SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên Trung tâm GDTX – HN Tỉnh

pdf
Số trang SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên Trung tâm GDTX – HN Tỉnh 29 Cỡ tệp SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên Trung tâm GDTX – HN Tỉnh 217 KB Lượt tải SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên Trung tâm GDTX – HN Tỉnh 0 Lượt đọc SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên Trung tâm GDTX – HN Tỉnh 0
Đánh giá SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên Trung tâm GDTX – HN Tỉnh
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 29 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

DANH MỤC VIẾT TẮT - TH: Trung học - BTVH: Bổ túc văn hóa - BGD&ĐT: Bộ giáo dục và Đào tạo - GDTX: Giáo dục thường xuyên - GDTX – HN: Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp - GV: Giáo viên - HĐDH: Hoạt động dạy học - KTXH: Kinh tế xã hội - SGK: Sách giáo khoa - PPDH: Phương pháp dạy học - THCS: Trung học cơ sở - TH: Tiểu học - THPT: Trung học Phổ thông - TTGDTX: Trung tâm giáo dục Thường xuyên - XH: Xã hội - TLV: Tập làm văn DANH MỤC BIỂU ĐỒ 1. Biểu đồ kĩ năng học văn – Trang 6 2. Bảng số liệu trước khi tác động của đề tài – Trang 10 3. Mô hình cấu tạo các luận điểm tập làm văn – Trang 19 4. Bảng số liệu sau khi tác động đề tài – Trang 22 5. Bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài 23 Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong quá trình dạy - học, thầy và trò Trung tâm GDTX đều xác định môn Ngữ Văn có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình học và có ảnh hưởng lớn trong việc giáo dục và bồi dưỡng tâm hồn con người. Học văn là nhu cầu và là yêu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội, học văn là rèn người, rèn kĩ năng cho các môn học khác Dạy văn là một công việc khó khăn phức tạp đòi hỏi người giáo viên tận tâm và sáng tạo. Có như thế mới giúp cho học sinh hiểu đúng nghĩa của môn học và từng bước nâng cao được chất lượng giáo dục, các em chẳng những hiểu được môn văn, hiểu được chính mình mà còn am hiểu đời sống xã hội. Hơn như thế: dạy văn sẽ giúp mỗi ngày bồi dưỡng tâm hồn các em. Học văn học viên sẽ biết trân trọng cuộc sống đang có, biết yêu quý mọi người và biết tu dưỡng để có thể tiếp bước ông cha giữ gìn quê hương đất nước. Các em biết sống chân thành, trung thực nhưng chan chứa nghĩa tình. Tuy nhiên trong thực tế học viên ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên nói chung đại đa số các em là người thiểu số nên trình độ dân trí còn thấp, khả năng giáo tiếp bằng tiếng phổ thông còn hạn chế, bản chất rụt rè nên thiếu tự tin khi trình bày một vấn đề. Đại đa số các em vừa học vừa làm nên chưa chủ động trong việc học tập và tiếp thu kiến thức. Hơn nữa đặc trưng của học viên trung tâm là: Đối tượng học đa dạng không đồng đều về trình độ nhận thức, tuổi tác theo học cũng khác nhau. Không đồng nhất như học sinh Phổ thông. Trong khi đó biên soạn chương trình Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu học sinh Phổ thông và học viên Trung tâm đều học theo một chương trình và đáp ứng được kiến thức theo chuẩn BGD&ĐT quy định. Kết thúc 3 năm học mỗi học sinh đều phải đảm bảo kì thi tốt nghiệp đáp ứng đúng yêu cầu của bộ ban hành. Đó là một thách thức đối với thầy cô và là thử thách lớn mà học viên Trung tâm phải vượt qua. Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 2 Sau nhiều năm nghiên cứu về cấu trúc môn văn ở trương chình cấp phổ thông trung học: Cấu tạo phân môn văn rất rõ ràng, lôgic tôi nhận thấy ở cấp học phổ thông không giống như học sinh Tiểu học hay học sinh Trung học cơ sở đi sâu vào từ ngữ, ngữ pháp mà tập trung phản ánh phần văn học và tập làm văn. Một mặt giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của ngữ nghĩa một phần qua môn tập làm văn giúp các em chủ động sáng tạo khi nhận xét đánh giá một vấn đề, từ đó trang bị cho các em có vốn sống phong phú, có khả năng diễn đạt để người đọc, người nghe hiểu được vấn đề. Để làm tốt được hai vấn đề trên, người dạy văn cần phải đổi mới phương pháp, đặc biệt lấy học viên làm trung tâm, nâng cao vai trò, chủ động sáng tạo của các em. Bên cạnh đó chú trọng rèn luyện kĩ năng đọc thông nói thạo, viết thành văn bản cho các em Ở sáng kiến này tôi xin nêu ra cách tiếp cận một tác phẩm văn chương phù hợp với đối tượng học viên và cách tiếp cận, cách dạy làm một bài văn nghị luận bắt đầu từ những thao tác ban đầu cho đến khi hoàn thiện một bài văn. Vì những lí do trên tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp Tỉnh" Đề tài không có tham vọng nghiên cứu với quy mô như một đề tài khoa học mà chỉ mong muốn đưa ra những kinh nghiệm của cá nhân được rút ra trong quá trình giảng dạy môn văn để đồng nghiệp tham khảo trao đổi. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả dạy học ở Trung tâm GDTX - Hướng Nghiệp Tỉnh nói riêng và các Trung tâm GDTX nói chung, mong ước tất cả học viên Trung tâm đều có tâm hồn trong sáng có tình yêu cuộc sống và kiến thức văn học, hiểu biết xã hội, đáp ứng được yêu cầu phát triển KT – XH ở địa phương và trong gia đình. II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên những hoạt động thực tiễn của các giờ giảng văn và những yếu tố quyết định đến sự thành công của tiết dạy và dựa trên quá trình rèn kĩ năng nghe - nói - đọc viết thành bài của học viên ở Trung tân GDTX - Hướng nghiệp Tỉnh. Dựa trên những khảo sát thực tế. Những biện pháp chỉ đạo việc dạy và học trong Trung Tâm của phòng văn hóa. Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 3 Dựa trên những biện pháp chỉ đạo việc dạy và học trong Trung tâm. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tìm giải pháp ở "Một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên Trung tâm GDTX – HN Tỉnh" 2. Đối tượng nghiên cứu. Dựa vào các hoạt động dạy và học môn Ngữ văn ở Trung tâ m GDTX – HN Tỉnh. Từ đó người viết tiến hành nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở 2 lớp với tổng số 62 học viên. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Thực hiện nhiệm vụ "Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng và bám sát đối tượng, dạy học vùng miền" Theo cuộc vận động của Sở giáo dục nhằm từng bước nâng cao hiệu quả giáo dục. Giờ dạy văn cần trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, đầy đủ cả nội dung và hình thức của tác phẩm từ đó nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng yêu tổ quốc có nguyện vọng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, có lòng say mê văn chương. Bên cạnh đó nghiên cứu các vấn đề lí luận về kiểu bài nghị luận: đặc điểm, yêu cầu, bố cục, trình bày nhằm đưa ra những phương pháp để rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học viên một cách hiệu quả nhất từ khâu tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và kiểm