Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm

pdf
Số trang Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm 26 Cỡ tệp Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm 924 KB Lượt tải Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm 1 Lượt đọc Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm 48
Đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Mét sè biÌn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí quan trọng đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Qua đó bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận đơn giản. Góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo. Giải toán về tỉ số phần trăm là một dạng toán hay ở Tiểu học. Nó không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắn học với hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất. Vì toán về tỉ số phần trăm cũng rất gần gũi và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Qua việc học các bài toán về tỉ số phần trăm, học sinh có thể vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm các loại học sinh theo giới tính hoặc theo học lực, ... trong lớp mình hay trong trường mình; tính tiền vốn, tiến lãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định, …. Đồng thời rèn những phẩm chất, năng lực không thể thiếu của người lao động mới cho học sinh Tiểu học. Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở lớp 5, bản thân tôi thấy đây là một mảng kiến thức khó gây nhiều khó khăn, vướng mắc đối với cả giáo viên và học sinh. Đây là một mảng kiến thức chiếm một thời lượng không nhỏ trong chương trình môn toán lớp 5 và được đề cập tới nhiều trong các đề thi kiểm tra định kì, thi giao lưu. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã nghiên cứu, thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm” để góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán nói chung và chất lượng dạy học dạng toán này nói riêng. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm: - Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các dạng toán tỉ số phần trăm, những vướng mắc khi giải ở từng dạng toán từ đó nắm vững về kiến thức và kĩ năng giải. GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 1 Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m - Giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm, biết vận dụng vào các bài toán thực tế, từ đó tự tin khi làm bài tập và yêu thích học toán. - Giúp giáo viên biện pháp cụ thể và những lưu ý khi hình thành kiến thức và hướng dẫn học sinh luyện tập các dạng toán này góp phần nâng cao chất lượng dạy học nội dung kiến thức này nói riêng và chất lượng dạy học toán nói chung. III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng - Một số biện pháp giúp học sinh học tốt toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5C Trường Tiểu học của tôi. 2. Phạm vi nghiên cứu - Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt toán về tỉ số phần trăm ở trường Tiểu học. - Vì nội dung toán về tỉ số phần trăm khá rộng và khó nên trong phạm vi của sáng kiến tôi chủ yếu đề cập đến các dạng toán cơ bản sách giáo khoa đề cập đến. IV. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 2. Phương pháp phân tích 3. Phương pháp phỏng vấn và điều tra giáo dục 4. Phương pháp quan sát 5. Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả 6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 7. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 8. Phương pháp thực nghiệm GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 2 Mét sè biÌn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Đặc điểm phát triển tƣ duy toán học của học sinh tiểu học - Độ tuổi tiểu học mang đặc trưng của giai đoạn tư duy cụ thể. Trong một chừng mực nào đó, hành động trên các đồ vật làm chỗ dựa hay điểm xuất phát cho tư duy. Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tổng thể nhưng chưa hoàn toàn tổng quát. - Học sinh cuối cấp tiểu học có sự tiến bộ về nhận thức không gian như phối hợp cách nhìn một hình hộp từ các phía khác nhau, nhận thức được các quan hệ giữa các hình với nhau trong nội bộ hình. - Học sinh tiểu học bước đầu có khả năng thực hiện việc phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa- khái quát hóa và những hình thức đơn giản của sự suy luận phán đoán. Các em phân tích và tổng hợp có khi không đúng hoặc không đầy đủ, dẫn đến khái quát sai khi hình thành khái niệm. Khi giải toán, học sinh thường bị ảnh hưởng bởi một số từ cụ thể, tách chúng ra khỏi điều kiện chung để lựa chọn phép tính ứng với từ đó, do vậy dễ mắc sai lầm. - Các khái niệm toán học được hình thành qua trừu tượng hóa và khái quát hóa từ các đồ vật, hiện tượng cảm tính và sự trừu tượng hóa từ các hành động. - Học sinh tiểu học thường phán đoán theo cảm nhận riêng nên suy luận thường mang tính tuyệt đối. Các em khó chấp nhận các giả thiết, giữ kiện có tính chất hoàn toàn giả định. 2. Mục tiêu dạy học toán ở tiểu học Giáo dục toán học bậc tiểu học nhằm giúp học sinh: - Có những tri thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, số thập phân, phân số các đại lượng cơ bản, một số yếu tố thống kê và hình học cơ bản. - Hình thành ở học sinh các kĩ năng thực hành tính, đo lường. Giải bài toán có nhiều ứng dụng trong đời sống. - Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận đơn giản. Góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo. 3. Nội dung chƣơng trình toán 5 Trong nội dung chương trình môn toán ở lớp 5 có 5 mạch kiến thức là: số học, yếu tố hình học, đại lượng và đo đại lượng, giải bài toán, yếu tố về thống kê. GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 3 Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m Cụ thể nội dung chương trình như sau: Chương trình được phân bố 5 tiết/tuần x 35 tuần = 175 tiết. Trong các mạch kiến thức đó tôi đi sâu nghiên cứu về mạch kiến thức số học và giải toán có lời văn. Cụ thể là nội dung toán về “Tỉ số phần trăm ” và “Giải toán về tỉ số phần trăm” trong chương trình toán lớp 5. Ở môn toán lớp 5, “Tỉ số phần trăm” và “Giải toán về tỉ số phần trăm” là một nội dung quan trọng. Nội dung này được sắp xếp trong kiến thức số học; giải toán có lời văn và sắp xếp xen kẽ gắn bó với các mạch kiến thức khác, nhằm làm phong phú thêm nội dung môn toán ở Tiểu học. 4. Nội dung chƣơng trình về giải toán tỉ số phần trăm ở lớp 5 Trong chương trình môn toán lớp 5, sau khi học sinh học xong 4 phép tính về cộng trừ nhân chia các số thập phân, các em bắt đầu được làm quen với các kiến thức về tỉ số phần trăm. Các kiến thức này được giới thiệu từ tuần thứ 15. Các kiến thức về tỉ số phần trăm được dạy trong 26 tiết bao gồm 4 tiết bài mới, một số tiết luyện tập, luyện tập chung và sau đó là một số bài tập củng cố được sắp xếp xen kẽ trong các tiết luyện tập của một số nội dung kiến thức khác. Nội dung bao gồm các kiến thức sau đây: - Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm. - Đọc viết tỉ số phần trăm. - Cộng trừ các tỉ số phần trăm, nhân chia tỉ số phần trăm với một số. - Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, giữa số thập phân và phân số. - Giải các bài toán về tỉ số phần trăm: + Tìm tỉ số phần trăm của hai số. + Tìm giá trị một số phần trăm của một số đã biết. + Tìm một số biết một giá trị một số phần trăm của số đó. Các dạng toán về tỉ số phần trăm không được giới thiệu một cách tường minh mà được đưa vào chủ yếu ở các tiết từ tiết 74 đến tiết 79, sau đó học sinh được củng cố tiếp ở một số bài trong các tiết luyện tập trong phần ôn tập cuối năm học. 5. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu cần đạt của học sinh sau khi học về tỉ số phần trăm. + Nhận biết được tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại. + Biết đọc, biết viết các tỉ số phần trăm. + Biết viết phân số thành tỉ số phần trăm và viết tỉ số phần trăm thành phân số. GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 4 Mét sè biÌn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m + Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm, nhân các tỉ số phần trăm với một số tự nhiên và chia các tỉ số phần trăm với một số tự nhiên khác 0. + Biết: - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Tìm giá trị một số phần trăm của một số. - Tìm một số biết giá trị một số phần trăm của số đó. 6. Phân loại các dạng toán phần trăm trong chƣơng trình môn toán lớp 5. a) Dạng cơ bản: Có 3 dạng cơ bản sau đây: - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Tìm giá trị một tỉ số phần trăm của một số. - Tìm một số biết giá trị một tỉ số phần trăm của số đó. b) Dạng không cơ bản: - Bao gồm: Các bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến các dạng toán điển hình như: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số, toán về hai tỉ số, toán có nội dung hình học, toán có liên quan đến năng suất và sức lao động, toán tỉ số phần trăm về suy luận lô- gíc, nồng độ dung dịch, một số bài toán khác, … - Nội dung dạng bài không cơ bản chủ yếu ở nội dung nâng cao, ở sách giáo khoa rất ít. Phạm vi của sáng kiến chỉ đề cập đến những dạng bài cơ bản như trong sách giáo khoa. 7. Việc giải toán trong trƣờng tiểu học Từ lâu giải toán đã trở thành một hoạt động trí tuệ, sáng tạo và hấp dẫn đối với nhiều học sinh, các thầy cô giáo. Vấn đề đặt ra trong hoạt động đó là nhận ra dạng toán và lựa chọn các phương pháp giải các bài toán đó. Trong dạy học toán muốn người học giải tốt và có hứng thú với hoạt động giải toán điều quan trọng nhất là người thầy phải biết lựa chọn phương pháp và dẫn dắt học sinh, gợi mở cho các em để các em tự khám phá và tìm ra cách giải các bài toán nhanh, chính xác. Đặt biệt đối với học sinh tiểu học, các em bắt đầu học cách giải toán. Với mục tiêu dạy học hiện nay luôn lấy học sinh làm trung tâm thì phương pháp hướng dẫn học sinh giải toán là yếu tố rất quan trọng. Biết lựa chọn phương pháp, tổ chức cho học sinh học phương pháp giải toán theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là yếu tố thành công trong dạy học toán. GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 5 Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng việc học tỉ số phần trăm của học sinh - Qua thực tế giảng dạy ở trường, tôi thấy học sinh khi giải các bài liên quan đến tỉ số phần trăm, gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Chính vì thế, học sinh rất ngại phải giải những bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. - Mặc dù đã biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số nhưng những bài toán về tỉ số phần trăm vẫn là những điều khó đối với đa số học sinh. Dù có kĩ năng giải từng bài toán cụ thể, gặp những bài toán mang tính tổng hợp, ẩn thật khó để các em nhìn ra dạng toán, đưa về bài toán cơ bản và giải được. - Những hạn chế học sinh thường gặp phải là: Thứ nhất, học sinh chưa kịp làm quen với cách viết thêm kí hiệu “%” vào bên phải của số nên thường không hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm. Thứ hai, học sinh khó định dạng bài tập, không phân tích rõ được bản chất bài toán nên không xác định được dạng bài tập, đặc biệt giữa dạng 2 và dạng 3. Thứ ba, nhiều em xác định được dạng toán mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết nên khi gặp bài toán có cùng nội dung nhưng lời lẽ khác đi thì các em lại lúng túng. Cụ thể những vướng mắc của học sinh là: + Khi trình bày phép tính tìm tỉ số phần trăm của 2 số, học sinh thực hiện bước thứ 2 của quy tắc còn nhầm lẫn nhiều (kể cả một số giáo viên) dẫn đến phép tính sai về ý nghĩa toán học. + Việc tính tỉ số phần trăm của 2 số khi thực hiện phép chia còn dư, một số học sinh còn bỡ ngỡ khi lấy số chữ số trong phần thập phân của thương. Các em còn lẫn lộn giữa việc lấy hai chữ số ở phần thập phân của tỉ số phần trăm với lấy hai chữ số ở thương khi đi thực hiện phép chia để tìm tỉ số phần trăm của hai số. + Giống như khi giải các bài toán về phân số, khi giải các bài toán về phần trăm học sinh còn hay hiểu sai ý nghĩa tìm đơn vị của các tỉ số phần trăm nên dẫn đến việc thiết lập và thực hiện các phép tính bị sai. + Giải các bài toán về tỉ số phần trăm do không hiểu về quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán nên các em hay mắc những sai lầm. + Khi giải một số bài toán tỉ số phần trăm về tính tiền lãi, tiền vốn học sinh hay ngộ nhận rằng tiền lãi và tiền vốn có quan hệ tỉ lệ với nhau, dẫn đến giải sai. Để kiểm chứng hiệu quả của những biện pháp đưa ra, trước khi thực hiện sáng kiến này ( Vào cuối tháng 12 năm 2014) tôi đã cho học sinh lớp 5C làm đề kiểm tra như sau: GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 6 Mét sè biÌn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m Đề kiểm tra số 1: (40 phút) Bài 1: Nêu cách hiểu về mỗi tỉ số phần trăm dưới đây: a. Số học sinh giỏi khối 5 chiếm 65% số học sinh các lớp 5. b. Một cửa hàng bán sách được lãi 20% so với giá bán. Bài 2: Một lớp học có 28 học sinh, trong đó có 14 em học thích