Sinh lí hô hấp

ppt
Số trang Sinh lí hô hấp 68 Cỡ tệp Sinh lí hô hấp 10 MB Lượt tải Sinh lí hô hấp 3 Lượt đọc Sinh lí hô hấp 21
Đánh giá Sinh lí hô hấp
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Chương LOGO T17VI Chương VI Sinh lí hô hấp Nhóm 3. Sinh lý Người và Động vật_02 Hô hấp ở động vật 6.1 6.1 Ý Ý nghĩa nghĩa của của Hô Hô hấp hấp và và sự sự tiến tiến hóa hóa hô hô hấp hấp 6.2 6.2 Sơ Sơ lược lược về về cấu cấu tạo tạo của của hệ hệ hô hô hấp hấp 6.3 6.3 Chức Chức năng năng sinh sinh lý lý của của hệ hệ hô hô hấp hấp 6.4 6.4 sự sự điều điều hòa hòa hoạt hoạt động động hô hô hấp hấp 6.5 6.5 Vệ Vệ sinh sinh hô hô hấp hấp 6.6 6.6 Các Các bệnh bệnh đường đường hô hô hấp, hấp, biên biên pháp pháp vệ vệ sinh sinh và và tác tác hại hại của của thuốc thuốc lá. lá. 6.1 Ý nghĩa của sinh lí hô hấp. Sự tiến hóa của hệ hô hấp 6.1.1 Ý nghĩa của sinh lí hô hấp: -Hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa môi trường và cơ thể. -Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào,tham gia vào phản ứng tạo năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời thải khí CO2 ra khỏi cơ thể. - Hô hấp được đặc trưng phương trình tổng quát sau: C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O + Q -Hoạt động hô hấp góp phần điều hòa hoạt động của cơ thể. -Có mối liên hệ chặt chẽ với hệ tuần hoàn. 6.1.2 Sự tiến hóa của hệ hô hấp Ở ĐVNS như trùng biến hình và thủy tức.., hô hấp qua bề mặt cơ thể. Reality O2 CO2 Identity Creativity Ở động vật đa bào bậc thấp ( ruột khoang, giun tròn, giun dẹp): hô hấp qua bề mặt cơ thể (khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể). Cá, thân mềm (trai, ốc...) và các loài chân khớp (tôm, cua...) sống dưới nước hô hấp bằng mang. Hô hấp bằng mang Ở côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí. - Hệ thống ống khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào; thông ra ngoài nhờ các lỗ thở. - Khí O2 và CO2 được trao đổi qua hệ thống ống khí. Ở Lưỡng cư Phổi lưỡng cư nhỏ, ít phế nang nên hiệu quả trao đổi khí ở phổi thấp → trao đổi khí qua cả phổi và da - Da ếch phải luôn ẩmẾch luôn sống ở nơi có độ ẩm cao. - Khi TĐK qua phổi: không khí đi vào và đi ra nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. Ở động vật bậc cao( Bò sát, chim, thú, người): hô hấp bằng phổi. Đây là phương thức hô hấp tiến hóa nhất trong giới động vật. Phổi chim cấu tạo bởi nhiều ống khí có mao mạch bao quanh  khi thở ra, hít vào đều có không khí giàu O2 vào phổi  chim là động vật trên cạn TĐK hiệu quả nhất. Phổi thú và người có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mạch máu. Cấu tạo phổi của Lưỡng cư, Bò Sát, Chim, Thú Chiều tiến hóa 6.2 Sơ lược về cấu tạo của hệ hô hấp O2 Mũi Họng CO O 2 2 O2 CO2 Thanh quản Phổi CO2 Sơ lược về cấu tạo của hệ hô hấp ở người Các cơ quan Đường dẫn khí Hai lá Phổi Đặc điểm cấu tạo Mũi Có nhiều lông mũi, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có lớp mao mạch dày đặc. Họng Có tuyến amidan và tuyến VA chứa nhiều tế bào limpho Thanh quản Có nắp thanh quản có thể cử động để đậy kín đường hô hấp Khí quản Cấu tạo bởi 15-20 vòng sụn khuyết xốp chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục Phế quản Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở Phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ. Lá phổi phải có 3 thùy. Lá phổi trái có hai thùy. Bao ngoài hai la phổi có hai lớp màng, lớp ngoài dính vào lồng ngực, lớp trong dính vào phổi, giữa hai lớp có chất dịch. Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bọc bởi mạng mao mạch dày đăc. Có tới 700-800 triệu phế nang . 