SKKN: Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT

doc
Số trang SKKN: Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT 66 Cỡ tệp SKKN: Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT 329 KB Lượt tải SKKN: Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT 1 Lượt đọc SKKN: Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT 23
Đánh giá SKKN: Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG(TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN) SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH (TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN) TRƯỜNG THPTC NGHĨA HƯNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN BÁO CÁO (DỰ THI SÁNG CẤP TỈNH) KIẾN HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN (Tên sáng kiến) VỀ CHI TIẾT, HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT Tác giả: Phạm Thị Thanh Nhàn. Tác giả:................................................................... Trình độ chuyên môn: Cử nhân môn Văn Trình độ chuyên môn:........................................... Chức vụ: Giáo viên dạy Văn; Tổ trưởng tổ Văn. Chức vụ:................................................................. Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng. Nơi công tác:................................................................... Nam Định, ngày 25 tháng 5 năm 2016 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong truyện ngắn trong chương trình THPT. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Trong dạy học môn Văn (Truyện ngắn) trong chương trình THPT. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016 4. Tác giả: Tác giả: Phạm Thị Thanh Nhàn. Trình độ chuyên môn: Cử nhân môn Văn Chức vụ: Giáo viên dạy Văn; Tổ trưởng tổ Văn. Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng. Điện thoại: 01654121617 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 90 % 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THPT C Nghĩa Hưng Địa chỉ: Khu Đông Bình – Thị trấn Rạng Đông- Nghĩa Hưng- Nam Định. 2 A. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. I, LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN -Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, mỗi tác phẩm là sự hợp thành của nhiều chi tiết. Những chi tiết có vai trò quan trọng để làm nên giá trị của một tác phẩm nhất là với truyện ngắn. Các chi tiết trong truyện ngắn thường được chọn lựa một cách kĩ càng hơn. Theo nhà văn Nguyễn Công Hoan “Truyện ngắn và truyện dài phải khác nhau ở tính chất. Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc.....Không có chi tiết thừa, rườm rà, miên man”. (Kinh nghiệm viết truyện ngắn – Vương Trí Nhàn- NXB Tác phẩm mới). Khác với truyện dài, truyện ngắn tuy nhỏ bé hơn nhiều về số lượng trang, chữ, về đối tượng phản ánh nhưng lại đòi hỏi cao về nghệ thuật diễn đạt. Ở truyện ngắn nhất là những truyện ngắn hay không có những yếu tố thừa. Vì vậy để tìm hiểu được cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương (truyện ngắn) học sinh cần hiểu thấu đáo và cảm nhận sâu sắc được các chi tiết nhất là các chi tiết đặc sắc. Bỏ qua hoặc quên đi một số chi tiết dù chỉ bé nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng và sẽ làm hạn chế giá trị biểu hiện của tác phẩm. -Đọc – hiểu tác phẩm văn học nhất là tác phẩm tự sự trong nhà trường là công việc thường xuyên của thầy và trò. Người thầy phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ, cụ thể các chi tiết. Khi đó học sinh sẽ có cái nhìn thấu đáo về tác phẩm, sẽ hiểu chiều sâu của các chi tiết cũng như hiểu rộng hơn ý nghĩa của tác phẩm, hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung cũng như ý nghĩa tư tưởng của mỗi tác phẩm mang lại. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. - Một thói quen của nhiều người nhất là với học sinh là khi tìm hiểu các văn bản tự sự chỉ quan tâm nhiều đến cốt truyện, nhân vật, tình huống và các đề kiểm tra cũng thường chỉ xoay quanh các vấn đề ấy. Đó là nguyên nhân làm cho các bài làm văn của học sinh chung chung, mờ nhạt, thiếu điểm nhấn. Học sinh thường chỉ 3 lướt qua các vấn đề mà không đi vào việc tìm hiểu sâu các chi tiết cụ thể nhất là các chi tiết đắt giá trong tác phẩm. -Trong nhà trường việc tìm hiểu sâu về các chi tiết trong tác phẩm tự sự không phải là điều đơn giản nhất là với việc hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết văn học. Về thực tế, học sinh đến với môn Văn không nhiều, rất nhiều em coi môn Văn chỉ là môn điều kiện trong các kì thi. Học sinh xác định văn chương trở thành một môn học để xét Đại học, Cao đẳng không nhiều và học sinh xác định văn chương trở thành một niềm đam mê, hứng thú và gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp văn chương thì quả thực rất ít. Thực tế của cuộc sống hiện đại ngày nay làm cho nhiều em xa rời với văn chương. Với xu hướng đó, học sinh thường tiếp cận văn học một cách qua loa, hời hợt chỉ lướt qua tác phẩm để nắm được cốt truyện cơ bản và cố gắng nắm được một ít những diễn biến quan trọng trong cuộc đời của nhân vật. Từ việc tiếp cận tác phẩm qua loa, học sinh thường làm các dạng đề làm văn chung chung. Điều này các thầy cô đã găp nhiều khi chấm kiểm tra và thi cử: Đề về tác phẩm thì học sinh kể lại tác phẩm, đề về nhân vật, học sinh sẽ kể về cuộc đời nhân vật đơn thuần. Thực sự tôi nhận thấy đây là một vấn đề khó với học sinh đại trà. Nếu không hướng dẫn kĩ, học sinh không thể có kĩ năng làm bài và không thể giải quyết được kiểu bài đó bởi dung lượng kiến thức nhỏ mà yêu cầu các em giải quết trong một khoảng thời gian dài, học sinh sẽ khó có đủ kiến thức để viết. Vậy khi học sinh thi kì thi THPT Quốc gia như hiện nay nếu phải đối mặt với dạng đề này thực sự sẽ là vấn đề rất khó khăn. Và với mỗi giáo viên cũng cần nhận thấy đấy là công việc mà mình phải chú ý. 4 B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN. - Những năm vừa qua, trong các đề thi của Đại học của Bộ Giáo dục – Đào tạo hay trong đề thi của Sở GD- Nam Định đã có ra dạng đề về chi tiết với những yêu cầu cụ thể khác nhau. + Đề tái hiện kiến thức cơ bản như: Đề 1(Đề thi Tốt nghiệp năm 2010-2011). Trong đoạn cuối truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì? Đề 2 (Đề thi Đại học khối C 2011- 2012). Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, việc Mị nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ diễn ra trong hoàn cảnh nào? sự việc ấy có ý nghĩa gì đối với tâm lí của nhân vật Mị? + Đề làm văn nghị luận như: Đề 1: (Đề thi Đại học khối D năm 2010) Cảm nhận của anh/chị về chi tiết bát cháo hành mà nhân vật Thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo- Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao). Đề 2: (Đề thi Đại học khối C năm 2012) Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua”. (Ngữ văn 11. Tập 1, NXB GDVN 2011. Tr 115.) Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. (Ngữ văn 11. Tập 2, NXB GDVN 2011. Tr 32.) Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những hình ảnh kết thúc trên. Đề 3: (Đề thi thử THPT Quốc gia SGD Nam Định năm 2015) 5 Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài kết thúc bằng hình ảnh “Hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.” Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những hình ảnh kết thúc trên. Đề 4: (Đề thi thử THPT Quốc gia – Tham khảo trên mạng) Trong tác phẩm “Chí Phèo” (Nam Cao), sau khi đến với Thị Nở, sáng mai ra, Chí Phèo nghe thấy “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng người nói của những người đi chợ, anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy...Chao ôi là buồn”. (Trích “Chí Phèo”- Nam Cao. Ngữ văn 11 Tập 1, NXBGDVN. 2014. Tr 149) Trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân), sau khi có vợ, sáng hôm sau, Tràng “...Bỗng vừa chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa mới thay đổi mới mẻ khác lạ (......). Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”. (Trích “Vợ nhặt”- Kim Lân. Ngữ văn 12 Tập 2, NXBGDVN. 2014. Tr 30) Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng của hai nhân vật qua hai đoạn trên. Đề 5: Cảm nhận về chi tiết “bát cháo hành” (Chí Phèo- Nam Cao) và chi tiết “nồi chè cám” (Vợ nhặt- Kim Lân) để thấy được giá trị củ những chi tiết nghệ thuật này. (Tài liệu 90 đề thi Quốc gia THPT môn Ngữ Văn (Tập 2). NXB Quốc gia Hà nội 2015). Đề 6. Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo bảo với thị: - Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11). 6 Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị: - Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những câu nói trên. Tài liệu 90 đề thi Quốc gia THPT môn Ngữ Văn (Tập 2). NXB Quốc gia Hà nội 2015). Như vậy có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc tìm hiểu cụ thể các chi tiết tiêu biểu đòi hỏi học sinh phải cảm nhận sâu sắc, hiểu kĩ các vấn đề. Ở đây tôi tập trung vào việc học sinh phải làm những câu làm văn về chi tiết. Điều này sẽ càng khó khăn hơn. - Thực tế, trong chương trình THCS và THPT không có bài học nào hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm văn chương. Trong giảng dạy những năm gần đây không phải giáo viên nào cũng chú ý đến công việc này nhất là với giáo viên chưa ôn thi Đại học (nay là THPT Quốc gia). Vì thế để học sinh làm tốt được những bài làm văn dạng như trên quả thực là điều rất khó khăn. - Cũng có nhiều bài viết đưa ra cách tiếp cận tác phẩm từ việc giải mã các chi tiết nghệ thuật như: Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể (Nhiều tác giảNXB GD 1978), Những bài giảng văn ở Đại học ( Lê Trí Viễn - NXB GD 1982)...Ngoài ra cũng có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này nhưng chủ yếu tiến hành theo cách thức tìm hiểu chi tiết như một câu hỏi nhỏ. Trong tài liệu “Những ấn tượng văn chương” của nhà giáo Vũ Dương Quỹ cũng có những bài rất hay về chi tiết, hình ảnh nhưng là những bài làm văn mà không định hướng về phương pháp. Như vậy với học sinh THPT nói chung nhất là với học sinh Trường THPTC Nghĩa Hưng nói riêng đây vẫn còn là một vấn đề khó. -Tôi đã tiến hành cuộc khảo sát với những câu hỏi dành cho giáo viên và học sinh trường THPT NHC. Câu hỏi 1 (Với giáo viên): Đồng chí đã thường xuyên hướng dẫn học sinh dạng đề làm văn về chi tiết trong tác phẩm tự sự chưa? 7 Câu hỏi 2 (Với giáo viên): Khi hướng dẫn dạng đề này thường gặp những khó khăn gì? Câu hỏi 3 (Với học sinh): Em có thường xuyên được giáo viên hướng dẫn hoặc tham khảo tài liệu về dạng đề này không? Câu hỏi 4 ( Với học sinh): Em có suy nghĩ gì khi bắt gặp dạng đề này? Câu hỏi 5 (Với học sinh): Làm thế nào để em có thể giải quyết dạng đề làm văn về chi tiết một cách dễ dàng. * Sau khi đưa ra các câu hỏi trên với một số giáo viên và học sinh, tôi thường nhận được những câu trả lời sau: -Với câu hỏi 1: Nhiều giáo viên trả lời rất ít khi hướng dẫn cho học sinh vì dạng đề này thường rất khó và thi cử thường ít hỏi đến. Nếu có nhắc đến cũng chỉ đưa ra lí thuyết một cách chung chung mà chưa định hướng thành các đề cụ thể. -Với câu hỏi 2: Hầu hết giáo viên đều thấy khó khăn vì không có thời gian để giáo viên phân tích kĩ và học sinh cũng không có điều kiện để tìm hiểu kĩ nhất là học sinh không có niềm đam mê để tìm hiểu sâu vấn đề. -Với câu hỏi 3: Với học sinh khối 10, 11 hầu hết chưa được làm quen, với học sinh lớp 12, nhiều học sinh chưa được biết đến, khoảng 40 % học sinh được giáo viên hướng dẫn, 10% học sinh biết đến qua các tài liệu tham khảo. -Với câu hỏi 4: Hầu hết học sinh đều trả lời đây là đề quá khó đòi hỏi kiến thức thật sâu và đều thấy rất lo khi vào dạng đề này. Chỉ có khoảng 5% học sinh thấy đây là đề hay phát huy được khả năng cảm thụ văn chương và thấy hứng thú. -Với câu hỏi 5: Học sinh đều muốn được giáo viên hướng dẫn một cách cụ thể để có được cách làm. Học sinh cũng nhận thấy cần phải tìm hiểu kĩ tác phẩm, phải tự mình có khả năng cảm nhận hình ảnh văn chương một cách sâu sắc. * Từ những thực tế đó cho thấy dạng đề văn cảm nhận về chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm là rất khó đối với học sinh và giáo viên cũng thường né tránh bởi nhiều lí do. Điều này, theo tôi nghĩ là điều thật đáng tiếc. Với hầu hết giáo viên thường quan niệm dạng đề đó thường ít thi nên không hướng dẫn ôn kĩ. Nhưng tôi nghĩ, bên cạnh việc dạy cho học sinh để đạt kết quả thi tốt thì người thầy cũng cần giúp các em khám phá được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn chương từ đó mà 8 thắp lên cho các em ngọn lửa của niềm đam mê. Nếu giáo viên có tâm lí qua loa thì chính mình đang làm các em rời xa văn chương và rời xa chính mình. Vì thế mà việc giảng dạy của mình sẽ gặp nhiều khó khăn. Chỉ khi học sinh hiểu sâu được ý nghĩa của