Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới

doc
Số trang Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới 43 Cỡ tệp Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới 2 MB Lượt tải Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới 0 Lượt đọc Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới 7
Đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................3 1. Lý do chọn đề tài:...........................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................4 3. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu:....................................................................................4 5. Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................4 6 Phương pháp nghiên cứu:................................................................................4 PHẦN THỨ HAI. NỘI DUNG.............................................................................5 Chương I. Cơ sở lý luận........................................................................................5 1. Cơ sở tâm sinh lý, đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học:...................................5 2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy Tập đọc:........................................5 3. Cơ sở giáo dưỡng, giáo dục và phát triển:.....................................................6 Chương II. Cơ sở thực tiễn....................................................................................5 I. Khảo sát tài liệu dạy - học môn Tập đọc lớp2:...............................................5 1. Sách giáo khoa:...........................................................................................5 2. Sách giáo viên:............................................................................................5 II. Thực trạng dạy Tập đọc ở lớp 2:...................................................................6 Chương III. Các biện pháp dạy học Tập đọc theo định hướng năng lực..............8 1. Thay đổi các phương pháp, hình thức luyện đọc:.......................................8 2. Thay đổi nội dung, ngữ liệu bài Tập đọc:...................................................8 3. Sử dụng các kĩ thuật dạy học mới để hướng dẫn tìm hiểu bài:....................10 4. Giải nghĩa từ bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động:......................15 5. Tăng cường vận dụng thực tế, liên hệ vốn sống cho học sinh:.................17 PHẦN THỨ BA. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................27 I. Ý nghĩa của đề tài:........................................................................................27 II. Bài học kinh nghiệm:...................................................................................27 III. Khả năng ứng dụng, triển khai:..................................................................27 IV. Ý kiến đề xuất:...........................................................................................27 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................30 1 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới PHẦN THỨ NHẤT. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã thấy, việc đổi mới chương trình phổ thông tổng thể là một vấn đề nóng hổi đang được cả nước quan tâm. Trong đó giáo dục bậc tiểu học đóng vai trò rất quan trọng. Để đạt được mục đích đó, việc dạy đủ các môn học là yêu cầu không thể thiếu được nhằm góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Đọc là một kỹ năng quan trọng hàng đầu của con người, không biết đọc con người không thể tiếp thu được nền văn minh của nhân loại, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Nhờ biết đọc, con người có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Chính vì vậy, dạy đọc ở trường phổ thông, nhất là các lớp đầu cấp rất quan trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo có quan điểm chỉ đạo đổi mới chương trình và phương pháp dạy Tập đọc theo hướng giao tiếp. Điều này phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đổi mới cả về cấu trúc và cách lựa chọn nội dung, việc lựa chọn nội dung được mềm hoá, linh hoạt và đa dạng hơn trước. Cách thực hiện chương trình cũng được mềm hoá, không cứng nhắc như trước đây. Nhìn dưới góc độ giao tiếp, có thể thấy Tiếng Việt 2 lựa chọn khá "đắt" các bài đọc. Những chủ đề, chủ điểm được đưa vào sách rất gần gũi với học sinh, từ những nghi thức lời nói đến các kỹ năng làm việc và giao tiếp cộng đồng như lập danh sách lớp, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu, lập thời gian biểu, viết thư, gọi điện làm đơn, khai lý lịch... Đặc biệt, dạy Tập đọc theo định hướng giáo tiếp là rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách nêu ví dụ cho học sinh hiểu, đặt câu với từ cần giải nghĩa, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải nghĩa, miêu tả sự vật đặc điểm biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa. Ngoài ra, học sinh cần hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện bài văn bài thơ. Tự hào là người giáo viên tiểu học, người trực tiếp đưa chương trình sách mới tiểu học vào thực tiễn, đem những đổi mới, hiện đại đến với học sinh tiểu học nhằm đưa chất lượng giáo dục tiểu học lên một tầm cao mới, chúng tôi, những người đang giảng dạy chương trình sách mới thấy rõ những ưu điểm nổi 2 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới trội của sách mới và cũng thấy được những đòi hỏi cao đối với người dạy về việc phát huy triệt để ưu thế cuả sách mới, phát triển khả năng của học sinh ở mức độ cao nhất. Bởi vậy, để tránh những lúng túng và khó khăn trong dạy học, bởi sự mới lạ của sách mới, giúp người dạy, người học tiếp cận và nhanh chóng làm quen với toàn bộ chương trình tiểu học mới, dạy và học sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, tôi đã lựa chọn nghiên cứu môn Tập đọc - môn học tạo đà cho mọi môn học ở bậc tiểu học, với đề tài "Một số biện pháp dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới". 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế bài học Tập đọc lớp 2 nhằm nâng cao chất lượng giờ học. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát cơ sở lý luận của đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc - Phân tích thực trạng dạy học môn Tập đọc lớp 2, thực trạng nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên tiểu học. - Đề xuất một số giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế bài học Tập đọc lớp 2 nhằm nâng cao chất lượng giờ học. 5. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn Tập đọc lớp 2. 6 Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu - Điều tra, quan sát, đàm thoại - Phân tích tổng hợp - Thực nghiệm, kiểm chứng 3 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới PHẦN THỨ HAI. NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận 1. Cơ sở tâm sinh lý, đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học: Học sinh tiểu học - con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của cơ thể đang phát triển. Trong đó, các cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, phù hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng hoạt động mới theo chức năng của chúng. Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang được hình thành, tiềm ẩn khả năng phát triển và đang được phát triển. Học sinh tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động, khám phá, thường độc lập, tự làm việc theo hứng thú của mình. Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất, được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻ đều nhất nhất nghe theo; sự phát triển nhân cách hoc sinh tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường tiểu học. Dạy Tập đọc cho học sinh tiểu học, đặc biệt ở các lớp đầu cấp là bước đầu đem đến sự vận động khoa học cho bộ não và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ, đem đến những tinh hoa văn hóa, cảm thụ văn học,rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng cho trẻ, định hướng con đường phát triển, hình thành nhân cách trẻ; phát triển khả năng học tập các môn học khác, là điều kiện phát triển toàn diện học sinh tiểu học. Nhân cách học sinh tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc và phụ thuộc quá trình giáo dục cuả người thầy tiểu học mà trong đó phương tiện là nghe, đọc, nói, viết, có được nhờ học Tập đọc. Dạy học Tập đọc đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm sinh lý học sinh tiểu học, phù hợp sự phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh tiểu học và tăng cường giá trị giáo dục đạo đức, nhân cách trẻ. 2. Cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy Tập đọc: Ngôn ngữ học đã chỉ rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn ngữ như: Chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ - câu - đoạn - văn bản, ngữ 4 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới điệu, nhịp điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó chính là những vấn đề gắn bó với việc dạy và học Tập đọc của thầy trò trường tiểu học. Văn học là nghệ thuật, là tinh hoa của ngôn ngữ, là tình cảm đạo đức, lý tưởng, tình yêu. Nó có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con người thêm phong phú, sâu sắc. Dạy Tập đọc cho học sinh tiểu học là dạy học sinh biết đọc đúng: Tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhận được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp nghĩa là học sinh biết đọc đúng chuẩn ngôn ngữ và biết cảm thụ văn học. Nghiên cứu về ngôn ngữ ta thấy vấn đề về ngữ nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là yếu tố then chốt trong quá trình dạy học Tập đọc. Nghĩa của từ, nghĩa của từ trong văn cảnh, nghĩa của câu, đoạn, bài văn. Khái quát lên, nó là ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Làm sao để học sinh tiếp nhận ý nghĩa ấy một cách tự nhiên, có cảm xúc, có sự cảm thụ cảm nhận đúng - sai, tốt - xấu, để các em cảm thụ được cái hay cái đẹp của văn học phát triển tâm hồn phong phú. Đó là cả một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo của người thầy tiểu học. Dạy Tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng tạo càng hiệu quả khi ta nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ và văn học. 3. Cơ sở giáo dưỡng, giáo dục và phát triển: Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc thể hiện ở 4 yêu cầu về chất lượng của "đọc", đó là : đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kỹ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Đầu tiên là trong giải mã chữ - âm một cách sơ bộ tiếp theo đọc là phải hiểu được nghĩa của từ, tìm được các từ, câu "chìa khoá" (chốt, trọngyếu) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn. Với những bài văn: biết phát hiện ra những yếu tố "văn" và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, biết đọc đồng nghĩa với việc có kỹ năng làm việc với văn bản. Nhiệm vụ thứ hai của dạy học là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Dạy Tập dọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Đọc là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống đầy đủ và phát triển. 5 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Nhiệm vụ thứ ba của Tập đọc là làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh… Dạy học không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn vì nó thực hiện cả 3 nhiệm vụ : giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. Như vậy, ta thấy phương pháp dạy Tập đọc nói chung và Tập đọc lớp 2 nói riêng phải dựa trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ của môn Tập đọc trong nhà trường tiểu học: Giáo dưỡng - giáo dục và phát triển. 6 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Chương II. Cơ sở thực tiễn I. Khảo sát tài liệu dạy - học môn Tập đọc lớp2: 1. Sách giáo khoa: Tài liệu học tập của học sinh đối với môn học Tiếng Việt lớp 2 gồm SGK và vở bài tập, song do vở bài tập Tiếng Việt không biên soạn bài tập cho phân môn Tập đọc nên ta chỉ xem xét Tập đọc trên SGK Tiếng Việt lớp 2. Với tổng số 93 văn bản Tập đọc được dạy - học trong 124 tiết/ 31 tuần thực học (không kể 4 tuần ôn tập) phân môn Tập đọc lớp 2 được chia ra các mảng với 15 chủ điểm cụ thể. - Tiếng Việt lớp 2 - tập 1 với các bài Tập đọc tập trung vào các mảng: Học sinh - nhà trường - gia đình, với 8 chủ điểm : Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em , bạn trong nhà. - Tiếng Việt lớp 2 - tập 2 với các bài Tập đọc tập trung vào các mảng: Thiên nhiên - Đất nước, với 7 chủ điểm: Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân. (Mỗi chủ điểm được học trong 2 tuần được gọi là một đơn vị học) * Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 có nhiều ưu điểm: - Trình bày khoa học: kênh chữ rõ ràng, ngắn gọn; kênh hình chiếm khối lượng lớn, rõ nét, hình ảnh phong phú, màu sắc đẹp, hấp dẫn. - Nội dung các bài đọc mang tính thiết thực, gần gũi, tính hướng dẫn giao tiếp rõ rệt, chứa đựng tình cảm cảm động hay vui nhộn, cuốn hút. - Hình thức diễn đạt trong sáng, ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. Học sinh dễ hiểu, dễ cảm nhận và xúc động. ý nghĩa giáo dục dễ dàng đi sâu vào tâm hồn trẻ thơ một cách nhẹ nhàng, sâu sắc. - Câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài là các yêu cầu tái hiện hay dạng gợi mở, bộc lộ ý kiến cá nhân giúp học sinh tiếp cận và thâm nhập bài đọc từ dễ đến khó; từ nhắc lại, nhớ lại đến tư duy độc lập sáng tạo để có ý thức, có hành động đúng. 2. Sách giáo viên: Trong sách giáo viên hướng dẫn việc dạy Tập đọc ở lớp 2 như sau: 7 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới 1. Mục đích của việc dạy Tập đọc: 1.1. Phát triển các kĩ năng đọc, nghe, nói cho HS, cụ thể là: - Đọc thành tiếng: Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lí, cường độ và tốc độ đọc vừa phải (khoảng 50 tiếng/1 phút) - Đọc thầm và hiểu nội dung: biết độc mấp máy môi không thành tiếng, hiểu từ ngữ trong văn cảnh, nắm được nội dung câu, đoạn hoặc bài. - Nghe: Nghe đọc mẫu, nghe hiểu câu hỏi, nghe và nhận xét bạn đọc. - Nói: Trả lời được câu hỏi, trao đổi với bạn về nội dung bài. 1.2. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển ngôn ngữ, mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh: - Làm giàu vốn từ, vốn diễn đạt. - Bồi dưỡng vốn văn học, mở rộng vốn sống. - Phát triển một số thao tác tư duy. 1.3. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn: - Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn với ông bà, cha mẹ, thầy cô, đoàn kết bạn bè… - Hình thành tình yêu sách, ham đọc sách, khả năng cảm thụ văn học. 2. Nội dung dạy học: 2.1. Số bài, thời lượng học: Một tuần học sinh học 2 bài Tập đọc (giảm tải 1 bài), trong đó có 1 bài học trong 2 tiết và 1 bài 1 tiết. Như vậy, học sinh học tổng cộng 62 bài trong 93 tiết trong 31 tuần học (không kể 4 tuần ôn tập). 2.2. Thể loại: Các bài tâp đọc được chia ra 15 chủ đề: Học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà (ở học kì 1), Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân (ở học kì 2). Xét về thể loại văn bản, các bài Tập đọc gồm văn xuôi và thơ, văn bản khoa học, báo chí, hành chính. 3. Các biện pháp dạy Tập đọc: 3.1. Đọc mẫu: GV đọc cả bài, đọc câu dài, đọc từ, cụm từ khó, đọc diễn cảm. 3.2. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ, hiểu nội dung bài: - Với các từ mới, từ địa phương, từ khóa… giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa bằng cách mô tả bằng lời, tranh, đặt câu với từ, tìm từ trái nghĩa, đồng nghĩa… - Để giúp học sinh hiểu nội dung bài giáo viên đưa ra các câu hỏi chính, câu hỏi phụ để học sinh trả lời. Sau đó, giáo viên chốt lại ý chính cần nhớ. 3.3. Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng: 8 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới - Luyện đọc thành tiếng: giáo viên tổ chức cho học sinh đọc cá nhân, đọc nhóm, đồng thanh. - Luyện đọc thầm: giáo viên giao nhiệm vụ đọc thầm cụ thể và có hình thức kiểm tra, khảo sát. - Luyện học thuộc lòng: hình thức xóa dần từ ngữ để học sinh nhớ dần dần. 4. Quy trình dạy Tập đọc: 4.1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đọc và trả lời câu hỏi bài Tập đọc tiết trước. 4.2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp. b) Luyện đọc: - GV đọc mẫu - Luyện đọc câu - Luyện đọc đoạn, bài c) Tìm hiểu bài: Học sinh đọc thầm và tìm hiểu bài dựa vào câu hỏi trong SGK. d) Luyện đọc lại/ học thuộc lòng: Học sinh thể hiện được giọng đọc cả bài, thể hiện được giọng nhân vật, bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ. - GV đọc mẫu - Gv hướng dẫn nhấn giọng - HS thi đọc - Hướng dẫn học thuộc lòng bằng cách xóa dần các từ (nếu có) e) Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà. II. Thực trạng dạy Tập đọc ở lớp 2: - Một số câu hỏi trong các bài Tập đọc chưa thực sự phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2, một số câu hỏi chưa tường minh, một số câu hỏi không phát triển năng lực cho học sinh. - Tiết Tập đọc lặp đi lặp lại theo 1 quy trình nên khô khan, nhàm chán. - Hầu hết giáo viên khi thiết kế bài giảng vả dạy học trên lớp đều phụ thuộc vào sách giáo viên, tuân thủ quy trình cứng nêu ra trong sách. Giáo viên không mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh, đổi mới về nội dung cũng như phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng dạy học. - Học sinh học Tập đọc một cách thụ động, máy móc mà chưa chủ động rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong giờ Tập đọc. Để tiết học Tập đọc trở nên hấp dẫn, sinh động hơn mà vẫn đảm bảo được mục tiêu giáo dục đề ra, giúp học sinh chủ động rèn luyện các kĩ năng, phát huy được năng lực cá nhân, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp dạy học Tập đọc theo định hướng năng lực. 9 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Chương III. Các biện pháp dạy học Tập đọc theo định hướng năng lực 1. Thay đổi các phương pháp, hình thức luyện đọc: 1.1. Đọc mẫu: Trước đây giáo viên thường chỉ dùng một hình thức là tự giáo viên đọc mẫu cho học sinh. Cách đọc mẫu này có thuận lợi là giáo viên phát âm từ ngữ chuẩn, không bị phát âm tiếng địa phương, ngắt nghỉ câu hợp lí, diễn cảm đúng giọng của bài hay giọng của nhân vật. Tuy hiên nếu tiết nào cũng chỉ dùng một hình thức đọc mẫu này sẽ gây nhàm chán, học sinh không được tạo cơ hội để phát huy năng lực đọc sáng tạo của mình. Hơn nữa giọng diễn cảm của giáo viên là giọng diễn cảm của người lớn, bị ảnh hưởng bởi nhân sinh quan của người lớn nên đôi khi không phù hợp để làm mẫu cho học sinh bé, học sinh sẽ khó luyện theo được. Vì vậy ngoài hình thức giáo viên đọc mẫu, tôi đưa thêm một hình thức nữa đó là cho học sinh đọc mẫu. Học sinh được chọn đọc mẫu có thể là học sinh trong lớp đó (nếu trong lớp có học sinh diễn cảm tốt), hoặc giáo viên chọn học sinh đọc tốt trong các lớp khác, trong các năm học khác nhau, cho học sinh đọc mẫu rồi thu âm lại rồi bật cho học sinh nghe trong các tiết học Tập đọc. Các bài đọc mẫu này, giáo viên lưu thành file âm thanh để sử dụng được nhiều năm. 1.2. Luyện đọc: Trong tiết Tập đọc hiện nay, phần luyện đọc có quy trình cứng là: Đọc nối tiếp câu 2 lần với hình thức học sinh đọc các nhân nối tiếp theo 2 dãy. Đọc nối tiếp đoạn 2 lần với hình thức lần 1 đọc cá nhân nối tiếp, lần 2 đọc trong nhóm hoặc nối tiếp theo nhóm. Quy trình đó cứ lặp đi lặp lại trong các tiết gây nên sự nhàm chán, rập khuôn, học sinh đọc thụ động. Hơn nữa số lượng học sinh được đọc vỡ câu không nhiều. Vậy nên tôi đã thay đổi một chút hình thức luyện đọc như sau: - Ở lần luyện đọc câu lần 1, giáo viên vẫn tổ chức cho HS đọc nối tiếp cá nhân theo dãy, cả lớp đọc thầm. Từ đó học sinh tự phát hiện những từ ngữ khó đọc. GV tổ chức cho học sinh luyện đọc từ cá nhân rồi đồng thanh. - Đến lần luyện đọc câu lần 2, giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp câu trong nhóm, học sinh đọc và nghe bạn đọc, sửa lỗi đoc sai cho nhau. Nhờ hình thức này 100% học sinh trong lớp được luyện đọc và có sự kiểm soát lẫn nhau khi đọc. Sau khi đọc xong, các nhóm tự báo cáo, nhận xét phần đọc của nhóm mình. 10 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới - Ở lần luyện đọc đoạn lần 1, giữ hình thức cũ là đọc nối tiếp đoạn cá nhân trước lớp, cả lớp đọc thầm theo, từ đó học sinh phát hiện câu dài. Khi luyện đọc câu dài, giáo viên không áp đặt cách ngắt hơi theo mẫu mà cho học sinh ngắt hơi theo cảm nhận của mình, học sinh nghe và tự chọn cách ngắt hơi hay và hợp lí. - Đến lần đọc đoạn lần 2, giáo viên chọn 1 trong 2 hình thức tùy thời gian: Cách 1: cho học sinh đọc nối tiếp đoạn theo nhóm, học sinh đọc, nghe bạn đọc và sửa cho nhau. Cách 2: các nhóm đọc đồng thanh nối tiếp đoạn trước lớp. Thậm chí nếu có nhiều thời gian (với những bài Tập đọc dạy trong 2 tiết) giáo viên có thể thực hiện cả 2 hình thức trên. - Phần luyện đọc diễn cảm: sau khi cho học sinh nghe đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc, từ ngữ nhấn giọng, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện diễn cảm trong 2 phút, có thể đọc thầm cá nhân, hoặc đọc theo nhóm đôi để học sinh tự sửa cho nhau cách đọc, rồi mới tổ chức thi đọc trước lớp. 2. Thay đổi nội dung, ngữ liệu bài Tập đọc: Như đã phân tích thực