6.3 Chức năng sinh lý của hô hấp 6.3.1 Hô hấp phổi (Hay hô hấp ngoài) Không khí qua mũi hoặc miệng Theo đường dẫn khí phổi. Tại phổi xẩy ra sự trao đổi khí. Sư trao đổi khí diễn ra liên tục và có hiệu quả khi máu trong mao mạch (nhờ hoạt động của hệ tuần hoàn) và không khí trong các phế nang( nhờ các cử động hít vào và thở ra) mà thường xuyên được đổi mới O2 TÕ bµo biÓu m« ë phæi PhÕ nang trong phæi CO2 O2 Sù thë (sù th«ng khÝ ë phæi) SƠ ĐỒ Trao ®æi khÝ ë phæi Mao m¹ch phÕ nang ë phæi YẾU TRONG CO2 QUÁ Tim TRÌNH Mao m¹ch ë c¸c m« HÔ Trao ®æi khÝ ë tÕ bµo CO2 ĐOẠN CHỦ O2 TÕ bµo ë c¸c m« CÁC GIAI HẤP 6.3.1.1 Các cơ tham gia vào hoạt động hô hấp: @1. Cơ hoành: Là thành phần quan trọng nhất của các cơ hô hấp. - Đó là một cơ mỏng hình vòm, đỉnh quay lên phía trên. - Cơ được cấu tạo bởi cơ và mô liên kết ngăn cách giữa lồng ngực và khoang bụng - Nửa bên phải cao hơn nửa bên trái. - Diện tích bề mặt: 250 cm2 . -@2. Cơ liên sườn Gồm: cơ liên sườn ngoài và cơ liên sườn trong. Nằm xen kẽ giữa các xương sườn Một đầu bám vào phần sau của xương sườn trên, một đầu bám vào phần trước của xương sườn dưới. Cơ liên sườn ngoài: Kéo khung sườn ra phía ngoài. Cơ liên sườn trong: Có nhiệm vụ kéo các xương sườn xuống phía dưới. Ngoài cơ hoành, cơ liên sườn tham gia vào quá trình hít vào và thở ra các cơ tham gia hô hấp được biết đến như sau: Các cơ hít vào gồm có: Cơ ức đòn chũm: Cơ này thực hiện nâng xương ức lên phía trên. Cơ gian sườn trước: Nâng các xương sườn. Cơ thang: Nâng hai xương sườn trên cùng. Các cơ thở ra gồm có: Cơ thẳng bụng: Có chức năng kéo các xương sườn phía dưới đồng thời ép các phủ tạng trong khoang bụng để đẩy cơ hoành lên. Sự phối hợp các cơ trong hoạt động hô hấp. - Cơ liên sườn ngoài co, xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động với cột sống, chuyển động theo hai hướng: lên trên và ra hai bên  lồng ngực được mở rộng (mở rộng sang hai bên là chủ yếu). - Cơ hoành co  lồng ngực mở rộng về phía dưới, ép xuống khoang bụng. - Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn  lồng ngực được thu nhỏ. - Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ quan khác (cơ bụng, cơ liên sườn trong, …), đặc biệt là khi thở gắng sức. 6.3.1.2 Các động tác hô hấp: a)Động tác hít vào: * Hít vào bình thường: Các cơ hít vào co lại làm tăng kích thước của lồng ngực theo cả 3 chiều: trước - sau, trái – phải (ngang) và thẳng đứng. Tăng chiều thẳng đứng: Bình thường vòm cơ hoành lồi lên phía lồng ngực, khi cơ hoành co nó phẳng ra, hạ thấp xuống do đó làm tăng chiều thẳng đứng của lồng ngực. - Cơ hoành cứ hạ xuống 1cm thì thể tích lồng ngực tăng 250cm3. Khi hít vào bình thường, cơ hoành hạ thấp khoảng 1,5 cm, hít vào cố gắng có thể hạ tới 7- 8cm. Khi liệt cơ hoành, hô hấp sẽ bị rối loạn nghiêm trọng. Tăng chiều trước - sau và chiều ngang: - Ở tư thế nghỉ ngơi, các xương sườn chếch ra trước và xuống dưới. - Khi các cơ hít vào co lại, xương sườn chuyển từ tư thế chếch xuống sang tư thế ngang hơn, do đó tăng đường kính trước sau và đường kính ngang của lồng ngực. - Ngoài cơ hoành và cơ liên sườn ngoài, còn có sự tham gia của cơ bậc thang, cơ răng cưa lớn ... cũng làm tăng thêm thể tích lồng ngực. Khi thể tích lồng ngực tăng, áp lực khí trong phổi giảm, nhỏ hơn áp lực khí trời, làm không khí từ ngoài tràn vào phổi (khoảng 500ml) Hít vào gắng sức (hô hấp sâu): -Khi hít vào gắng sức thì có thêm một số cơ khác tham gia nữa, như cơ ức đòn chũm, cơ ngực lớn và cơ bụng. -- Đồng thời cơ hoành hạ xuống thêm nữa (khoảng 7 - 8cm), thể tích lồng ngực được tăng thêm, áp lực khí trong phổi thấp hơn nhiều so với áp lực khí trời, làm không khí