những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu để hiểu sâu tác phẩm văn chương mới giúp các em có niềm đam mê để khám phá, tìm tòi. Từ đó mới thấy được ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm trong đời sống con người, các em sẽ đem văn chương vào cuộc đời để cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn. Và chỉ khi đó người dạy Văn mới thực sự có niềm hạnh phúc của mình. * Từ thực tế đó, bên cạnh các dạng đề khác, tôi cũng rất chú ý hướng dẫn các em giải quyết dạng đề văn nghị luận về hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm tự sự. Và tôi đi tìm giải pháp để “Hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm truyện ngắn trong chương trình THPT” II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN. II.1. CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HỌC SINH. 1, Bước 1: Tìm hiểu về chi tiết và chi tiết văn học. -Theo “Từ điển Tiếng Việt” (NXB khoa học xã hội Hà Nội năm 1988) thì “Chi tiết là: Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng”. - Trong văn học, chi tiết theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễ Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1977) là : Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng và họ gọi chung là chi tiết nghệ thuật. ->Từ những quan niệm trên có thể rút ra nhận xét: Chi tiết văn học là những tiểu tiết trong tác phẩm nhưng nó có ý nghĩa lớn góp phần làm nổi bật nội dung tư tưởng của tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chi tiết văn học rất phong phú: Chi tiết có thể xuất hiện trong thơ hoặc văn xuôi bao gồm chi tiết miêu tả thiên nhiên, miêu tả không gian, chi tiết miêu tả tính cách, diễn biến nội tâm của nhân vật...Chi tiết nghệ thuật có tính tạo hình, chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện. 9 Trong tác phẩm tự sự, các nhà văn đều dụng công xây dựng những chi tiết nghệ thuật quan trọng (chi tiết đắt). Những chi tiết ấy có sức nặng làm sáng tỏ mạch truyện. Mỗi chi tiết đắt thường làm lóe sáng ở người đọc những cảm nhận có chiều sâu và phát huy được trí tưởng tượng phong phú ở người đọc. Tác phẩm có thể thêm bớt chi tiết này hoặc chi tiết khác song những “chi tiết đắt” thì không thể thay thế. Và ngay cả vị trí của nó nữa, phải đặt vào đúng vị trí đó thì thì mới bật lên những cảm xúc và sáng lên chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đọc xong tác phẩm, học sinh có thể quên đi điều này điều kia nhưng những điểm sáng nghệ thuật ấy khiến học sinh nhớ mãi và nó trở thành ám ảnh trong tâm trí. Người ta thấy bâng khuâng trước bát cháo hành của Thị Nở (Chí Phèo), hay ấm lòng trước ấm nước đầy của Từ (Đời thừa)....thấy bồi hồi, thổn thức với tiếng sáo đêm xuân (Vợ chồng A Phủ). Có những chi tiết tưởng như đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa quan trọng tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật. Ví như chi tiết nói vê cuốn “Đường về” được dịch sang tiếng Anh mà Hộ (Đời thừa) đã nghe thấy người bạn của mình nói đến. Hộ đang định mua thức ăn cho vợ con và anh đã gần thực hiện được ý nguyện đó nhưng khi nghe tin một cuốn sách (với Hộ chỉ có giá trị địa phương thôi) lại được dịch sang tiếng Anh với bản quyền rất cao thì Hộ đã quên ngay mọi dự định, quyết tâm của mình. Đó là chi tiết tưởng như đơn giản nhưng làm thay đổi hẳn suy nghĩ và hành động của Hộ. 2. Bước 2: Trong phần đọc – hiểu văn bản, tôi thường chú ý đến việc hướng dẫn cho học sinh phát hiện các chi tiết nổi bật có ý nghĩa quan trọng với tác phẩm (Đây là việc mỗi giáo viên thường hay làm và cũng có nhiều tài liệu đề cập). 3. Bước 3: Sau khi học xong mỗi tác phẩm, tôi thường yêu cầu học sinh hệ thống lại các chi tiết quan trọng Công việc này với mục đích một lần nữa các em đọc lại tác phẩm để khắc sâu hơn những vấn đề chủ yếu của tác phẩm. 4. Bước 4: Sau khi học xong một chùm bài (một chuyên đề) tôi hướng dẫn học sinh phân loại các chi tiết quan trọng (Tham khảo cách phân loại của đc Trần Xuân Trà trong tài liệu tập huấn ôn thi Tốt nghiệp năm 2013). 5. Bước 5: Trong số những chi tiết đã hệ thống đó tôi hướng dẫn học sinh xác định những chi tiết, hình ảnh đặc biệt có ý nghĩa then chốt với mạch truyện và góp 10 phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đó là những chi tiết, hình ảnh có thể bàn luận dưới dạng bài văn nghị luận. VD: Tác phẩm “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam cần lưu ý đặc biệt các chi tiết, hình ảnh: ngọn đèn con của chị Tí, đoàn tàu đi qua phố huyện vào mỗi đêm. Tác phẩm “Chí Phèo” - Nam Cao cần chú ý chi tiết, hình ảnh: Bát cháo hành của Thị Nở, giọt nước mắt của Chí Phèo, cái lò gạch bỏ không.... Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài cần chú ý chi tiết, hình ảnh : Tiếng sáo đêm xuân, giọt nước mắt của A Phủ...... Tác phẩm “Vợ nhặt”- Kim Lân cần chú ý chi tiết, hình ảnh: Bát bánh đúc, nồi cháo cám (chè khoán), đoàn người phá kho thóc Nhật và lá cờ đỏ ....... Tác phẩm “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành cần chú ý chi tiết, hình ảnh: Lời nói của cụ Mết “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”, bàn tay Tnú, rừng xà nu bạt ngàn (cuối tác phẩm)......... Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”- Nguyễn Thi cần chú ý chi tiết, hình ảnh: cuốn sổ gia đình, lời khen của chú Năm với Việt và Chiến, chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gửi chú Năm...... Đồng thời tôi cũng yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu kĩ những tài liệu viết về chi tiết, hình ảnh đó (Trong tài liệu nhiều bài viết về một số chi tiết, hình ảnh như: Tiếng sáo đêm xuân trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài hay hình ảnh “Bàn tay Tnu” trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Từ đó hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận về hình ảnh, chi tiết đó. 6. Bước 6: Phân loại các dạng đề về chi tiết: - Dạng đề nghị luận về chi tiết xuất hiện một lần trong tác phẩm. - Dạng đề nghị luận về những ý kiến bình luận chi tiết, hình ảnh. - Dạng đề nghị luận về chi tiết xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm. - Dạng đề nghị luận về các chi tiết, hình ảnh có liên quan xuất hiện trong các tác phẩm. * Những năm gần đây tôi có chú ý về dạng đề bàn luận những ý kiến đánh giá về các chi tiết, hình ảnh. 11 * Ở các dạng đề đều có những các bước (các thao tác) chung của dạng đề về chi tiết và cũng có những lưu ý riêng (có liên quan đến các dạng đề nghị luận khác như dạng đề so sánh, dạng đề bình luận ý kiến). Các dạng đề so sánh, dạng đề bình luận ý kiến, tôi đã thường hướng dẫn học sinh rất kĩ. Ở đây tôi yêu cầu học sinh vận dụng linh hoạt (vận dụng kết hợp các phương pháp ở các dạng đề trên) để làm đề về chi tiết, hình ảnh. II.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ CHI TIẾT, HÌNH ẢNH TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ. 1. DẠNG ĐỀ VỀ MỘT CHI TIẾT HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRONG TÁC PHẨM. (I). Đặt vấn đề: Yêu cầu học sinh có cách dẫn dắt phù hợp . Với dạng đề về chi tiết có thể dẫn dắt từ sự thành công của tác phẩm được làm nên từ những chi tiết “đắt”, từ đó mà dẫn dắt đến chi tiết cần bàn luận. (II). Giải quyết vấn đề: 1. Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm (giống như các dạng đề khác về tác phẩm). 2. Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn chương (trong truyện ngắn) - Chi tiết văn học (Dẫn dắt từ phần bước 1 (I)) - Vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học: Chi tiết nghệ thuật có tính tạo hình, chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện. 3. Dẫn dắt cụ thể hoàn cảnh dẫn đến chi tiết. Tất cả các chi tiết đều được xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nhất là các chi tiết quan trọng thường xuất hiện trong một hoàn cảnh (tình huống đặc biệt)- Tóm tắt các sự việc phần trước đó để dẫn đến chi tiết cần bàn luận bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7- 10 dòng (Chú ý dẫn dắt ngắn gọn, chọn những sự việc then chốt có liên quan chặt chẽ đến mạch vận động của tác phẩm và có ý nghĩa trực tiếp đến chi tiết bàn luận. Tránh lan man). Cụ thể: 12 -Chi tiết ấy thuộc phần nào của tác phẩm. -Tình huống dẫn đến chi tiết. -Đưa ra cụ thể hình ảnh, chi tiết cần phân tích. 4. Phân tích cụ thể nội dung, nghệ thuật để rút ra nghĩa của chi tiết. * Đây là phần quan trọng nhất và thường rất khó bởi dung lượng chi tiết thì thật ít lại đòi hỏi các em phải suy luận, phân tích có chiều sâu. Học sinh phải có kiến thức và kĩ năng thật tốt. Muốn vậy, giáo viên phải định hướng cho học sinh biết cách khai thác vấn đề, phải biết phát huy trí tưởng tượng phong phú, phát huy trường liên tưởng. Bản chất của văn chương là sự sáng tạo nên cần có sự cảm nhận phong phú sáng tạo của học sinh song cũng cần phải bám vào mạch truyện, vào các yếu tố liên quan để hiểu về chi tiết cũng như hiểu được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Phải gắn chi tiết ấy vào chỉnh thể của tác phẩm và phong cách của nhà văn. a. Phân tích nội dung a1. Phải thấy rõ chi tiết ấy nói về điều gì? Cần cắt nghĩa rành rọt về chi tiết đó. Phải đặt trong từng tình huống cụ thể để hiểu sâu nội dung, ý nghĩa. Như chi tiết “giọt nước mắt của A Phủ” phải đặt vào hoàn cảnh A Phủ là một chàng trai rất gan bướng không dễ gì anh sẽ khóc nên chi tiết này có thể thấy nó đã thể hiện nỗi đau đớn, tủi cực đến tận cùng của nhân vật. hay phải đặt vào hoàn cảnh xã hội để hiểu ý nghĩa của chi tiết. Cũng với chi tiết “giọt nước mắt của A Phủ” phải thấy được hoàn cảnh của người nông dân miền núi dưới ách thống trị của bọn địa chủ phong kiến lúc bấy giờ. Bọn địa chủ, phong kiến luôn đè nén con người khiến họ phải chịu bao cảnh ngang trái, bất công. a2. Bình sâu các từ ngữ quan trọng. Trong cách “chi tiết đắt”, các nhà văn thường đặc tả qua một số từ ngữ then chốt để làm nổi bật tư tưởng. Có những từ ngữ gợi giá trị tạo hình như từ ngữ trong chi tiết về giọt nước mắt của bà cụ Tứ “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ nhặt- Kim Lân) hay hình ảnh mười đầu ngón tay Tnú bị bốc cháy “Một ngón tay Tnu bốc cháy. hai ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh, mười ngón tay bây giờ đã trở thành mười ngọn đuốc”. Có những từ ngữ làm nổi bật những xúc cảm như trong truyện ngắn “Đôi mắt” của 13 Nam Cao khi nhà văn nói về thái độ của Hoàng với người nông dân “Nỗi khinh bỉ của anh phì ra cả ngoài nét mặt theo cái bĩu môi dài thườn thượt, mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối”. Chỉ khi học sinh biết chú ý vào các từ ngữ then chốt có sức gợi thì mới làm nổi bật nội dung cụ thể của chi tiết và cảm xúc của người viết. a3. Phân tích sâu ý nghĩa gợi ra từ chi tiết đó (cho phép học sinh có những cảm nhận, liên tưởng phong phú sao cho vẫn phù hợp với mạch truyện và góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm). Khi phân tích hình ảnh ngọn lửa trên mười đầu ngón tay của Tnú, học sinh có những cảm nhận và liên tưởng: -Ngọn lửa bốc cháy trên mười đầu ngón tay của Tnú như thể hiện nỗi đau đớn tận cùng của Tnú và cũng là nỗi đau của toàn dân tộc khi kẻ thù sang xâm lược. Nhà văn đã miêu tả “Một ngón tay Tnu bốc cháy, hai ngón, ba ngón...”