Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực của học sinh qua rèn luyện giải bài tập Vật lý

pdf
Số trang Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực của học sinh qua rèn luyện giải bài tập Vật lý 46 Cỡ tệp Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực của học sinh qua rèn luyện giải bài tập Vật lý 584 KB Lượt tải Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực của học sinh qua rèn luyện giải bài tập Vật lý 0 Lượt đọc Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực của học sinh qua rèn luyện giải bài tập Vật lý 6
Đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực của học sinh qua rèn luyện giải bài tập Vật lý
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 46 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Sở GD&ĐT Đồng Nai Trƣờng THPT Bình Sơn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC  I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN : 1. Họ và tên : NGUYỄN MẠNH THẮNG 2. Ngày tháng năm sinh : 02-10-1981 3. Nam, nữ : Nam 4. Địa chỉ : 550 Tổ 9, Ấp Miễu, Phước Tân, Long Thành, Đồng Nai. 5. Điện thoại : Cơ quan : 0613533100 ĐTDĐ : 0907640092 6. E-mail : MANHTHANG02101981@YAHOO.COM 7. Chức vụ : Giáo viên giảng dạy 8. Đơn vị công tác : Trường THPT Bình Sơn II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Học vị : Đại học - Năm nhận bằng : 2005 - Chuyên ngành đào tạo : Vật Lí III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy môn Vật Lí - Số năm có kinh nghiệm : 06 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:  HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP TÍCH CỰC TRONG GIẢI TOÁN VẬT LÍ VÀ PHÂN LOẠI BÀI TOÁN VẬT LÍ  SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 1 Phần một : THUYẾT MINH SKKN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA RÈN LUYỆN GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ Người thực hiện : NGUYỄN MẠNH THẮNG Lĩnh vực nghiên cứu : Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác 2  X    PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA RÈN LUYỆN GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Việc nghiên cứu các phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh (HS) để nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề cấp thiết đối với mọi giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Nó đã và đang trở thành một xu hướng ở các trường phổ thông hiện nay. Trong dạy học vật lý, bài tập vật lý (BTVL) rất quan trọng, có tác dụng phát triển tính tích cực của HS, đồng thời cũng là biện pháp giúp HS nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Hiện nay, cấp THPT đã hoàn thành việc thay sách giáo khoa, sách giáo khoa mới có nội dung bài tập và cách thức kiểm tra, đánh giá HS có nhiều thay đổi. Vì thế GV gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn nội dung bài tập, cách thức tổ chức giải bài tập cho HS. Đặc biệt đối với GV trẻ hoặc GV công tác ở những vùng sâu, vùng xa việc chọn được hệ thống các bài tập phù hợp với HS, phát huy được tính tích cực của HS và đáp ứng được yêu cầu của dạy học là vấn đề hết sức quan trọng. Là GV giảng dạy bộ môn vật lý ở trường trung học phổ thông (THPT), chúng tôi mong muốn tìm ra những biện pháp nhằm khắc phục phần nào những khó khăn và hạn chế của việc dạy - học BTVL ở trường THPT. Vì những lý do trên tôi xác định đề tài nghiên cứu: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA RÈN LUYỆN GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ II. THỰC TRẠNG TRUỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI : Đa số HS được phỏng vấn (khoảng 70%) cho biết: Môn Vật lí là môn học trừu tượng, khó hiểu, phải học là do bắt buộc nên không hứng thú. Trong giờ bài tập, do hạn chế về thời gian nên GV chỉ yêu cầu một vài em lên bảng làm bài tập, số còn lại theo dõi quá trình làm bài tập cùa các HS trên. 3 Việc HS không hiểu bản chất của vấn đề, tiếp thu kiến thức một cách máy móc và thụ động làm cho sau khi học xong các em không hề có mối liên hệ giữa lí thuyết với thực tế và kiến thức cũng bị quên đi nhanh chóng. Nguyên nhân chung của thực trạng này là: 1) Khó khăn về phía HS: + Về khả năng tư duy: một số HS quen lối tư duy cụ thể, ít tư duy lôgic, trình độ tư duy trừu tượng (so sánh, phân tích, tổng hợp,…) chậm; khi gặp một sự vật – hiện tượng nào đó thường chỉ chú ý đến bề ngoài mà không đi sâu tìm hiểu các thuộc tính của chúng. Các em chưa có thói quen lao động trí óc, ngại suy nghĩ, gặp hững tình huống khó khăn thường trông chờ sự hướng dẫn của GV. 2) Khó khăn về cơ sở vật chất: Hệ thống sách tham khảo còn thiếu. 