từ ngoài tràn vào phổi nhiều hơn. Như vậy động tác hít vào là động tác tích cực, chủ động, có ý thức và tiêu tốn năng lượng. b/. Động tác thở ra + Thở ra bình thường: Khi thở ra bình thường, các cơ hít vào không co nữa mà giãn ra, các sườn hạ xuống, vòm hoành được nâng lên, thể tích lồng ngực giảm. Khi thể tích lồng ngực giảm thì áp lực khí trong phổi cao hơn áp lực khí trời, làm không khí từ phổi đi ra ngoài (khoảng 500ml) Như vậy động tác thở ra bình thường là động tác thụ động, không tiêu tốn năng lượng co cơ như động tác hít vào. + Thở thở ra gắng sức: Khi thở ra gắng sức, cơ thể huy động thêm một số cơ khác co nữa (chủ yếu là các cơ thành bụng, cơ liên sườn trong) làm các sườn hạ thấp hơn, đồng thời ép thêm các tạng của bụng, dồn cơ hoành lồi thêm lên (khoảng 1000ml), thể tích lồng ngực giảm mạnh, ép không khí từ phổi ra càng nhiều hơn. Như vậy, động tác thở ra gắng sức cũng là động tác tích cực, đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. HÌNH 1 HÌNH 2 Bình thường Hít vào Lồng ngực nâng lên  Nhờ cơ liên sườn co và dãn. HÌNH 3 Thở ra Lồng ngực hạ xuống 6.3.1.3 Nhịp thở Nhịp thở (nhịp hô hấp): là số lần hít vào và thở ra trong thời gian một phút. Nhịp thở của động vật và con người thay đổi theo trạng thái tuổi, giới tính, điều kiện lao động, trình độ luyện tập, trạng thái tâm lí, sự tăng giảm của nhiệt độ.. Người bình thường, nhịp thở từ 16 - 20 lần/ phút, một ngày khoảng 23 - 36 nghìn lần. Nhịp hô hấp ở trẻ em cao hơn người lớn. Phụ nữ nhịp hô hấp thường nhanh hơn nam giới. Khi lao động nặng, nhịp thở tăng 35 - 40 lần/phút. Ở các vận động viên đẳng cấp cao, nhịp thở chỉ khoảng 12 - 15 lần/phút. Bảng nhịp thở của một số loài động vật (nhịp/phút) Số TT Loài Nhịp thở 1 Gà 22 – 30 2 Vịt 15 - 18 3 Cừu 12 - 20 4 Trâu 18 – 21 5 Lợn 20 – 30 6 Ngựa 8 - 16 7 Thỏ 10 - 15 8 Bồ câu 50 - 70 9 Dê 10 - 18 10 Chuột bạch 100 - 150 11 Lạc đà 5 - 12 12 Bò, Chó, Mèo 10 - 30 6.3.1.4 Các hình thức hô hấp Qua bề Ví dụ : Ở giun đất, lưỡng cư Khí O2 măt cơ khuyếch tán qua da vào máu. Khí CO2 khuyếch tán từ bên trong cơ thể thể qua da ra ngoài Hô hấp Bằng Bằng hệ hệ thống thống ống ống khí khí Bằng Bằng mang mang Bằng Bằng phổi phổi Ví dụ : Ở côn trùng Khí O2 từ bên ngoài đi qua lỗ thở vào ống khí lớn, đi theo ống khí nhỏ vào từng tế bào con, khí CO2 do tế bào thải ra thì đi ngược lại Ví dụ : Ở cá Nhờ sự hoạt động nhịp nhàng của cửa miệng và nắp mang nên dòng nước chứa các khí O2 và CO2chảy từ miệng qua mang theo một chiều và gần như liên tục Ví dụ : ở Bò sát, Chim, Thú, Người Các hình thức hô hấp ở người khá đa dạng, thay đổi theo tuổi, giới tính, trạng thái sinh lý, tư thế cơ thể, hình thức lao động, và tập luyện. Ví dụ: Lúc nhỏ: Hô hấp bụng: hô hấp chủ yếu nhờ hoạt động của cơ hoành đẩy nội quan xuống bụng. Nam giới chủ yếu thở bằng ngực dưới và cơ hoành. Nữ giới thở chủ yếu bằng ngực trên. Còn ở Động vật chủ yếu thực hiện ở khoang ngực, do cấu tạo lồng ngực hẹp sang hai bên. 6.3.1.5 Dung tích sống (VC) a)Khí lưu thông (TV- Tidal volume) Là lượng không khí vào hoặc ra khỏi phổi sau mỗi lần hít vào thở ra. Ở người trưởng thành trong trạng thái sinh lý bình thường: TV = 0,5 lit Khí dự trữ thở ra (ERV-Expiratory reserve volume): Là lượng khí sau khí sau một lần thở ra bình thường nhưng chưa hít vào mà mỗi người còn có khả năng thở ra tận lực thêm với thể tích khoảng 1,5 lit. Khí dự trữ hít vào (IRV- Inspiratory reserve volume): Là lượng khí sau mỗi lần hít vào bình thường nhưng chưa thở ra mỗi người còn có khả năng hít vào tận lực thêm với thể tích 1,5 lit. b) Khí cặn (RV – Resudual volume) Là lượng khí còn tồn tại trong phổi