học toán. Hỏi lớp đó có bao nhiêu phần trăm học sinh thích học toán? Bài 3: Một cái xe đạp giá 400 000đồng, nay hạ giá 15%. Hỏi giá cái xe đạp bây giờ là bao nhiêu? Bài 4: Số học sinh được khen thưởng của một trường tiểu học là 128 em chiếm 25,6% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh? Kết quả thu được như sau: Tổng số bài 35 Đúng 4 bài Sai 1 bài Sai 2 bài Sai 3- 4 bài Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 7 20% 8 22,8% 10 28,6% 10 28,65% Nhìn vào bảng thống kê kết quả cho thấy: Đa số học sinh còn chưa nắm vững các dạng bài. Trong quá trình làm bài còn lúng túng dẫn đến sai sót nhiều. Từ những thực trạng, nguyên nhân trên, tôi đã trăn trở suy nghĩ, nghiên cứu các biện pháp phù hợp để tìm ra cách giải quyết vấn đề. 3. Nguyên nhân Sở dĩ có hiện trạng này là vì: a. Về phía học sinh - Đây là loại toán khó, có nhiều vấn đề trừu tượng. Những bài toán về tỉ số phần trăm vừa thiết thực, song lại rất trừu tượng, học sinh phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: “đạt một số phần trăm chỉ tiêu”, “vượt kế hoạch, vượt chỉ tiêu”, “vốn, lãi, lãi suất...”, đòi hỏi phải có năng lực tư duy, suy luận hợp lí, cách phát hiện và giải quyết vấn đề. Nhưng khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa của học sinh còn hạn chế. Vì vậy, lần đầu tiên các em tiếp xúc thường thấy rất lạ. - Học sinh chưa nắm chắc các dạng toán, chưa nắm chắc các kiến thức cơ bản về tỉ số phần trăm nên chưa có được cái nhìn tổng quan về loại bài toán này, đôi khi còn hay lẫn lộn một cách đáng tiếc. Các em chưa phân biệt được sự khác nhau GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 7 Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m cơ bản giữa tỷ số và tỷ số phần trăm, trong quá trình thực hiện phép tình còn hay ngộ nhận, do đó hay bị nhầm lẫn giữa các dạng bài trong khi giải. - Học sinh vận dụng một cách rập khuôn, máy móc bài tập mẫu mà không hiểu bản chất của bài toán nên khi không có bài tập mẫu hoặc dữ kiện đề lệch so với mẫu thì các em làm sai. - Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm dạng “Tìm giá trị một số phần trăm của một số cho trước” và “Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó”, học sinh chưa xác định được tỉ số phần trăm số đã biết với số chưa biết, chưa lựa chọn đúng được số làm đơn vị so sánh để đưa các số khác về so với đơn vị so sánh đã lựa chọn, các em có sự nhầm lẫn giữa hai dạng bài tập này. Điều này còn thể hiện rất rõ khi học sinh gặp các bài toán đơn lẻ được sắp xếp xen kẽ với các yếu tố khác (theo nguyên tắc tích hợp), thường là các em có biểu hiện lúng túng khi giải quyết các vấn đề bài toán đặt ra. - Một bộ phận học sinh ý thức học tập không cao, thụ động còn ngại khó, chưa có thói quen tự tự học. - Điều kiện học hành của học sinh còn nhiều khó khăn, gia đình chưa đủ khả năng hoặc chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của các em. - Một trong những nguyên nhân cũng cần phải nói đến, là kĩ năng về đọc hiểu còn hạn chế nên học sinh khó nắm bắt nội dung và hiểu sâu sắc bài toán; kĩ năng diễn đạt kém do đó khó khăn trong việc trình bày bài giải. b. Về phía giáo viên - Giáo viên chưa thật triệt để trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong giảng dạy còn thuyết trình, giảng giải nhiều, học sinh chưa thực sự được tự mình tìm đến kiến thức, chủ yếu giáo viên còn cung cấp kiến thức một cách áp đặt, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. - Khi hình thành kiến thức mới, giáo viên phải làm việc tương đối nhiều, việc tổ chức dạy học theo tinh thần lấy học làm trung tâm chưa hiệu quả khi dạy học yếu tố này. Học sinh chưa tích cực, chưa chủ động, đôi khi còn tỏ ra chán nản. Chuyển sang khâu luyện tập thực hành, giáo vẫn phải theo dõi và giúp đỡ rất nhiều học sinh mới hoàn thành các bài tập đúng tiến độ. - Trong giảng dạy giáo viên còn lúng túng hoặc chưa coi trọng việc phân loại kiến thức. Do đó việc tiếp thu của học sinh không được hình thành một cách hệ thống nên các em rất mau quên. - Sau mỗi dạng bài hay một hệ thống các bài tập cùng loại giáo viên còn GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 8 Mét sè biÌn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m chưa coi trọng việc khái quát chung cách giải cho mỗi dạng để khắc sâu kiến thức. - Khi hướng dẫn học sinh giải các bài toán thường hay xem nhẹ khâu phân tích các dữ liệu bài toán, nhất là các bài toán mang tính tổng hợp, ẩn. Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giúp học sinh dễ nhận dạng hay biến đổi các bài toán đó về các bài toán dạng cơ bản đã được học. Mặt khác, đôi khi giáo viên còn lệ thuộc vào sách giáo khoa thái quá nên rập khuôn một cách máy móc, dẫn đến học sinh hiểu bài chưa kĩ, giáo viên giảng giải nhiều nhưng lại chưa khắc sâu được bài học, thành ra lúng túng. - Việc sử dụng các sơ đồ, các hình vẽ minh hoạ cho mỗi bài toán về tỉ số phần trăm có tác dụng rất tốt trong việc hướng dẫn học sinh tìm cách giải cho bài toán đó nhưng giáo viên chưa khai thác hết thế mạnh của nó. III. BIỆN PHÁP 1. Củng cố kiến thức lí thuyết cơ bản. Để học sinh làm tốt các bài toán về tỉ số phần trăm ở mức độ khó, trước hết chúng ta cần giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, phân tích để hiểu rõ một số khái niệm cơ bản trong sách giáo khoa. Cần giúp học sinh làm rõ “Thế nào là tỉ số phần trăm ?”, “Tỉ số phần trăm nói lên điều gì?”. * Thế nào là tỉ số phần trăm ? - Học sinh đã học ở lớp 4: “Tỉ số của hai số là thương của phép chia số thứ nhất cho số thứ hai” (lớp 5 thì thương đó thường là số thập phân). Khi dạy về tỉ số phần trăm, tôi khắc sâu kiến thức cho các em bằng cách đặt một số câu hỏi như: Tỉ số phần trăm có là tỉ số không? Tỉ số có viết thành tỉ số phần trăm được không? Chẳng hạn: nên ta còn gọi 1 3 15 25 25 , , , đều là tỉ số, trong đó tỉ số có mẫu số là 100 2 4 10 100 100 25 là tỉ số phần trăm. 100 Giáo viên giải thích: Để cho tiện dụng cũng như dễ nhận biết, người ta qui 25 thành “25” và thêm kí hiệu “%” vào bên phải thành “25%”, đọc là 100 25 “Hai mươi lăm phần trăm”. Như vậy, từ viết thành 25%, thì ngược lại, từ 100 25 25% cũng có thể viết thành . 100 ước viết Vậy có thể hiểu tỉ số phần trăm là tỉ số của hai số được viết dưới dạng phân số thập phân có mẫu là 100 được viết dưới dạng số kèm thêm kí hiệu %. Hay có thể hiểu tỉ số phần trăm của 2 số là so sánh số thứ nhất (Cái được so sánh) với số GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 9 Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m thứ 2 ( Đơn vị so sánh). - Tỉ số có thể viết thành tỉ số phần trăm được không? Yêu cầu học sinh: Viết phân số thành phân số có mẫu số là 100? HS dễ dàng viết được : Như vậy tỉ số 1 25  4 100 1 25 có thể viết thành tỉ số phần trăm , tức 25%. 100 4 * Tỉ số phần trăm nói lên điều gì? ( Ý nghĩa của tỉ số phần trăm ). Giáo viên gợi ý: ? Khi ta nói “Diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% diện tích vườn hoa” điều đó có nghĩa là gì? ? “Nếu diện tích vườn hoa được chia làm 100 phần bằng nhau thì diện tích trồng hoa hồng chiếm mấy phần?”. (Diện tích trồng hoa hồng sẽ chiếm 25 phần). Vậy con số “25%” nói lên điều gì? “Diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% “cho biết nếu diện tích vườn hoa được chia làm 100 phần bằng nhau thì diện tích trồng hoa hồng sẽ là 25 phần”. Đây chính là ý nghĩa của tỉ số phần trăm. Giáo viên lấy nhiều ví dụ cho học sinh tập phân tích và quen dần với kí hiệu “%”. 2. Hƣớng dẫn học sinh phân tích, tóm tắt đề toán và tìm hƣớng giải. a) Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán - Thông thường giáo viên cho học sinh phân tích theo gợi ý: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? Bài toán thuộc dạng nào? - Với toán về tỉ số phân trăm, muốn học sinh hiểu rõ dạng toán thì cần phân tích theo đặc trưng của từng dạng toán. Điểm chung là tất cả các dạng đều đi từ ý nghĩa của tỉ số phần trăm để có cách hiểu đúng. + Dạng 1 nêu rõ đối tượng so sánh và đơn vị so sánh + Dạng 2 và dạng 3 cần xác định rõ số tương ứng với số phần trăm (Cụ thể được trình bày ở phần III. 3) - Có thể dùng phương pháp sơ đồ minh họa để làm rõ đề toán. Ví dụ 1: Một thư viện có 6 000 quyển sách. Cứ sau mỗi năm số sách thư viện lại tăng thêm 20% (so với năm trước). Hỏi sau hai năm thư viện có tất cả bao nhiêu quyển sách? Nhầm lẫn cơ bản của học sinh khi giải bài tập trên là các em đi tính số sách tăng sau một năm, sau đó nhân với 2 để tìm số sách tăng sau hai năm, rồi lấy số sách ban đầu cộng với số sách tăng sau hai năm để tìm đáp số. Nguyên nhân chủ GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.