. Ngôn ngữ giàu sức tạo hình để ta hình dung ra hình ảnh những ngón tay Tnú cứ bén dẫn, bén dần lần lần một ngón, hai ngón...Nhà văn lại nói thêm: Không có gì đượm bằng cây xà nu. Lửa bắt rất nhanh, mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Ngọn lửa ấy lan thật nhanh và ngay trong chốc lát mười ngón tay ấy đã bùng lên bốc cháy...Nỗi đau như đến tận cùng. Đau đớn cực độ khi Tnú không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay mà anh cảm thấy lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng, máu anh mặn chát ở đầu lưỡi, răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Lúc này nỗi đau ấy không chỉ ở mười đầu ngón tay nữa mà ngọn lửa ấy như thiêu đốt toàn cơ thể anh, anh đang cố kìm nén nỗi đau. Đó còn là hình ảnh tố cáo tội ác tày trời của giặc Mĩ, chúng đã tàn sát hủy diệt cuộc sống của nhân dân ta. Chúng còn giết bà Nhan, anh Xút, anh Quyết và bao nhiêu người dân vô tội khác nữa. Chúng đã biến cây xà nu vốn thân thuộc gần gũi, vốn là bạn của mọi nhà giờ đây lại thiêu đốt nhân dân. Dưới sự tàn bạo của chúng tất cả đều trở nên đáng sợ (Liên hệ với tội ác của giặc Minh ở thế kỉ XV): “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” “Bình Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi 14 -Ngọn lửa ngùn ngụt bốc cháy cũng là ngọn lửa của lòng căm thù trong mỗi người dân Việt Nam. Bọn thằng Dục thiêu đốt mười đầu ngón tay của Tnú là để uy hiếp tinh thần của nhân dân. Chúng đe dọa người dân “xem hãy coi bàn tay thằng Tnú”, chúng muốn người dân Tây Nguyên nhìn vào đó mà sợ, mà không dám đấu tranh nhưng ngược lại nhìn vào đó họ không sợ hãi bọn giặc mà chỉ thấy thương cho Tnú và căm giận sục sôi với quân thù và họ sẽ đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù tàn ác, trả thù cho những người dân đã chịu đau thương và đã hi sinh. -Mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Trung Thành ví ngọn lửa ấy như những ngọn đuốc bởi ngọn đuốc vốn thật gần gũi với buôn làng Tây Nguyên, nó soi sáng trong đêm tối nơi núi rừng. Và ngọn đuốc thường có ý nghĩa nói về ý nghĩa soi đường, tinh thần đấu tranh. Lúc này mười ngọn đuốc ấy kết thành một bó đuốc rực sáng để khích lệ và cổ vũ tinh thần đấu tranh. Đặc biệt bó đuốc ấy như ánh sáng soi đường cho cả dân làng đứng lên đấu tranh (Liên hệ vơi trái tim Đan cô). Ngọn lửa ấy cũng đã báo hiệu cuộc Đồng Khởi của người dân Tây Nguyên, họ cùng nhất loạt đứng lên đấu tranh và chiến thắng. a4. Phải có sự so sánh, mở rộng liên hệ với các chi tiết khác ở tác phẩm cũng như các chi tiết có liên quan ở các tác phẩm khác. Các chi tiết trong tác phẩm bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các chi tiết khác. Khi tìm hiểu chi tiết, hình ảnh nào đó ta đặt nó trong mối liên hệ với các chi tiết khác trong tác phẩm để thấy một mạch thống nhất. Hay khi liên hệ với các chi tiết trong các tác phẩm khác thì lại để thấy được sự kế thừa cũng như sự sáng tạo trong sáng tác văn chương. Như khi phân tích về giọt nước mắt của A Phủ có thể liên hệ với giọt nước mắt của Hộ trong “Đời thừa”. Nam Cao đã miêu tả giọt nước mắt của nhân vật Hộ “Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh người ta bóp mạnh”. “Hắn khóc. Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc”. Hay nước mắt của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên “Hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt”. Ở đây đều là giọt nước mắt của những người đàn ông đau khổ nhưng có hoàn cảnh và số phận khác nhau. Nếu như giọt nước mắt của Chí Phèo là sự cảm động khi được Thị Nở chăm sóc, giọt nước mắt của Hộ là ân hận khi nhận 15 ra hành động thô bạo của mình với vợ con thì giọt nước mắt của A Phủ lại là nỗi đau đớn, tủi cực của người nông dân khi bị áp bức. Cũng cùng cách thức so sánh liên hệ ấy khi nói về giọt nước mắt của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân ta có thể liên hệ đến câu thơ: “Tuổi già hạt lệ như sươnng Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan” “Khóc Dương khuê”- Nguyễn khuyến. b. Phân tích nghệ thuật xây dựng chi tiết (gắn với nét đặc trưng trong phong cách của nhà văn) -Bút pháp miêu tả như bút pháp hiện thực (chi tiết kết thúc truyện Chí Phèo), bút pháp lãng mạn cách mạng (chi tiết kết thúc truyện “Vợ nhặt”), bút pháp của khuynh hướng sử thi (chi tiết về hình ảnh rừng xà nu cuối tác phẩm “Rừng xà nu”) -Nét đặc trưng trong ngôn ngữ: Ngôn ngữ giản dị như trong tác phẩm của Kim Lân, ngôn ngữ hào hùng tráng lệ như trong “Rừng xà nu”, ngôn ngữ đậm màu sắc triết lí như trong tác phẩm của Nam Cao..., ngôn ngữ đậm sắc thái Nam Bộ trong “Những đứa con trong gia đinh” Nguyễn Thi... 5. Đánh giá ý nghĩa của chi tiết đó trong hệ thống toàn bộ tác phẩm. Chi tiết quan trọng ấy làm cho mạch truyện trở nên thống nhất và giữ vai trò chủ đạo làm nên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Thể hiện rõ phong cách của tác giả. VÍ DỤ CHỨNG MINH Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát bánh đúc trong truyện ngắn“Vợ nhặt” của Kim Lân. (I). ĐVĐ: (Giới thiệu từ quan niệm của nhà văn Nguyễn Minh Châu) (Nhà văn Nguyễn Minh Châu có lần nói đại ý rằng : Người cầm bút có biệt tài là có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc với một vài sự diễn biến sơ sài nhưng đó có khi lại là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại. Đúng như vậy, trong cái dòng đời xuôi chảy ấy các nhà văn sẽ tìm được một khoảnh khắc – một điểm sáng nghệ thuật có ý nghĩa làm nổi bật tính cách của nhân vật và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của 16 tác phẩm. Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân mang ý nghĩa như thế). (II). GQVĐ: 1. Khái quát về tác giả, tác phẩm. -Tác giả Kim Lân: Kim Lân là nhà văn được coi là “con đẻ của đồng ruộng”. Ông “một lòng đi về với đất, với người với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). Kim Lân có những trang viết chân thực về đời sống làng quê với những thú vui tao nhã của người nông dân quê mình mà ông gọi đó là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Ông cũng viết chân thực về những người nông dân quê mình chất phác, hóm hỉnh mà rất tài hoa. - Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào một phần của cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ nhặt”. Tác phẩm được đưa vào tập “Con chó xấu xí” (Xuất bản 1962). -Nội dung chính: Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Nhưng trong hoàn cảnh đó người nông dân vẫn đùm bọc yêu thương, vẫn khao khát mái ấm gia đình và luôn có một niềm hi vọng vào tương lai. 2. Dẫn dắt để dẫn đến chi tiết (hoàn cảnh, tình huống xuất hiện chi tiết) (Tràng là một anh nông dân nghèo sống ở xóm ngự cư. Trong nạn đói, anh làm thuê, kéo xe bò thóc cho liên đoàn lên tỉnh.Tràng gặp thị ở chợ tỉnh, cũng đang trong nạn đói. Lần thứ hai gặp lại, Tràng thấy thị “gầy sọp đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Sau những câu nói tầm phơ tầm phào, Tràng đã mời thị ăn. Tràng vỗ vỗ vào Túi: Rích bố cu. Thế là thị sà xuống ăn thật. Thị ăn một chặp bốn bát bánh đúc. Ăn xong, thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng...”). 3. Phân tích chi tiết: Thể hiện số phận, phẩm chất của nhân vật. -Thể hiện số phận thảm thương, khốn cùng của nhân vật trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. 17 +Vì cái đói cái nghèo nên khi được Tràng mời ăn giầu, thị đã nói “Ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”. Thị đã “gợi ý” để được ăn, Lúc này cái đói cái nghèo đang bám riết lấy thị nên cái điều đơn giản nhất và cũng lớn lao nhất với thị là có được miếng ăn. + Vì miếng ăn mà thị mất đi nữ tính của người con gái, thị đánh đổi cái sĩ diện, cái duyên của người con gái. Khi thị “sà xuống ăn một chặp bốn bát bánh đúc” thì ta thấy thị thật đáng thương, tội nghiệp. Có người nói thị trở nên trơ trẽn vì miếng ăn, cái đói đã làm thị mất đi nhân phẩm, lòng tự trọng. Có sống trong hoàn cảnh ấy con người ta mới thấm thía và hiểu cho hoàn cảnh của thi. Nhà văn Nam Cao cũng hay viết về cái đói, về miếng ăn, về chuyện vì miếng ăn mà con người ta đánh mất đi nhân phẩm, lương tri. Trong truyện “Một bữa no”, Nam Cao cũng đã nói về người bà vì đói quá mà ăn cho đến no và chết vì “một bữa no”, hay trong “Trẻ con không được ăn thịt chó”, nhà văn cũng viết về hình ảnh của người cha vì miếng ăn mà trở nên độc ác với những đứa con. +Thị theo không Tràng về làm vợ cũng chỉ vì cái đói, muốn chạy trốn cái đói. -Hình ảnh bắt bánh đúc ấy cũng thể hiện niềm ham sống, khát khao cuộc sống của người nông dân: Vì sự sinh tồn nên thị “ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì”, ăn để sống. Và thị bám theo câu nói của Tràng “rích bố cu” “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về, rồi thị đã theo không về làm vợ. - Thể hiện vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn- Tràng nghèo không dư dật gì nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, biết cưu mang đồng loại. + Trong buổi đói khát, miếng ăn là cả vấn đề sinh mệnh, Tràng cho thị ăn trong hoàn cảnh lúc bấy giờ một nghĩa cử rất cao đẹp. + Tràng đã cứu sống thị. -Bánh đúc nên duyên vợ chồng. Trong văn học ta thường thấy những hình ảnh mang đậm chất thơ để nói về tín hiệu giao duyên nào là cái áo “yêu nhau cởi áo cho nhau”, nào là chiếc khăn “khăn thương nhớ ai” còn ở đây lại là một hình ảnh rất thực của cuộc sống đời thường. 18 + Từ bát bát bánh đúc ấy mà thị thành vợ Tràng và sau này thị trở nên hiền thục, nữ tính sau khi làm vợ Tràng. + Từ đó Tràng cũng có được hạnh phúc bất ngờ, sung sướng khi có vợ. Sau này tâm tính Tràng thay đổi, thấy mình nên người gắn bó và có trách nhiệm với gia đình. 4. Đánh giá về ý nghĩa tư tưởng: -Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm đã phản ánh hiện thực về nạn đói trong đó con người bị coi như cọng rơm cái rác, giá trị cả con người trở nên rẻ mạt. -Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc: Cảm thông với nỗi khổ của con người qua đó cũng tố cáo, lên án những những chính sách tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào thảm cảnh nạn đói thảm khốc. Đồng thời Kim Lân cũng ca ngợi vẻ đẹp của tình người ở người lao động trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn. 5. Đánh giá về chi tiết: -Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy cốt truyện, khắc họa số phận, phẩm chất, tính cách của nhân vật. + Thể hiện được nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của Kim Lân. Nhà văn thường viết về cuộc sống giản dị của người nông dân với tâm lí rất đời thường. Ông sử dụng ngôn ngữ nôm na, gần gũi trong cuộc sống đời thường. (III). KTVĐ -Khẳng định ý nghĩa của chi tiết. -Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm. 2. DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ NHỮNG Ý KIẾN BÌNH LUẬN VỀ CHI TIẾT. (Học sinh vận dụng kĩ năng nghị luận về những ý kiến bàn về văn học) I). Đặt vấn đề: Yêu cầu học sinh có cách dẫn dắt phù hợp. Cần đưa ra được những ý kiến bàn về chi tiết. (II). Giải quyết vấn đề: 1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm 19 2. Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn chương (trong truyện ngắn) - Chi tiết văn học (Dẫn dắt từ phần bước 1 (I)) - Vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học: Chi tiết nghệ thuật có tính tạo hình, chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện. 3. Bình luận các ý kiến về chi tiết. 3.1: Bàn luận về ý kiến thứ nhất. -Đưa ra ý kiến của cá nhân. -Giải thích, chứng minh cho ý kiến của mình. 3.2: Bàn luận về ý kiến thứ hai. -Đưa ra ý kiến của cá nhân. -Giải thích, chứng minh cho ý kiến của mình. 4. Bàn luận về mối quan hệ giữa hai ý kiến. (III). KTVĐ. -Khẳng định lại ý kiến của bản thân. - Đánh giá về ý nghĩa của chi tiết: -Đánh giá về sự thành công của tác phẩm. VÍ DỤ CHỨNG MINH Đề bài: Về cách kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt”, có ý kiến cho rằng “Đó là một cái kết mở, tự nhiên và sáng”, lại có ý kiến cho “Đó chưa phải là một cái kết thực sự tự nhiên, gượng ép về nghệ thuật”. Ý kiến của anh (chị). (I). ĐVĐ: Đặc điểm của văn chương là sự sáng tạo, mỗi nhà văn có quyền chọn cho mình một con đường riêng và bản thân mỗi tác phẩm cũng có sự phong phú về các tầng nghĩa. Vì thế quá trình tiếp nhận văn học cũng là một quá trình đầy sáng tạo tùy thuộc vào vốn sống, năng lực bản thân, ý kiến, hoàn cảnh chủ quan của mỗi cá 20 nhân. Đứng trước một hình tượng văn học có thể có những luồng ý kiến khác nhau như khi đánh giá về cách kết thúc của truyện ngắn “Vợ nhặt” có ý kiến cho rằng “Đó là một cái kết mở, tự nhiên và sáng”, lại có ý kiến cho “Đó chưa phải là một cái kết thực sự tự nhiên,gượng ép về nghệ thuật”. (II). GQVĐ 1. Khái quát về tác giả, tác phẩm. -Tác giả Kim Lân: Kim Lân là nhà văn được coi là “con đẻ của đồng ruộng”. Ông “một lòng đi về với đất, với người với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). Kim Lân có những trang việt chân thực về đời sống làng quê với những thú vui tao nhã của người nông dân quê mình mà ông gọi đó là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Ông cũng viết chân thực về những người nông dân quê mình chất phác, hóm hỉnh mà rất tài hoa. - Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào một phần của cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ nhặt”. Tác phẩm được đưa vào tập “Con chó xấu xí” (Xuất bản 1962). -Nội dung chính: Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Nhưng trong hoàn cảnh đó người nông dân vẫn đùm bọc yêu thương, vẫn khao khát mái ấm gia đình và luôn có một niềm hi vọng vào tương lai. 2. Khái quát về chi tiết trong tác phẩm văn học. (Tham khảo phần trên). 3. Tóm tắt dẫn dắt đến chi tiết. Truyện viết về cuộc sống của những người dân ở xóm ngụ cư trong nạn đói mà tiêu biểu là cuộc sống của gia đình Tràng. Vì cái đói cái nghèo nên Tràng không thể có một đám cưới đàng hoàng và bữa cơm đón nàng dâu mới của nhà Tràng cũng rất thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo”. Trong bữa ăn họ nghe thấy tiếng trống thúc thuế, qua lời của người vợ, Tràng đã nhớ lại có lần mình gặp Việt Minh và “Trong óc Tràng bỗng hiện lên đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”, 21 4.Trình bày ý kiến của bản thân về cách kết thúc truyện. 