sau khi đã thở ra tận lực có khoảng 1lit. * Tổng số khí lưu thông: Khí dự trữ thở ra và khí dự trữ hít vào được gọi là Dung tích sống (hay Sinh lượng). Đó là thể tích tối đa của một lần hít vào và thở ra tận lực. VC = TV + ERV + IRV (Dung tích sống = Khí lưu thông + Khí dự trữ thở ra + Khí dự trữ hít vào) Tổng dung lượng phổi (TLC): Là tổng dung tích phổi và khí cặn. TLC = VC + RV Dung tích cặn chức năng (FRC): Là số khí có trong phổi cuối thì thở ra bình thường, Tức là vị trí nghỉ thở, lúc anyf các cơ hô hấp thư giãn hoàn toàn. FRC = ERV + RV Dung tích khí hít vào (IC): Là khí hít vào đạt tối đa kể từ vị trí nghỉ thở thư giãn. I C = TV + IRV SỰ THÔNG KHÍ Ở PHỔI Khí bổ sung Khí lưu thông Khí dự trữ Khí cặn Hít vào gắng sức (2100-3100ml) Thở ra bình thường(500ml) Thở ra gắng sức (800-1200ml) Khí còn lại trong phổi (1000-1200ml) Dungtích sống(34004800ml) Tổng thể tích của phổi (44006000 ml) Bảng: Kết quả đo một số thành phần không khí hít vào và thở ra O2 CO2 N2 Hơi nước Khí hít vào 20,96% 0,02% 79,02% Ít Khí thở ra 16,40% 4,10% 79,50% Bão hòa 6.3.2 Sự trao đổi khí ở phổi và ở mô: -Ở phổi: Khí O2 khuếch tán từ phế nang vào máu; khí CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang. -Ở tế bào: Khí O2 khuếch tán từ máu vào tế bào; Khí CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. CO2 O2 O2 CO2 CO2 CO2 O2 O2 A. Sự trao đổi khí ở phổi B. Sự trao đổi khí ở tế bào SỰ TRAO ĐỔI KHÍ PHẾ NANG - PHỔI 6.3.3 Sự kết hợp và vận chuyển khí oxy và khí cacbonic trong máu: Sự vận chuyển Ôxi (O2) từ phổi đến mô và khí cacbonic (CO2) từ mô tới phổi chủ yếu dưới dạng kết hợp với Hb (97 – 98%) và một ít dưới dạng hoà tan (2 - 3%). Riêng lượng CO2 vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp với Hb khoảng 23%. Hb + O2 HbO2. (Oxi hemoglobin, có màu đỏ tương) Hb + CO2 HbCO2 (Cacbo hemoglobin, có màu đỏ thẫm) 1). Sự vận chuyển Oxy Oxy được vận chuyển theo máu dưới hai dạng: dạng hoà tan (tự do) và dạng kết hợp. a) Dạng hòa tan Ở nhiệt độ cơ thể và với áp suất trong máu (170mmHg, tương đương áp suất trong phế bào) 100ml máu chỉ hòa tan được 0,31ml O2(0,3%) và 2,5-3ml CO2 (2,5-3%). Khả năng hoà tan của O2 trong máu rất thấp và phụ thuộc vào áp suất riêng phần của nó. Nếu ở máu động mạch Po2 là 104mmHg thì lượng O2 hoà tan là 0,3ml/100ml máu. Khi Po2 ở tĩnh mạch còn lại 40mmHg thì chỉ có 0,12ml/100ml máu. Như vậy cứ 100ml máu vận chuyển đến mô chỉ còn 0,3ml – 0,12ml = 0,18ml O2, chỉ chiếm 2 – 3% lượng O2 đưa đến mô, trong lúc đó dưới dạng kết hợp với Hb đã cung cấp cho mô 5ml/100ml máu, chiếm 97 – 98%. Khả năng của O2 có thể hoà tan ở mức 29ml/100ml máu khi Po2 đạt 3000mmHg b) Dạng kết hợp: Quá trình vận chuyển này là kết quả một loạt phản ứng thuận nghịch giữa oxy và hemoglobin (Hb). Sự kết hợp giữa oxy và Hb tỷ lệ thuận với áp suất riêng phần của O2. Khi Po2 tăng lên 100mmHg (ở phổi) thì tỉ lệ HbO2 tạo ra đạt đến 97% ở mức bảo hoà, cho nên ở phổi gần như toàn bộ Hb kết hợp với oxy. Ở mô Po2 giảm còn 40mmHg, phản ứng phân ly theo chiều nghịch xảy ra, O2 được giải phóng để cung cấp cho tế bào. Sự kết hợp giữa Hb và O2 còn phụ thuộc vào pH và nhiệt độ của máu, khi pH nghiêng về kiềm sự kết hợp tăng còn khi nhiệt độ tăng sự kết hợp đó bị giảm. Phân tử Hb gồm 4 chuỗi polypeptide, 2 chuỗi  và 2 chuỗi . Mỗi chuỗi chứa một nhóm sắc tố đặc biệt là nhóm hem. Mỗi nhân hem có chứa 1 nguyên tử sắt II (Fe++) ở trung tâm. Mỗi nguyên tử Fe kết hợp với 1 phân tử O2, nghĩa là 1 phân tử Hb kết hợp thuận nghịch được 4 phân tử oxy. Trong phân tử Hb, mỗi nguyên tử sắt kết hợp với 4 nguyên tử O2. Bình thường 100ml máu người chứa 15g Hb