trạng dạy Tập đọc ở trên, nhiều bài Tập đọc có câu hỏi chưa phù hợp, chưa tường minh, chưa phát triển năng lực cho học sinh. Nên việc thay đổi, chỉnh sửa nội dung câu hỏi cho phù hợp, thêm câu hỏi gợi mở… là một biện pháp để giúp học sinh học tốt phần tìm hiểu bài và phát huy năng lực cho học sinh. Ví dụ: - Bài Tập đọc “Phần thưởng” (tr14-sgk) Đổi câu hỏi 4: “Khi Na được phần thưởng, những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào?” lên trước câu hỏi 3: “Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?” Sửa câu hỏi 4 thành 2 câu hỏi: “Khi Na được phần thưởng mọi người cảm thấy thế nào? Dựa vào đâu em biết điều đó?” - Bài Tập đọc “Trên chiếc bè” (tr 35-sgk) Sửa câu hỏi 3 thành 2 câu hỏi: “Thái độ của các con vật đối với hai chú dế như thế nào? Những từ ngữ nào nói lên điều đó?” - Bài “Ngôi trường mới” (tr 51-sgk): Câu hỏi 2: “Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường?” Câu hỏi này không phát triển năng lực cho HS vì trong câu hỏi đã kết luận luôn ngôi trường đẹp. Nên thay đổi câu hỏi này thành 2 câu hỏi: “Tìm những từ ngữ tả ngôi trường mới. Qua đó em có cảm nhận gì về ngôi trường mới?” 11 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới - Bài “Người thầy cũ” (tr 57-sgk) Câu hỏi 2: “Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?” Câu hỏi này không phát triển năng lực cho HS vì trong câu hỏi đã kết luận luôn bố Dũng kính trọng thầy. Nên thay đổi câu hỏi này thành 2 câu hỏi: “Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng làm gì? Hành động của bố Dũng thể hiện điều gì?” - Bài “Cây xoài của ông em” (tr 90-sgk) Câu hỏi 4 sửa thành 2 câu: “Ăn quả xoài cát chín nhà mình, bạn nhỏ có suy nghĩ gì? Vì sao bạn nhỏ lại nghĩ như vậy?” Thay đổi câu hỏi như vậy sẽ tạo được sự liên kết giữa các ý hợp lí hơn. - Bài “Quà của bố” (tr107-sgk) Câu hỏi 3: “Những từ ngữ nào, câu nào cho thấy các con rất thích những món quà của bố?” thay thành 2 câu: “Khi nhận được những món quà của bố, các bạn nhỏ cảm thấy thế nào? Từ và câu nào cho con biết điều đó?” - Bài “Gà tỉ tê với gà “ (tr 142-sgk) Câu hỏi 2 khó với học sinh do cách hỏi không tường minh. Giáo viên thay bằng 3 câu hỏi: “Gà mẹ báo cho con biết không có gì nguy hiểm bằng cách nào? Gà mẹ báo cho gà con biết có mồi ngon bằng cách nào? Gà mẹ báo cho gà con biết có tai họa bằng cách nào?” - Bài “Nội quy đảo Khỉ” (tr 44-sgk) Câu hỏi 2: “Em hiểu những điều quy định nói trên như thế nào?” Câu hỏi này không tường mình, chưa rõ ý. Vậy cần thay câu hỏi này thành: Những điều trong nội quy yêu cầu du khách lên đảo phải thực hiện những việc gì?” - Bài “Bé nhìn biển” (tr 65-sgk) Câu hỏi 1 và 2: “Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? Những hình ảnh nào cho thấy biển giống trẻ con?” không phát triển năng lực cho HS vì trong câu hỏi đã nêu luôn ý chính của bài. Cần sửa 2 câu hỏi này thành: “Tìm những câu thơ tả cảnh biển, bãi biển, sóng biển? Qua những câu thơ trên, em có cảm nhận gì về biển?” - Bài “Cháu nhớ Bác Hồ” (tr105-sgk) Câu 2: “Vì sao bạn nhỏ phải cất thầm ảnh Bác?” và câu 3: “Hình ảnh của Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu?” nên đảo vị trí câu 3 hỏi trước, câu 2 hỏi sau. Câu 4: “Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ?” nên thay bằng câu hỏi phát triển năng lực hơn: “Qua bài thơ con thấy tình cảm bạn nhỏ dành cho Bác Hồ như thế nào?” - Bài “Lượm” (tr131-sgk) 12 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Câu hỏi 1: “Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong 2 khổ thơ đầu?” thay thành: “Trong 2 khổ thơ đầu chú bé Lượm được miêu tả như thế nào? Qua những hình ảnh đó em có nhận xét gì về Lượm?” 3. Sử dụng các kĩ thuật dạy học mới để hướng dẫn tìm hiểu bài: Trong dạy học hiện nay, việc sử dụng các kĩ thuật dạy học mới đã bắt đầu phổ biến ở các nhà trường, các lớp học. Việc áp dụng các kĩ thuật dạy học mới vừa có tác dụng phát triển năng lực cho học sinh, tạo điều kiện cho HS được hoạt động, đồng thời mang lại sự tươi mới, hấp dẫn cho tiết học. Những kĩ thuật dạy học thường được áp dụng nhiều nhất trong các tiết Tập đọc là: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy. 3.1. Kĩ thuật khăn trải bàn: Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn” - Hoạt động theo nhóm (4 học sinh / nhóm) (có thể nhiều học sinh hơn) Mỗi học sinh ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...) Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0) Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật “Khăn trải bàn” - Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi. - Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề. - Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn 13 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới - Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu. Trong dạy học Tập đọc, tôi thường sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong phần tìm hiểu bài, với những câu hỏi khó. Ví dụ: 3.2. - Bài “ Làm việc thật là vui” (tr16-sgk): Câu hỏi 1: “Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?”. Đây là câu hỏi bao quát gần như nội dung cả bài, để trả lời câu hỏi này, HS phải tìm nhiều ý trong bài nên rất có thể tìm thiếu, tìm sai. Vì vậy, với câu hỏi này giáo viên cho HS làm việc cá nhân trong 2 phút: đọc thầm, tìm ý và gạch vào sgk. Sau đó HS thảo luận nhóm 3 phút: nêu các ý mà mình tìm được. Nhóm sẽ tổng hợp các ý kiến cá nhân thành ý kiến chung để trình bày. - Bài “Cây dừa” (tr 89-sgk) Câu hỏi 1: “Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?” Đây là câu hỏi khó và có nhiều hình ảnh so sánh cần tìm, nếu học sinh trả lời cá nhân thì sẽ không trả lời đầy đủ. Vì vậy, giáo viên cho học sinh làm việc các nhân 2 phút, tìm các hình ảnh so sánh và gạch vào sách. Sau đó các em sẽ thảo luận nhóm trong 2 phút nữa để tổng hợp ý kiến chung. Kĩ thuật mảnh ghép: Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: 14 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề) - Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh: - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). *Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép” VÒNG 1: Nhóm chuyên gia - Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 học sinh [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,…)] - Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)] - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. - Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2 VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép - Hình thành nhóm 3 đến 6 học sinh mới (1 – 2 học sinh từ nhóm 1, 1 – 2 học sinh từ nhóm 2, 1 – 2 học sinh từ nhóm 3…) - Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau - Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết - Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả 15 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới *Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật “Các mảnh ghép” - Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề. - Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2, …,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn) - Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm - Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự. Trong dạy học Tập đọc, tôi thường sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong phần tìm hiểu bài, với những câu hỏi có nhiều ý. Ví dụ: - Bài “Tìm ngọc” (tr 139-sgk) Câu hỏi 3: “Mèo và Chó đã làm thế nào để lấy lại viên ngọc? a. Ở nhà người thợ kim hoàn. b. Khi ngọc bị cá đớp mất. c. Khi ngọc bị quạ cướp mất. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: Nhóm 1,2 trả lời ý a. Nhóm 3,4 trả lời ý b. Nhóm 5,6 trả lời ý c - Đây chính là giai đoạn nhóm chuyên sâu. Sau đó đại diện nhóm trình bày câu trả lời của nhóm mình - Đây là giai đoạn nhóm mảnh ghép nhưng thay đổi ở chỗ: các nhóm chuyên sâu không tách nhóm để lập thành nhóm mảnh ghép mà trình bày luôn trước lớp để cả lớp theo dõi. - Bài “Vè chim” (tr 28-sgk) Câu hỏi 2: “Tìm những từ ngữ được dùng: a. Để gọi các loài chim. b. Để tả đặc điểm của các loài chim. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: Nhóm 1,2,3 thảo luận ý a. Nhóm 4,5,6 thảo luận ý b. Sau đó đại diện 2 nhóm báo cáo trước lớp. (như cách tổ chức ở bài “Tìm ngọc”) 3.3. Kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy: Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm 16 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính. *Cách tiến hành - Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. - Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. - Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. *Một vài ý kiến cá nhân: Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như: - Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề; Trình bày tổng quan một chủ đề; Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng; Thu thập, sắp xếp các ý tưởng; Ghi chép khi nghe bài giảng. *Ưu điểm của kĩ thuật này là: - Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu; Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng; Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại; Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng. Trong dạy học Tập đọc, tôi thường sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong phần tìm hiểu bài để chốt ý từng đoạn và chốt ý toàn bài. Ví dụ: 17 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới - Bài “ Chuyện bốn mùa” (tr5-sgk): Ấp ủ mầm sống Giấc ngủ ấm MÙ Bếp lửa nhà sàn MÙA A ĐÔN XUÂ G BỐN N MÙ Bưởi chín vàng Trăng rằm rước đèn phá cỗ A A A HẠ Trời xanh cao Ngày tựu trường - Bài “Cây xoài của ông em” (tr90-sgk) - Bài “Sông Hương” (tr73-sgk) - 18 / 38 Cây lá tươi tốt Đơm trái ngọt, hoa thơm MÙ MÙ THU Đâm chồi, nảy lộc Được nghỉ hè Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Xanh thẳm của da Đặc ân của Màu xanh trời thiên nhiên có Xanh biếc của cây lá nhiều sắc độ SÔNG HƯƠN Xanh non của bãi ngô Hè tới Đường trăng G Đêm trăng Dải lụa đào ửng hồng lung linh dát vàng sáng 4. Giải nghĩa từ bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động: Trong một tiết dạy Tập đọc, phần giải nghĩa từ thường xuất hiện ở phần luyện đọc từ và phần tìm hiểu bài. Ở phần luyện đọc, giáo viên giải nghĩa những từ giữ nguyên nghĩa trong từ điển, không mang nghĩa văn cảnh và không phải là từ khóa của bài. Ở phần tìm hiểu bài, giáo viên giải nghĩa những từ khóa và mang nghĩa văn cảnh. Có các hình thức giải nghĩa từ như sau: - Giải nghĩa bằng cách mô tả bằng lời nói. Giải nghĩa bằng cách mô tả bằng hành động. Giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Giải nghĩa bằng cách đặt câu. Giải nghĩa bằng cách nêu hoàn cảnh sử dụng từ. Giải nghĩa bằng hình ảnh minh họa. Giải nghĩa bằng video clip. Giải nghĩa bằng vật thật. Tùy thuộc vào nội dung và phân loại của từ, giáo viên lựa chọn hình thức giải nghĩa cho phù hợp. Nếu từ cần giải nghĩa là danh từ, chúng ta nên chọn cách giải nghĩa bằng hình ảnh, vật thật sẽ đem lại hiệu quả hơn. Nếu từ cần giải nghĩa là động từ, chúng ta có thể chọn hình thức mô tả bằng hành động hoặc xem video clip, hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng… để học sinh hình dung rõ hơn. Còn nếu từ cần giải nghĩa là tính từ, chúng ta có thể chọn hình thức mô tả bằng lời, sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, sử dụng hình ảnh…giúp học sinh cảm nhận được các đặc điểm, tính chất đó. Tuy nhiên, trong một bài Tập đọc nên chọn nhiều hình thức giải nghĩa khác nhau để tiết học thêm sinh động và đem lại hiệu quả, giúp học sinh hiểu nghĩa từ một cách chính xác. Ví dụ như: 19 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới - Bài “Cây xoài của ông em” (tr 89-sgk) Các từ cần giải nghĩa là: lẫm chẫm, sai lúc lỉu, đu đưa, trảy,thơm dịu dàng, ngọt đậm đà, xoài thanh ca, xoài tượng, xoài cát: Với các từ xoài thanh ca, xoài tượng, xoài cát, sai lúc lỉu, tôi chọn cách giải nghĩa bằng hình ảnh. Xoài tượng Xoài thanh ca Xoài cát Sai lúc lỉu 20 / 38 Sai lúc lỉu Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Với các từ lẫm chẫm, đu đưa, tôi giải nghĩa bằng video clip và mô tả bằng hành động. Với từ trảy tôi giải thích bằng lời: trảy nghĩa là hái quả. Còn với từ thơm dịu dàng, ngọt đậm đà, tôi sử dụng quả xoài cát chín cho học sinh ngửi và nếm thử mùi vị của nó. 21 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới 5. Tăng cường vận dụng thực tế, liên hệ vốn sống cho học sinh: Biện pháp giúp giáo viên tăng cường vận dụng thực tế, liên hệ vốn sống của học sinh là đưa ra những câu hỏi liên hệ nội dung bài Tập đọc với hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm của học sinh về những vấn đề có liên quan trong cuộc sống. Thường những câu hỏi này là những câu hỏi vận dụng nâng cao, hay còn gọi là câu hỏi mức độ 4. Hoặc sau bài Tập đọc, giáo viên có thể giao nhiệm vụ hoặc bài tập kết nối, liên hệ nội dung bài Tập đọc với những vấn đề trong cuộc sống của các em. Ví dụ như: - Bài “ Người mẹ hiền” (tr64-sgk) hoặc bài “Bà tay dịu dàng” (tr66sgk) Sau khi tìm hiểu nội dung bài Tập đọc, học sinh hiểu: Thầy cô giáo luôn yêu thương học sinh. Vậy sau khi học 2 bài này giáo viên cần liên hệ với bản thân học sinh bằng cách nêu câu hỏi: “Vậy để đền đáp lại tình yêu thương của thầy cô các con cần làm gì?” - Bài “Bưu thiếp” (tr80-sgk) Sau khi học xong, học sinh hiểu được nội dung, tác dụng, cách viết bưu thiếp, cách gửi thư. Để giúp các em vận dụng bài học vào thực tế, giáo viên tổ chức cho học sinh tập viết bưu thiếp chúc mừng sinh nhật bạn trong lớp, chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11. 22 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Một số giáo án dạy tập đọc theo định hướng năng lực: KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn: Tập đọc Bài: Cây xoài của ông em Tiết 30 Tuần 11 I/ MỤC TIÊU: Sau tiết học HS có khả năng 1.Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: lẫm chẫm, trảy, sai lúc lỉu, đu đưa theo gió, thơm dịu dàng, ngọt đậm đà - Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp và vị thơm ngon của cây xoài cát. Từ đó thể hiện tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất. 2. Kĩ năng: - Đọc đúng các từ ngữ: lẫm chẫm, lúc lỉu, trảy (dự đoán). - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ trong câu: Ăn qủa xoài cát chín/ trảy từ cây của ông em trồng,/kèm với xôi nếp hương,/ thì đối với em/ không thứ quà gì ngon bằng.// - Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả cây xoài: trắng cành, sai lúc lỉu, đu đưa, chín vàng, to nhất. 3. Thái độ - Có thái độ yêu quý, biết ơn ông bà của mình. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Chuẩn bị của thầy: Giáo án điện tử Chuẩn bị của trò: Sách giáo khoa 23 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới III/ NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TG Nội dung kiến thức cơ bản Khởi động Hát múa bài: Cháu yêu bà 5p I/ Kiểm tra bài cũ: bài “Bà cháu” - Đọc đoạn con thích. - Vì sao con thích đoạn này? - Trong câu chuyện này, con thích nhân vật nào? Vì sao? Tình cảm của hai anh em dành cho bà của mình rất sâu sắc. Hôm nay các con sẽ lại được học một bài tập đọc thể hiện tình cảm con cháu với ông bà cũng rất xúc động. Đó là bài “Cây xoài của ông em” II/ Bài mới 15p 1. Luyện đọc - Đọc mẫu, yêu cầu HS chú ý lắng nghe cách phát âm các từ, cách ngắt hơi các câu, giọng đọc của cô giáo. a) Đọc nối tiếp câu: - Đọc lần 1 - Luyện đọc từ khó: lẫm chẫm, lúc lỉu, trảy (dự kiến) Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Hoạt động Hoạt động của thầy của trò GV nêu yêu cầu Cả lớp thực hiện Nêu yêu cầu 2 HS Nhận xét Chuyển ý, giới thiệu bài Ghi bảng GV yêu cầu, đọc HS mẫu nghe, dấu S HS đọc nối tiếp câu trong nhóm 5 Các nhóm nêu từ khó đọc. - Giải nghĩa từ: lẫm chẫm, trảy 2 HS đọc từ GV chiếu slide Lớp đồng - Đọc lần 2: Khi đọc lần 2 các con chú ý đọc minh họa thanh đúng những từ chúng ta đã luyện. GV yêu cầu 1 dãy HS đọc HSNX (tiêu b) Đọc nối tiếp đoạn chí 1) - Chia bài tập đọc thành 3 đoạn GV chiếu slide HS đánh dấu - Đọc lần 1 Nhận xét S 1 dãy HS đọc 24 / 38 GV yêu cầu lắng đánh Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới - Hướng dẫn ngắt hơi câu: Ăn qủa xoài cát GV chiếu slide chín/ trảy từ cây của ông em trồng,/kèm với xôi nếp hương,/ thì đối với em/ không thứ quà gì ngon bằng.// 2 HS đọc thể hiện cách ngắt hơi. HSNX cách ngắt hơi Chốt cách ngắt HS đánh dấu hơi hợp lý S - Đọc lần 2: Khi đọc lần 2 các con chú ý ngắt GV yêu cầu 1 dãy HS hơi đúng các câu dài. đọc HSNX (tiêu - Đọc lần 3 chí 1,2) Các nhóm đọc HSNX c) Đọc cả bài 1 HS đọc Vừa rồi các con đã luyện đọc rất tốt. Bây giờ GV chuyển ý 10p chúng mình cùng tìm hiểu nội dung của bài tập đọc nhé. 2. Tìm hiểu bài: - Cây xoài ông trồng là loại xoài gì? GV hỏi HS trả lờiHS - Giới thiệu cây xoài cát. Cây xoài này có đặc GV chiếu slide đọc câu hỏi điểm gì, chúng ta sẽ tìm hiểu qua câu hỏi 1. 1 - Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát. HS đọc đoạn 1, gạch ý vào S HS trả lời HSNX, bổ sung - Giải thích từ: sai lúc lỉu, đu đưa theo gió GV chiếu slide HS giải thích Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả minh họa, chốt ý bằng lời, làm sai lúc lỉu. Từng chùm quả to, đu đưa theo trên slide (sơ đồ động tác đu gió. tư duy) đưa canh tay Chuyển ý Cây xoài cát không những đẹp mà quả xoài GV hỏi HS đọc thầm cát chín ăn cũng rất ngon. Chúng mình có đoạn 2, gạch biết quả xoài cát chín có mùi vị và màu sắc ý vào S, trả như thế nào không? lời HSNX, bổ GV chốt trên sung Mùi xoài thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, slide (sơ đồ tư màu sắc vàng đẹp. duy) Giải thích 25 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới 7p 3p - Giải thích từ ngữ: thơm dịu dàng, ngọt đậm đà (Cho HS quan sát, màu sắc, ngửi mùi thơm và nếm thử vị quả xoài cát.) - Cứ đến mùa xoài, mẹ bạn nhỏ thường thì làm gì? - Tại sao mẹ bạn lại chọn những quả chín vàng và to nhất để bày lên bàn thờ ông? - Còn bạn nhỏ có suy nghĩ gì khi ăn quả xoài cát? - Tại bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất? Cây xoài này do ông vun trồng, chăm sóc nên nó gắn liền với kỉ niệm về người ông đã mất. Khi nhìn cây xoài 2 mẹ con bạn nhỏ cảm thấy rất thương nhớ và biết ơn ông. Các con đã hiểu nội dung bài tập đọc. Bây giờ chúng mình cùng luyện đọc lại cho hay hơn nhé. 3. Luyện đọc lại: Đoạn 1 - Đọc mẫu đoạn 1, yêu cầu lắng nghe giọng đọc - Các con nghe cô đọc với giọng thế nào? - Khi đọc cần thể hiện giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Ngoài ra chúng ta cần nhấn giọng ở các từ ngữ: trắng cành, sai lúc lỉu, đu đưa, chín vàng, to nhất HS quan sát GV hỏi GV gắn tranh, HS chốt ý cả bài. nghe lắng Chuyển ý GV đọc GV hỏi GV hướng dẫn trên slide GVNX IV/ Củng cố dặn dò GV hỏi -Liên hệ thực tế, tích hợp phân môn Tập làm văn: Bạn nào trong lớp mình vẫn còn ông bà? Tình cảm của con với ông bà của mình như GV dặn dò thế nào? Con cần làm gì thể hiện tình cảm đó? - Về nhà các con luyện đọc lại bài. 26 / 38 HS trả lời HSNX, bổ sung HS trả lời HS luyện các nhân HS thi đọc HS bình chọn (tiêu chí 1,2,3) HS trả lời Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn: Tập đọc Bài: Bé Hoa I - MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đen láy, ru. - Hiểu nội dung của bài: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ. 2. Kĩ năng: - Đọc đúng các từ ngữ: Nụ, lớn lên, đen láy, nắn nót (dự kiến). - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ trong câu: + Hoa yêu em/ và rất thích đưa võng ru em ngủ. + Đêm nay Hoa hát hết các bài hát/ mà mẹ vẫn chưa về. - Biết đọc bài với giọng tình cảm, nhẹ nhàng. Đọc bức thư của Hoa với giọng trò chuyện, tâm tình. 3. Thái độ: - HS biết thương yêu, chăm sóc anh chị em, hiếu thảo với bố mẹ của mình. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị của GV: BGĐT, đoạn clip ghi âm giọng đọc, mô hình sơ đồ tư. - Chuẩn bị của HS: SGK. III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Ổn định tổ chức lớp: Hát tập thể B. Tiến trình tiết dạy: Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Thời Nội dung các hoạt động dạy học gian Hoạt động của Hoạt động của thầy trò 2’ A. Kiểm tra bài cũ -Cô có một giỏ hoa với những bông hoa GV nêu HS lắng nghe đẹp.Mỗi bông hoa là 1 yêu cầu.Các con hãy chọn bông hoa mà con yêu thích và thực hiện yêu cầu trong đó nhé. -Bông hoa 1: Đọc đoạn 2 bài Hai anh em - GV nêu yêu - HS lên hái hoa và trả lời câu hỏi: Người em nghĩ gì và đã cầu. và thực hiện yêu làm gì? cầu -GV nhận xét: Cô thấy con đọc lưu loát, rõ -GV nhận ràng. Con đã biết ngắt, nghỉ đúng chỗ và phần TL trả lời đúng câu hỏi -Bông hoa 2: Hãy đọc đoạn con thích. Vì 27 / 38 xét -HS trả lời Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của Hoạt động của thầy trò sao con thích đoạn văn này? -Nhận xét KTBC: Qua phần đọc và trả lời -GV nhận câu hỏi của 2 bạn cô thấy 2 bạn không phần KTBC những đọc bài tốt mà còn hiểu được nội dung của bài đọc.Cả lớp tặng hai bạn 1 tràng pháo tay nào B. Bài mới xét -HS vỗ tay 1. Giới thiệu bài: -Các con ạ ở bài Hai anh em chúng ta đã biết được tình cảm yêu thương, lo lắng, nhường nhịn nhau của hai anh em.Từ xưa đến nay tình cảm gia đình giữa bố mẹ, anh chị em luôn gắn bó.Mỗi thành viên trong gia đình đều quan tâm, lo lắng, chăm sóc lẫn nhau.Hôm nay các con sẽ được học một bài tập đọc thể hiện tình cảm của một người con với bố mẹ,một người chị đối với em qua bài Bé Hoa 2. Luyện đọc -Các con mở sách giáo khoa trang 121 và chú ý nghe cô đọc bài nhé 2.1 Đọc mẫu 2.2.Luyện đọc -Các con vừa được nghe cô đọc bài.