4.1: Bàn luận về ý kiến: “Đó là một cái kết mở, tự nhiên và sáng” - Đó là cách kết truyện tự nhiên phù hợp. + Kết thúc ấy có cơ sở từ thực tiễn đời sống. Câu chuyện có bối cảnh là nạn đói năm 1945- một thời điểm lịch sử có thật trong đất nước ta vào những năm tháng chuẩn bị cho cuộc cách mạng và đó là những ngày tiền khởi nghĩa với phong trào phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Vậy nên trong hoàn cảnh đói khát cùng cực ấy người nông dân nhận ra kẻ thù gây đau khổ cho mình là bọn Pháp và Nhật. Thực dân Pháp thi hành những “luật pháp dã man’, vơ vét của cải còn phát xít Nhật thì bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu rồi cùng với thiên tai, lũ lụt...Tất cả đều là căn nguyên dẫn đến thảm cảnh nạn đói năm 1945. Những người dân sống trong hoàn cảnh đó họ sẽ ý thức được mình phải đứng lên đấu tranh tìm con đường cho mình. Họ sẽ tìm đến với cách mạng như một điều tất yếu. + Sự hợp lí ở đây là họ chỉ mới bắt đầu nhận thức về cách mạng, đó mới chỉ là ánh sáng le lói ở cuối đường hầm. Nhà văn không kết thúc câu chuyện ở việc Tràng đi làm cách mạng rồi kêu gọi quần chúng nhân dân cùng đứng lên đấu tranh. Nếu như vậy e rằng có phần gượng ép và ảo tưởng. Ở đây mới dừng lại ở việc qua lời người vợ mà Tràng đã nhớ lại có lần anh đã nhìn thấy đoàn người đi phá kho thóc và được nghe nói họ là Việt Minh. Quá trình nhận thức ấy được diễn tiến từ từ. Cách kết truyện như thế là phù hợp. -Đó còn là cách kết truyện mở và sáng. + Truyện kết thúc nhưng đã mở ra cho người đọc nhiều suy ngẫm. Truyện không nói cụ thể rõ ràng là cuộc sống của Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt sẽ đi đến đâu, cuộc sống của họ tiếp theo sẽ như thế nào để gượng ép trói buộc suy nghĩ của bạn đọc thiên về một hướng và nhiều khi chỉ suy nghĩ theo chiều hướng ấy. Và thật khéo léo khi Kim Lân để “lửng”. Kết thúc “lửng” ấy chứa đựng bao suy nghĩ của tác giả. Phải chăng nhà văn Kim Lân đang thầm kín bày tỏ sự trân trọng với cách tiếp cận, nhận thức của độc giả đồng thời cũng hướng họ rằng nên phải suy nghĩ, chiêm nghiệm để viết tiếp câu chuyện ấy với sự phù hợp và đúng đắn nhất theo quan điểm nhận thức của mỗi người. Việc tạo ra kết thúc mở cũng khơi sâu sự tìm 22 tòi khám phá một góc độ của cuộc sống, của xã hội thay vì chỉ là đọc trên giấy và hiểu tác phẩm một cách đơn thuần. Rõ ràng với ánh sáng “le lói ở cuối đường hầm” kia người đọc có quyền hiểu và ngẫm theo nhiều cách. Theo quan điểm của bản thân có thể suy ngẫm Tràng sẽ được theo cách mạng, theo ánh sáng của Đảng cùng với quần chúng khởi nghĩa và rồi cuộc sống của anh và gia đình cùng những người nông dân Việt Nam sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn khi cách mạng giành thắng lợi. + Một điểm nữa trong cách kết truyện của Kim Lân là có kết truyện “sáng” không giống như văn học hiện thực phê phán trước cách mạng.Trước đây, nhà văn Nam Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo cảm nhận hương vị của cuộc sống, để cho hắn cảm nhận tình yêu thương...nhưng rồi Chí Phèo lại rơi vào bi kịch bế tắc. Nhà văn Ngô Tất Tố cũng để nhân vật của mình- Chị Dậu vùng lên chống lại ách áp bức của bọn địa chủ nhưng rồi cuối cùng trước mắt chị là “trời tối đen như mực giống như cái tiền đồ của chị”...Họ đều rơi vào luẩn quẩn, bế tắc không lối thoát. Ở “Vợ nhặt”, Kim Lân đã để cho những người nông dân hướng về tương lai. Liệu tác phẩm có thể kết thúc trong cảnh “bữa cơm ngày đói” với khung cảnh trông thật thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo” và “không ai nói câu gì. Họ cắm đầu ăn cho xong lần. Họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mỗi người”. Nếu kết thúc như thế thì cái đói, cái nghèo vẫn bao trùm, cuộc sống của nhân dân vẫn rơi vào bế tắc...Nhưng Kim Lân không dừng lại ở đó. Ông đã hướng họ vào ánh sáng của tương lai, của cách mạng “Trong óc Tràng bỗng hiện lên đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Thật là ông đã để những con người trong hoàn cảnh khốn cùng cận kề cái chết nhưng họ không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng đến sự sống, vẫn hi vọng tin tưởng ở tương lai. Những người đói ấy vẫn khao khát về cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn. Nhà văn đã để người dân nhận thức đúng về cách mạng khơi lên tinh thần đấu tranh . Thực tiễn lịch sử cách mạng Tháng tám 1945 đã thắng lợi thì con người và đặc biệt là người nông dân càng có thêm động lực niềm tin vào tương lai tươi sáng ấm no. Thật là một cách kết truyện sáng mở ra cuộc sống tươi sáng cho con người. 23 4.2: Bàn luận về ý kiến: “Đó chưa phải là một cái kết thực sự tự nhiên”. Còn có ý kiến cho rằng “Đó chưa phải là một cái kết thực sự tự nhiên”, còn gượng ép về mặt nghệ thuật. Có thể lí giải điều này bởi có người cho rằng không khí truyện còn ngập tràn trong cảnh đói khát, thiếu sinh khí và hiện thực về cái chết là điều khó tránh khỏi. Những người nông dân ở đây chỉ là những con người nhỏ bé chưa hiểu gì về cách mạng và họ chưa đủ khả năng để làm thay đổi cuộc sống của mình. Vì thế cho rằng âm thanh của tiếng trống thúc thuế và hình ảnh lá cờ có phần gượng ép. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, tất cả sự nhận thức về cách mạng của người nông dân có thể đến bởi họ đang sống trong những ngày sôi sục trong những ngày tiền khởi nghĩa của cuộc cách mạng tháng Tám. 4.3.Ý kiến cá nhân. Dù có thể còn nhiều ý kiến khác nhau, đó là quyền của mỗi người trong việc cảm nhận văn chương nhưng với bản thân có thể thấy mạch truyện vẫn logic về nội dung tư tưởng. Tác phẩm đã phản ánh rõ hiện thực cuộc sống của người nông dân lúc bấy giờ, nó mang dấu ấn của thi pháp thời đại, lối kết thúc có hậu đã phản ánh đúng những đặc điểm của văn học cách mạng lúc bấy giờ. 5. So sánh với các tác phẩm trước đó và cùng thời -So sánh với các tác phẩm trước như “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố, “Chí Phèo” Nam Cao...để thấy sự khác nhau trong cách kết thúc của văn học hiện thực phê phán trước năm 1945 và văn học cách mạng sau 1945. -So sánh với tác phẩm cùng thời như “Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài để thấy điểm tương đồng trong các tác phẩm sau 1945 đồng thời cũng thấy rõ đặc điểm thi pháp của văn học sau 1945. DẠNG 3: ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ CHI TIẾT HÌNH ẢNH XUẤT HIỆN NHIỀU LẦN TRONG TÁC PHẨM. I). Đặt vấn đề: Yêu cầu học sinh có cách dẫn dắt phù hợp từ đó dẫn dắt đến các chi tiết cần bàn luận. (II). Giải quyết vấn đề: 1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm. 24 2. Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn chương (trong truyện ngắn) - Chi tiết văn học (Dẫn dắt từ phần bước 1 (I)) - Vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học: Chi tiết nghệ thuật có tính tạo hình, chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện. 3. Phân tích cụ thể nội dung, nghệ thuật để rút ra nghĩa của chi tiết. 3.1: Cảm nhận về chi tiết 1 theo các bước (Theo cách thức cảm nhận về chi tiết). a. Phân tích nội dung a1. Phải thấy rõ chi tiết ấy nói về điều gì? a2. Bình sâu các từ ngữ quan trọng: a3. Phân tích sâu ý nghiã gợi ra từ chi tiết đó a4.Phải có sự so sánh, mở rộng liên hệ sâu với các chi tiết khác ở tác phẩm cũng như các chi tiết có liên quan ở các tác phẩm khác. b. Phân tích nghệ thuật xây dựng chi tiết (gắn với nét đặc trưng trong phong cách của nhà văn) 3.2: Cảm nhận về chi tiết 2 theo các bước nêu trên. 4. So sánh các chi tiết: - So sánh điểm tương đồng (Giải thích lí do). + Nội dung +Nghệ thuật -So sánh điểm khác biệt +Về nội dung +Về nghệ thuật. -Lí giải nguyên nhân (Từ hoàn cảnh xuất hiện chi tiết, từ ý nghĩa của chi tiết) (III). KTVĐ. *Đánh giá về ý nghĩa của các chi tiết: 25 Chi tiết quan trọng ấy làm cho mạch truyện trở nên thống nhất và giữ vai trò chủ đạo làm nên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Thể hiện rõ phong cách của tác giả. *Đánh giá sự thành công của tác phẩm. VÍ DỤ CHỨNG MINH Đề bài: Cảm nhận về hình ảnh tiếng sáo đêm xuân trong “Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài. (I). ĐVĐ (Giới thiệu từ hình tượng người nông dân trong văn học sau 1945 với khuynh hướng viết khẳng định sức sống của họ để hướng họ đến với ánh sáng của cách mạng- dẫn đến hình ảnh “Tiếng sáo đêm xuân” trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”) (II). GQVĐ 1. Khái quát về tác giả, tác phẩm. 2. Khái quát về chi tiết văn học. 3. Phân tích hình ảnh “Tiếng sáo đêm xuân”. -Tiếng sáo xuất hiện lần thứ nhất ở ngoài đầu núi “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi” -> Ý nghĩa: Tiếng sáo đã đánh thức tâm hồn cô Mị bởi tiếng sáo “thiết tha bổi hổi” và cô đã “nhẩm thầm bài hát của người đang thổi” “Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai, con gái Ta đi tìm người yêu” -Lần thứ 2: Tiếng sáo văng vẳng ở đầu làng “tai Mị nghe tiếng sáo văng vẳng đầu làng”. -> Ý nghĩa: Tâm hồn cô Mị như được hồi sinh. Mị nhớ lại ngày xưa “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. -Tiếng sáo gọi bạn yêu lửng lơ bay ngoài đường: 26 “Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi”. ->Ý nghĩa: Tiếng sáo đã giục giã cô Mị hành động. Mị muốn đi chơi “Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng rồi vẫn đi chơi ngày Tết huống chi Mị và ASử không có lòng với nhau và vẫn phải ở với nhau”.Và cô Mị sửa soạn đi chơi “Mị quấn lại tóc, Mị với lấy cái váy hoa vắt ở trong vách”. - Khi Mị bị trói, tiếng sáo vẫn vang vọng: “Em không yêu quả pao rơi rồi/ Em yêu người nào, em bắt pao nào” ->Ý nghĩa: Tiếng sáo vẫn thôi thúc tâm hồn Mị “đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi”. - Cuối cùng : “Tiếng sáo, tiếng chó sủa xa xa”. ->Ý nghĩa: Tiếng sáo như cũng đang lặng dần với tâm trạng khổ đau của cô gái Mèo đầy bất hạnh. 4. Nhận xét, so sánh: - Điểm giống nhau: + Nội dung: Cùng nói về âm thanh, sắc điệu của tiếng sáo trong sự cảm nhận của Mị vào đêm tình mùa xuân từ đó thể hiện sức sống tiềm tàng đang trỗi dậy trong tâm hồn của cô Mị. + Nghệ thuật: Miêu tả chi tiết giàu hình ảnh, giàu sức gợi, dùng chi tiết ấy để miêu tả diến biến tâm lí rất tinh tế của nhân vật. -Điểm khác nhau: + Mỗi chi tiết xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể khác nhau thể hiện cho những cung bậc cảm xúc trong tâm trạng của cô Mị. + Thể hiện tài năng của nhà văn trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. DẠNG 4: ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ CÁC CHI TIẾT CÓ LIÊN QUAN TRONG NHIỀU TÁC PHẨM.. (Học sinh vận dung tốt kĩ năng đề nghị luận về chi tiết như đã hướng dẫn ở trên và kĩ năng dạng đề so sánh) 27 I). Đặt vấn đề: Yêu cầu học sinh có cách dẫn dắt phù hợp.Với dạng đề này học sinh giới thiệu từ đề tài, từ đó mà dẫn dắt đến các chi tiết cần bàn luận. (II). Giải quyết vấn đề: 1. Giới thiệu khái quát về hai tác giả và hai tác phẩm (giống như các dạng đề so sánh khác). 2. Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn chương (trong truyện ngắn) - Chi tiết văn học (Dẫn dắt từ phần bước 1 (I)) - Vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học: Chi tiết nghệ thuật có tính tạo hình, chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện. 3. Phân tích cụ thể nội dung, nghệ thuật để rút ra nghĩa của chi tiết. 3.1: Cảm nhận về chi tiết ở tác phẩm thứ nhât theo các bước (Theo cách thức cảm nhận về chi tiết). a. Phân tích nội dung a1. Phải thấy rõ chi tiết ấy nói về điều gì? a2. Bình sâu các từ ngữ quan trọng: a3. Phân tích sâu ý nghiã gợi ra từ chi tiết đó a4.Phải có sự so sánh, mở rộng liên hệ sâu với các chi tiết khác ở tác phẩm cũng như các chi tiết có liên quan ở các tác phẩm khác. b. Phân tích nghệ thuật xây dựng chi tiết (gắn với nét đặc trưng trong phong cách của nhà văn) 3.2: Cảm nhận về chi tiết ở tác phẩm thứ hai theo các bước nêu trên. 4. So sánh hai chi tiết: - So sánh điểm tương đồng (Giải thích lí do). + Nội dung +Nghệ thuật -So sánh điểm khác biệt +Về nội dung 28 +Về nghệ thuật. -Lí giải nguyên nhân (Từ hoàn cảnh sáng tác, từ đối tượng phản ánh, từ phong cách nhà văn). (III). KTVĐ. *Đánh giá về ý nghĩa của các chi tiết: Chi tiết quan trọng ấy làm cho mạch truyện trở nên thống nhất và giữ vai trò chủ đạo làm nên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Thể hiện rõ phong cách của tác giả. *Đánh giá về sự thành công của các tác phẩm. VÍ DỤ CHỨNG MINH Đề: Những khám phá mới mẻ trong cách kết truyện trong “Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài và “Vợ nhặt”- Kim Lân. (I) ĐVĐ: Nhà văn Nguyễn Minh Châu có lần nói đại ý rằng “Người cầm bút có biệt tài là có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc với một vài sự diễn biến sơ sài nhưng đó có khi lại là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại. Đúng như vậy, trong cái dòng đời xuôi chảy ấy các nhà văn sẽ tìm được một khoảnh khắc –một khoảnh khắc – một điểm sáng nghệ thuật có ý nghĩa làm nổi bật tính cách của nhân vật và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Kết truyện “Vợ chồng A Phủ” với hình ảnh Mị cứu A Phủ rồi “Hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi” và “Vợ nhặt” với hình ảnh “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” chính là điểm sáng ấy. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có những khám phá mới mẻ. (II). GQVĐ 1, Khái quát chung về 2 tác giả và 2 tác phẩm. (Hs vận dụng kĩ năng làm đề so sánh). -Khái quát chung về hai tác giả: Tô Hoài và Kim Lân đều là những tác giả tiêu biểu của văn xuôi thời kì kháng chiến chống Pháp. Tô Hoài có những trang 29 văn viết chân thực với quan niệm “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Kim Lân lại có những trang việt chân thực về đời sống làng quê với những thú vui tao nhã của người nông dân quê mình mà ông gọi đó là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Ông cũng viết chân thực về những người nông dân quê mình chất phác, hóm hỉnh mà rất tài hoa. - Khái quát về hai tác phẩm: Cả hai tác phẩm đều viết về hình tượng người nông dân trong quá trình đến với cách mạng. Ở họ là một cuộc sống khó khăn bất hạnh nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất cao đẹp và điều đặc biệt là họ đang trong quá trình đến với cách mạng. - Viết về sự nhận thức về cách mạng của người nông dân cả hai tác phẩm đều mang đến cách kết truyện bằng hình ảnh rất ấn tượng mang lại ý nghĩa sâu sắc. 2. Khái quát về chi tiết trong tác phẩm văn học. (Tham khảo phần trên). 3. Phân tích chi tiết kết truyện của hai tác phẩm. 3.1. Chi tiết kết thúc truyện (đoạn trích) trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” 3.1.1: Dẫn dắt cụ thể về hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản. -Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953). Năm 1952, Tô Hoài cùng với những chiến sĩ cách mạng lên miền núi Tây Bắc giúp người dân kháng chiến chống Pháp. Sau thời gian tám tháng gắn bó với cuộc sống của người dân vùng cao, ông đã am hiểu sâu sắc cuộc sống nơi đây. Điều đó đã khơi nguồn cảm hứng giúp ông viết cụ thể , chân thực về cuộc sống của họ. -Nội dung chính: Tác phẩm là câu chuyện của những người dân vùng cao, họ không cam chịu sự đè nén, áp bức của bọn địa chủ phong kiến mà đã vùng lên đấu tranh để giành lấy quyền sống, quyền tự do. 3.1.2: Dẫn dắt đến chi tiết: Tác phẩm phản ánh cuộc sống của người nông dân miền núi qua nhân vật Mị và A Phủ. Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lí phải sống một thân phận nô lệ, bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần. A Phủ vì đánh con quan nên bị bắt về nhà thống lí, bị đánh đập rồi phải trở thành người ở trừ nợ cho nhà thống lí. Hai thân phận nô lệ ấy đã gặp nhau và giải thoát cho nhau. Một đêm 30 mùa đông trên núi cao dài và buồn, Mị trở dậy ngồi sưởi lửa hơ tay thì bắt gặp “Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Giọt nước mắt ấy đã tác động đến nhận thức và tình cảm của nhân vật Mị khiến cô đã có hành động táo bạo “Lấy con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây” giải thoát cho A Phủ. Sau đó Mị cũng chạy theo A Phủ bởi “Ở đây thì chết mất”. Rồi “Hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”. 3.1.3 Phân tích nội dung và ý nghĩa của chi tiết. - Đây là chi tiết quan trọng trong tác phẩm bởi trước hết đã thể hiện cho tấm lòng đồng cảm của các nhân vật. Khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị đã nhớ lại tình cảnh của mình những lần trước Mị cũng bị trói ở đó “nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ mà không lau đi được”. Cô đồng cảm sâu sắc với A Phủ, đó là niềm đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ. Từ người khác, nghĩ đến hoàn cảnh của mình rồi từ lòng thương mình dẫn đến thương người để rồi cô có hành động táo bạo, quyết liệt ấy. - Những chi tiết ấy đã thể hiện cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người ở đây là người nông dân miền núi dưới sự áp bức đè nén của bọn phong kiến chúa đất. Nếu như trước đây “Sống lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”, Mị sống cũng như chết, cam chịu, Mị mất hết ý thức về quyền sống thì bây giờ giọt nước mắt của A Phủ đã làm cho sức sống của cô như được trỗi dậy. Hành động Mị cắt dây trói giải thoát cho A Phủ cũng là giải thoát cho chính mình có thể là hành động tự phát lúc bấy giờ bởi trong hoàn cảnh cụ thể, Mị nhận thấy không thể sống ở đây được. Rồi Mị sẽ phải trói vào cái cột kia cho đến chết. Nghĩ đến đó Mị rùng mình và khi cái chết đang gần kề trong con người ấy bỗng trỗi dậy niềm ham sống mãnh liệt. Nhưng xét đến cùng đó là hành động tự giác, ý thức vùng lên ấy đã được “chuẩn bị” tâm lí từ trước. Phải có sức sống của cô Mị trỗi dậy khi có ý định ăn lá ngón tự tử đặc biệt phải có sự vùng lên mạnh mẽ trong đêm tình mùa xuân thì bây giờ cô Mị mới có hành động táo bạo liều lĩnh như vậy. Hành động của Mị chính là kết quả tất yếu của cả một quá trình nhận thức. - Hành động giải thoát của Mị và A Phủ thể hiện sự nhận thức sâu sắc của người nông dân về quyền sống, quyền tự do. Trước đây với Mị sống hay chết 31 cũng như nhau bởi “Sống lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”. Bây giờ Mị và A Phủ không mãi cam chịu thân phận nô lệ nữa, họ muốn một cuộc sống tự do, sống đúng nghĩa cuộc sống của một con người chứ không phải kiếp sống trâu ngựa trong nhà quan nữa. Mị sợ cái chết “ Ở đây thì chết mất”, sợ cái chết cũng là ý thức cao độ về quyền sống mà nhất là cuộc sống tự do. Với A Phủ cũng thế, lúc này khát khao tự do ở trong anh cũng trở nên mãnh liệt. Trước đây, A Phủ cũng đã có nhiều cơ hội để anh trốn thoát, khi anh rong ruổi một mình ngoài gò ngoài rừng để chăn bò, chăn ngựa. Nhưng cũng giống như Mị, khi đó anh sống trong sự cam chịu, nhẫn nhục. Còn bây giờ khi cái chết đang đến gần anh đã quật sức vùng lên chạy, A Phủ muốn giải thoát cuộc sống nô lệ để đến với tự do. -Kết thúc truyện cũng thể hiện cho tinh thần đấu tranh của người dân chống lại bọn địa chủ phong kiến với quy luật có áp bức thì có đấu tranh. Bọn địa chủ phong kiến với bao chính sách tàn bạo với chế độ cho vay nặng lãi, tục cướp dâu đã biến Mị trở thành con dâu gạt nợ. Với cường quyền của chúng cũng biến A Phủ thành kiếp tôi đòi. Lúc này người nông dân không còn chịu dưới những luật lệ hà khắc. Họ nhận thấy rõ tội ác của bọn địa chủ phong kiến. Mị nhận ra “Chúng nó thật độc ác”. Điều này không phải là điều dễ dàng với người nông dân lúc bấy giở bởi đã từ lâu lắm cô Mị chẳng còn ý thức chỉ suốt ngày “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, chỉ làm bạn với căn buồng kín mít lúc nào nhìn ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng, rồi cứ ở đó mà nhìn ra đến bao giờ chết thì thôi. Nhưng hôm nay cô Mị thấy mình và A Phủ cùng bao nhiêu nông dân thật đáng thương và bọn địa chủ phong kiến và bọn địa chủ phong kiến kia thật tàn bạo. Suy nghĩ “chúng nó thật độc ác” như một lời kết tội của những người nông dân dành cho kẻ thù. Chính vì vậy họ không thể cam chịu mà phải trốn thoát khỏi nơi áp bức cường quyền ấy. -Chính điều đó hướng tới hành động quyết liệt hướng tới tự do. Đó là tiền đề để Mị và A Phủ đến với cách mạng. Như vậy cuộc sống của người nông dân không còn là những ngày khổ đau, tăm tối. Cách mạng là yếu tố quan trọng để họ được đổi đời. 32 -Viết về sự giải thoát của Mị và A Phủ, nhà văn Tô Hoài cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Bằng tấm lòng yêu thương của nhà văn với người nông dân ông đã không để cho nhân vật của mình phải cam chịu trong vòng nô lệ mà mở ra cho họ một hướng giải thoát. Ý thức vê quyền sống, quyền tự do đã giúp họ nhận thức về cuộc sống và họ đã tự vùng dậy để giải thoát cho chính mình. 3.1.4: Đánh giá: - Hành động Mị và A Phủ giải thoát và cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài là chi tiết đặc biệt quan trọng thể hiện cho sức sống mạnh mẽ của nhân vật. Đồng thời là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của nhân vật góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nếu không có chi tiết ấy thì cuộc đời của Mị và A Phủ vẫn trong tăm tối của kiếp sống nô lệ, cuộc sống của người nông dân vẫn mãi cam chịu và sáng tác của Tô Hoài vẫn là sự bế tắc. Chính ánh sáng của cách mạng đã giúp nhà văn hướng cho nhân vật của mình đến một hướng giải thoát. - Hành động đó cũng thể hiện rõ cho phong cách của nhà văn Tô Hoài. Ông có vốn am hiểu phong phú sâu sắc về đời sống của những người nông dân vùng cao và viết chân thực về cuộc đời của họ. Không khí của cuộc cách mạng trên mảnh đất Tây Bắc đã khiến nhà văn phản ánh được sức sỗng mãnh liệt của họ. 3.2. Chi tiết kết thúc truyện trong tác phẩm “Vợ nhặt”. 3.2.1: Dẫn dắt cụ thể về hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản. -Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào một phần của cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ nhặt”. Tác phẩm được đưa vào tập “Con chó xấu xí” (Xuất bản 1962). -Nội dung chính: Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Nhưng trong hoàn cảnh đó người nông dân vẫn đùm bọc yêu thương, vẫn khao khát mái ấm gia đình và luôn có một niềm hi vọng vào tương lai. 33 3.2.2: Dẫn dắt đến chi tiết: Truyện viết về cuộc sống của những người dân ở xóm ngụ cư trong nạn đói mà tiêu biểu là cuộc sống của gia đình Tràng. Vì cái đói cái nghèo nên Tràng không thể có một đám cưới đàng hoàng và bữa cơm đón nàng dâu mới của nhà Tràng cũng rất thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo”. Trong bữa ăn họ nghe thấy tiếng trống thúc thuế, qua lời của người vợ, Tràng đã nhớ lại có lần mình gặp Việt Minh và “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”, 3.2.3: Phân tích ý nghĩa của chi tiết -Hình ảnh lá cờ ở cuối tác phẩm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Kết thúc ấy có cơ sở từ thực tiễn đời sống. Câu chuyện có bối cảnh là nạn đói năm 1945- một thời điểm lịch sử có thật trong đất nước ta vào những năm tháng chuẩn bị cho cuộc cách mạng và đó là những ngày tiền khởi nghĩa với phong trào phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Vậy nên trong hoàn cảnh đói khát cùng cực ấy người nông dân nhận ra kẻ thù gây đau khổ cho mình là bọn Pháp và Nhật. Thực dân Pháp thi hành những “luật pháp dã man’, vơ vét của cải còn phát xít Nhật thì bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu rồi cùng với thiên tai, lũ lụt...Tất cả đều là căn nguyên dẫn đến tảm cảnh nạn đói năm 1945. Những người dân sống trong hoàn cảnh đó họ sẽ ý thức được mình phải đứng lên đấu tranh tìm con đường cho mình. Họ sẽ tìm đến với cách mạng như một điều tất yếu. + Truyện kết thúc nhưng đã mở ra cho người đọc nhiều suy ngẫm. Truyện không nói cụ thể rõ ràng là cuộc sống của Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt sẽ đi đến đâu, cuộc sống của họ tiếp theo sẽ như thế nào để gượng ép trói buộc suy nghĩ của bạn đọc thiên về một hướng và nhiều khi chỉ suy nghĩ theo chiều hướng ấy. Và thật khéo léo khi Kim Lân để “lửng”. Kết thúc “lửng” ấy chứa đựng bao suy nghĩ của tác giả. Phải chăng nhà văn Kim Lân đang thầm kín bày tỏ sự trân trọng với cách tiếp cận, nhận thức của độc giả đồng thời cũng hướng họ rằng nên phải suy nghĩ, chiêm nghiệm để viết tiếp câu chuyện ấy với sự phù hợp và đúng đắn nhất theo quan điểm nhận thức của mỗi người. Việc tạo ra kết thúc mở cũng khơi sâu sự tìm tòi khám phá một góc độ của cuộc sống, của xã hội thay vì chỉ là đọc trên giấy và hiểu tác phẩm một cách đơn thuần. Rõ ràng với ánh sáng “le lói ở cuối đường 34 hầm” kia người đọc có quyền hiểu và ngẫm theo nhiều cách. Theo quan điểm của bản thân có thể suy ngẫm Tràng sẽ được theo cách mạng, theo ánh sáng của Đảng cùng với quần chúng khởi nghĩa và rồi cuộc sống của anh và gia đình cùng những người nông dân Việt Nam sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn khi cách mạng giành thắng lợi. + Kết truyện của Kim Lân đã mở ra một tương lai tươi sáng cho người dân. Không giống như văn học hiện thực phê phán trước cách mạng.Trước đây, nhà văn Nam Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo cảm nhận hương vị của cuộc sống, để cho hắn cảm nhận tình yêu thương...nhưng rồi Chí Phèo lại rơi vào bi kịch bế tắc. Nhà văn Ngô Tất Tố cũng để nhân vật của mình- Chị Dậu vùng lên chống lại ách áp bức của bọn địa chủ nhưng rồi cuối cùng trước mắt chị là “trời tối đen như mực giống như cái tiền đồ của chị”. Họ đều rơi vào luẩn quẩn, bế tắc không lối thoát. Ở “Vợ nhặt”, Kim Lân đã để cho những người nông dân hướng về tương lai. Liệu tác phẩm có thể kết thúc trong cảnh “bữa cơm ngày đói” với khung cảnh trông thật thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo” và “không ai nói câu gì. Họ cắm đầu ăn cho