Sáng kiến kinh nghiệm: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THCS

doc
Số trang Sáng kiến kinh nghiệm: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THCS 7 Cỡ tệp Sáng kiến kinh nghiệm: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THCS 65 KB Lượt tải Sáng kiến kinh nghiệm: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THCS 6 Lượt đọc Sáng kiến kinh nghiệm: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THCS 164
Đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THCS
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THCS I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngày nay, khi đi đến đâu cũng nghe người lớn than phiền đạo đức của trẻ em sao xuống cấp quá!, trẻ em ngày nay không ngoan bằng trẻ em ngày xưa, trẻ em ngày nay hay ỷ lại, trẻ em ngày nay không chịu đựng được khó nhọc, kiên trì nhẫn nại bằng trẻ em ngày xưa . v .v . . . tất cả những than phiền ấy có thật hay không? Nếu thật sự như thế thì nguyên nhân do đâu, phải chăng chính người lớn chúng ta là tấm gương để các em soi vào, tấm gương ấy có thật sự sáng hay mờ, người lớn chúng ta đã gương mẫu chưa, những lời nói khi chúng ta thốt ra có thật sự đi đôi với việc làm của mình chưa. Thật ra các em sinh ra và lớn hơn ảnh hưởng và chịu tác động rất nhiều bởi gương sống làm việc, sinh họat, quan hệ của người lớn chúng ta. đầu tiên trong cuộc đời các em chính là những thành viên trong chiếc nôi gia đình như anh, chị, em, bố mẹ, nối tiếp là chiếc nôi thứ hai - trường học chính là thầy, cô, anh chị phụ trách Đội TNTP, bạn bè, anh chị ở các lớp trên, đàn em ở các lớp nhỏ, bác bảo vệ, chị nhân viên phục vụ . . . NHÂN CÁCH CỦA CÁC EM Nhà trường XÃ HỘI Gia đình Nếu chúng ta làm một phép tính so sánh thông thường, ta cũng biết ngay môi trường giáo dục nào có tác động và ảnh hưởng lớn đến việc hình thành thành nhân cách ở các em. Những trạng thái tâm lý trẻ em chính là bản sao của người lớn. Sự mất thăng bằng trong các em, sự phát triển bộc phát những trạng thái tâm lý, sinh lý, sự yếu đuối trong suy nghĩ quyết đoán trước sự tác động bởi những yếu tố bất lợi từ môi trường xã hội bên ngoài. Trách nhiệm của người thầy, cô phải thật sự che chở, là chỗ dựa cho các em trước bao nhiêu sóng biển, bão tố của những tiêu cực trong xã hội, người lớn chúng ta đã thật sự khơi dậy cho các em những khát khao về niềm tin về cái tốt, cái thiện. Chính sự yếu đuối trong sự suy nghĩ quyết đoán, kỹ năng sống, kỹ năng chọn lọc của các em còn quá yếu ớt. cái tốt lẫn cái xấu sẽ tác động các em mạnh mẽ nhất. Ngay chính trong nghệ thuật quản lý cũng vậy, không nên chê trách nhân viên của mình nhiều quá, đến mức độ thái quá, mỗi một cá nhân khi người ta lỡ làm sai điều gì đó, bản thân của người đó đã đau khổ, buồn lo lắm rồi, đừng nên phê bình quá nặng lời hoặc thiếu tế nhị trong phê bình có khi vô tình mình đã đẩy người ấy chuyển sang đối nghịch với mình sẽ bất lợi cho công tác quản lý. Phê bình, chê trách chính là con dao hai lưỡi, phê bình phải đúng lúc, đúng nội dung để sao cho khi người nghe cảm nhận như như sự góp ý xây dựng chân tình thì mức độ tiếp thu sẽ của người được phê bình vượt quá mong đợi, thu hút sự cộng tác đắc lực của người được phê bình trong tương lai khiến cho