nên chuyên chở được gần 20ml O2 . Oxy khi liên kết với nguyên tử sắt được gắn một cách lỏng lẻo để tạo thành hợp chất oxyhemoglobin. Mỗi gam Hb có khả năng gắn tối đa là 1,34ml O2 Hb + O2 HbO2. Hb cũng kết hợp với CO2 theo phản ứng thuận nghịch: Hb + CO2 HbCO2. Chính nhờ sự kết hợp này mà Hb đã giúp cho máu vận chuyển một khối lượng lớn O2 và CO2 từ phổi tới các tế bào và ngược lại đảm bảo cho các hoạt động của cơ thể. 2). Sự vận chuyển cacbonic a) Dạng hoà tan Ở mô, khí CO2 được sinh ra trong quá trình trao đổi chất một phần đã khuếch tán vào máu dưới dạng hoà tan, chiếm khoảng 4% toàn bộ khí CO2 về phổi. b) Dạng kết hợp Trong máu CO2 có những dạng kết hợp sau: CO2 kết hợp với H2O của huyết tương tạo H2CO3 và acid này lại phân ly ngay cho H+ và HCO3-. Dạng vận chuyển CO2 dưới dạng ion bicacbonat này không nhiều, trong 100ml máu chỉ có khoảng 0,1 – 0,2mlCO2 được vận chuyển, chiếm khoảng 3 – 4%. CO2 kết hợp với H2O trong hồng cầu, phản ứng xảy ra giống như ở huyết tương, lượng CO2 được vận chuyển dưới dạng ion bicacbonát chiếm đến 70% tổng số CO2, tức là khoảng 3ml trong 100ml máu. Phản ứng kết hợp giữa CO2 với H2O trong hồng cầu nhờ một enzyme carbonicanhydrase của hồng cầu xúc tác CO2 kết hợp trực tiếp với Hb tạo ra carbohemoglobin (HbCO2). Đây cũng là phản ứng thuận nghịch. Phản ứng xảy ra cũng phụ thuộc vào áp suất riêng phần của CO2. Sự kết hợp xảy ra ở máu mao mạch của mô và phân ly ở mao mạch phổi. Tổng số khí CO2 vận chuyển theo dạng này chiếm khoảng 23%, tức là khoảng 1,5mlCO2 trong 100ml máu. Ngoài ra còn một lượng nhỏ CO2 được vận chuyển dưới dạng kết hợp với protein của huyết tương 6.4 Điều hòa hoạt động hô hấp Hô hấp là một quá trình không tự ý nhờ sự điều khiển tự động của trung tâm hô hấp ở hành tuỷ và cầu não. Trung tâm hô hấp được điều chỉnh kịp thời tuỳ theo tình trạng của cơ thể theo hai cơ chế : Cơ chế thể dịch và cơ chế thần kinh. Sự điều hòa này tạo nên sự cân bằng hàm lượng khí oxy và cacbonic sao cho phù hợp với hoạt động của cơ thể. Họat động hô hấp được điều hoà bởi yếu tố thần kinh. Đó là các nhóm tế bào đặc biệt, nằm ở nửa bên phải và nửa bên trái của hành tuỷ, tạo thành các trung khu hô hấp, bao gồm trung khu hít vào và trung khu thở ra. Từ trung khu hô hấp này có các dây thần kinh đến điều khiển hoạt động của cơ hoành và cơ liên sườn. Lúc bình thường cử động hô hấp được thực hiện một cách liên tục không cần ý thức. Nhưng khi trung tâm hô hấp hoặc các dây thần kinh đến các cơ hoành hoặc cơ liên sườn bị tổn thương thì sự hô hấp sẽ bị ngừng lại. 6.4.1. Các trung khu điều hòa hô hấp Các trung khu ở tuỷ sống: - Sừng xám của tuỷ sống ở đốt sống cổ III – IV, điều khiển cơ hoành - Sừng xám của tuỷ sống ở đốt ngực, điều khiển cơ liên sườn - Trung khu điều chỉnh hô hấp (pneumotaxic) nằm ở phía trên mặt lưng của cầu não Tác dụng: kìm hãm trung khu hít vào ở hành tuỷ. Nếu có xung ức chế mạnh từ trung khu này xuống hành tuỷ sẽ làm cho động tác hít vào ngắn gây tăng nhịp thở, còn nếu xung ức chế đi xuống yếu thì động tác hít vào dài, nhịp hô hấp chậm lại. - Trung khu “ngừng thở” (apneustic), nằm ở phía dưới mặt lưng của não cầu. Chức năng: khi kích thích thì gây động tác hít vào kéo dài, thỉnh thoảng có phản ứng thở hắt ra nhanh, và cũng có thể gây ngừng thở khi hít vào tối đa. - Trung khu hít vào ở phía lưng của hành tuỷ gần cuối não thất IV. Trung khu này có các neuron phát nhịp tự động. - Trung khu thở ra nằm gần trung khu hít vào về phía trước hành tuỷ Tuy nhiên, trung khu hô hấp ở hành tủy vẫn bị chi phối bởi trung khu điều hòa hô hấp nằm ở phần trước cầu Varone của não bộ. Trung khu này cùng với trung khu hô hấp tạo nên một cơ chế điều hòa hô hấp bằng thần kinh. Các xung thần kinh đi từ trung tâm hít vào đến làm co cơ hoành và cơ liên sườn. Các xung khác đi tới trung khu điều hòa hô hấp ở cầu Varone cuối cùng đi tới trung tâm thở ra ở hành tủy. Trung tâm thở ra chuyển xung đến cơ liên sườn làm hạ xương sườn xuống. Các xung động khác đi tới trung tâm hít vào kìm hãm trung tâm này trong chốc lát. 4.3.2. Sự điều hoà thể dịch Điều hoà hô hấp bằng con đường thể dịch chủ yếu dựa vào áp suất riêng phần của O2 và CO2. Ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh có các thụ quan hoá học, còn trong hành tuỷ thì có trung khu tiếp nhận xung từ các thụ quan hoá học đó về. Trung khu này nằm phía trước hành tuỷ, ngang với trung khu hít vào. 4.3.2.1. Áp suất riêng phần của O2 Khi PO2 trong máu giảm sẽ kích thích các tế bào thụ cảm hoá học. Các xung từ xoang động mạch cảnh qua nhánh Hering của dây số IX (dây lưỡi hầu), từ cung động mạch chủ qua nhánh Cyon của dây số X đến trung khu ở hành tuỷ để tăng cường hô hấp. Trong đó các xung từ xoang động mạch cảnh quan trọng hơn. 4.3.2.2. Áp suất riêng phần của CO2 Khi CM CO2 trong máu tăng thì: CO2 + H2O H2CO3 H+ + HCO3-> H+ tăng sẽ tác động lên tế bào thụ cảm hoá học ở xoang động mạch chủ và nhất là ở xoang động mạch cảnh để từ đó có xung lên trung khu hành tuỷ làm tăng cường hô hấp. -> ion H+ cũng tác động đồng thời lên trung khu tiếp nhận hoá học ở hành tuỷ, gây hưng phấn trung khu hô hấp của hành tuỷ. Người ta thấy rằng ngay cả khi nồng độ ion H+ chỉ hơi tăng lên một ít cũng đã kích thích các tế bào nhận cảm hoá học, chứng tỏ các tế bào thụ cảm này rất nhạy cảm với ion H+. Nên nồng khí CO2 trong máu là yếu tố chủ yếu điều hoà sự trao đổi khí. Sự thiếu O2 chỉ làm cho hô hấp tăng tối đa là 65%, còn khi thừa CO2 có thể làm tăng hô hấp lên 80 lần so với bình thường (800%). 4.3.2.3 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hô hấp * Huyết áp: Khi huyết áp tăng thì hô hấp giảm và ngược lại. Vì ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh ngoài các thụ quan hoá học còn có các thụ quan áp lực. Do đó khi huyết áp tăng hoặc giảm làm kích thích các thụ quan, xung động truyền về trung khu hô hấp ở hành tuỷ làm tăng cường hay ức chế hoạt động hô hấp. * Cảm giác đau có thể gây ra trạng thái thở nhanh, hay chậm hoặc ngừng thở phụ thuộc vào tính chất, cường độ, nguyên nhân, thời gian tác dụng của cảm giác đau. * Nhiệt độ cao cũng gây thở nhanh, nguyên nhân có thể do trung khu điều nhiệt ở vùng dưới đồi (hypothalamus) bị kích thích gây hạ thân nhiệt trong đó có hô hấp. Nhiệt độ lạnh đột ngột có thể làm ngừng thở, sau đó lại thở nhanh một thời gian. * Phản xạ ho và hắt hơi: khi màng nhầy khoang mũi bị kích thích sẽ gây phản xạ co phế quản để có động tác hít vào sâu và chậm, nhưng tiếp đó là động tác thở ra nhanh, mạnh gọi là phản xạ hắt hơi. Khi khí quản, phế quản có vật lạ kích thích gây ra phản xạ ho, tức là đẩy mạnh hơi ra ngoài để tống vật lạ ra. 6.5 Vệ sinh hô hấp 6.5.1. Luyên tập hô hấp  Luyện tập cơ quan hô hấp nhằm mục đích tăng cường tính deo dai của các cơ tham gia và cử động hô hấp, tính linh hoạt của thần kinh hô hấp…  Phải giữ được trang thái tự do của lồng ngực khi thực hiện các hoạt động hô hấp.  tập thể dục thường xuyên và rèn luyện thể lực có phương pháp. 6.5.2. Phòng tránh các tác nhân có hại của môi trường.  Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại CO Bụi do cháy rừng Lốc bụi Nitơ oxít( Ox) Nitơ oxít( NOx) SOx, CO Chất độc hóa học Chất Nicôtin Vi khuẩn - Các tác nhân gây hại tới hoạt động hô hấp : bụi, các chất khí độc ( NOx, Sox, CO ), các chất độc ( nicôtin, nitrôzamin, thuốc hóa học..) và các vi sinh vật gây bệnh - Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp : + Trồng cây xanh, đeo khẩu trang ở những nơi có bụi + Tránh những thay đổi đột ngột cho cơ thể sống như: ăn kem, uống nước quá lạnh… + Hạn chế sử dụng các thiết bị thải khí độc. Xe đạp điện Tàu điện Xe đạp + Không hút thuốc lá và vận động mọi người bỏ thuốc lá. + Không xả rác và khạc nhổ bừa bãi. + Tích cực luyện tập thể dục thể thao thường xuyên + Phối hợp thở sâu, giảm nhịp thở ngay từ bé Các bệnh đường hô hấp. 6.6 Biện pháp vệ sinh. Tác hại của thuốc lá. 6.6.1 Các bệnh đường hô hấp Các bệnh về đường hô hấp thường xẩy ra khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột, môi trường bị ô nhiễm, sự lây lan bệnh dịch qua đường hô hấp… Ở người và động vật bậc cao thường mắc các bệnh sau: a/ Bệnh SARS (bệnh viêm đường hô hấp cấp): SARS (Severe acute respiratory syndrome) là “Hội chứng hô hấp cấp tính nặng” hay còn gọi là một căn bệnh hô hấp, rất giống với bệnh viêm phổi không điển hình, được ghi nhận lần đầu tháng 11 năm 2002 tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Nguyên nhân lây bệnh là do virus SARS, gây nên. Chúng xâm nhập vào cơ thể gây viêm phổi cấp và có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong. Bệnh SARS lây truyền qua đường hô hấp và thời gian ủ bệnh từ 3 -10 ngày, trung bình là 7 ngày. Virut SARS có trong phổi, trong nước mắt, dịch mũi. Khi ra ngoài không khí chúng có thể sống được từ 2 – 4 giờ. Các triệu chứng của bệnh SARS gần giống như bệnh cúm, như sốt cao, đau nhức mình, ho nhiều … Khi có các trệu chứng trên cần đến bác sĩ khám bẹnh, làm các xét nghiệm để sớm xác định nguyên nhân. b/. Bệnh lao phổi Lao phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Hay còn gọi là vi trùng lao, do Robert Koch tìm ra năm 1882. Chúng xâm nhập vào phổi, phá huỷ các mô và mạch máu, gây chảy máu và chất nhầy Lao lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn hoạt động. Trên toàn thế giới, năm 1997 có 16.300.00 bệnh nhân bị lao trong đó 7.250.000 mới bị và 7.250.000 mới mắc và 2.910.000 người chết vì lao. Triệu chứng của bệnh lao phổi thường có các biểu hiện đặc trưng như ho khạc kéo dài trên 2 tuần, tức ngực, khó thở, ho ra máu, có đờm. c/ Bệnh ung thư phổi Nguyên nhân chính là do hút thuốc lá.Ngoài ra còn có các bụi hoá chất trong không khí như chất khí phóng xạ Radon, Amiăng, các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hoá thạch khác như than bùn… d/. Bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi Nguyên nhân: Đường dẫn khí thường xuyên tiếp xúc với các khói, bụi hoá chất, các loại virut, vi khuẩn, nấm có trong không khí, trong đó có nhiều hoá chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh. Chính nguyên nhân này đã tạo ra sự viêm nhiễm như viêm mũi, viêm phế quản, thanh quản, viêm phổi. Đặc biệt là siêu vi khuẩn là Rotavirus. Đây là một loại virus rất nguy hiểm có khả năng bít chặt các phế quản nhỏ gây suy hô hấp và tử vong. e/. Bệnh lao phổi: Lao phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Hay còn gọi là vi trùng lao Chúng xâm nhập vào phổi, phá huỷ các mô và mạch máu, gây chảy máu và chất nhầy. Lao lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn hoạt động. Triệu chứng: ho khạc kéo dài trên 2 tuần, tức ngực, khó thở, ho ra máu, có đờm. Ngoài ra, độc tố của vi trùng lao có thể gây nên các triệu chứng toàn thân như: sốt (thường là sốt nhẹ về chiều hoặc đêm), kèm theo là mệt mỏi, kém ăn, gầy sút cân, da xanh, thiếu máu… f/. Bệnh tăng tiết đàm nhớt: Là một bệnh lý có liên quan đến