Để đọc được tốt bài tập đọc này chúng mình cùng nhau luyện đọc từng câu nhé. 2.2.1. Đọc nối tiếp câu *Đọc lần 1: -Bắt đầu từ dãy bạn....mỗi bạn đọc một câu lần lươt đến hết bài.Mời bạn.. -Qua phần đọc vừa rồi các con thấy có từ nào khó phát âm? ( dự kiến: đen láy, nắn nót, dạy) - Chúng ta sẽ luyện đọc các từ này nhé 28 / 38 GV giới thiệu, HS lắng nghe ghi bảng GV nói GV đọc -Mở SGK, theo dõi - Lắng nghe GV nói Lắng nghe - Nêu yêu cầu - HS đọc nối tiếp theo dãy - HS trả lời GV hỏi GV ghi bảng các từ khó phát âm Gọi HS đọc (HS -Đọc cá nhân nào nêu thì gọi ( 3HS), đồng HS đó đọc) thanh (cả lớp) Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Thời gian 7’ Nội dung các hoạt động dạy học -Các con vừa được luyện đọc các từ khó.Bây giờ chúng mình hãy đọc nối tiếp câu trong nhóm đôi.Khi đọc các con chú ý đọc đúng các từ mà chúng ta vừa luyện nhé. *Đọc lần 2 -Đọc nối tiếp câu trong nhóm đôi 2.2.2 Đọc nối tiếp đoạn -Để giúp các con luyện đọc tốt cô sẽ chia bài này thành 3 đoạn. Chúng mình cùng nhau quan sát trên màn hình và dùng bút chì đánh số vào đầu mỗi đoạn Đoạn 1: Từ đầu đến ru em ngủ Đoạn 2: Từ đêm nay đến nắn nót viết từng chữ Đoạn 3: Phần còn lại -Vậy là các con đã biết được rõ 3 đoạn.Cô mời 3 bạn đọc nối tiếp 3 đoạn *Đọc đoạn lần 1: -Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp: -Nhận xét: Cô mời các con nhận xét phần đọc của 3 bạn *Luyện đọc câu dài: - Vừa rồi trong phần đọc của các bạn cô thấy có 1 câu dài cần ngắt nghỉ hơi đúng.Cô trò mình sẽ cùng nhau luyện đọc câu này nhé Đêm nay,/ Hoa hát hết các bài hát /mà mẹ vẫn chưa về.// Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của Hoạt động của thầy trò GV nêu yêu cầu. HS đọc nối tiếp câu trong nhóm 2 GV nói, bấm HS theo dõi dùng slide chia đoạn bút chì đánh số vào đầu mỗi đoạn 1 HS nhắc lại -GV nêu yêu cầu -Gọi xét: HS nhận Nêu yêu - HS trao đổi cầu,gắn câu dài lên bảng - Yêu cầu HS đọc câu -Có bạn nào có cách đọc khác không ? - Nêu yêu cầu - Nêu yêu cầu -Nhận xét phần đọc của bạn Nêu yêu cầu 29 / 38 - 3 HS đọc nối tiếp 1 HS đọc 1 HS nhận xét: 1 HS đọc 1 HS nhận xét: Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Thời Nội dung các hoạt động dạy học gian Hoạt động của Hoạt động của thầy trò Nhận xét phần ngắt nghỉ của bạn, Khi đọc câu này các con nghỉ hơi sau tiếng GV nêu, chốt HS quan sát và nay (gạch 1 gạch sau tiếng nay),và tiếng cách đọc gạch câu dài vào hát (gạch 1 gạch sau tiếng hát), nghỉ lâu SGK hơn sau tiếng về (gạch 2 gạch sau tiếng về) -1 bạn đọc lại cho cô câu này Nêu yêu cầu 1 HS đọc *Đọc lần 2: Nêu yêu cầu. GV HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm -Cô thấy các con luyện đọc đúng rồi gõ thước 3 đấy.Bây giờ chúng mình cùng luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm 3 trong thời gian 2 phút để cùng sửa cho nhau. 2 phút bắt đầu *Đọc lần 3: - Cô mời 3 nhóm đọc nối tiếp đoạn.Nhóm - Nêu yêu cầu - 3 nhóm HS đọc nào xung phong? 8’-Nhận xét phần đọc của 3 nhóm - Nêu yêu cầu - 2 HS nhận xét: 10’ -Cô nhất trí với các con.Ai giỏi đọc lại cả Nêu yêu cầu 1 HS đọc bài cho cô. Trong khi bạn đọc chúng mình cùng đọc thầm theo bạn và xem gia đình bạn Hoa có những ai nhé 2.2.3.Đọc cả bài Nêu yêu cầu 1 HS đọc 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài -Cô cảm ơn con -Lớp mình đã đọc thầm bài theo bạn cho cô biết: GV hỏi HS trả lời.HS Câu 1: Gia đình bạn Hoa có mấy người? khác bổ sung Đó là những ai? Cô mời bạn khác bổ sung 2’ Cô giới thiệu với các con: ( GV gắn cây) GV nói, kết hợp HS quan sát, lắng nghe Gắn xong rồi nói : Đây là gia đình bạn chỉ tranh Hoa có 4 người: bố, mẹ, Hoa và em Nụ ( Nói đến đâu chỉ đến đấy) - Qua lời tả của tác giả,em Nụ có những Nêu câu hỏi - HS trả lời,HS 30 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Thời Nội dung các hoạt động dạy học gian Hoạt động của Hoạt động của thầy trò nét gì đáng yêu? khác bổ sung:Con nhất trì ( HS trả lời xong GV vừa gắn và nói: Em với ý kiến của Nụ thật là đáng yêu với môi đỏ hồng bạn (gắn), mắt đen láy (gắn) -Vây thì đôi mắt đen láy là đôi mắt như thế Bấm slide -Quan sát nào cô mời các con nhìn lên màn hình -Đôi mắt của em bé trong hình như thế Nêu câu hỏi -2 Hs trả lời nào? -Đôi mắt đen,trong, sáng long lanh như GV chỉ và nói đôi mắt em bé và em Nụ trong bài là đôi mắt đen láy đấy các con ạ - Qua lời kể của Hoa trong bức thư viết - Nêu câu hỏi - HS lắng nghe cho bố, em Nụ còn điểm gì đáng yêu nữa? -Cô mời 1 bạn lên bảng chỉ tranh và nêu Nêu câu hỏi -1HS lên bảng lại những nét đáng yêu của em Nụ? chỉ và nêu -Bạn rất giỏi.Đấy chính là những nét đáng - GV nêu - HS lắng nghe yêu của em Nụ. Vậy tình cảm của Hoa đối - Cả lớp. với em như thế nào? -HS trả lời xong GV vừa gắn và nói: Hoa - GV nêu và gắn - Lắng nghe yêu em ( gắn yêu em) rất thích đưa võng và hát ru em ngủ (gắn hát ru) -Ở nhà các con đã được nghe hát ru bao -Nêu câu hỏi - HS trả lời giờ chưa? -Bây giờ các con hãy lắng nghe tiếng hát -GV bật slide - HS lắng nghe ru của 1 bạn nhỏ dành cho em của mình nhé - Không chỉ yêu em mà Hoa còn là người con ngoan biết giúp mẹ nhiều việc -Các con hãy đọc thầm đọạn 2 kể những -Nêu yêu cầu -HS trả lời việc Hoa đã làm thể hiện tình cảm với bố mẹ? -Nêu yêu cầu -HS bổ sung -Hoa đã biết giúp mẹ (gắn giúp mẹ), trông em (gắn trông em) - Hoa không chỉ biết giúp mẹ mà Hoa còn -Nêu yêu cầu 31 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học viết thư tâm sự với bố (gắn viết thư cho bố) -Vậy trong thư Hoa đã kể cho bố nghe điều gì? -Và Hoa mong muốn điều gì? - GV gắn dạy bài hát mới và nói: Hoa mong bố dạy nhiều bài hát để Hoa ru em -Các con ạ lá thư chính là sự kết nối tình cảm của 3 mẹ con với bố ở xa.Nhờ có lá thư này mà bố biết được tình hình của 3 mẹ con ở nhà và yên tâm công tác đấy các con ạ -Cô mời 1 bạn lên bảng chỉ vào tranh và nêu tình cảm của Hoa đối với em, và đối với bố mẹ? 4.Luyện đọc lại: Đoạn 1 -Chúng mình vừa tìm hiểu bài đọc.Khi đọc đoạn 1 để thể hiện những nét đáng yêu của em Nụ,các con hãy lắng nghe bạn đọc bài và nhận xét xem bạn đọc với giọng như thế nào và bạn nhấn giọng vào những từ nào nhé -Bạn đã đọc với giọng như thế nào? -GV chốt: bạn đã đọc tình càm nhẹ nhàng và nhấn giọng ở những từ gợi tả những nét đáng yêu của em Nụ (GV bấm slide: môi đỏ hồng, yêu lắm, mở to, tròn, đen láy) -Để đọc được như bạn nhỏ các con sẽ cùng nhau luyện đọc lại trong nhóm đôi trong thời gian 2 phút nhé -Thi đọc: Bạn nào xung phong đọc đoạn 1 -Nhận xét:Con nhận xét hai bạn đọc bài? Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của Hoạt động của thầy trò -Nêu yêu cầu -HS trả lời -Nêu yêu cầu Gắn bảng -HS trả lời GV nói, slide -Nêu yêu cầu 1 HS lên chỉ tranh -Bấm slide -Lắng nghe -Nêu câu hỏi -2,3 HS -Bấm slide hiệu -Theo dõi và ứng từng từ gạch vào sách Nêu yêu cầu HS đọc nhóm đôi Nêu yêu cầu Nêu yêu cầu Gọi 2 HS Nhận xét: nhẹ nhàng, tình cảm -Cô khen rất nhất trí với ý kiến của các -GV nói con.Cô thích phần bài đọc của cả hai bạn 32 / 38 bấm HS lắng nghe trong -HS lắng nghe Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Thời gian Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của Hoạt động của thầy trò Nội dung các hoạt động dạy học vì đọc bài rất hay, tình cảm.Hai bạn đã thể hiện được những nét đáng yêu của em Nụ -Bạn nào giỏi đọc cho cô cả bài? C.Củng cố, dặn dò - Gia đình bạn Hoa rất yêu thương nhau. Thế còn đối với gia đình mình, con đã làm được những việc gì để thể hiện tình cảm vơí bố mẹ, anh chị em mình? - Chốt: Cô mong rằng cảm xúc của bài đọc ngày hôm nay sẽ nuôi dưỡng tình cảm của các con với gia đình mình để gia đình mình sẽ luôn hạnh phúc như bạn nhỏ trong bài - Về nhà các con luyện đọc bài như cô đã hướng dẫn nhé -Các con mở sách trang 124 đọc trước bài “Con chó nhà hàng xóm” trả lời miệng các câu hỏi cuối bài nhé Nêu yêu cầu 1 HS đọc Nêu câu hỏi Trả lời GV chốt Dặn dò Lắng nghe V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Sau khi áp dụng các biện pháp đổi mới nêu trên, giờ học Tập đọc đã không còn rập khuôn nhàm chán như trước mà sinh động hơn với nhiều hình thức luyện đọc, tìm hiểu bài. Nhờ vậy học sinh cảm thấy hứng thú hơn, chủ động hơn trong việc luyện đọc, trong việc lắng nghe và nhận xét bạn đọc, trong việc tìm hiểu bài. Từ đó kĩ năng đọc, nghe và trả lời câu hỏi của học sinh tiến bộ đáng kể so với đầu năm. Cụ thể: SỐ LIỆU Học sinh có Chiếm tỉ lệ 33 / 38 Học sinh trả lời Chiếm tỉ lệ Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới THỜI ĐIỂM ĐẦU NĂM HỌC CUỐI NĂM HỌC kĩ năng đọc tốt được câu hỏi * Ghi chú: Kĩ năng đọc và trả lời câu hỏi được đánh giá theo các tiêu chí sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (45 tiếng/1 phút) - Đọc đúng các tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng) - Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, đúng các cụm từ - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (trong đó có câu hỏi phát triển năng lực) 34 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới PHẦN THỨ BA. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Ý nghĩa của đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực hết mình để sáng tạo. Đề tài đã phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề dạy tập đọc ở lớp 2. Từ đó tìm tòi và đưa ra các biện pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để tổ chức dạy học Tập đọc cho học sinh dạy lớp 2 theo định hưởng đổi mới, bắt kịp với những thay đổi về nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, trang thiết bị dạy học... hiện nay. Đề tài giúp giáo viên lớp 2 nói riêng và giáo viên tiểu học nói chung có những định hướng và biện pháp để thiết kế và tổ chức các bài dạy tập đọc có hiệu quả cao. Cụ thể: - Giúp học sinh tích cực chủ động luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc. - Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong môn Tiếng Việt cho học sinh. - Tăng cường liên hệ thực tế, mở rộng vốn sống, rèn kĩ năng sống cho học sinh. - Giúp tiết học Tập đọc trở nên sinh động, hấp dẫn. II. Bài học kinh nghiệm: Sau một năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm dạy Tập đọc theo hướng đổi mới, bản thân tôi rút ra các bài học sau: Để việc áp dụng các biện pháp đề cập trong sáng kiến phát huy được hiệu quả, giáo viên cần chú ý các vấn đề sau: - Chú trọng hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm ngay từ đầu năm lớp 2, trong đó quan tâm tới vai trò điều hành của nhóm trưởng, tinh thần hợp tác của các thành viên. - Chú trọng rèn cho học sinh kĩ năng lắng nghe, phản hồi ý kiến tích cực, kĩ năng tóm tắt ý, kĩ năng trình bày. - Giúp học sinh làm quen với cách hoạt động theo các kĩ thuật dạy học mới: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy ngay từ đầu năm và trong tất cả các môn học. 35 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới - Xây dựng tiêu chí Tập đọc, định hướng mục tiêu cần đạt của môn tập đọc rõ ràng. Điều này sẽ định hướng cho việc dạy Tập đọc của giáo viên và học Tập đọc của học sinh. III. Khả năng ứng dụng, triển khai: Các biện pháp nêu ra trong sáng kiến rất dễ triển khai. Sáng kiến có thể áp dụng trong dạy Tập đọc lớp 2 nói riêng và dạy Tập đọc lớp 3, 4, 5 nói chung. Sáng kiến có thể áp dụng cả ở các trường học ở Thành phố hoặc nông thôn vì không đòi hỏi cơ sở vật chất quá hiện đại, cách tổ chức đơn giản, dễ thực hiện cho cả giáo viên và học sinh. IV. Ý kiến đề xuất: Để sáng kiễn có thể được triển khai sâu rộng và hiệu quả, tôi xin có một vài ý kiến đề xuất: - Các nhà trường, phòng sở giáo dục cần tăng cường tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với những đổi mới về nội dung chương trình, phương pháp dạy học... - Bản thân giáo viên cần phải tự bồi dưỡng trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng cách mạnh dạn xây dựng các tiết hội giảng theo hướng đổi mới, tích cực dự giờ các tiết chuyên đề để học tập; trao đổi các kinh nghiệm hay vướng mắc trong các tiết sinh hoạt chuyên môn. - Giáo viên cần thay đổi quan điểm dạy học: không nặng nề về kiến thức mà dung hòa giữa dạy kiến thức với rèn kĩ năng học cho học sinh. - Các nhà trường và giáo viên cần tuyên truyền giúp cha mẹ học sinh hiểu được định hướng đổi mới để cha mẹ học sinh hiểu và hợp tác, hỗ trợ nhà trường cùng giáo viên trong việc dạy học. Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới là sáng kiến mang đến những biện pháp, hình thức tổ chức mới, phù hợp với thực tế và khả năng học tập của học sinh thời đại mới. Tuy nhiên trong khuôn khổ của sáng kiến tôi chưa thể trình bày được hết những biện pháp có thể áp dụng để đổi mới việc dạy Tập đọc lớp 2. Tôi mong muốn được sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để giúp cho sáng kiến hoàn thiện hơn và có thể áp dụng một cách sâu rộng, hiệu quả. 36 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới Tôi xin chân thành cảm ơn! Hoàn Kiếm, ngày 14 tháng 4 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện 37 / 38 Một số kinh nghiệm dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Lê A, Thành Tị Yên Mĩ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí: Phương pháp dạy học Tiếng Việt - NXBGD 1994 2 - Hoàng Hoà Bình - Dạy Văn cho học sinh tiểu học - NXB GD 1997 3 - Nguyễn Huy Bình - Dạy văn dạy cái hay, cái đẹp - NXB GD 1983 4 - Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng - Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục ở tiểu học - NXB GD 1998 5- Phạm Minh Hạc ( chủ biên) - Tâm lí học - NXB GD 1993 6 - Đặng Hiển - Dạy văn , học văn - NXB Đại học sản phẩm 2005 7 - Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh - Giải đáp 88 câu hỏi về dạy học Tiếng Việt ở tiểu học - NXB GD 2000 8 - Lê Phương Nga - Dạy Tập đọc ở tiểu học - NXB GD 2001 9 - Hà Thế Ngữ( chủ biên) - Giáo dục học - NXB GD 1991 10 - Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 - Chương trình tiểu học hiện hành 11- Chương trình tiểu học - NXB GD 2002 38 / 38
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.