công việc luôn được trôi chảy, thành công mỹ mãn (Điều này rất quan trọng, có tính quyết định sự thành bại đối với người làm công tác giáo dục) Người làm công tác giáo dục thì chỉ có phương pháp và con đường hình thành nhân cách cho các em chính là sự giáo dục và tự giáo dục, ngược lại sự chê trách, phê bình nên hạn chế. Ngay như người lớn chúng ta còn thích khen huống hồ ở lứa tuổi các em, sự động viên, khen thưởng đúng lúc, kịp thời sẽ có tác dụng rất lớn. Những sáng tạo của các em được hình thành từ nhân cách các em. sự say mê khoa học, lòng yêu thương con người là con đường hình thành nhân cách ở các em. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Thầy giáo phải biết khen nhiều hơn chê: 1) Tạo cơ hội để các em được khen, để khen được, người thầy phải có nghệ thuật tạo nhiều cơ hội để khen: a) Xây dựng cho mỗi em có một quyển nhật ký ghi chép những việc làm tốt trong tuần: Đối với lứa tuổi của các em học sinh trung học cơ sở: đặc điểm tâm sinh lý của các em phát triển ở mức độ tín hiệu III, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, các em cũng có tâm lý lứa tuổi cũng gần giống như các em học sinh tiểu học nhưng ở mức độ cao hơn , các em nghĩ mình “người lớn” hơn, thích được khen, thích chứng tỏ mình, khẳng định mình. GVCN lập cho mỗi em một quyển nhật ký ghi chép những việc làm tốt trong tuần. Sau đó giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ sơ kết tuần xem em nào ghi được nhiều việc làm tốt ta khen thưởng cho các em nêu tên trong chương trình “Người tốt việc tốt” vào thứ hai tiết chào cờ đầu tuần. Lẽ tất nhiên khi ghi chép như thế thì các em thường phải đắn đo, suy nghĩ là phải ghi trung thực. Giáo viên có thể nêu ra các những việc làm tốt như : - Giúp đỡ người già, khuyết tật, neo đơn - Giúp đỡ các em nhỏ - Nhặt của rơi trả lại cho người mất - Giúp đỡ bạn bè trong sinh hoạt, học tập, trong cuộc sống. - Phát hiện những bạn vi phạm nội quy nhắc bạn sửa chữa khuyết điểm. - Tổ chức học nhóm, tổ để giúp đỡ bạn học tốt. - ... Ngoài khen thưởng về học lực của các em, chúng ta cũng cần có giải thưởng dành riêng cho học sinh có hạnh kiểm xuất sắc (Danh hiệu này giáo viên chủ nhiệm có thể sáng tạo riêng cho lớp mình), nhằm động viên khuyến khích các em ngày tiến bộ bởi lẽ những mầm sống tốt, tích cực luôn được sinh sôi nẩy nở trong mảnh đất màu mỡ những yêu thương. b) Giáo viên phải biết giao việc từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, bởi vì đối tượng học sinh đối với trường THCS không chuyên thì thường số lượng đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống đến yếu, kém rất đông, rất nhiều. Điều này cũng lý giải được nguyên nhân vì sao số lượng học sinh yếu kém ngày càng nhiều ở các trường PT. Sự tự ti mặc cảm ngay cả người lớn còn có huống gì ở lứa tuổi các em chính sự tự ti mặc cảm sẽ thui chột đi sự tiến bộ của mỗi cá nhân, là thầy giáo phải biết khuyến khích, nâng đỡ cho các em, tạo cho em có lòng tin nơi chính mình, xây dựng các em có niềm tin vững chắc vào bản thân của mình, sự tự tin trong con người các em chính là những ngọn lửa mạnh mẽ thúc đẩy cho các em tiến bộ. 2) Người làm công tác chủ nhiệm phải thực sự phải có nghệ thuật sư phạm, giáo viên chủ nhiệm chính là kỹ sư tâm hồn. người