Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

pdf
Số trang Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi 40 Cỡ tệp Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi 769 KB Lượt tải Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi 7 Lượt đọc Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi 97
Đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 40 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Xuân Thọ Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH TÂM Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: .........................................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2014 - 2015 0 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH TÂM 2. Ngày tháng năm sinh: 02/12/1984 3. Nam, nữ: NỮ 4. Địa chỉ: ấp Thọ Hòa, xã Xuân Thọ, huyện Xuân lộc, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: CQ: 0613731769 6. Fax: ĐTDĐ: 0944037101 E-mail: thanhtam12a12@yahoo.com 7. Chức vụ: giáo viên trung học 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn văn. - Số năm có kinh nghiệm: 7 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1 “Tạo hứng thú trong giờ đọc văn bằng phương pháp cho học sinh sắm vai nhân vật” BM03-TMSKKN Tên sáng kiến kinh nghiệm: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngay từ đầu năm học này, Sở GD&ĐT Đồng Nai đã chỉ đạo và tổ chức tập huấn cho giáo viên soạn dạy môn Văn THPT theo chủ đề. Tôi nhận thấy, đây là một hướng dạy học rất tích cực vì việc gộp các bài dạy theo chủ đề sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc củng cố và khắc sâu kiến thức. Việc dạy học theo chủ đề lại đặc biệt hiệu quả với học sinh lớp 12 vì các em chuẩn bị trải qua một kì thi rất quan trọng mà lại có sự đổi mới hoàn toàn từ khâu tổ chức đến kiểm tra đánh giá. Trong kì thi THPT QG sắp tới, môn Văn lại là một trong ba môn quyết định tỉ lệ đậu, rớt tốt nghiệp của học sinh và cũng là môn quan trọng để học sinh lấy điểm xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp... Vì tính chất quan trọng đó mà vào khoảng trung tuần tháng 4, Bộ GD&ĐT đã ra đề thi mẫu để định hướng cách ôn tập cho học sinh. Cụ thể phần đọc hiểu chiếm 3 điểm, phần nghị luận xã hội 3 điểm và nghị luận văn học là 4 điểm. Vậy, theo cấu trúc trên thì phần làm văn, đặc biệt là phần văn nghị luận văn học vẫn chiếm 40% tổng số điểm của bài thi – một tỉ lệ cao. 2 Phần nghị luận văn học trong chương trình THPT thường có hai dạng chính: nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ và nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Theo xu hướng ra đề những năm trước học sinh được chọn một trong hai đề thì thường các em sẽ chọn dạng đề nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi vì theo các em dạng đề này dễ làm bài hơn. Nhưng, để đạt điểm cao câu hỏi này, học sinh cần nắm thật chắc phương pháp làm bài, như: phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm, tình huống truyện, chi tiết- tình tiết truyện, đặc sắc nghệ thuật truyện, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, … Trong khi đó, ở chương trình Ngữ văn lớp 12, phân môn Làm văn chiếm vị trí nhỏ bé, chưa hình thành cho học sinh những kỹ năng phân tích các dạng đề, cách xây dựng luận điểm… Cụ thể, ở chương trình cơ bản, tiết 63 có bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (trang 34-35-36, SGK Ngữ Văn 12, tập 2) lại rất chung chung, chỉ đưa ra 2 bài tập: - Bài 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan. - Bài 2: Hãy tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ, về giọng văn giữa hai văn bản Chữ người tử tù của (Nguyễn Tuân) và Hạnh phúc một tang gia (trích Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng). Giải thích vì sao có sự khác nhau đó. - Để rồi, ở phần Ghi nhớ (trang 36) chỉ yêu cầu học sinh nắm các nội dung: -> Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận -> Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích. -> Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích. Ở bài Ôn tập phần làm văn xuôi (trang 182, SGK Ngữ Văn 12, tập 2) lại đưa ra các nội dung ôn tập nặng về lý thuyết, không ích lợi gì cho các bài thi sắp diễn ra với học sinh như: Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường, lập luận trong văn nghị luận, bố cục bài văn nghị luận, diễn đạt trong văn nghị luận. Rõ ràng, những chỉ dẫn như thế là quá chung chung và còn quá xa với những dạng đề thi ngày càng mới mẻ hiện nay. Nếu chỉ dừng lại ở những nội dung kiến thức như thế, học sinh chúng ta khó lòng hiểu đề, xây dựng hệ thống luận điểm luận cứ đầy đủ đúng với yêu cầu đề. Thế nên, đa phần học sinh khi làm bài về nghị luận một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi thường rơi vào các hạn chế, sai sót sau: - Không nắm các luận điểm mà đề yêu cầu, nên dẫn đến chỉ kể cốt truyện, kể về nhân vật một cách chung chung. - Mơ hồ về các khái niệm: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo- nhân văn, chất sử thi, nghệ thuật trần thuật, tình huống truyện, cách kết thúc truyện…nên không xây dựng đủ các luận điểm. 3 - Chỉ nói về nội dung, chưa hoặc ít phân tích nghệ thuật tác phẩm… Những hạn, chế sai sót trên dẫn đến kết quả bài làm của học sinh không cao. Từ những thực tế đó, năm học 2014-2015 này, khi được phân công dạy bộ môn văn lớp 12, tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”. Đề tài mà tôi đang nghiên cứu và ứng dụng không hoàn toàn mới lạ nhưng trong một năm thực hiện tôi nhận thấy nó có nhiều ưu điểm và căn bản là tôi đã đưa ra được một số giải pháp hợp lí và thiết thực. Trên hết, đề tài này đã góp phần cải thiện rất nhiều kĩ năng làm văn của học trò tôi. Tuy nhiên, vì đề tài này chưa được áp dụng rộng rãi và trong giới hạn của đề tài sẽ vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp! II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận: - Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích môn học. Điều 24, Luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông qua) cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn.Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng rèn luyện kĩ năng của học sinh. - Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 12 tôi nhận thấy, muốn học sinh làm bài đạt kết quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải rèn luyện kĩ năng giúp học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi sao cho hiệu quả nhất. - Từ thực tế ấy, với mục đích giúp học sinh làm để học sinh có thể có đầy đủ kĩ năng làm bài kiểm tra và bài thi đạt kết quả cao tôi mạnh dạn đóng góp phương pháp: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”. - Phương pháp mà tôi đưa ra mang tính kế thừa nhưng vẫn rất cấp thiết trong tình hình thực tế hiện nay. Trong một năm nghiên cứu và ứng dụng tôi cũng đã tìm ra được một số biện pháp thực hiện đề tài cụ thể mang tính thực tiễn cao và có thể áp dụng hiệu quả cả trong chương trình ôn thi cho kì thi THPT QG sắp tới. 4 2. Cơ sở thực tiễn: a. Thuận lợi - Trình độ của học sinh lớp 12 đã được năng cao hơn ở một số kĩ năng về làm văn. Hầu hết các em đã có thể viết được một bài văn nghị luận văn học với yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức. Và theo nhận xét của các em, bài nghị luận về đoạn trích, tác phẩm văn xuôi lại có phần dễ hơn so với dạng bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 12 đã thực hiện sự đổi mới. Trong đó, thời lượng dành cho mảng giảng dạy tác phẩm, đoạn trích văn xuôi là tương đối lớn. Tác phẩm, đoạn trích văn xuôi truyện trong chương trình văn 12 đều là tác phẩm của các nhà văn tên tuổi. - Đồng thời, hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển, cơ sở vật chất đầy đủ, sự quan tâm của nhà trường cũng góp phần tích cực trong công việc giảng dạy môn văn trong đó có đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi” mà tôi đang nghiên cứu và ứng dụng. b. Khó khăn: - Thứ nhất, nhiều học sinh vẫn còn quá yếu kĩ năng làm văn, đặc biệt là phần nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Vì, đa số các em khi làm bài về kiểu đề này thường diễn xuôi tác phẩm mà không xác định được luận đề, luận điểm cụ thể… - Thứ hai, những tác phẩm, đoạn trích văn xuôi trong chương trình Văn 12 lại đặt ra rất nhiều vấn đề sâu sắc đòi hỏi học sinh phải đào sâu tìm tòi. Bên cạnh đó, yêu cầu của đề Văn 12 cũng cao hơn mà đặc biệt là trong kì thi THPT QG sắp tới. Vì vậy, khi gặp những dạng đề lạ hoặc có yêu cầu cao một chút là các em thường bị bỡ ngỡ, không định hướng được cách làm bài dẫn đến điểm kiểm tra, điểm thi thường rất thấp. - Thứ ba, trường THPT Xuân Thọ là trường mới thành lập, lại ở vùng sâu nên mặt bằng học sinh thấp, việc lĩnh hội kiến thức của các em ngay trong lớp cũng không đồng đều. Mặt khác, số tiết chính khóa dành cho môn Văn 12 là 3 tiết trên tuần rất khó để giáo viên có đủ thời gian hướng dẫn thêm kĩ năng làm văn cho học sinh. 3. Khảo sát thực tế: - Khi bắt đầu nhận lớp, tôi thường đặt câu hỏi: “Các em thường gặp khó khăn gì trong bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi?” đối với các lớp 12A5, 12A9 vào đầu năm học 2014-2015 thì câu trả lời của các em chủ yếu là: “Chúng em chưa nắm được phương pháp làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”. 