tra bài viết. Để giúp các em có nhận thức và kĩ năng cần thiết khi tạo lập văn bản nghị luận. Xuất phát từ mục đích trên và dựa trên những đánh giá đúng, cơ bản về thực trạng về việc học văn ở Trung tâm giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp Tỉnh. Từ đó đề xuất các biện pháp, kĩ năng phục vụ hoạt động học tập môn Ngữ văn đảm bảo phù hợp đối tượng, khả năng học tập của học viên Trung tâm giáo dục Thường xuyên nói chung và học viên Trung tâm giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp Tỉnh riêng. Bên cạnh đó nghiên cứu để tìm cho bản thân những kinh nghiệm thiết thực nhằm phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy, giúp môn học đạt hiệu quả, khắc phục được tình trạng yếu kém của học viên. IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 4 - Sáng kiến giúp cho học viên Trung tâm dễ dàng tiếp cận các tác phẩm văn học trên cơ sở đã được rèn kĩ 4 kĩ năng: nghe – nói - đọc - viết. - Nghiên cứu đã kế thừa các phương pháp, các kĩ năng học văn được giáo viên giảng dạy văn đã thực hiện. Song điểm khác biệt là chú trọng những mặt yếu, thiếu của từng em ở Trung tâm để cụ thể hóa cách dạy phù hợp. - Việc thực hiện các kĩ năng dạy văn như trên: - Giúp cho tình cảm trò gắn bó keo sơn, thầy chia sẻ bù đắp những thiếu, yếu của học trò. Trò cảm nhận được tầm lòng chia sẻ của thầy cô. Từ đó, biết lắng nghe những điều cô giáo dạy, biết yêu quý môn Ngữ văn và quyết tâm vượt qua được những rào cản về ngôn ngữ, về sự yếu, thiếu: biết lắng nghe thấu hiểu, biết diễn đạt rõ ràng, đúng ngữ điệu, biết xây dựng một văn bản hoàn thiện ở mọi lĩnh vực. Nhờ đó các em cũng có thể học tập tốt hơn ở các môn văn hóa khác. - Sáng kiến cũng giúp cho các thầy cô đang giảng dạy ở TTGDTX có thêm nhiều kinh nghiệm và kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy văn cho học viên. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học đồng bộ ở môn Ngữ văn và làm đòn bẩy để nâng cao chất lượng cho toàn bộ các môn học khác được học trong nhà trường. thực hiện.Như lời Bác Hồ dạy: "Việc gì tốt cho dân thì nên làm" tận tụy, gần gũi, mến yêu học viên.Việc làm tuy nhỏ nhưng đã góp phần làm thay đổi nhận thức của học viên Trung Tâm-Thế hệ thanh niên trong thời kì hội nhập, đổi mới. Như vậy điểm mới của đề tài là đã xây dựng được thế hệ mới trong thanh niên, học viên ở TTGDTX – HN Tỉnh. Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN "RÈN KĨ NĂNG HỌC VĂN CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN – HƯỚNG NGHIỆP TỈNH" 1. KHÁI NIỆM Kĩ năng Kĩ năng là một khái niệ m tích hợp bao hàm cả mục tiêu, nội dung và hiệu quả học tập. Đó là sự tích hợp các kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết tác động một cách tự nhiên nên các nội dung trong một tình huống có ý nghĩa đối với học viên nhằ m đạt mục tiêu học tập. Có thể nêu các công thức sau: Những nội dung, những tình huống. Kĩ năng: Những mục tiêu, những tình huống. Năng lực học văn của học viên. Các nội dung Năng Lực Học Viên Các kĩ năng Các mục tiêu 2. Các kĩ năng cơ bản của môn văn Chương trình ngữ văn hướng về bốn kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết. Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 6 Đã nhiều năm chúng ta coi nhẹ việc rèn luyện kĩ năng nghe và nói mà chỉ chú ý tới đọc và viết, mặc dù việc rèn hai kĩ năng năng này hiệu quả chưa được nhiều. Kĩ năng nghe và nói là hai kĩ năng được hình thành từ trước khi đến trường học. Học viên Trung tâm Giáo dục Thường xuyên- Hướng nghiệp Tỉnh đã có những kĩ năng nghe về bản ngữ khá thuần thục, từ đó các em có khả năng giao tiếp một cách bình thường. Tuy nhiên, yêu cầu học văn đối với các em đòi hỏi không chỉ biết nghe và hiểu lời thuyết giảng của thầy mà còn phải có thái độ tiếp nhận tích cực, biết nghe lời phát biểu của bạn và sẵn sàng có ý kiến đồng tình hay phản biện. Bên cạnh đó học viên còn phải hiểu được những lời ăn, tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày để có cách ứng xử kịp thời. Kĩ năng nghe trong môn ngữ văn đòi hỏi phải nghe bằng trí tưởng tượng để hiểu được sức biểu cảm của nghệ thuật sử dụng tu từ, cú pháp trong văn, thơ. Học viên có kĩ năng này phải tự biết nghe mình, nghe giọng đọc tự bộc lộ sự hiểu biết về các văn bản của mình và nghe cả những lời mình nói thầm khi nó chưa thành tiếng. Rèn luyện kĩ năng là rèn luyện năng lực lĩnh hội lời nói thông thường và lời nói nghệ thuật. Biết nghe, cũng đồng thời biết nói. Trong giờ học ngữ văn, giáo viên cần rèn luyện cho học viên biết nghe khi thầy giảng, biết nghĩ khi thầy nói hoặc trong các buổi tọa đàm, hội thoại khác – vốn là điều ta chưa thấy rõ qua các giờ học văn. Kĩ năng nghe – nói gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong giờ học văn rèn cho học viên năng lực nói để đối đáp, tương tác lại với bạn với thầy. Quan điểm rèn kĩ năng cho học trò là rèn năng lực học văn, rèn khả năng phát biểu trong các giờ học được thực hiện ở cả 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt và tập là m văn, giáo viên tổ chức giờ học như một giờ giao tiếp nhiều chiều: Học viên nghe, nói với thầy; học viên nghe – nói với nhau, học viên nghe nói với nhà văn, với nhân vật ... Tuy nhiên kĩ năng được chúng ta chú trọng rèn luyện hơn cả là giờ luyện nói về kiểu văn bản trong phân môn tập là m văn và phân tích văn bản. Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 7 Nghe – nói – đọc – viết được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau, trong môn ngữ văn. Đọc văn bản – đọc để củng cố kiến thức, đọc để tìm hiểu nhận biết kiểu văn bản trong phân môn tập làm văn, đọc bộc lộ sau khi học văn bản để kiểm tra nhận thức, hiệu quả cảm thụ, đọc thuộc lòng bài thơ, mỗi cách đọc đều được cô giáo rèn luyện trong việc dạy ngữ văn. Năng lực đọc gắn với năng lực viết như là một sự gắn bó của năng lực lĩnh hội và sản sinh văn bản. Nhìn trên quy trình dạy thì năng lực viết chỉ chú ý ở giờ tập làm văn bao gồm các kĩ năng mà giáo viên cần chú ý cho học viên như: + Kĩ năng tìm hiểu để. + kĩ năng lập dàn ý. + kĩ năng diễn đạt thành văn. Ở chương trình trung học không chỉ yêu cầu viết bộ phận mà còn đòi hỏi năng lực viết văn bản hoàn thiện theo kiểu văn bản quy định. Rèn luyện kĩ năng nói – viết, nghe - đọc là sự kết hợp chặt chẽ giúp học viên chiếm lĩnh và tạo lập văn bản, là những năng lực phổ biến trong đời sống có tính văn hóa đó là sự tích hợp vĩ mô và vi mô, khi nói rằng nghe – nói - đọc - viết là mục tiêu của cả môn học. Việc rèn luyện kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết đòi hỏi hoạt động của học viên trong giờ học và muốn hoạt động này hiệu quả, tương tác thì giáo viên cần thiết kế cụ thể trong từng bài dạy. Rèn được bốn kĩ năng trên thật sự là một việc làm cần thiết vì nó trả lời cho các câu hỏi: làm thế nào để học viên Trung tâm có kĩ năng học văn. Từ những vấn đề có tính chất lí luận trên áp dụng trong quá trình cảm thụ một tác phẩm văn học và áp dụng trong quá trình tìm hiểu kiểu bài văn nghị luận, ở Trung tâm giáo dục thường xuyên – Hướng nghiệp Tỉnh tôi nhận thấy thực trạng học văn còn rất nhiều khó khăn nhất là đối tượng học viên là người vùng cao, các dân tộc ít người. Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 8 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HỌC VIÊN HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN – HƯỚNG NGHIỆP TỈNH: I. Khái quát về TTGDTX – HN Tỉnh:Tổ chức học văn hóa theo chương trình GDTX – HN. Tuy nhiên với đặc điểm chung: kinh tế còn khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, nên việc dạy học văn hóa vừa là một nhiệm vụ quan trọng song gặp rất nhiều khó khăn. 1. Những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ giáo viên giảng dạy. a) Ưu điểm: - Tất cả GV đều yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần học tập và luôn cập nhật, đổi mới cách giảng dạy. .Tuy tổ văn có nhiều thành tố tích cực nhưng đội ngũ vẫn còn những hạn chế sau: b) Hạn chế: * Về thầy: - Số giáo viên nữ nhiều, độ tuổi sinh nở còn chiếm tỉ lệ cao. - Do các thầy cô còn trẻ nên kinh nghiệm chưa nhiều, vốn sống thực tế còn ít, sự chia sẻ với học sinh dân tộc thiểu số chưa thường xuyên. - Một số giáo viên chưa có nhiều trải nhiệm thực tiễn cùng được sống với đồng bào các dân tộc ít người cho nên việc cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ học viên chưa được nhiều nên việc thực hành dạy học chưa có hiệu quả cao. * Về trò: - Học viên cơ bản là con em đồng bào dân tộc vùng cao về học, nên học tập không thường xuyên, liên tục, kiến thức hổng, rơi vãi, không đáp ứng được với kiến thức phải tiếp nhận của chương trình. - Bản chất thiều tự tin, rụt rè, nhút nhát. - Học xa gia đình nên thiếu thốn tình cảm, tinh thần và vật chất. - Nhiều học viên không có sự quản lí của gia đình nên việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường đôi lúc chưa được chặt chẽ. - Năng lực học tập còn hạn chế nên dẫn đến kết quả còn yếu kém xẩy ra trong quá trình tương đối dài, cụ thể như sau: Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 9 2. Thực trạng kết quả đầu năm khảo sát môn Ngữ văn: Khảo sát đầu năm Kết quả đầu năm Lớp 12 A (30 HV) Tổng số % Lớp 12 B(32 HV) Tổng số % STT Điểm số 1 0 2 7 3 9.4 1 0 0 16 50 2 2 4 13 6 18.8 3 3 3 10 3 9.4 4 4 4 13 2 6.2 5 5 10 34 2 6.2 6 6 7 23 0 0 Ghi chú - Báo cáo trên cho thấy chất lượng yếu kém môn ngữ văn của học viên. sự yếu kém đó không chỉ do lỗi của học viên mà với tư cách của một người dạy tôi tự kiểm điểm sự yếu kém đó cũng là một phần lỗi do giáo viên giảng dạy bộ môn. Xuất phát từ thực trạng trên trong quá trình giảng dạy ngữ văn khối 11 và khối 12 đặc biệt dạy theo đối tượng, phân loại theo chủ trương của Sở giáo dục và đào tạo. Bản thân tôi đã tìm ra được một số nguyên nhân sau: II. MỘT SỐ TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG VIỆC HỌC VĂN CỦA HỌC VIÊN Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG NGHIỆP TỈNH Một là vốn tiếng việt đối với học viên Trung tâm còn quá ít. - Học viên còn lạ lẫm đối với các từ chỉ dùng ở miền xuôi không phổ biến ở miền núi. - Học viên không cắt nghĩa nổi từ ngữ. - Tự ngữ có sức gợi cảm, học viên không cảm nhận được, còn thờ ơ. Nguyễn Thị Hà – Trung tâm GDTX – HN tỉnh Lai Châu 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.