SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4

pdf
Số trang SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 18 Cỡ tệp SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 281 KB Lượt tải SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 97 Lượt đọc SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 104
Đánh giá SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 18 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văa ở lớp 4 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4 1 Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văa ở lớp 4 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại văn minh mới. Nhìn từ phía khoa học và công nghệ thì đây là thời đại văn minh thông tin với nền kinh tế dựa trên tri thức. Thời đại văn minh mới này là một bước phát triển vượt bậc so với thời đại văn minh nông nghiệp với nền kinh tế dựa trên tài nguyên khoáng sản là chính. Người lao động ở mọi lĩnh vực trong thời đại ngày nay phải không ngừng học hỏi, trau dồi tri thức. Phải có tầm nhìn xa mang tính chiến lược và đủ chiều sâu để có thể giải quyết nhanh chóng những công việc cụ thể. Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra yêu cầu với ngành giáo dục là phải đào tạo được đội ngũ những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, tiếp cận và làm chủ được công nghệ tiên tiến, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, coi con người là mục tiêu và là động lực của sự phát triển. Để khẳng định vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, tại Đại hội Đảng lần thứ X một lần nữa đề ra: “….Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá - hiện đại hoá - xã hội hoá …”. Trước những yêu cầu thực tế đó, chất lượng dạy học trong mỗi trường tiểu học là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt nó quyết định đến sự tồn tại của nhà trường. Chất lượng dạy học ấy phải được thể hiện bằng chất lượng toàn diện của các môn học: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiện xã hội, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục ...vv. Đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước đòi hỏi phải có những con người lao động mới, có bản lĩnh, năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng được với thực tiễn đời sống xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tế đó đòi hỏi mục tiêu giáo dục trong nhà trường cũng phải thay đổi, đặc biệt là việc đổi mới về phương pháp dạy học. Trong tất cả các môn học ở trường tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt thì môn Toán cũng có vị trí vô cùng quan trọng. Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực, nó có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cần thiết cho đời sống sinh hoạt, lao động. Đó cũng là những công cụ rất cần 2 Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văa ở lớp 4 thiết để học các môn học khác, tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Mặt khác môn Toán có vị trí rất quan trọng giúp cho học sinh khả năng phát triển tư duy lôgíc trong thế giới hiện thực trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích ,tổng hợp, so sánh, dự toán, chứng minh và bác bỏ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện chính xác. Nó có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, óc tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong việc hình thành, rèn luyện nề nếp phong cách và tác phong làm việc khoa học rất cần thiết trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người góp phần giáo dục ý trí và những đức tính tốt như cần cù nhẫn nại, ý thức tự vượt khó. Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực, linh hoạt huy động thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào các tính huống khác nhau. Trong nhiều trường hợp, học sinh phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh ở chừng mực nào đó phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo. Vì vậy giải toán còn là một trong những biểu hiện " năng động " trong hoạt động trí tuệ của học sinh. Đối với học sinh lớp 3 các em đã nắm vững cách giải một bài toán có lời văn xong đó chỉ là các bài toán hợp vận dụng trực tiếp các phép tính. Lên lớp 4 các em được tiếp xúc với các dạng toán điển hình, do vậy các em gặp không ít khó khăn khi giải các bài toán có văn ở dạng này, vì vậy nhiều em đã hiểu lầm và dẫn đến giải bài toán sai. 2. Cơ sở thực tiễn : Qua thực tế giảng dạy của bản thân tôi và qua trao đổi với đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi đều thống nhất ý kiến: Học sinh thường gặp khó khăn khi học một số dạng toán cơ bản như sau: - Giải toán về “Tìm số trung bình cộng”; - Giải toán về “ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”; - Giải toán về “Tìm 2 số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của 2 số đó”; - Giải toán có nội dung hình học; - Giải một số bài toán như : “ Tìm phân số của một số” , bài toán liên quan đến “ biểu đồ” , ứng dụng “ Tỉ lệ bản đồ”, toán “ trắc nghiệm” …vv. Nguyên nhân chủ yếu là do tư duy của học sinh tiểu học nói chung và tư duy của học sinh lớp 4 nói riêng còn hạn chế nên việc đọc kĩ đầu bài với các em còn chưa có, nắm cái đã cho, cái cần tìm còn lơ mơ. Khi đọc đầu bài toán các em cảm thấy nó cứ giống với 3 Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văa ở lớp 4 những bài nào đó đã làm rồi nhưng thực tế bản chất của nó khác nhau vì các em thường bị nhầm lẫn, ngộ nhận hoặc bị lôi cuốn vào các yếu tố không tường minh. Từ thực trạng trên kết hợp với việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn giảng dạy của bản thân tôi. Tôi thiết nghĩ chất lượng giải toán có lời văn được nâng cao nếu có những biện pháp, phương pháp giảng dạy phù hợp, khắc phục những tồn tại và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh . Qua thực tế đó tôi nhận thấy mình cần phải làm như thế nào để góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn trong môn toán lớp 4. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn trong môn toán lớp 4”. PHẦN II : NỘI DUNG Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin trình bày những đặc điểm, nội dung, nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học giải toán có lời văn còn hạn chế và đưa ra một số giải pháp mà tôi đã thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng việc dạy học toán có lời văn ở lớp 4. Đối chứng với kết quả khảo sát đầu năm của lớp tôi, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm khi dạy giải toán có lời văn. I . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 1. Một số đặc điểm của dạy học toán có lời văn trong Toán 4. - Cũng như ở các lớp trước, nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4 được xây dựng theo định hướng chủ yếu giúp học sinh rèn luyện phương pháp giải toán (phân tích đề toán, tìm cách giải quyết vấn đề (bài toán) và trình bày bài giải bài toán): giúp học sinh khả năng diễn đạt (nói và viết) khi muốn nêu “tình huống” trong bài toán. Trình bày được “cách giải” bài toán, biết viết “câu lời giải” và “phép tính giải” … các bài toán có lời văn trong toán 4 có xu hướng giảm tính phức tạp và “độ khó” quá mức với học sinh đồng thời hạn chế các bài toán mang tính “đánh đố” học sinh hoặc có cách giải áp đặt, phải cần đến nhiều “mẹo mực” mới giải được (có thể có những bài cần nâng cao hơn nhưng sẽ đưa vào các loại sách tham khảo khác ngoài sách giáo khoa). - Trong Toán 4, nội dung dạy học giải toán có lời văn được sắp xếp hợp lý, đan xen phù hợp với quá trình học tập các mạch số học, hình học, đại lượng và đo đại lượng của học sinh. Chẳng hạn: + Khi học tới phân số, trong sách có nhiều bài toán có liên quan đến các phép tính 4 Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văa ở lớp 4 phân số. + Khi học các đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian trong sách có nhiều bài toán thực tế liên quan đến các đơn vị đo đại lượng đó. + Khi học về hình bình hành, hình thoi trong sách có những bài toán thực tế liên quan đến tính chu vi, diện tích các hình đó … - Nội dung các bài toán có lời văn trong Toán 4 