3) Khó khăn về phía GV: GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn, phân loại bài tập. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI : 1. Cơ sở lý luận : Đối với lứa tuổi HS, hoạt động chủ yếu của các em là học tập. Bằng hoạt động này và thông qua hoạt động này, các em chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ cũng như nhân cách đạo đức, thái độ. Trong hoạt động học tập, HS cũng phải tìm ra cái mới nhưng cái mới này không phải để làm phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại mà chỉ là cái mới đối với chính bản thân HS, cái mới đó đã được loài người tích luỹ, đặc biệt GV đã biết. Việc khám phá ra cái mới của HS cũng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, với những dụng cụ sơ sài, đơn giản, đặc biệt sự khám phá này diễn ra dưới sự chỉ đạo và giúp đỡ của GV. Do đó hoạt động nhận thức của HS diễn ra một cách thuận lợi, không quanh co gập ghềnh. Cũng chính vì vậy mà GV dễ dẫn đến một sai lầm là chỉ thông báo cho HS cái mới mà không tổ chức cho HS khám phá tìm ra cái mới đó. Để tổ chức tốt hoạt động nhận thức cho HS, GV cần phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập nhận thức của HS, tạo điều kiện để cho họ phải tự khám phá lại để tập làm công việc khám phá đó trong hoạt động thực tiễn sau này. Đối với vật lý học, một khoa học thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu cũng như học tập đều dựa trên cơ sở quan sát, thí nghiệm để phân tích tổng hợp, so sánh, 4 khái quát hoá, trừu tượng hoá thành các khái niệm, định luật, thuyết vật lý…rồi từ lý thuyết vận dụng nghiên cứu các sự vật, hiện tượng ở phạm vi rộng hơn. Do vậy, để tạo điều kiện cho HS tự khám phá kiến thức, GV cần tổ chức tốt quá trình quan sát và tư duy của HS. Trong dạy học vật lý có thể có nhiều loại quan sát như: Quan sát thí nghiệm, quan sát hiện tượng tự nhiên, quan sát một bài thực nghiệm… Để quan sát được sâu sắc cần phải hướng dẫn HS xác định mục đích, nội dung, trình tự quan sát, ghi lại dấu hiệu, phân tích và xử lý số liệu, kỹ năng đặt câu hỏi với một dấu hiệu bất kỳ….Qua nhiều hoạt động và nhiều nội dung mới rèn được óc quan sát cho HS, giúp HS nhận thức tích cực hơn và tạo điều kiện cho tư duy HS phát triển. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Khi phát huy được tính tích cực của các em học sinh trong dạy học bài tập Vật lí thì việc tiến hành giải bài tập được nhanh và dẫn đến kết quả chính xác. Qua đó giúp các em hệ thống lại các kiến thức mà mình đã tiếp thu và tự tin với kết quả của mình. Long Thành, ngày 02 tháng 5 năm 2012 Người thực hiện NGUYỄN MẠNH THẮNG 5 Phần hai : NỘI DUNG SKKN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA RÈN LUYỆN GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ Người thực hiện : NGUYỄN MẠNH THẮNG Lĩnh vực nghiên cứu : Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác 6  X    Sáng kiến kinh nghiệm: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA RÈN LUYỆN GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ Muốn phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học, giáo viên cần phải căn cứ vào, nội dung, mục đích, phương tiện dạy học và trình độ của học sinh mà lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động thích hợp cho học sinh, hướng dẫn giúp đỡ tạo điều kiện cho họ thực hiện thành công những hoạt động đó. Để phát huy tính tích cực của học sinh THPT thông qua dạy bài tập vật lý chúng ta cần nghiên cứu hai vấn đề: dẫn h c s nh c ch th c tập t n m t a ch n h th n tập vật tập ph h p v h n c n nh t ch c cho h c s nh p. Sau đây