xong lần. Họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mỗi người”. Nếu kết thúc như thế thì cái đói, cái nghèo vẫn bao trùm, cuộc sống của nhân dân vẫn rơi vào bế tắc. Nhưng Kim Lân không dừng lại ở đó. Ông đã hướng họ vào ánh sáng của tương lai, của cách mạng “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”,”. Thật là ông đã để những con người trong hoàn cảnh khốn cùng cận kề cái chết nhưng họ không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng đến sự sống, vẫn hi vọng tin tưởng ở tương lai. Những người đói ấy vẫn khao khát về cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn. Nhà văn đã để người dân nhận thức đúng về cách mạng khơi lên tinh thần đấu tranh . Thực tiễn lịch sử cách mạng Tháng tám 1945 đã thắng lợi thì con người và đặc biệt là người nông dân càng có thêm động lực niềm tin vào tương lai tươi sáng ấm no. Thật là một cách kết truyện sáng mở ra cuộc sống tươi sáng cho con người. + Cách kết truyện của Kim Lân cũng mang lại giá trị nhân đạo sâu sắc. Nhà văn luôn cảm nhận được ở những người nông dân dù cận kề cái chết nhưng họ luôn nghĩ đến sự sống từ đó mà mở ra cho họ một con đường đi đến tương lai. 35 4.Nhận xét những điểm chung và riêng: -Những điểm chung: + Cả hai cách kết truyện đều mở ra một tươi lai tươi sáng cho người nông dân. Đều hướng họ đến với ánh sáng cách mạng. + Các chi tiết ấy đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách mạng. Có điểm chung ấy là bởi cả Kim Lân và Tô Hoài đều là những nhà văn cách mạng. Họ được lí tưởng cách mạng soi sáng nên nhìn cuộc sống bằng cái nhìn lạc quan nên họ đã nhìn thấy sức mạnh của người nông dân trong hoàn cảnh khó khăn. Tô Hoài và Kim Lân đều nhìn thấy ánh sáng của cách mạng với người nông dân. Hai nhà văn đã khẳng định chỉ có ánh sáng của cách mạng mới giúp người dân thoát khỏi cuộc sống tăm tối khổ đau. -Những điểm riêng: + Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” từ sức sống tiềm tàng của bản thân họ đã tự giải thoát cho mình. +Tác phẩm “Vợ nhặt”, trong cuộc sống nghèo đói bởi tội ác của bọn thực dân và phái xít, họ đã nhìn thấy con đường để thoát khỏi cuộc sống đói khát cùng cực ấy. Có nét khác nhau ấy là bởi mỗi tác phẩm gắn với mỗi hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” viết về người nông dân miền núi bị áp bức bởi bọn địa chủ phong kiến miền núi, họ bị mất tự do và họ đã vùng lên giải thoát cho mình để tìm đến tự do. Còn “Vợ nhặt” viết về nạn đói do những chính sách tàn bạo của bọn thực dân pháp và phát xít Nhật nên Kim Lân đã cho họ nhìn thấy con đường để thoát khỏi tình cảnh đói nghèo ấy. 36 C. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Sau một thời gian hướng dẫn và áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy công việc công việc của mình đã đem lại hiệu quả rất lớn. -Với bản thân: Qua việc tìm hiểu sâu về các hình ảnh, chi tiết, tôi càng nhận thấy cái hay, cái đẹp, ý nghĩa sâu sắc của văn chương. Tôi cảm nhận được vẻ đẹp của văn chương thật phong phú cần phải tìm hiểu kĩ mới khám phá được những điều ấy. Nếu khám phá một cách qua loa, hời hợt thì sẽ làm mất đi vẻ đẹp của các tác phẩm nghệ thuật. Cũng qua việc hướng dẫn các em tôi đã hình thành cho mình những kĩ năng quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh lập dàn ý. Tôi nhận ra bài học cho bản thân mình: Đừng sợ các em không làm được Điều quan trọng là mình và các đồng chí đã đủ đam mê, nhiệt huyết để hướng dẫn các em đi vào thế giới kì diệu của văn chương hay chưa? -Với học sinh: Sau khi được hướng dẫn một cách kĩ lưỡng, học sinh sẽ nắm được kĩ năng, các em sẽ không còn lúng túng với dạng đề này. Lúc này với nhiều học sinh đã thấy đây là dạng đề thú vị vì sẽ phát huy được khả năng cảm thụ văn chương. Mỗi em có cách cảm thụ rất phong phú nhiều khi sự cảm nhận của các em trở thành những “gợi ý” rất thú vị cho tôi. Bên cạnh việc có kĩ năng tốt trong dạng đề này, học sinh cũng sẽ có niềm yêu thích hơn với văn chương. Tôi tin chắc chắc rằng khi các em tìm hiểu sâu sẽ khám phá được những điều mới mẻ khi đó các em sẽ có tâm lí háo hức hơn, niềm đam mê văn chương sẽ được tăng lên. Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều em đã có kết quả tốt khi làm dạng đề này. Các em đã dần trưởng thành hơn, bài viết dần sâu sắc hơn. Từ dạng đề này với việc rèn luyện nghiêm túc về kĩ năng học sinh sẽ có những thói quen tốt trong việc vận dụng kĩ năng vào các dạng đề khác. Kết quả cụ thể: Trước khi hướng dẫn Lớp Chưa xác định Đã xác định Làm tốt được cách làm được cách làm Lớp 11A7 100% 0% 0% Lớp 12 A3 70% 30% 0% 37 Lớp 11 A5 (năm 85% trước) 15% 0% Sau khi hướng dẫn Lớp Chưa xác định Đã xác định Làm tốt được cách làm được cách làm Lớp 11A7 15% 85% 5% Lớp 12 A3 5% 95% 20% 100% 70% Lớp 12 A5 (năm 0% nay) Trong những năm giảng dạy, với việc chú ý rèn kĩ năng cho học sinh, tôi đã có được những kết quả đáng ghi nhận: + Các lớp dạy đều có kết quả đứng đầu trong nhóm (trong khối). + Nhiều năm liền, kết quả thi Tốt nghiệp (nay là thi THPT Quốc gia) đứng đầu trong tổ. (Năm học 2014-2015, các lớp dạy 100% trên 5). + Kết qủa HSG tỉnh: Các năm trực tiếp lãnh đội đều có giải đồng đội. Có giải cá nhân tốp cao. Năm học 2015- 2016 có học sinh xếp thứ 1 toàn tỉnh D. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. -Trên đây là những việc làm cụ thể tôi đã áp dụng vào việc giảng dạy trong những năm qua. Tôi luôn nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh là điều rất cần thiết. Điều quan trọng là dạy học sinh “học phương pháp học” từ đó các em sẽ có kĩ năng giải quyết các dạng đề. Tôi luôn mong muốn các đồng chí luôn tăng cường rèn luyện cho học sinh về phương pháp để việc học văn chương trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. -Tôi cũng mong SGD Đào tạo tổ chức nhiều dịp trao đổi chuyên môn để chúng tôi được trao đổi, học hỏi. 38 -Với kinh nghiệm của cá nhân, chắc chắn bài viết của tôi còn có nhiều hạn chế, tôi mong muốn các đồng chí chia sẻ góp ý để chuyên đề của tôi sẽ hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả cao hơn trong giảng dạy. E, CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HAY VI PHẠM BẢN QUYỀN. Tôi cam kết không sao chép hay vi phạm bản quyền. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Từ điển thuật ngữ văn học – Lê Bá Hán (chủ biên), NXB Giáo dục 2005. 2. Tài liệu tập huấn ôn thi Tốt nghiệp của SGD- ĐT Nam Định năm 2013, 2014. 3. Lí luận văn học- Phan Trọng Luận. 4. Giảng văn văn học Việt Nam (Nhiều tác giả), NXB GD 2000. 5. Nam Cao- Về tác giả và tác phẩm – Bích Thu (Tuyển chọn và giới thiệu), NXB GD 2003. 6. Tuyển tập 10 năm tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” – NXB GD 2004. 7. Vẻ đẹp văn học cách mạng Việt Nam (Nhiều tác giả). 8. Những ấn tượng văn chương- Vũ Dương Quỹ. 9. Những bài làm văn mẫu lớp 12- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2013. 10. 90 đề thử Quốc gia THPT môn Ngữ Văn (Tập 2). NXB Quốc gia Hà Nội 2015. 11.SGK lớp 11 (Tập 2), SGV lớp 11 (Tập 2), SGK lớp 12 (Tập 2), SGV lớp 12 (Tập 2) hiện hành. 12. Các tài liệu tham khảo bổ sung. 39 PHỤ LỤC (Một số bài viết của học sinh) Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết bát cháo hành mà nhân vật Thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo- Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao). Bài làm “Con người Nam Cao mảnh khảnh, thư sinh, ăn nói ôn tồn, nhiều khi rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt”. Lời nhận xét của Nguyễn Đình Thi càng khiến cho mỗi chúng ta hiểu sâu sắc hơn về cây bút nổi bật nhất trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam (19301945). Nam Cao luôn “mạnh dạn phân tích và mổ xẻ” với biệt tài phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. Những tác phẩm của Nam Cao luôn có những chi tiết “đắt” hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc. Chi tiết “bát cháo hành” của Thị Nở trong “Chí Phèo” và “Ấm nước đầy và hãy còn ấm” của Từ trong tác phẩm “Đời thừa” là những chi tiết như thế. Nhà văn Nam Cao (1917-1951) sinh ra trong một gia đình nông dân ở Hà Nam. Học hết bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Năm 1943, ông tham gia hội Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Năm 1946, ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến. Năm 1951, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại. Nam Cao hi sinh với tư cách là nhà văn chiến sĩ. Sáng tác của Nam Cao thời kì trước cách mạng thường tập trung vào đề tài người nông dân và người trí thức nghèo. Ông luôn quan tâm đến tấn bi kịch tinh thần của con người với tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Với đề tài người nông dân ông đã để lại tác phẩm “Chí Phèo” được coi là một kiệt tác trong văn học Việt Nam về đề tài người nông dân trước 40 cách mạng. Ở đề tài trí thức tiểu tư sản bên cạnh các tác phẩm như “Sống mòn”, “Nước mắt” thì tác phẩm “Đời thừa” cũng mang lại những giá trị lớn lao. Cả hai tác phẩm đều xây dựng được những chi tiết điển hình có ý nghĩa sâu sắc. “Chi tiết” là những biểu hiện cụ thể lắm khi nhỏ nhặt nhưng lại cho thấy tính cách của nhân vật và diễn tiến quan hệ của chúng” hay chi tiết là “ Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Như vậy chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm mang sức chứa lớn về tư tưởng, cảm xúc tạo ra sức truyền cảm và lôi cuốn người đọc. Chi tiết nghệ thuật rất phong phú, có chi tiết miêu tả thiên nhiên, có chi tiết về hành động con người...Chi tiết tạo ra hình tượng cho tác phẩm, gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết còn mang bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ, bản chất văn học của một cộng đồng...Tất cả các chi tiết nghệ thuật đó đều là kì công tìm tòi, sáng tạo của người nghệ sĩ. “bát cháo hành” trong “Chí Phèo” và “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm trong “Đời thừa” là những chi tiết đặc sắc góp phần quan trọng thể hiện tâm lí nhân vật, tư tưởng tác phẩm và điển hình cho nghệ thuật Nam Cao. Với chi tiết trong tác phẩm “Chí Phèo” ta cảm nhận những ý nghĩa sâu sắc Tác phẩm được viết năm 1941 khi văn học phê phán của Việt Nam đã có nhiều thành tựu với các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ trọng Phụng, Ngô Tất Tố. Khi đó, Nam Cao đứng trước một thử thách lớn vì thế nhà văn đã đi tìm một lối riêng “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Nhà văn đã viết về tấn bi kịch của người nông dân qua hình ảnh Chí Phèo, một người nông dân bị tha hóa mất hết nhân hình lẫn nhân tính nhưng con người bị tha hóa ấy lại khát khao được hoàn lương từ bát cháo hành của Thị Nở. Sau khi ăn nằm với Thị Nở, Chí đã cảm nhận được âm thanh của cuộc sống nhưng hắn lại thấy nao nao buồn bởi mình đã đến dốc bên kia của cuộc đời “hắn già rồi mà vẫn còn cô độc”, vẩn vơ nghĩ ngợi đến khi Thị Nở vào “thị cắp một cái rổ, trong có một nồi gì đậy vung. Đó là một nồi cháo hành còn nóng nguyên”. Bát cháo hành của Thị Nở thật đáng quý. Nó là món ăn rất dân dã đời thường để giúp con người bớt đi những trận ốm đau, mệt mỏi. Nhưng ở đây không 41 đơn thuần là thế mà bát cháo hành trước hết thể hiện tình cảm yêu thương chăm sóc của Thị Nở dành cho Chí Phèo. Đó là vẻ đẹp của tình người cao cả thể hiện phẩm chất cao đẹp ở thị. Thị là người xấu ma chê quỷ hờn lại dở hơi, cả làng xa lánh thị nhưng chính thị lại mang vẻ đẹp của thiên lương. Hình như ở làng Vũ Đại ấy chỉ có thị biết chia sẻ với Chí Phèo. Thị không dở hơi mà ta thấy thị rất lo cho Chí bằng một tình cảm chân thành không toan tính vụ lợi. Thị lo cho Chí với tình cảm của một người làm ơn và cũng của người chịu ơn. Thiên chức của người đàn bà đã thức dậy trong thị. Thị khao khát tình yêu, hạnh phúc như bao nhiêu người phụ nữ khác dù phải làm vợ của ...Chí Phèo. Từ sự chăm sóc của thị, Chí đã cảm nhận được cái ấm áp của tình người. Bát cháo hành của thị đã mang lại bao cảm xúc trong Chí. Nhìn thấy bát cháo hành “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt”. Chí ngạc nhiên bởi từ trước đến giờ có ai cho không hắn bao giờ, muốn ăn hắn phải cướp giật, dọa nạt còn bây giờ thị đã chủ động cho hắn. Từ ngạc nhiên đến xúc động nghẹn ngào. “Bát cháo” là tình người hiếm hoi mà Chí đã được nhận bởi “Có ai nấu cho mà ăn đâu? Đời hắn chưa bao giờ được chăm sóc bởi bàn tay đàn bà”. Đó là hương vị hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí được hưởng. Chí thấy cháo hành thật ngon và thật bất hạnh cho những ai chưa bao giờ được ăn cháo hành. Hắn cảm nhận được cái duyên của Thị Nở đó chính là tình yêu mà chúng dành cho nhau. Chí Phèo đã thực sự cảm động khi nhận được sự chăm sóc ân cần của thị. Chí nhớ lại trước đây bà ba “cái con quỷ cái” nhà Bá Kiến cứ bắt hắn vào bóp chân hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Giọt