sách hướng dẫn thực hiện: hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững

pdf
Số trang sách hướng dẫn thực hiện: hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững 266 Cỡ tệp sách hướng dẫn thực hiện: hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững 3 MB Lượt tải sách hướng dẫn thực hiện: hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững 1 Lượt đọc sách hướng dẫn thực hiện: hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững 0
Đánh giá sách hướng dẫn thực hiện: hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 266 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

1 1. chapter G4 HƯỚNG DẪN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU 4 2. CÁCH SỬ DỤNG SÁCH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 6 3. NGUYÊN TẮC BÁO CÁO 3.1 Nguyên tắc Xác định Nội dung Báo cáo 3.2 Nguyên tắc Xác định Chất lượng Báo cáo 8 9 13 4. CÔNG BỐ THÔNG TIN THEO TIÊU CHUẨN 4.1 Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung Chiến lược và Phân tích Hồ sơ Tổ chức Xác định các Ranh giới và Lĩnh vực Trọng yếu Sự tham vấn của Các Bên liên quan Hồ sơ Báo cáo Quản trị Đạo đức và Tính chính trực 4.2 Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Cụ thể Hướng dẫn về Công bố Thông tin về Phương pháp Quản trị Hướng dẫn về các Chỉ số và Công bố Thông tin cụ thể cho từng Lĩnh vực về Phương pháp Quản trị • Danh mục: Kinh tế • Danh mục: Môi trường • Danh mục: Xã hội – Tiểu mục: Thực hành Lao động và Việc làm Bền vững – Tiểu mục: Quyền con người – Tiểu mục: Xã hội – Tiểu mục: Trách nhiệm đối với Sản phẩm 18 22 23 25 31 43 45 52 60 62 63 66 67 84 142 143 173 198 221 5. TÀI LIỆU THAM CHIẾU 237 6. BẢNG CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ 244 7. GHI CHÚ BÁO CÁO CHUNG 256 8. XÂY DỰNG NỘI DUNG HƯỚNG DẪN G4 259 3 1. chapter G4 PHẦN 1 HƯỚNG DẪN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 4 1 GIỚI THIỆU Hướng dẫn Báo cáo Phát triển Bền vững của GRI (gọi tắc là Hướng dẫn) cung cấp Nguyên tắc Báo cáo, Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn và Sách Hướng dẫn Thực hiện cho việc lập các báo cáo phát triển bền vững của các tổ chức, bất kể quy mô, lĩnh vực hoặc địa điểm của họ. Hướng dẫn này cũng cung cấp tham chiếu quốc tế cho tất cả những bên quan tâm đến Công bố thông tin về phương pháp quản trị và về hiệu quả hoạt động và tác động môi trường, xã hội và kinh tếI củaII tổ chức. Hướng dẫn này rất hữu ích trong việc lập bất kỳ loại tài liệu nào yêu cầu Công bố thông tin như vậy. Hướng dẫn được trình bày thành 2 phần: ŸŸ Các Nguyên tắc Báo cáo và Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn ŸŸ Sách Hướng dẫn Thực hiện Phần đầu tiên – Các Nguyên tắc Báo cáo và Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn – bao gồm các Nguyên tắc Báo cáo, Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn và các tiêu chí mà tổ chức áp dụng để lập báo cáo phát triển bền vững ‘phù hợp’ với Hướng dẫn. Định nghĩa các thuật ngữ chính cũng được kèm theo. Phần thứ hai – Sách Hướng dẫn Thực hiện – bao gồm phần giải thích cách áp dụng các Nguyên tắc Báo cáo, cách chuẩn bị thông tin cần công bố và cách diễn giải các khái niệm khác nhau trong Hướng dẫn. Tham chiếu đến các nguồn tin khác, bảng chú giải thuật ngữ và ghi chú báo cáo chung cũng được kèm theo. Các tổ chức cần tham khảo Sách Hướng dẫn Thực hiện khi lập báo cáo phát triển bền vững. I. P  hạm vi kinh tế của phát triển bền vững liên quan tới tác động của tổ chức đối với các điều kiện kinh tế của các bên liên quan và đối với các hệ thống kinh tế ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu. Nó không tập trung vào điều kiện tài chính của tổ chức. II. Trong Hướng dẫn này, trừ khi được quy định khác, thuật ngữ ‘tác động’ nói đến tác động về kinh tế, môi trường và xã hội mà: tích cực, tiêu cực, thực tế, tiềm ẩn, trực tiếp, gián tiếp, ngắn hạn, dài hạn, theo dự định, ngoài dự định. G4 PHẦN 2 HƯỚNG DẪN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6 2 CÁCH SỬ DỤNG SÁCH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN Sách Hướng dẫn Thực hiện cung cấp các thông tin có giá trị về: ŸŸ Cách hiểu, diễn giải và triển khai các khái niệm đề cập trong Các Nguyên tắc Báo cáo và Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn ŸŸ Cách chọn và chuẩn bị thông tin để công bố trong báo cáo cuối cùng; thông tin tham chiếu nào có thể hữu ích khi lập báo cáo ŸŸ Cách áp dụng các Nguyên tắc Báo cáo ŸŸ Cách xác định các Lĩnh vực trọng yếu và Ranh giới của chúng ŸŸ Cách nội dung GRI giúp báo cáo việc triển khai của tổ chức