5 - Như vậy, đa phần các em đều cần được củng cố và nâng cao hơn nữa những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hỗ trợ làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. - Xuất phát từ thực tế đó, trong năm học này, tôi vừa nghiên cứu vừa áp dụng đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi” vào 2 lớp 12 của năm học (2014-2015) và lớp đối chứng là 2 lớp 12 của năm học trước (2013-2014). III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: Để làm được, làm tốt kiểu bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi, đầu tiên, chúng ta cần trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết sau: 1. Kiến thức cơ bản để làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: a. Khái quát về văn nghị luận: - Văn nghị luận: là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng và thái độ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lý còn thái độ là tình. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lý nữa. - Nghị luận văn học: là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học, … - Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng: chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện, … b. Các bước làm một bài văn nghị luận:  Bước 1: Tìm hiểu đề: Cần khắc sâu cho học sinh tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây: - Đề thuộc kiểu nào? Có 2 kiểu đề: + Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài. + Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề. - Đề yêu cầu nghị luận theo dạng bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp: 6 + Phân tích ý nghĩa nhan đề. + Phân tích ý nghĩa tình huống truyện. + Phân tích nhân vật: hình tượng, diễn biến tâm lí, vẻ đẹp của nhân vật… + Nghị luận về giá trị tác phẩm đoạn trích văn xuôi: giá trị hiện thực và nhân đạo, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn… + Dạng đề so sánh: so sánh hai nhân vật, so sánh kết thúc hai tác phẩm… + Dạng đề chứng minh nhận định. - Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính? - Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?  Bước 2: Tìm ý lập dàn ý:  Tìm ý: + Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến. + Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: -> Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc? -> Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó? (Cần lưu ý: việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.)  Lập dàn ý: Dựa trên các ý đã tìm được, học sinh cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý học sinh: khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp. Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm: + Mở bài: -> Giới thiệu vài nét lớn về tác giả. -> Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm. 7 ->Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề). + Thân bài: -> Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,… (Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ý b, ... mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy). Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì? Giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… -> Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,… Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì? Giá trị tư tưởng tình cảm gì?,… -> Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có). + Kết bài: -> Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật. -> Sau khi đã có dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.  Bước 3: Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:  Dựng đoạn: + Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa). + Một đoạn văn nghị luận thông thường cần có một số loại câu sau đây: -> Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn và cần ngắn gọn rõ ràng. -> Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận, … -> Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.  Liên kết đoạn: Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức. + Liên kết nội dung: -> Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề. 8 -> Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn. + Liên kết hình thức: -> Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn. -> Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…) 2. Kĩ năng cần thiết để lập dàn ý cho các dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: a. Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm:  Dàn ý chung: - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách). + Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm). + Nêu nhiệm vụ nghị luận. - Thân bài: + Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác + Xuất xứ của nhan đề: phải nói rõ nhan đề ấy được lấy từ đâu, trong hay ngoài tác phẩm. Đặc biết chú ý với những trường hợp tác giả có quá trình lựa chọn, thay đổi nhan đề tác phẩm. + Nghĩa cụ thể và ấn tượng về nhan đề + Tác dụng, ý nghĩa của nhan đề trong việc nêu bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm. - Kết bài: 9
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.