Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy hát tập thể môn Âm nhạc trong trường Tiểu học

pdf
Số trang Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy hát tập thể môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 16 Cỡ tệp Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy hát tập thể môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 252 KB Lượt tải Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy hát tập thể môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 0 Lượt đọc Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy hát tập thể môn Âm nhạc trong trường Tiểu học 5
Đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy hát tập thể môn Âm nhạc trong trường Tiểu học
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 16 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy hát tập thể môn Âm nhạc trong trường Tiểu học LỜI GIỚI THIỆU Bộ môn Hát - nhạc trong nhà trường nói chung là một bộ môn quen thuộc và vô cùng hấp dẫn đối với các em học sinh nhưng làm thế nào để truyền đạt kiến thức cho các em say sưa, hứng thú với bộ môn, lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ nhất thì quả là khó với đối tượng học sinh ở lứa tuổi thiếu nhi (tiểu học). Chương trình Hát - nhạc nói chung cũng như chương trình Hát - nhạc khối lớp 5 nói riêng với 8 bài hát bắt buộc và một số bài hát có thể dùng thay thế đều đóng góp sự phát triển về tâm lí, tình cảm của lứa tuổi thiếu nhi. Những kỹ năng đơn giản nhất về đọc, chép nhạc đã giúp các cho các em có quan niệm về ghi chép âm thanh và đọc được những bản nhạc, đoạn trích nhạc đơn giản đã được học. Những mẩu chuyện âm nhạc, những bài nghe nhạc đã giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về nền nghệ thuật âm nhạc Việt Nam và thế giới. Cùng với sự phát triển nhân cách của các em học sinh trong 5 năm dưới mái trường tiểu học đã tạo cho các em những hiểu biết về tri thức khoa học, về thiên nhiên, về đất nước, về con người và đặc biệt tạo cho các em tình yêu quê hương đất nước, con người qua những bản nhạc lời ca nhằm hoàn thiện nâng cao trình độ văn hoá, âm nhạc của mỗi em để các em phát triển toàn diện. Qua nhiều năm tham gia giảng dạy môn Hát - nhạc trong nhà trường phổ thông và trực tiếp dạy môn Hát - nhạc khối lớp 5, tôi rất tâm đắc với nội dung cũng như phương pháp đặc thù của bộ môn. Chính vì vậy, mà qúa trình giảng dạy, hướng dẫn học sinh học tập tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm và trở thành nghệ thuật dạy học của riêng mình. Nay tôi đưa ra để các bạn đồng nghiệp cùng trao đổi. PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I- Lý do chọn đề tài: 1- Lý do khách quan: Hát - nhạc là 1 bộ môn quan trọng đặc biệt là cần thiết cùng với 9 môn học bắt buộc trong chương trình học ở bậc tiểu học. Học môn Hát - nhạc nhằm giáo dục cho học sinh những tư tưởng tình cảm, phẩm chất đạo đức tốt đẹp góp phần đào tạo các em trở thành những con người phát triển toàn diện. Chính vì vậy có thể khẳng định việc giảng dạy bộ môn nghệ thuật trong các trường học nói chung và với bộ môn Hát - nhạc nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. Đối với học sinh lớp 5 việc giảng dạy môn Hát - nhạc cho đối tượng học sinh mà kiến thức của âm nhạc còn quá ít ỏi, chỉ là những hiểu biết ban đầu nên không phải tất cả các giáo viên đều thuần thục trong giảng dạy. Một trong những vấn đề làm cho việc giảng dạy môn Hát - nhạc trong trường tiểu học nói chung và Hát - nhạc lớp 5 nói riêng chưa cao một phần phụ thuộc vào một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy phương pháp chưa phù hợp với đặc thù bộ môn để có những thủ thuật giảng dạy phù hợp vơí môn học. 2- Lý do chủ quan: Nhận thức của gia đình, học sinh có những nơi những lúc còn chưa đầy đủ về bộ môn. Họ cho rằng môn học Hát - nhạc chỉ là môn “ phụ” chỉ chú trọng đầu tư vào môn văn, toán, nên việc đầu tư cho bộ môn chưa nhiều dẫn đến hiệu quả giảng dạy của bộ môn chưa cao. Trình độ kiến thức và năng lực sư phạm của một số giáo viên dạy Hát nhạc còn nhiều hạn chế. Hơn nữa để giảng dạy tốt môn Hát - nhạc ngoài việc đầu tư về thời gian của giáo viên thì các trang thiết bị hiện đại đầu tư cho bộ môn như: Đài, băng ghi âm bài hát, phòng học riêng cho môn học, tranh minh hoạ, đèn chiếu... cũng góp phần rất lớn tới hiệu quả giảng dạy. Bản thân tôi là giáo viên dạy môn Hát - nhạc ở bậc tiểu học trước thực trạng cơ sở vật chất đầu tư cho môn học còn nhiều hạn chế , rất mong muốn nghiên cứu sáng kiến này nhằm khắc phục những khó khăn, tìm ra những biện pháp để cùng các bạn đồng nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy Hát nhạc ở bậc tiểu học đặc biệt là Hát - nhạc lớp 5 tốt hơn và hoàn thiện hơn. II- Mục đích nghiên cứu đề tài: Nhằm nâng cao trình độ, năng lực sư phạm của bản thân, nâng cao nghiệp vụ sư phạm và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Hát - nhạc lớp 5 III- Nhiệm vụ của đề tài: 1- Nhiệm vụ thứ nhất: Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy bộ môn trong nhà trường tiểu học. Đặc biệt là phải làm rõ những phương pháp giảng dạy Hát - nhạc cho học sinh lớp 5. 2- Nhiệm vụ thứ hai: Điều tra hiệu quả của việc dạy và học môn Hát - nhạc ở trường lớp mà mình được phụ trách. a) Về giáo viên: Điều tra xem việc thực hiện chương trình môn Hát - nhạc lớp 5 có đầy đủ hay không, chất lượng không. Điều tra việc sử dụng phương pháp của người giáo viên đã sử dụng phương pháp giảng dạy nào, các hình thức hoạt động nào để đạt chất lượng giảng dạy. Điều tra giáo viên đã khắc phục những thiếu thốn về cơ sở vật chất như thế nào để giảng dạy tốt bộ môn. b) Về học sinh: Điều tra về kiến thức của học sinh bằng cách đưa ra các câu hỏi phát vấn, phiếu học tập hay đọc nhạc, hát 1 bài hát đã học.... xem các em có lĩnh hội được tri thức của bộ môn hay không. Điều tra xem hình thức tổ chức bài dạy nào, phương pháp giảng dạy nào thu hút được các em nhất, có hiệu quả nhất. Từ việc điều tra trên chúng ta rút ra được những ưu điểm và nhược điểm của việc giảng dạy môn Hát - nhạc lớp 5 đặc biệt tìm ra những nguyên nhân cơ bản làm cho việc giảng dạy chưa tốt. 3- Nhiệm vụ thứ ba: Đề ra một số hình thức và phương pháp trong việc giảng dạy môn Hát nhạc lớp 5 nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục một cách toàn diện. 4- Nhiệm vụ thứ 4: Đề ra một số kết luận sơ bộ của mình về việc giảng dạy môn Hát - nhạc lớp 5 IV- Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên Hát - nhạc và học sinh khối lớp 5 trường tiểu học Tiên Cát Việt Trì - Phú Thọ. V- Khách thể và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung, hình thức giảng dạy Hát- nhạc lớp 5. Nghiên cứu việc học của học sinh và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. VI. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp đọc sách: Sử dụng phương pháp này nhằm xây dựng được mục tiêu của bộ môn hát- nhạc. Hiểu rõ được những phương pháp đặc trưng của việc giảng dạy bộ môn . Hiểu rõ đặc thù của đối tượng học sinh để lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp. 2. Phương pháp điều tra: Để thực hiện được nhiệm vụ chính của đề tài này, tôi tiến hành điều tra giáo viên và học sinh qua các câu hỏi và các mẫu phiếu sau: Phiếu điều tra giảng dạy môn Hát - nhạc Lớp dạy: Tên giáo viên: Trường: STT Tuần/ ngày Tên bài dạy Nội dung Hình thức Ghi chú Phiếu điều tra việc học môn Hát - nhạc của học sinh STT Tuần/ngày lớp Tên bài học ghi chú * Điều tra việc chỉ đạo của nhà trường trong việc thực hiện chương trình môn hát- nhạc của trường tiểu học Tiên Cát thông qua: - Ban giám hiệu -Tổ chuyên môn. Từ kết quả điều tra được chúng tôi sẽ rút ra được những kết luận về việc giảng dạy bộ môn Hát - nhạc trong nhà trường. 