho sẵn, làm được chính xác như mẫu, làm được chính xác như mẫu trong những hoàn cảnh khác nhau... - Bậc 4: Đó là những câu hỏi, bài tập về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng sáng tạo, giải quyết một vấn đề, một sự kiện bằng những kiến thức, kỹ năng đã học và vốn hiểu biết của bản thân đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp và có dấu hiệu của sự sáng tạo, có thái độ tin tưởng. Ví dụ: Giải quyết được vấn đề nhưng phải tìm các thông số, phát hiện được lỗi, và có dấu hiệu vận dụng sáng tạo, làm được chính xác như mẫu trong những hoàn cảnh khác nhau một cách thành thục, có liên hệ thực tiễn đến các vấn đề của cuộc sống 3. Ví dụ minh họa đề kiểm tra cụ thể: Đề thi học kì 1 - môn sinh học 12. Soạn đề kiểm tra theo các bước: Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra - Xác định “đo” – đánh giá cái gì? nội dung (khái niệm, cơ chế, quá trình…) nào? Cụ thể ở đây là về cơ chế di truyền và biến dị, các quy luật di truyền,di truyền học quần thể, di truyền học người, bằng chứng và cơ chế tến hóa, trong đó, chương trình cơ bản đến hết bài 28, chương trinh nâng cao đến hết bài 27. - Đo đối tượng nào ? Ở đây, tôi muốn đo đối tượng học sinh trung bình, khá. (Bài kiểm tra áp dụng phù hợp với năng lực tư duy của trên 50% số HS tham gia kiểm tra – mỗi HS có trên 50% cơ hội trả lời đúng câu hỏi). Bước 2: - Tìm hiểu nội dung trong chuẩn quy định mức độ cần đạt được về kiến thức, kĩ năng  phân tích, thảo luận nhóm để xác định thống nhất mức độ đo (đánh giá). Bước 3: Thảo luận nhóm, sử dụng động từ hành động đo được để xác định mục tiêu kiểm tra, chỉ rõ 3 mức độ khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng HS: + Mức chuẩn đối với các đối tượng HS trung bình và HS chưa đạt TB. + Mức trên chuẩn đối với HS khá. + Mức xuất sắc đối với HS giỏi. Bước 4: Xây dựng ma trận đề: Ma trận thiết kế đề kiểm tra học kì I môn sinh Lớp 12 (HS TBình, khá) Thời gian làm bài 60 phút, 40 câu trắc nghiệm khách quan: PHẦN BẮT BUỘC 32 CÂU 160 ĐIỂM, PHẦN TỰ CHỌN MỖI BAN 8 CÂU . - Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp - ứng dụng và vận dụng ở cấp độ cao hơn – phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo). Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho mức độ nhận thức của mỗi chủ đề hoặc đơn vị kiến thức kĩ năng, trong đó 1 là mức nhận biết, 2 là mức thông hiểu, 3 là mức vận dụng thấp, 4 là mức độ các khả năng cao hơn. - Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. - Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. M1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương…) cần kiểm tra: - Căn cứ vào mục đích KT, thời gian KT và loại hình bài KT (tự luận hay trắc nghiệm khách quan) để chọn chủ đề cần kiểm tra. Đây chính là mục tiêu học tập mà học sinh phải đạt được theo Chuẩn KT - KN xét đến thời điểm thực hiện Chương trình Giáo dục. Ghi các chủ đề đã chọn vào cột 1 của ma trận. MA TRẬN PHẦN BẮT BUỘC: Vận dụng ở cấp độ cao Chủ đề kiểm tra Nhận biết I.Cơ chế di truyền và biến dị 1.Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN 2.Phiên mã và dịch mã. 3.Điều hòa hoạt động gen. 4.Đột biến gen. 5.NST và đột biến cấu trúc NST. 6.Đột biến số lượng NST ___ % tổng điểm ___ % hàng ___ % hàng ___ % hàng ___ % hàng = ___ điểm = ___ điểm = ___ điểm = ___ điểm II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền. 1.Quy luật phân li. 2.Quy luật phân li độc lập. 3.Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen. 4.Liên kết gen và hoán vị gen. 5.Di truyền liên kết giới tính và di truyền = ___ điểm Thông hiểu Vận dụng ở cấp độ thấp ngoài nhân. 6.Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen ___ % tổng điểm = ___ điểm III. Di truyền học quần thể. 1.Quần thể tự phối. 2.Quần thể ngẫu phối. ___ % tổng điểm = ___ điểm ___ % hàng = ___ điểm ___ % hàng ___ % hàng ___ % hàng = ___ điểm = ___ điểm = ___ điểm ___ % hàng = ___ điểm ___ % hàng ___ % hàng ___ % hàng = ___ điểm = ___ điểm = ___ điểm ___ % hàng ___ % hàng ___ % hàng = ___ điểm = ___ điểm = ___ điểm ...% tổng số điểm =... điểm Tổng số câu ...% tổng số ...% tổng số điểm =... điểm điểm =... Tổng số câu điểm Tổng số câu IV. Ứng dụng di truyền học. 1.Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. 2.Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến. 3.Tạo giống bằng công nghệ tế bào. 4.Tạo giống nhờ công nghệ gen. ___ % tổng điểm = ___ % hàng = ___ điểm ___ điểm Tổng số điểm Tổng số câu ...% tổng số điểm =... điểm Tổng số câu MA TRẬN PHẦN TỰ CHỌN -Đối với ban cơ bản: Tôi chọn phần tự chọn nằm trong nội dung từ bài 21 đến bài 28, câu phân loại điểm 10 có thể nằm trong bất kì nội dung nào của học kì 1. Vận dụng ở Vận dụng ở Chủ đề kiểm tra Nhận biết Thông hiểu cấp độ thấp cấp độ cao I.Di truyền học người. 1. Di truyền y học 2. Bảo vệ vốn gen của loài người và
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.