chúng ta s xem x t cụ thể hai vấn đề này. I. Lựa chọn bài tập: Như ta đã biết bài tập vật lý có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng, giáo dục kỹ thuật tổng hợp đặc biệt là phát huy tính tích cực của học sinh. Tác dụng đó càng được phát huy nếu ta lựa chọn được hệ thống các bài tập phù hợp với những yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh. Hệ thống bài tập được lựa chọn phải thoả mãn các yêu cầu sau: - Để kích thích hứng thú của học sinh, các bài tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp về phạm vi và số lượng các kiến thức, kỹ năng cần vận dụng, số lượng các đại lượng cho biết và các đại lượng cần phải tìm…Giúp học sinh nắm được phương pháp giải các bài tập điển hình. - Mỗi bài tập phải là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng góp vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức cho học sinh - Hệ thống bài tập (xem phần phụ lục) được chọn giải giúp học sinh nắm được phương pháp giải từng loại bài tập cụ thể. - Để kích thích hứng thú, một điều quan trọng của tính tích cực của học sinh nên chọn những bài tập có những nội dung thực tế, đó là những bài tập liên quan trực tiếp đến đời sống, tới kỹ thuật sản xuất, tới thực tế lao động của học sinh vì con người chỉ hứng thú với những gì gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống của họ. 7 - Cũng cần chọn những bài tập mang yếu tố nghiên cứu, nhằm giúp HS phát triển tư duy. Đó là những bài tập muốn giải được HS phải suy nghĩ, phân tích tỉ mỉ, cẩn thận, đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo chứ không thể áp dụng một cách máy móc các công thức vật lý. Những bài tập như thế có thể cho thiếu hoặc thừa dữ kiện và cũng có thể mang tính chất ngụy biện và nghịch lý. Ngoài ra cũng cần sử dụng những bài tập giả tạo tuy không có nội dung kỹ thuật, thực tế, vì các quá trình trong đó được đơn giản hoá đi nhiều hoặc người ta đã cố ý gh p nhiều yếu tố thành một đối tượng phức tạp để tập nghiên cứu, nhưng nó có tác dụng giúp học sinh quen với việc áp dụng kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Như vậy, những bài tập giả tạo có tác dụng rèn kiến thức, phương pháp cho học sinh, đó cũng là một điều kiện để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Từ những yêu cầu đó, cần cho học sinh bắt đầu việc giải bài tập về một đề tài bằng những bài tập định tính hay bài tập tính toán tập dượt. Sau đó mới đến các bài tập tính toán tổng hợp, bài tập đồ thị, bài tập thí nghiệm và những bài tập khác phức tạp hơn. Để chọn được hệ thống bài tập phù hợp với học sinh theo chúng tôi, giáo viên phải tiến hành như sau: - Trên cơ sở yêu cầu của chương trình, GV phân tích, xác định các kiến thức cơ bản HS cần nắm vững trong mỗi đề tài (bài, chương, phần) các kỹ năng cần rèn luyện cho HS ứng với mỗi đề tài đó, từ đó chọn ra các loại bài tập cơ bản tối thiểu ứng với từng kiến thức cơ bản. Khi lựa chọn các bài tập cơ bản giáo viên cần chú ý: Bài tập cơ bản về một kiến thức nào đó là chỉ nói đến yếu tố mới cần vận dụng trong việc giải bài tập mà trước khi học kiến thức ấy HS không thể nghĩ ra được. - Bài tập phức hợp được lựa chọn trên cơ sở một số bài tập cơ bản theo các dạng: nghịch đảo giữa cái đã cho với cái phải tìm; phức tạp hoá cái đã cho; phức tạp hoá cái phải tìm; phức tạp hoá cả các đã cho với cái phải tìm; gh p nội dung nhiều bài tập cơ bản với nhau . Số lượng các bài tập và mức độ phức tạp của các bài tập cần dựa trên đối tượng HS, trong đó lưu ý đến những dạng tiêu biểu của kiến thức cần vận dụng. II. Hƣớng dẫn giải bài tập để phát huy TTC hoạt động nhận thức của HS. 8 1. Sơ đồ định hƣớng (SĐĐH) khái quát để giải bài tập vật lý. Giải một bài tập Vật lý là thực hiện một chuỗi các hành động, các thao tác cần thiết, theo một trật tự nhất định để đi đến mục tiêu; tìm được câu trả lời đúng đắn, giải đáp được vấn đề đặt ra một cách có căn cứ khoa học, chặt ch . Việc chỉ ra cấu trúc của hành động, của các thao tác cần thiết vừa có tác dụng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh, vừa giúp học sinh dễ tìm ra cách giải