có “chất liệu” phong phú, cập nhật với thực tiễn và có hình thức thể hiện đa dạng hơn, hấp dẫn học sinh, chẳng hạn: + Có dạng bài toán phản ánh một số mối quan hệ số học như: “tìm số trung bình cộng của nhiều số”, “tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó”, “tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”. Khi giả các bài toán này, học sinh thường được thực hiện theo một quy trình (các bước) rõ ràng (có thể thực hiện cách giải với sự trợ giúp của sơ đồ, theo quy tắc dưới dạng công thức…). + Có dạng bài toán bổ sung tiếp nối từ lớp 3 như bài toán “tìm phân số của một số”, có bài toán thể hiện dưới dạng biểu đồ, qua bảng số liệu (bài 4 - trang 172, bài 5 - trang 101 Toán 4…), có bài toán được xây dựng từ “ứng dụng tỉ lệ bản đồ” (phần tỉ lệ bản đồ trong toán 4)… . Tiếp lên trên có nhiều bài toán được thể hiện sinh động qua mỗi bức ảnh gây hứng thú cho học sinh như hình ảnh Hồ Gươm, tượng vua Lý Thái Tổ, tranh vẽ bản đồ nước Việt Nam và có một số bài toán thể hiện dưới dạng “trắc nghiệm” giúp học sinh phát triển năng lực giải toán, phù hợp với xu hướng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay … vv. Khi giải các bài toán dạng nêu trên cần có cách giải linh hoạt, không áp đặt, để học sinh tự lựa chọn cách giải, câu trả lời, phép tính phù hợp (không nhất thiết lúc nào cũng phải theo trình tự như giải toán có lời văn thông thường). 2. Khảo sát phân loại đối tượng học sinh. Muốn dạy thành công môn Toán nói chung và dạng toán có lời văn nói riêng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững trình độ nhận thức của lớp mình để từ đó có biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong cùng một lớp học, thường có 4 đối tượng học sinh là Học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu. Cả 4 đối tượng cùng học một chương trình với những yêu cầu tối thiểu cần đạt theo mục tiêu của bài học và chuẩn kiến thức kỹ năng. Vấn đề đặt ra là dạy thế nào để cho học sinh khá giỏi có khả năng phát triển, học sinh trung bình đạt được yêu cầu tối thiểu một cách vững chắc và có thể vươn lên, học sinh yêu kém từng bước vươn lên đạt yêu cầu. 5 Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văa ở lớp 4 Chính vì vậy ngay từ đầu năm học (tuần 1) khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 4A do tôi chủ nhịêm . Kết quả cụ thể như sau : Tổng số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm dưới TB HS SL % SL % SL % SL % 27 2 7,4 4 14,8 14 51,8 7 25,9 Qua kết quả khảo sát và thực tế giảng dạy chương trình sách giáo khoa lớp 4 mới tôi nhận thấy phần kỹ năng cơ bản và tính toán học sinh khá thành thạo song phần thực hiện kỹ năng giải toán có lời văn còn kém. 2. Nguyên nhân dẫn đến kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh còn hạn chế. Qua khảo sát, thực tế giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp cùng khối tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến kỹ năng giải toán của học sinh còn hạn chế cụ thể là : - Một số bài giáo viên chưa hiểu rõ ý đồ của sách giáo khoa, chưa phân định rõ giữa phần kiến thức cũ đã học và phần kiến thức mới, chưa chú ý tới kiến thức trọng tâm của bài. Giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy vì vậy chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. - Học sinh thường gặp khó khăn khi phân biệt các yếu tố cơ bản của bài toán, khó nhận thức được bản chất của cái đã cho, dễ nhầm lẫn cái cần tìm với cái đã cho nhất là không nhận thức được vai trò của câu hỏi trong bài toán. Khó nhận rõ quan hệ lôgíc giữa dữ kiện và ẩn số. - Nội dung bài toán lớp 4 thường nêu ra những tình huống quen thuộc gần gũi với học sinh trong đó các dữ kiện thường là các đại lượng. Khi học sinh tìm hiểu bài toán các em thường bị phân tán vào các nội dung cụ thể của đại lượng hơn là các yếu tố cần thiết cho việc diễn tả điều kiện của bài toán theo yêu cầu của câu hỏi. -Trong các bài toán có lời văn ở lớp 4 các dữ kiện thường là không thừa hoặc không thiếu. Vì vậy học sinh thường quan niệm bài toán bao giờ cũng có