nước mắt thức tỉnh của Chí thật quý giá. Chính “bát cháo hành” cùng với sự chăm sóc ân cần của Thị Nở đã giúp Chí như được hồi sinh. Trước đây Chí đâm thuê chém mướn, cái thằng trời đánh không chết ấy lúc này lại trở nên hiền lành yếu đuối trước thị. Giọt nước mắt hiếm hoi của Chí như thanh lọc con người hắn được Nam Cao trân trọng ngợi ca mà ông vẫn gọi là “Giọt châu của loài người”. Từ sự thức tỉnh ấy mà Chí khát khao làm người lương thiện “Trời ơi! hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Hạnh phúc chớm nở và hi vọng được nhen lên và bùng cháy mãnh liệt 42 như ngọn lửa. Chí khao khát cuộc sống lương thiện, muốn làm hòa với mọi người. Thị Nở sẽ là cầu nối, là hi vọng mở ra cánh cửa của thế giới lương tri. Bát cháo hành của tình yêu, tình người đã làm tươi lại, thanh lọc tâm hồn Chí. Như vậy chi tiết “bát cháo hành” trong tác phẩm là chi tiết quan trọng thúc đẩy sự phát triển cốt truyện. Nó là điểm nhấn để tạo nên điểm then chốt trong sự vận động của mạch truyện. Nếu không có chi tiết ấy thì cuộc đời Chí Phèo vẫn là một con dốc dài mà hắn sẽ không bao giờ dừng lại được. Hắn sẽ trượt dài trong tội ác. Chi tiết ấy cũng mang tư tưởng nhân văn sâu sắc, mới mẻ của nhà văn Nam Cao. Bằng sự thức tỉnh của chí khi được đón nhận bát cháo hành của thị, Nam Cao đã khẳng định nhân phẩm con người. Dù con người có dị dạng, bị tha hóa, có lúc tưởng như mất hết nhân hình lẫn nhân tính thì họ vẫn có quyền được sống lương thiện, vẫn không thôi ước mơ, không hết sự thèm khát cuộc đời bình dị trong hạnh phúc và tình yêu. Hóa ra, Nam Cao không thóa mạ hay hạ thấp con người bằng những nét vẽ ngoại hình trần trụi theo kiểu chủ nghĩa tự nhiên như một số người hay nói đến mà ngược lại, ông luôn đề cao, trân trọng phần Người trong mỗi con người. Vẻ đẹp cao quý nhất của con người là vẻ đẹp tâm hồn, là tình người, là tấm lòng cao cả- đó là tiêu chuẩn, là thước đo giá trị của con người.Cách xây dựng nhân vật Chí Phèo như vậy phần nào giống với nhân vật Cadimodo (thằng gù mang trái tim của một vị thánh) trong tác phẩm “Nhà thờ Đức bà Pari” của Vich to Huy gô. Đến với tác phẩm “Đời thừa”, một lần nữa ta lại cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm được thể hiện rõ qua chi tiết đặc sắc. Tác phẩm “Đời thừa” viết về tấn bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ. Anh là người yêu thương vợ con, khao khát sự nghiệp văn chương có ý nghĩa nhưng vì gánh nặng của cuộc sống gia đình khiến anh phải viết những tác phẩm dễ dãi để “người ta đọc và quên ngay sau khi đọc” và anh trở nên tàn bạo với vợ con. Anh ta triền miên trong những cơn say dài. Một lần tỉnh dậy sau một đêm say, sờ tay lên bàn thấy “ấm nước đầy nước hãy còn ấm” mà người vợ dành cho anh. Chi tiết ấy trước hết thể hiện tình cảm yêu thương, sự chăm sóc ân cần mà Từ dành cho chồng. Từ bị xem là nguyên nhân trực tiếp của sự sụp đổ giấc mộng văn chương, bị đánh đập, bị dọa giết nhưng ở Từ 43 vẫn là sự nhẫn nhịn, đồng cảm và vị tha. Từ vẫn không nguôi giận chồng mà còn thấy thương chồng con hơn, chăm sóc chồng con chu đáo. “Ấm nước đầy nước hãy còn ấm” ấy là biểu hiện của tình yêu thương sâu nặng, lòng biết ơn và sự bao dung nguyên vẹn của người vợ yếu ớt bởi “Hộ đã cúi xuống nỗi đau khổ của Từ. Hộ đã cúi xuống và đưa một bàn tay cầm lấy cái bàn tay mềm yếu của Từ, giữa lúc Từ đau đớn không bờ bến”. Chính ấm nước ấy cùng với cử chỉ “Từ choàng tay ôm lấy cổ chồng, nước mắt giàn giụa nức nở nói với chồng: Chính vì em mà anh khổ” đã thể hiện lòng vị tha, đôn hậu của người vợ. Chính từ sự ân cần chăm sóc của Từ qua hình ảnh ấm nước đầy còn ấm ấy đã khiến Hộ ăn năn, hối hận vì những hành động vũ phu, tàn nhẫn với vợ con. Lương tâm và lương tri của anh được đánh thức. Hộ khóc nức nở, nước mắt trào ra, bật ra “như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh”. Anh thổn thức và nghẹn ngào tự lên án mình “chỉ là ...một thằng... khốn nạn”. Chi tiết “Ấm nước đầy nước hãy còn ấm” trong “Đời thừa” là một trong nhiều chi tiết điển hình, cảm động khắc họa tính cách, tâm lí nhân vật, ca ngợi đức hi sinh, tấm lòng đôn hậu của người phụ nữ, người vợ trong mỗi gia đình đó là nguồn gốc của mái ấm tình thương, là sức mạnh để cảm hóa, để vun đắp tình người. Nó giúp “người gần người hơn”. Như vậy cả hai chi tiết “bát cháo hành” và “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” đều góp phần thể hiện tình cảm, tấm lòng của người phụ nữ. Tình người của họ đã đánh thức tính người trong những kẻ bị tha hóa. Những chi tiết ấy đều bộc lộ niềm tin sâu sắc vào khả năng cảm hóa con người. Điều đó cũng thể hiện biệt tài của Nam Cao khi nhà văn đi sâu vào việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật qua các chi tiết điển hình. Đó cũng chính là tấm lòng nhân ái yêu thương của nhà vân luôn có niềm tin vào phẩm chất của con người, luôn cảm nhận được sự thức tỉnh ở những con người đã bị tha hóa. Tuy nhiên như nhà văn từng quan niệm “văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”, bởi thế mà cùng viết về tấm lòng của con người khiến cho con người được thức tỉnh nhưng mỗi chi tiết lại mang những nét riêng thể hiện bản chất của sự sáng tạo văn chương. “Bát cháo hành” được tô đậm 44 trong tác phẩm “Chí Phèo” là một nỗi ám ảnh đã được thức tỉnh của Chí Phèo phù hợp với tâm lí của ngươi nông dân còn “ấm nước đầy” trong “Đời thừa” chỉ xuất hện thoáng qua nhưng đủ sức lay động lương tri của Hộ phù hợp với lâm lí của người trí thức Tiểu tư sản. Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật song chỉnh thể ấy chỉ có được từ sự phối hợp hài hòa các yếu tố nhỏ hơn thậm chí là một chi tiết như ta đã phân tích ở trên. Một chi tiết nhiều khi mang sức nặng, cất chứa toàn bộ tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, là chìa khóa thâm nhập vào thế giới nghệ thuật nghệ thuật trong tác phẩm và chi tiết “bát cháo hành” trong “Chí Phèo” và “ấm nước đầy nước hãy còn ấm” (Đời thừa) là những chi tiết tiêu biểu như thế. Trần Thị Huyền – hs Lớp 11 năm học 2014- 2015 45 Đề : Trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, ở phần đầu tác giả có viết “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Cuối tác phẩm, nhà văn lại viết “Ba người đứng ở đó trông trông ra xa đến hút tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Suy nghĩ của anh chị về hai chi tiêt trên. Bài làm “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” Chẳng biết từ bao giờ, mảnh đất xứ người đã trở thành quê hương thứ hai của bao người xa quê. Quang Dũng đã từng lưu luyến với mảnh đất Tây Bắc với những con người nồng hậu, Tố Hữu cũng vấn vương trước cuộc chia tay lưu luyến với người dân Việt Bắc. Và đến với Nguyễn Trung Thành, ta lại thấy một cảm giác gắn bó máu thịt của ông với mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Đọc “Rừng xà nu”, ta không chỉ thấy tình cảm sâu đậm của ông với con người Tây Nguyên mà còn thấy sự gắn bó và tình yêu của ông với núi rừng. Có lẽ cũng vì lẽ ấy mà hai chi tiết đầu và cuối tác phẩm “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.” và “Ba người đứng ở đó trông trông ra xa đến hút tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” như một bức tranh thu nhỏ cứ vẫn vương mãi trong lòng người đọc. Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Những năm tháng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên để rồi từ đó, những tác phẩm có tiếng vang ra đời như tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”, tập truyện và kí “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. “Rừng xà nu” được viết năm 1965, là một trong những tác phẩm 46 nổi tiếng nhất của Nguyên Ngọc viết trong những năm tháng chống đế quốc Mĩ. Tác phẩm là câu chuyện về con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng bên cạnh đó là hình ảnh những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận mà hai chi tiết trên đã góp phần thể hiện rõ điều đó. Trước hết ta cần hiểu “chi tiết” là những tiểu tiết có trong tác phẩm thể hiện tư tưởng của truyện. Chi tiết cũng có thể là những yếu tố nhỏ của tác phẩm nhưng thể hiện được tính cách của nhân vật, bản chất của vấn đề. Chi tiết có thể xuất hiện trong thơ hoặc văn xuôi bao gồm chi tiết miêu tả thiên nhiên, miêu tả không gian, chi tiết miêu tả tính cách, diễn biến nội tâm của nhân vật...góp phần quan trọng thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Hai chi tiết đầu và cuối trong tác phẩm “Rừng xà nu” đều là hai chi tiết có chung nội dung là miêu tả vẻ đẹp bất tận của cánh rừng xà nu nhưng được đặt ở hai vị trí khác nhau, phải chăng dụng ý nghệ thuật của hai chi tiết cũng khác nhau? Mở đầu tác phẩm là bức tranh miêu tả cánh rừng xà nu giữa mưa bom bão đạn vẫn có sức sống kiên cường mạnh mẽ “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Nguyễn Trung Thành đã nói về sức sống ấy bằng một chi tiết có sức khái quát cao “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.” Trong bức tranh ấy có cả cái đau thương của “những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”, có cả “những cây vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị đại bác chặt đứt làm đôi”. Nhưng ở đó lại có cả những cây với “những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng” và những cây mới mọc “ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời ấy mở ra một khoảng không gian rộng lớn với những cánh rừng xà nu cứ liên tiếp nhau trải dài. Trong thực tế cây xà nu có sức sống mãnh liệt và thường mọc thành rừng nên với Nguyễn Trung Thành, cho dù bom đạn có dội xuống, có tàn phá thì những cây xà nu ấy cứ mãi vươn lên, có sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Khép lại tác phẩm, nhà văn không dùng hình ảnh người anh hùng Tnú giết giết chết tên giặc trong đồn địch hay ánh lửa đỏ rực trong đêm đồng khởi. Nguyễn 47 Trung Thành kết lại câu chuyện bằng hình ảnh của những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận như một khúc vĩ thanh cứ ngân vang trong lòng người đọc. Cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường tham gia lực lượng giải phóng. Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa, lúc này cánh rừng xà nu không được miêu tả trực tiếp từ cái nhìn của tác giả mà được khắc họa qua cái nhìn của các nhân vật. “Ba người đứng ở đó trông trông ra xa đến hút tầm mắt cũng không thấy khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Chi tiết cuối ấy như được mở cả về chiều rộng và về chiều sâu. Là một bức tranh thiên nhiên nhưng nó không mang một khoảng không gian nhất định. Không phải “hết tầm mắt”- không phải chỉ dừng lại ở cái hữu hạn trong khả năng của con người mà là “hút tầm mắt” nghĩa là bức tranh ấy không chỉ bao la về bề rộng mà còn thăm thẳm về bề sâu, bề xa của nó. Không còn dừng lại ở “những đồi xà nu” mà là “những rừng xà nu”. Không gian được mở rộng, trải dài vô tận. Hai chi tiết được đặt ở đầu và cuối tác phẩm tạo nên một kết cấu chặt chẽ, đầu cuối tương ứng. Kiểu kết cấu này ta cũng đã từng bắt gặp trong “Chí Phèo” của Nam Cao. Nếu như trong “Chí Phèo” hình ảnh về một lò gạch bỏ hoang gợi ra nhiều ám ảnh day dứt người đọc về sự quẩn quanh bế tắc của người nông dân thì hai chi tiết trong tác phẩm “Rừng xà nu” lại mang đầy sức gợi mở. Đầu tác phẩm rừng xà nu gợi ra câu chuyện của cuộc đời, con người trong chiến đấu, kết thúc tác phẩm rừng xà nu kết lại câu chuyện nhưng là kết lại đau thương và mở ra khung cảnh mới- khung cảnh ngập tràn sức xanh của sức sống bất diệt. Hình tượng rừng xà nu xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm còn góp phần khắc họa hình tượng rừng xà nu xuyên suốt tác phẩm. Trước hết nó mang nét đặc trưng của con người Tây Nguyên, gắn bó với đời sống của dân làng, nó có mặt trong mọi sinh hoạt hàng ngày, có mặt trong công cuộc chiến đấu. Đó còn là hình ảnh biểu tượng cho những đau thương mất mát cũng như sức sống kiên cường của con người Tây Nguyên. Hình ảnh xà nu ngày càng bát tận hơn ở chi tiết cuối ấy như để khẳng định cánh rừng xà nu kia dù phải chịu bao sự tàn phá của kẻ thù thì vẫn cứ mãi vươn lên. Và đó cũng chính là sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên, bao người đã hi sinh và thế hệ sau lại nối tiếp. Nếu như ở chi tiết đầu là “những đồi 48 xà nu nối tiếp đến chân trời” như sự tập hợp của nhiều cá thể làm nên sức mạnh của tập thể thì chi tiết ở cuối tác phẩm lại là “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” – là sự tập hợp của một khối đoàn kết, cũng có thể hiểu đây là sự tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, những thế hệ sau càng đi xa hơn thế hệ trước.Trong tác phẩm đó là sự tiếp nối của những con người trên mảnh đất Tây Nguyên. Thế hệ đi trước như cụ Mết rồi đến anh Quyết, Tnú và Mai và thế hệ nối tiếp là Dít và bé Heng. Như vậy chi tiết cuối của tác phẩm đã mang ý nghĩa khái quát sâu xa hơn, như một khúc vĩ thanh ca ngợi vẻ đẹp bất tận, sức sống bất diệt của cả thiên nhiên và con người giống như: “Một cây đổ cả rừng cây lại mọc Người với người đã mấy vạn mùa xuân.” Nguyễn Trung Thành. Một ý nghĩa khác mà hai chi tiết mang lại trong hai tác phẩm là không khí Tây Nguyên đậm đà. Hình ảnh cây xà nu ấy đã mang lại nét đặc trưng riêng cho mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Nói đến mỗi vùng đất, ta thường nghĩ ngay đến những nét riêng. Những người dân ở Phú Thọ người ta thường tự hào về cây cọ “xòe ô che nắng” ở quê mình, người dân Bến Tre thì tự hào bởi những trái dừa mát lịm thì với người dân Tây Nguyên, bên cạnh cây Kơnia, người ta còn nhắc đến những cánh rừng xà nu xanh tốt. Cây xà nu mang đậm phong vị Tây Nguyên nó cứ hiện lên trên trang văn của Nguyễn Trung Thành ngày càng rõ nét, chân thực như mang chính hơi thở của mảnh đất này. Như vậy, mở đầu là hình ảnh cây xà nu trong bom đạn nhưng bạt ngàn màu xanh bất diệt. Kết lại tác phẩm cũng là màu xanh trải dài của những cánh rừng xà nu trải dài của những cánh rừng xà nu nối tiếp tới chân trời. Có thể nói hai chi tiết đẫ gơi đến cho người đọc một ấn tượng sâu đậm về khung cảnh rừng xà nu bạt ngàn bất tận. Hơn mười lần hình ảnh cây xà nu được nhắc đến trong tác phẩm đủ để minh chứng mối quan hệ mật thiết giữa rừng xà nu và cuộc sống con người. Phải chăng tình cảm mà tác giả gửi gắm qua hình ảnh cây xà nu cũng chính là niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Nguyên? 