bài tập. Các bản chỉ dẫn việc thực hiện các hành động, các thao tác đó, gọi là sơ đồ định hướng giải bài tập. Mỗi bài tập Vật lý nghiên cứu một hoặc một số vấn đề, trong một tình huống cụ thể, do đó không thể nói về một PP chung, vạn năng có thể áp dụng để giải quyết mọi bài tập Vật lý. Cũng có nghĩa là không thể có một bản chỉ dẫn các hành động, thao tác cụ thể để giải mọi bài tập vật lý. Tuy nhiên quá trình giải một bài tập vật lý cũng có nhiều hoạt động chung như tìm hiểu điều kiện của bài toán, xem x t hiện tượng Vật lý được đề cập đến và dựa trên kiến thức vật lý toán học để tìm mối liên hệ giữa cái phải tìm với cái đã cho, sao cho có thể thấy được cái phải tìm có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với cái đã cho. Từ đó chỉ rõ được mối liên hệ tường minh, trực tiếp của cái phải tìm với cái đã cho. Tức là tìm được lời giải. Từ đó ta thấy rằng tiến trình giải một bài tập vật lý, nói chung trải qua các bước: tìm hiểu đề bài; phân tích hiện tượng, quá trình vật lý trong bài tập để lập lập kế hoạch giải; trình bày lời giải; kiểm tra, biện luận kết quả. Đây là bốn bước chung và khái quát mà học sinh cần phải thực hiện khi giải bất kì một bài tập vật lí nào. Trong mỗi bước lại có thể chỉ ra một số hành động, thao tác cơ bản để thực hiện nó. Vì vậy ta có thể xây dựng được một sơ đồ định hướng (SĐĐH) khái quát giải bài tập vật lý. Sơ đồ này có thể bao gồm những giai đoạn, hành động sau: a. Tìm hiểu và tóm tắt đầu bài. - Đọc kỹ đầu bài. - Ghi các đại lượng đã cho và cái phải tìm bằng các ký hiệu quen dùng. - Đổi đơn vị của các đại lượng đã cho về đơn vị phù hợp. - V hình hoặc sơ đồ, trên hình v nên ghi rõ các yếu tố có liên quan đến bài tập. 9 Tìm hiểu đầu bài không phải chỉ là đọc đi đọc lại nhiều lần đầu bài, mà phải hiểu cặn k và có thể phát biểu lại một cách ngắn gọn, chính xác dưới hình thức này hay hình thức khác. Kết quả phản ánh mức độ hiểu đầu bài của học sinh là việc dùng các kí hiệu để mã hoá đầu bài hay dùng hình v để diễn đạt đầu bài. b. Phân tích hiện tƣợng, quá trình vật lý và lập kế hoạch giải. - Mô tả hiện tượng, quá trình Vật lý xảy ra nêu lên trong đầu bài. - Nêu ra các quy tắc, các định luật chi phối hiện tượng, quá trình đó. Tức là tìm ra cách giải quyết nhiệm vụ. bài tập. - Đưa ra những lập luận, biến đổi toán học cần thực hiện nhằm xác định được mối liên hệ giữa cái đã cho với cái phải tìm. Bước phân tích hiện tượng, quá trình Vật lý và lập kế hoạch giải là bước quan trọng nhất của quá trình giải một bài tập Vật lý. Với bất kỳ bài tập nào, khi đã thiết lập được các mối liên hệ cơ bản có thể dẫn đến mối liên hệ giữa cái phải tìm với chỉ những cái đã cho trong đầu bài, tức là đã tìm được lời giải. Đây cũng là bước khó khăn nhất trong toàn bộ quá trình giải bài tập vật lý. Nó đòi hỏi người giải phải có một vốn liếng nhất định về Vật lý, phải nhớ lại nó, phải chọn lọc những vấn đề có liên quan đến bài tập. Nói chung đối với một bài tập để giải nó có vô số kiến thức liên quan, muốn lựa chọn được những kiến thức liên quan trực tiếp đến bài tập, có ích thật sự và có lý do đầy đủ thì cần phải có kiến thức về phương pháp giải bài tập. Trong bước này để thiết lập mối liên hệ giữa cái phải tìm với những cái đã biết, người ta thường sử dụng phương pháp suy luận theo hướng phân tích hoặc tổng hợp, đồng thời cũng gọi tên cho cách giải bài tập theo phương pháp suy luận là giải bài tập bằng phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. * Giải bài tập bằng phƣơng pháp phân tích: Theo phương pháp này, xuất phát điểm của suy luận là đại lượng cần tìm hoặc từ việc tìm kiếm các quy luật từ đó cho ph p tìm lời giải trực tiếp cho bài toán, khi phân tích bài toán, học sinh s tìm ra quy luật đại lượng phải tìm với đại lượng khác, quá trình tiếp tục cho tới khi tìm ra được mối liên hệ giữa đại lượng phải tìm với đại lượng đã cho. Ví dụ: Vận dụng phương pháp phân tích để giải bài tập sau: Đặt một vật cách thấu kính hội tụ 12cm, ta thu được ảnh ảo cao gấp ba lần vật. Tính tiêu cự của thấu kính? 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.