đáp số, vấn đề là tìm cách nào đó để có đáp số. Nhưng khi đề toán ra ngoài cách đó thì học sinh rất lúng túng kể cả học sinh giỏi. - Học sinh lớp 4 thường xử lý các điều kiện và các dữ kiện theo trình tự đưa ra trong đầu bài toán hoặc theo tiến trình diễn biến của sự việc. Nếu đảo ngược các sự việc hay trình bày các dữ kiện khác với thứ tự thì nhiều học sinh còn gặp khó khăn. 6 Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văa ở lớp 4 Qua kết quả khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kỹ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 còn hạn chế. Tôi xin đưa ra những giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh . II. NHỮNG BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 4. 1. Nắm vững nội dung chương trình. Việc nắm vững nội dung, chương trình là yêu cầu cần thiết và bắt buộc đối với giáo viên. Bởi vì mỗi đơn vị kiến thức toán ở tiểu học nói chung và toán ở lớp 4 nói riêng như những mắt xích nằm trong hệ thống lôgic kiến thức và kỹ năng của chương trình. Nếu không nắm vững nội dung chương trình người giáo viên không thể cung cấp cho học sinh một cánh có hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh phải lĩnh hội. Trong chương trình toán có lời văn ở lớp 4, ngoài các dạng toán hợp, các phép tính hay đại lượng, các bài toán có yếu tố hình học thì học sinh còn được học 4 dạng toán điển hình như: -Tìm số trung bình cộng. -Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. -Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. -Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. Trong chương trình lớp 4 cải cách giáo dục học sinh được học 6 dạng toán điển hình là: - Tìm số trung bình cộng. - Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. - Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. - Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. - Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. - Bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch. Như vậy so với chương trình cải cách giáo dục thì chương trình tiểu học năm 2000 các dạng toán điển hình đã giảm đi 2 dạng là : - Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. - Bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch. Các dạng toán này được chuyển lên dạy ở đầu lớp 5. Mặc dù vậy xong học sinh khi học các dạng toán điển hình vẫn gặp rất nhiều khó khăn, chính vì vậy nên giáo viên nào 7 Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văa ở lớp 4 cũng cho rằng “Chương trình toán lớp 4 khá nặng”. Các dạng toán hợp, các bài toán có yếu tố hình học, học sinh đã được làm quen từ lớp dưới còn các dạng toán điển hình thì đây là các dạng toán mới. Các dạng toán này có quy trình chung là đều giải theo các bước cơ bản (quy trình giải). Nếu giáo viên nghiên cứu kỹ chương trình, cho học sinh nắm chắc quy trình giải thì việc dạy, học dạng toán này sẽ đạt kết quả cao và có nghiên cứu kỹ chương trình thì mới thấy được mối quan hệ giữa các dạng toán này nên khi dạy mới giúp học sinh phân biệt rõ sự giống và khác nhau giữa các dạng toán. 2. Thực hiện nghiêm túc các quy trình giải toán có văn. Chúng ta đều đã biết hoạt động giải toán có lời văn thường được tiến hành theo 4 bước là : Bước 1 : Tìm hiểu kỹ đầu bài Bước 2 : Lập kế hoạch giải toán. Bước 3 : Thực hiện kế hoạch giải Bước 4 : Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải . Qua nghiên cứu thực tế tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến chất lượng giải toán có lời văn còn chưa đạt hiệu quả một phần là do giáo viên chưa tuân thủ quy trình giải toán có lời văn đặc biệt là ở bước 1 (tìm hiểu kỹ đầu bài) và bước 2 (lập kế hoạch giải). Bước 1 : Tìm hiểu kỹ đầu bài Bước này có vị trí vô cùng quan trọng, có thể ví như "chiếc chìa khoá" để mở ra cách giải, bởi lẽ có làm tốt bước này thì các bước sau mới đi đúng hướng và đạt kết quả cao. Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc bài toán (Dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh hay bằng dạng sơ đồ, tóm tắt). Học sinh cần phải đọc kỹ, hiểu rõ đề toán cho biết gì, cho biết điều kiện gì, bài toán hỏi gì ?. Khi đọc bài toán phải hiểu thật kỹ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường, chẳng hạn “bán đi” , “ thưởng cho”, “ bay đi”… .Nếu trong bài toán nào có thuật ngữ học sinh chưa rõ thì giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bài toán đang làm. Chằng hạn từ “tiết kiệm”, “năng suất”, “sản lượng”…sau đó cho học sinh “ thuật lại” vắn tắt bài toán mà không cần đọc lại nguyên văn bài toán. Vì vậy khi dạy giải toán tôi luôn thực hiện đầy đủ quy trình giải toán có lời văn và coi trọng hơn bước 1 của quy trình. 8 Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văa ở lớp 4 - Bước 1 là bước" tìm hiểu kỹ đầu bài", trong bước này học sinh phải đọc kỹ đầu bài xác định được yếu tố cơ bản của bài toán (dữ kiện, điều kiện và ẩn số) phải tóm tắt được bài toán. Bước này trong giải toán có văn có vị trí vô cùng quan trọng, bởi vì chỉ khi xác định được nội dung, yêu cầu của đầu bài thì học sinh mới dễ dàng tìm ra cách giải. Như vậy có thực hiện tốt được bước 1 thì các bước sau mới đi đúng hướng và đạt kết quả cao. Theo tôi khi dạy bước 1 giải toán có lời văn người giáo viên phải thực hiện các công việc sau : - Việc 1: Đọc kỹ đầu bài : trước hết muốn hiểu đầu bài học sinh cần hiểu rõ cách diễn đạt bằng lời văn của bài toán, nắm được ý nghĩa và nội dung của đầu bài. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung của bài toán (không cần thuộc lòng). - Việc 2 : Xác định yếu tố cơ bản của bài toán + Dữ kiện : Là cái đã cho , đã biết trong đầu bài , thường được biểu diễn bằng danh số . + Ẩn số : là cái chưa biết cần tìm (là các câu hỏi của bài toán) + Điều kiện : Là quan hệ giữa dữ kiện và ẩn số . Ví dụ : Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi ? (Sách giáo khoa toán 4 – trang 48) Dữ kiện : Tuổi chị và tuổi em cộng lại là : 36 Ẩn số : Chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi ? Điều kiện : Em kém chị 8 tuổi. - Việc 3 : Tóm tắt đề toán - Tóm tắt bài toán phải đạt các yêu cầu sau : + Ngắn gọn cô đọng + Thể hiện được mối quan hệ logic giữa dữ kiện , ẩn số và điều kiện . + Gợi ý được cách giải Ví dụ : Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi ? ( Sách giáo khoa toán 4 – trang 48). ? tuổi Tuổi chị 36 tuổi 8 tuổi Tuổi em ? tuổi 9 Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văa ở lớp 4 Bước 2 : Lập kế hoạch giải toán Đây là bước phân tích các dữ kiện, điều kiện và câu hỏi( ẩn số)của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính phù hợp. Đây là bước quan trọng quyết định hướng giải bài toán, nếu thực hiện không tốt thì học sinh sẽ bị “lạc lối”. Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải toán, xác định trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học. Ví dụ : Có 9 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố, trong đó 5 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chuyển được 36 tạ và 4 ô tô đi sau mỗ ô tô chuyển được 45 tạ. Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm ?(SGK toán 4 – trang 28). Tôi dùng hệ thống câu hỏi để lập sơ đồ quy trình giải như sau : - Muốn biết trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn thực phẩm ta phải biết gì ? (ta phải biết tổng số thực phẩm và tổng số xe ô tô) - Muốn tính được tổng số thực phẩm ta phải biết gì ? ( Ta phải tính được số thực phẩm 5 ô tô đi đầu chuyển và số thực phẩm 4 ô tô đi sau chuyển). - Muốn tính được số thực phẩm 5 ô tô đi đầu chở ta phải biết gì ? (biết số ô tô và số thực phẩm 1 ô tô chuyển). - Muốn tính được số thực phẩm 4 ô tô đi sau chở ta phải biết gì ? (Biết số ô tô và số thực phẩm 1 ô tô chuyển). - Muốn biết được tổng số xe ô tô ta phải biết gì ? ( Biết số ô tô đi đầu và số ô tô đi sau). Trung bình mỗi ô tô chuyển ? Tổng số tấn thực phẩm Tổng số xe ô tô Số thực phẩm 5 Số thực phẩm 4 Số ô tô Số ô tô ô tô đi đầu chuyển ô tô đi sau chuyển đi đầu đi sau Số thực phẩm 1 Số thực phẩm 1 ô tô đi đầu chuyển ô tô đi sau chuyển 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.