49 Viết về cánh rừng xà nu nói chung với hai chi tiết này nói riêng, Nguyễn Trung thành đã sử dụng bút pháp của khuynh hướng sử thi. Nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên trên mảnh đất Tây Nguyên anh hùng.Nó gợi ra vẻ đẹp của những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận. Hai chi tiết được nhắc đến thực sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chủ đề tư tưởng của tác phẩm. “Rừng xà nu” là một thiên truyện mang ý nghĩa của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, tác phẩm đẫ tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ hào hùng của núi rừng, của con người và truyền thống văn hóaTây Nguyên. Nhà văn Nguyễn Minh Châu có lần nói đại ý : Người cầm bút có biệt tài,c ó thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc với một vài diễn biến sơ sài nhưng đó có khi lại là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại. Phải chăng Nguyễn Trung Thành cũng đã tìm thấy cái khoảnh khắc ý nghĩa ấy khi ông miêu tả những cánh rừng xà nu cứ mãi nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Trần Thị Thắm- Lớp 12 năm học 2015-2016 50 Đề: cảm nhận về hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao và giọt nước mắt của A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Bài làm. Đề tài về người nông dân từ lâu đã trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Ngô Tất Tố khắc họa tình cảnh của người nông dân trong nạn sưu cao thuế nặng qua nhân vật Chị Dậu trong “Tắt đèn”. Kim Lân lại viết về cuộc sống nghèo đói của người nông dân trong nạn đói qua “Vợ nhặt”. Cùng chung cảm hứng sáng tác ấy, Nam Cao và Tô Hoài đã tìm đến người nông dân để bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc trước số phận đáng thương của họ mà tiêu biểu là qua hai tác phẩm “Chí Phèo” và “Vợ chồng A Phủ”. Qua truyện mỗi nhà văn không chỉ cho ta thấy được số phận khổ cực của người nông dân mà cao hơn cả là cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của họ. Điều đó được thể hiện rất rõ khi Nam Cao và Tô Hoài dụng công miêu tả những giọt nước mắt trong hai tác phẩm. Đó là giọt nước mắt của Chí Phèo và A Phủ. Nam Cao và Tô Hoài đều là hai nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Sáng tác của Nam Cao tập trung ở giai đoạn trước cách mạng với hai đề tài chính là về người nông dân và người trí thức nghèo. Còn Tô Hoài có nhiều sáng tác nổi bật sau cách mạng tháng Tám. Ông có một lượng tác phẩm đồ sộ đạt kỉ lục trong kho tàng văn học Việt Nam. Truyện “Chí Phèo” và “Vợ nhặt” đều viết về cuộc sống khổ cực của người nông dân bị đè nén áp bức. Tuy nhiên ở họ luôn có những phầm chất cao đẹp. Tiêu biểu cho những con người ấylà nhân vật Chí Phèo và A Phủ. Trong số rất nhiều chi tiết, hình ảnh quan trọng thì hình ảnh giọt nước mắt của hai nhân vật ấy mang lại nhiều sức gợi và gợi nhiều suy nghĩ trong người đọc. Ta cần hiểu “chi tiết nghệ thuật” là những biểu hiện cụ thể lắm khi nhỏ nhặt nhưng lại mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng, tạo ra sức hấp dẫn cho người 51 đọc. Thường có những chi tiết miêu tả thiên nhiên, chi tiết miêu tả không gian, chi tiết miêu tả về hành động, nội tâm của nhân vật...Chi tiết đóng vai trò quan trọng trong một tác phẩm văn học. Nó tạo ra tính hình tượng, thẩm mĩ cho tác phẩm. Chi tiết còn mang bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ thể hiện quan niệm về con người và cuộc sống của nhà văn góp phần làm nổi bật chủ đề tưởng của tác phẩm. Chi tiết cũng là tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện, là bước ngoặt trong hành động của nhân vật. Như vậy, tất cả các chi tiết ấy đều là kì công, tìm tòi, sáng tạo của mỗi nhà văn. Với vai trò quan trọng như vậy, chi tiết nghệ thuật giọt nước mắt trong “Chí Phèo” và “Vợ chồng A Phủ” đã góp phần làm rõ chủ đề tư tưởng, những thông điệp mà mỗi nhà văn muốn gửi tới bạn đọc. Trước hết đến với hình ảnh trong tác phẩm “Chí Phèo”. Tác phẩm viết về nhân vật Chí Phèo, một người nông dân bị đày đọa đến mức bị tha hóa. Dưới sự tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến, Chí Phèo từ một anh canh điền hiền lành lương thiện bị tha hóa đến cùng đường. Nhưng rồi chính con người ấy lại được thức tình nhờ sự chăm sóc ân cần của Thị Nở. Khi Chí Phèo say, Thị Nở đã mang cho hắn một bát cháo hành làm hắn rất ngạc nhiên “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt”. Chí Phèo đã khóc bởi đây là lần đầu hắn được người ta cho. Xưa nay hắn phải đi cướp bóc, dọa nạt người khác chứ đã bao giờ có ai cho không hắn cái gì. Hơn nữa đây lại là của một người đàn bà cho hắn, hắn cầm bát cháo hành khói bốc lên nghi ngút mà lòng bâng khuâng. Lần đầu tiên hắn được ăn cháo hành và cũng là lần đầu tiên hắn được chăm sóc bởi bàn tay của một người đàn bà. Giọt nước mắt ấy thể hiện một niềm vui, xúc động bởi hắn còn được người ta quan tâm. Trong các xã hội làng Vũ Đại hắt hủi, xa lánh, coi Chí như một con quỷ dữ thì vẫn còn có một người như thị quan tâm đến hắn. Hắn xúc động bởi xã hội loài người vẫn đón nhận hắn. Đó còn là giọt nước mắt của niềm vui, niềm hạnh phúc bởi hắn thấy mình còn có ý nghĩa trong cuộc đời, cuộc sống vẫn còn có ý nghĩa. Chí vui sướng hạnh phúc khi nghĩ rằng Thị Nở chấp nhận được hắn thì mọi người cũng sẽ yêu quý hắn. Và giọt nước mắt ấy còn khơi nguồn cho sự thức tỉnh bởi chính từ ấy mà Chí đã biết hối hận về tội ác trước đây và có khao khát làm người lương thiện, làm người có ý nghĩa trong cuộc sống. 52 Giọt nước mắt hạnh phúc của Chí Phèo tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Chí. với giọt nước mắt ấy, có lẽ cuộc sống của Chí sẽ đổi khác. Chí sẽ thành người lương thiện được mọi người chấp nhận. Chí muốn làm người lương thiện “Trời ơi hắn thèm lương thiện”, “hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao” và mong muốn Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Con quỷ dữ của làng Vũ Đại ấy đã được thức tỉnh và khát khao được hoàn lương. Thế nhưng hạnh phúc đến với Chí Phèo chưa được bao lâu thì hắn đã bị hắt hủi, bị Thị Nở cự tuyệt. Chỉ với mấy lời nói tưởng chừng như gián tiếp của bà cô thị đã đẩy Chí một lần nữa vào hố sâu của sự xa lánh, bị tước đoạt quyền làm người. Sau khi bị Thị Nơ cự tuyệt, Chí Phèo đã “ngồi ngẩn mặt ra không nói gì”. Chí Phèo muốn níu kéo Thị Nở nhưng bị thị gạt tay ra, hắn đau đớn “ôm mặt khóc rưng rức”. Chí Phèo khóc là bởi hắn đã bị Thị Nở cự tuyệt, và cũng đồng nghĩa với việc Chí bị cả xã hội loài người cự tuyệt. Bởi một người xấu ma chê, quỷ hờn như thị mà cũng không chấp nhận Chí thì trong cái xã hội ấy có ai sẽ có thể chấp nhận được y. Chí đã từng mơ ước chính Thị sẽ cái cầu nối đưa hắn trở về với thế giới loài người nhưng bây giờ chính thị lại cắt đứt cái cầu nối kì diệu ấy. Hắn “ôm mặt khóc rưng rức” bởi cứ thoảng thấy hương vị của cháo hành, hương vị của tình yêu thương, chăm sóc. Càng nghĩ, Chí càng cảm thấy đau đớn, xót xa. Hắn khóc bỏi đau khổ, tuyệt vọng. Ý định làm người lương thiện của y vừa mới chớm nở thì nay đã vụt tắt. Giọt nước mắt của Chí còn thể hiện cho sự căm phẫn đối với xã hội bất lương lúc bấy giờ mà tiêu biểu là qua Bá Kiến và bà cô Thị Nở. Đó còn là sự thức tỉnh của Chí Phèo khi nhận ra bi kịch của mình. Hắn nhận ra mình không thể trở thnahf người lương thiện được nữa. Chí nhận ra kẻ thù của mình chính là Bá Kiến. Đây là những giọt nước mắt đau đớn, giọt nước mắt ấy đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong nhận thức và hành động của Chí Phèo, từ đó dẫn đến việc Chí tự kết liễu được mình sau khi đâm chết Bá Kiến. Viết về sự thức tỉnh ấy của chí Phèo, Nam Cao thể hiện tiếng nói nhân đạo sâu sắc, nhà văn đã nhận ra bên trong mỗi con người tưởng như đã bị tha hóa, tưởng như đã mất đi phần lương tiện thì ở họ vẫn nhen nhóm lên ánh sáng của lương tri. Nhà văn cũng dụng công khi nói về giọt nước mắt của sự hoàn lương mà ông thường ca ngợi đó là “giọt châu của loài 53 người”. Giọt nước mắt của sự thức tỉnh ấy cũng được Nam Cao nói đến trong tác phẩm “Đời thừa” qua nhà văn Hộ. Nam Cao đã miêu tả giọt nước mắt của nhân vật Hộ “Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh người ta bóp mạnh”. “Hắn khóc. Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc”. Hộ khóc vì ân hận khi nhận ra hành động thô bạo của mình với vợ con. Như vậy sáng tác của Nam Cao đều rất dụng công miêu tả sự thức tỉnh nhân phẩm trong mỗi con người. Đến với nhà văn Tô Hoài trrong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm viết về cuộc sống đau khổ của người dân miền núi trong đó có A Phủ, họ phải chịu thống trị của bọn phong kiến miền núi. A Phủ vì đánh con quan nên bị bắt và bị nộp phạt và trở thành người ở trong nhà quan thống lí. Một lần chăn bò, A Phủ sơ ý đã hổ bắt mất một con bò, quan thống lí đã trói A Phủ vào cột nhà gần với nơi Mị (người con dâu gạt nợ cho nhà thống lí) thưòng trở dậy ngồi thổi lửa hơ tay vào mỗi đêm. Giọt nước mắt của A Phủ được cảm nhận bởi Mị khi cô ngồi sưởi lửa. Một lần ngồi sưởi lửa, Mị lé mắt trông sang thấy “Hai mắt A Phủ vừa mở. Một dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Đó là giọt nước mắt hiếm hoi của một người đàn ông mà lại là một người gan bướng như A Phủ, Giọt nước mắt ấy thể hiện cho nỗi đau đớn đến tận cùng. Đau đớn vì những sợi dây mây thít chặt vào người nhưng có lẽ đau đớn hơn cả là trong lúc này A Phủ nghĩ đến tình cảnh đáng thương của mình. A Phủ khóc nhưng không hề cam chịu. Đó là giọt nước mắt của con người giàu nghĩa khí. Giọt nước mắt của A Phủ lại “lấp lánh” thể hiện cho khát vọng được sống, được tự do. A Phủ là một chàng trai mạnh mẽ, đã dám đánh lại con quan thống lí Pá Tra mà trong hoàn cảnh này lại khóc. Khát khao được sống, được tự do trong con người của một chàng trai miền núi như đang trào dâng mãnh liệt để rồi nó bật thành những giọt nước mắt. Giọt nước mắt của A Phủ cũng phần nào giống với Chí Phèo bởi nó thể hiện sự căm phẫn tận cùng tội ác của bọn địa chủ phong kiến. Chính bọn địa chỉ phong kiến đã tước đi quyền sống của Chí Phèo, của A Phủ và của bao người nông dân khác. Nhưng nếu như giọt nước mắt của Chí Phèo làm hắn rơi vào bế tắc thì giọt nước mắt của A Phủ đã tìm được sự đồng điệu cảm thông. Nhà văn không để cho nhân vật của mình rơi vào “bước đường cùng” mà giúp cho họ một hướng đi khi đã giúp 54 họ có những thay đổi trong tình cảm và nhận thức. Giọt nước mắt của A Phủ đã tác động đến nhận thức và tình cảm của Mị. Nhìn A Phủ khóc, Mị đã nhớ lại “đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng như thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ mà không biết lau đi được”. Cô đồng cảm sâu sắc với A Phủ, đó là niềm đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ. Từ người khác, nghĩ đến hoàn cảnh của mình rồi từ lòng thương mình dẫn đến thương người. Từ đó Mị có sự thay đổi nhận thức rất quan trọng. Mị nhận thấy sự bất công vô lí của xã hội, thấy sự oan ức trong tình cảnh của APhủ “người kia việc gì mà phải chết”. Mị cũng nhận ra sự tàn bạo của bọn của bọn địa chủ phong kiến “chúng nó thật độc ác”. Như vậy chính từ giọt nước mắt của A Phủ đã làm lay động, thức tỉnh tâm hồn Mị. Đó chính là tiề...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.