chủ nhiệm phải là nhân vật: vừa đạo diễn vừa là diễn viên, diễn viên có diễn tốt, nhập tâm hay không là dựa vào sự dàn dựng khéo léo của đạo diễn. Đạo diễn có phát huy được tài năng của mình nhờ vào sự biểu diễn thành công tác phẩm của mình của diễn viên. Người giáo viên có tâm huyết với nghề sẽ có những phương pháp giáo dục tốt nhất, giáo dưỡng con người dễ hơn là giáo dục một con người, mà lớp do mình chủ nhiệm có từ 45 con người trở lên. Mỗi em học sinh ngoài những đặc điểm tâm sinh lý chung của lứa tuổi nó còn có những nét tâm sinh lý riêng của từng em. Hay nói khác hơn là mỗi em có những kiểu khí chất khác nhau. Có em có kiểu khí chất nóng nảy, có em có kiểu khí chất điềm tĩnh, có em có kiểu khí chất ưu tư, cũng có em có kiểu khí chất linh hoạt. Thậm chí trong thực tế không chỉ có 4 kiểu khí chất trên mà có thể rất nhiều kiểu do sự giao thoa giữa các loại người. Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Tính nghệ thuật của công tác chủ nhiệm được thể hiện bằng sự nghiên cứu, điều tra, khảo sát bằng nhiều phương pháp uyển chuyển nhưng cốt lõi vẫn là tình yêu thương gắn bó với nghề nghiệp, yêu người mãnh liệt, yêu người bao nhiêu càng yêu nghề bấy nhiêu , tất cả các sản phẩm của xã hội điều bị chi phối bởi qui luật kinh tế thị trường nhưng sản phẩm của ngành giáo dục phải thoát khỏi được sự chi phối ấy. Người thầy giáo không thể để qui luật kinh tế thị trường làm chao đảo, xói mòn niềm tin, sự nhiệt tình, sự hy sinh, làm ô uế hình ảnh đẹp về người thầy trong lòng của học sinh, của nhân dân. Giáo viên chủ nhiệm phải biết yêu thương các em như chính những đứa con của mình, thực sự bảo vệ quyền lợi của các em, quyền lợi của các em đó là quyền được học, được bồi dưỡng, được phụ đạo kiến thức, được học những điều hay lẽ phải, điều nhân nghĩa. Đã nói là nghệ thuật sư phạm không phải ai cũng làm được, muốn làm được thì người ấy phải có cái “Tâm”, cái “Tài” , “Tâm” và “Tài” chỉ thật sự có được đối với người có lòng nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình, không ngại khó, sáng tạo thiết kế những “giáo án đạo đức” tốt nhất. II/ Tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phải thật sự là hạt nhân xây dựng đoàn kết, tương thân, tương ái trong học sinh. Tạo nguồn cảm hứng cho từng đội viên thiếu niên trong một tập thể phải do tổ chức Đội thiếu niên giữ vai trò chủ đạo, sức lôi cuống mạnh mẽ những hạt nhân trong tổ chức. Ở lứa tuổi các em, sự vui chơi, sinh hoạt tập thể có sức hấp dẫn rất lớn, giải toả những “năng lượng tiêu cực” trong con người các em, giáo dục lòng yêu thương con người. Những học sinh hay đánh bạn, bắt nạt bạn bè, có cách sống ích kỷ… thường là những em học yếu, năng lực giao tiếp hạn chế, “những năng lượng tiêu cực” khiến cho các em luôn suy nghĩ muốn “làm nổi” muốn khẳng định mình, muốn làm gì đó khác người, gây sự chú ý của người khác trong khi không thể giải toả bằng khả năng kết quả học tập. Đối với những em học sinh có dạng tâm lý như thế này, cách tốt nhất phải tổ chức sinh hoạt tập thể để giáo dục tinh thần tập thể, giáo viên mạnh dạn giao việc để cho các em có dịp khẳng định mình giải toả những năng lượng tiêu cực trong các em. Thông qua các chủ điểm sinh hoạt hàng tháng , thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường thường xuyên tổ chức cho các em thi thố tài năng bằng các trò chơi giải trí lành mạnh. Qua sự nghiên cứu của con người về sự phát triển sáng tạo trong con người qua bộ não, những sản phẩm não trái chính là ý thức (mang tính khoa học lôgíc), những sản phẩm não phải chính là vô thức, tiềm thức (mang tính nghệ thuật). Nhà giáo dục phải tìm cách để hình thành sự kết hợp hài hoà giữa khoa học và nghệ thuật để hình thành nên sự sáng tạo trong con người. sự kết hợp là cả quá trình nghệ thuật sư phạm của nhà giáo dục. Ban chỉ huy liên đội, chi đội chưa thật sự phát huy hết vai trò của mình để xây dựng tập thể chi đội thật sự đoàn kết. Thời gian, cơ hội để các em gắn bó với tập thể lớp còn quá ít, tình thần tập thể chưa được đề cao. SP NÃO TRÁI SP NÃO PHẢI Ý THỨC -VĐ có tính lôgic - Toán - Hiện tại Mang tính KH VÔ THỨC, TIỀM THỨC -VĐ thiên về hình tượng - Qkhứ - Tương lai Kết hợp hài hoà giữa KH(khoa học) & NT(Nghệ thuật) => Mang tính NT SÁNG TẠO (Tài liệu tham khảo chương trình học của Nhật) III/ Giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp tốt với Ban đại diện Cha mẹ học sinh (của lớp mình chủ nhiệm). Làm cha, làm mẹ mà ai lại không thương con, mong muốn cho con có được những điều kiện tốt nhất, ai mà không kỳ vọng đến sự tiến bộ giỏi giang của con em mình . Thế nhưng do ảnh hưởng bởi cuộc sống lao động, mưu cầu sinh nhai nên có một số ít gia đình không có thời gian để quan tâm đến các em. Thường thường, ban đại diện cha mẹ học sinh lớp sau khi tiến hành đại hội Ban đại diện Cha mẹ toàn trường xong hầu như không hoạt động, chính điều này là một khiếm khuyết lớn. Ở đây, vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất lớn để phối hợp BĐD CMHS lớp, cùng với BĐD CMHS của lớp thiết lập đường đây nối kết, liên lạc đến từng gia đình học sinh, qua đây nhờ Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thuyết phục, vận động cha mẹ các em quan tâm hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan, chính phụ huynh thuyết phục phụ huynh. Làm như thế hiệu quả sẽ cao hơn. Điều này nó phát huy vai trò xã hội hoá giáo dục đối với nhà trường, khuyến khích kêu gọi mọi người trong xã hội cùng tham gia giáo dục tạo nên sức mạnh quần chúng rộng rãi quan tâm đến giáo dục, để phụ huynh học sinh không còn phó mặc trách nhiệm cho thầy cô giáo. IV/ Giáo dục đạo đức học sinh qua nhân cách người thầy: Trong các cách giáo dục thì phương pháp nêu gương có tác dụng rất lớn, đạt hiệu quả cao nhất. Qua những mẫu chuyện đời thường về sự nhẫn nại, phấn đấu vươn lên của người thầy để giáo dục các em, giáo dục các em điều gì thì người thầy phải thực hiện đúng điều ấy, vì thế người thầy giáo luôn rèn luyện nhân cách. Giáo dục cho các em lòng nhân ái, yêu người, thì chính bản thân của người thầy phải yêu người, yêu người không phải bằng lời nói suông mà phải bằng hành động việc làm cụ thể, bằng nhiệt huyết của mình bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu kém, gần gũi giúp đỡ các em tiến bộ, quan tâm và chăm sóc cho các em. Giáo dục học sinh tình đoàn kết, thì chính mình cũng phải xây dựng sự đoàn kết trong tập thể sư phạm, không ích kỷ, cá nhân luôn lấy lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.