3. Phương pháp thực nghiệm: Để kiểm tra lại kết quả đã điều tra, chúng tôi tiến hành phương pháp thực nghiệm như sau: Đối với các bài học, các tiết học mà học sinh chưa hứng thú chúng tôi đưa ra các hình thức giảng dạy khác để xem hình thức, phương pháp đó có hiệu quả hơn không. 4. Phương pháp trò chuyện: Tiến hành trò chuyện với học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh nhằm thu thập những thông tin cần thiết để biết được cách thức tiến hành giảng dạy nào gây được hứng thú cho học sinh, giáo viên nên tổ chức hoạt động giảng dạy như thế nào, phụ huynh có quan tâm đến việc học Hát - nhạc của con em mình hay không? 5. Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này bằng cách thường xuyên thăm lớp dự giờ. Qua đó để rút ra phương pháp giảng dạy của giáo viên, chất lượng học sinh môn Hát - nhạc như thế nào. VII- Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Địa điểm: Trường tiểu học Tiên Cát - Việt Trì - Phú Thọ Thời gian: Năm học 2010 - 2011 PHẦN THỨ HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I- Lịch sử vấn đề: Trong thực tiễn chất lượng dạy và học môn Hát - nhạc lớp 5 ở trường tiểu học Tiên Cát , nhằm mục đích nâng cao chất lượng môn học, tạo sự nhẹ nhàng thoải mái cho học sinh, chúng tôi đã nghiên cứu, thảo luận và rút ra một kinh nghiệm thực tế là: “học mà chơi, chơi mà học” là rất hiệu quả. Vì vậy, việc sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học như: trò chơi, hoạt động nhóm, phiếu học tập... đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của bài học. II- Căn cứ xuất phát: * Trong quá trình giảng dạy ở trường tiểu học Tiên Cát tôi luôn tìm hiểu và nắm chắc đối tượng học sinh do mình trực tiếp giảng dạy, có khảo sát phân loại chất lượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu để có biện pháp giảng dạy. Số liệu khảo sát đầu năm khi chưa thực hiện sáng kiến này đạt được như sau: Lớp Giỏi(%) Khá(%) Trung bình(%) Yếu(%) 5A 40% 39,5% 12,5% 8% 5B 33,2 50% 10,4% 6,4% 5C 18% 57% 16% 9% 5D 41% 42% 14% 3% Với số liệu khảo sát đầu năm như trên tôi đã nghiên cứu, học hỏi bạn bè và đồng nghiệp để có phương pháp giảng dạy như sau: III- Làm thế nào để giảng dạy tốt môn Hát - nhạc lớp 5: Để giảng dạy tốt môn Hát - nhạc lớp 5 người giáo viên phải nắm rõ được yêu cầu và mục tiêu của bài học bao gồm những gì để từ đó tìm ra được những thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao. Để làm được như vậy giáo viên phải am hiểu đầy đủ nội dung, kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ của mỗi bài dạy của từng khái niệm trong các phần: học hát, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức... Giáo viên cần nắm vững tri thức, các thao tác, các kỹ năng của từng bài để vận dụng. Giáo viên tổ chức hoạt động của thầy và trò một cách hợp lý, khoa học. Mỗi việc làm cần biết khêu gợi, kích thích tư duy độc lập sáng tạo, phát huy hết năng lực của học sinh. * Đặc trưng của phương pháp dạy học hát ở tiểu học và là học sinh lớp 5 trên cơ sở thông hiểu nội dung nghệ thuật nội dung của bài hát. Thể hiện bài hát có sắc thái tình cảm, giáo viên dạy hát bằng phương pháp “ truyền miệng”, đó là thầy hát mẫu, trò hát theo. Giáo viên luôn sửa chữa, uốn nắn cho học sinh hát đúng về giai điệu, lời ca và từng bước thể hiện có sắc thái, truyền cảm phù hợp với bài ca và lứa tuổi các em. - Với học sinh lớp 5 việc hướng dẫn các em hát thông qua các trò chơi là vô cùng có hiệu quả. Để các em “học mà chơi, chơi mà học” tạo cho các em thoải mái, nhẹ nhàng khiến cho các em nhớ bài học lâu hơn. Ví dụ: Khi dạy hát bài: “ Cánh chim tuổi thơ” Nhạc và lời: Phan Long Sau khi đã sử dụng tranh minh hoạ và giới thiệu bài hát, giáo viên mở băng hát mẫu, đệm đàn hát mẫu sau đó dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.