di truyền gây ra tình trạng bất thường chất nhày ở bên trong lòng đường thở, gây hẹp đường thở gây ra khó thở & phổi dễ bị nhiễm trùng hơn. g/. Bệnh hen (saying) Hen là một bệnh dị ứng, làm cho các phế quản sản xuất ra histamin, gây co cơ trơn ở các phế quản nhỏ, làm hẹp đường dẫn khí gây khó thở, thở khò khè, thở gấp, thở ra nhiều, có khi bị tắc dẫn đến tử vong. Ngoài ra, một số bệnh khác như cúm, ho gà và một số bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp khác, hầu hết đều do các loại vi rut gây bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như virut cúm A, B, C … 6.6.2 Tác hại của thuốc lá: Hút thuốc là sự thiêu đốt không hoàn toàn các sợi thuốc lá trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn hút thuốc lá chủ động, xảy ra khi người nghiện hít khói thuốc lá vào cơ thể mình. Giai đoạn hút thuốc lá thụ động. Những người có mặt xung quanh sẽ hít phải lượng khói thừa mà người hút thải ra. Những chất độc hại trong thuốc lá - Nicotine, trong một điếu thuốc :có chứa khoảng 1 –3mg Nicotine là một chất gây nghiện và rất độc. - Carbon monoxide (C0), có khoảng 20ml CO/một điếu thuốc, đây là một chất ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu. - Các chất gây kích thích (aldehyd, acid, phenol…) gây viêm phế quản mạn, gây rối loạn thông khí và nguy hiểm nhất là các chất gây ung thư, đó là các chất như: Benzopyrens, Dibenzoanthracene, Benzofluenthene, Dibenzopyrene, cancerogenes, các phức hợp Nitrite đa vòng… Tác hại của thuốc lá: * Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý như: Tác hại của thuốc lá Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản. Bệnh Bệnhlý lýhô hôhấp hấp Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản. Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi. Bệnh Bệnhlý lýhệ hệ mạch mạchmáu máu Ung Ungthư thư các cáccơ cơquan quankhác khác Ảnh Ảnhhưởng hưởng lên lênhệ hệthần thầnkinh: kinh: Ảnh Ảnhhưởng hưởnglên lên chức chứcnăng năngsinh sinhsản sản Bệnh xơ vữa động mạch,bệnh động mạch vành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não. Ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung. Hút thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não. Thai nghén: giảm trọng lượng thai nhi trung bình khoảng 200g, sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai ngẩu nhiên, gia tăng tần suất sinh ra thai nh bị bất thường bẩm sinh. Thời kỳ cho con bú: nicotine được thải qua sữa ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nam giới hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục, liệt dương * Tác hại của việc hút thuốc lá thụ động: - Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động. - Công nhân làm cho các nhà máy sản xuất thuốc lá cũng bị những nguy cơ tương tự Ngoài ra hút thuốc lá còn có những tác hại khác như:  Ảnh hưởng kinh tế gia đình. Ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia: - Đất canh tác dùng cho sản xuất các loại cây lương thực bị thu hẹp lại, nhường chổ để trồng cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn. - Một lượng giấy khổng lồ phục vụ cho việc vấn các điếu thuốc lá, và các loại bao bì. - Rác rưởi do thuốc lá cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. - Chi phí chăm sóc y tế. - Ngoài ra thuốc lá còn có nguy cơ gây ra những vụ hoả hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng. Khói thuốc -Toàn bộ số tiền mà những người hút thuốc lá tại Việt Nam dùng để mua thuốc lá năm 1998 khoảng 6000 tỷ đồng. Số tiền này có thể mua được 1.5 triệu tấn gạo hoặc 300.000 chiếc xe máy Super Dream.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.