của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), OECD Guidelines for Multinational Enterprises, 2011 và ‘Ten Principles’, 2000 của Cơ quan Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc Trong tài liệu này, Sách Hướng dẫn Thực hiện, số thứ tự của trang đề cập đến Các Nguyên tắc Báo cáo và Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn hoặc Sách Hướng dẫn Thực hiện đều được xác định rõ ràng như vậy. Danh sách tài liệu tham chiếu đầy đủ có thể được tìm thấy trong Sách Hướng dẫn Thực hiện trang 237-242. Tất cả các định nghĩa có thể được tìm thấy trong Bảng chú giải Thuật ngữ trong Sách Hướng dẫn Thực hiện trang 244-254. Các mục sau đây có thể được tìm thấy trong Sách Hướng dẫn Thực hiện: 3. Nguyên tắc Báo cáo 4. Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn, được chia ra như sau: 4.1 Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Chung –– Chiến lược và Phân tích –– Hồ sơ Tổ chức –– Xác định các Ranh giới và Lĩnh vực Trọng yếu –– Sự tham vấn của Các Bên liên quan –– Hồ sơ Báo cáo –– Quản trị –– Đạo đức và Tính chính trực 4.2 Công bố Thông tin theo Tiêu chuẩn Cụ thể –– Hướng dẫn về Công bố Thông tin về Phương pháp Quản trị –– Hướng dẫn về các Chỉ số và Công bố Thông tin cụ thể cho từng Lĩnh vực về Phương pháp Quản trị 5. Tài liệu tham chiếu 6. Bảng chú giải Thuật ngữ 7. Ghi chú Báo cáo Chung Lưu ý cho người dùng phiên bản điện tử của tài liệu này: Xuyên suốt tài liệu này, có các định nghĩa được gạch chân. Nhấp vào các định nghĩa được gạch chân này sẽ dẫn người dùng đến trang có chứa định nghĩa liên quan trong Bảng chú giải Thuật ngữ. Để quay trở trang trước, hãy nhấp vào “alt” + mũi tên chỉ sang trái. 8. Xây dựng Nội dung Hướng dẫn G4 G4 PHẦN 3 HƯỚNG DẪN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 8 3 NGUYÊN TẮC BÁO CÁO Các Nguyên tắc Báo cáo là nền tảng cho việc đạt được tính minh bạch trong báo cáo phát triển bền vững và do vậy tất cả các tổ chức đều cần phải áp dụng những nguyên tắc này khi lập báo cáo phát triển bền vững. Sách Hướng dẫn Thực hiện trình bày quy trình cần thiết mà tổ chức phải tuân theo khi ra quyết định phù hợp với các Nguyên tắc Báo cáo. Các Nguyên tắc này được chia làm hai nhóm: Nguyên tắc Xác định Nội dung Báo cáo và Nguyên tắc Xác định Chất lượng Báo cáo. Nguyên tắc Xác định Nội dung Báo cáo hướng dẫn về quyết định để xác định nội dung nào báo cáo cần trình bày bằng cách xem xét các hoạt động, tác động của tổ chức và những kỳ vọng và lợi ích thực sự của các bên liên quan. Nguyên tắc Xác định Chất lượng Báo cáo hướng dẫn những lựa chọn về việc đảm bảo chất lượng thông tin trong báo cáo phát triển bền vững, bao gồm cả cách trình bày phù hợp. Chất lượng thông tin rất trọng yếu để cho phép các bên liên quan triển khai các đánh giá kết quả hoạt động một cách chắc chắn và hợp lý và có các hành động thích hợp. Mỗi Nguyên tắc bao gồm định nghĩa, giải thích cách áp dụng Nguyên tắc và kiểm tra. Các bài kiểm tra được thiết kế để làm công cụ tự chẩn đoán, nhưng không phải là các loại Công bố Thông tin cụ thể để báo cáo theo đó. 9 PHẦN 3 3.1 NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH NỘI DUNG BÁO CÁO Những Nguyên tắc này được xây dựng để sử dụng kết hợp nhằm xác định nội dung báo cáo. Việc cùng triển khai tất cả những Nguyên tắc này được mô tả trong Hướng dẫn G4-18 ở trang 31-40 của Sách Hướng dẫn Thực hiện. Việc Tham vấn của các Bên liên quan Nguyên tắc: Tổ chức cần xác định được các bên liên quan của mình và giải thích tổ chức đã đáp ứng những mong đợi và lợi ích hợp lý của các bên liên quan như thế nào. HƯỚNG DẪN Áp dụng Nguyên tắc: Các bên liên quan được định nghĩa là các tổ chức hoặc cá nhân được dự kiến hợp lý là có thể chịu ảnh hưởng đáng kể từ các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức; và những người có hành động được dự kiến hợp lý là có thể tác động lên khả năng của tổ chức trong việc triển khai thành công các chiến lược và đạt được những mục tiêu của mình. Thuật ngữ này bao gồm các tổ chức hoặc cá nhân có các quyền theo pháp luật hoặc các công ước quốc tế cung cấp cho họ quyền khiếu nại hợp pháp liên quan đến tổ chức. Các bên liên quan có thể bao gồm những người đầu tư vào tổ chức (như là người lao động, cổ đông, nhà cung cấp) cũng như là những người có các mối quan hệ khác với tổ chức (như là các nhóm dễ bị tổn thương trong cộng đồng địa phương, xã hội dân sự). Những mong đợi và lợi ích hợp lý của các bên liên quan là điểm tham chiếu chính cho nhiều quyết định trong quá trình lập báo cáo. Tuy nhiên, không phải tất cả các bên liên quan của tổ chức đều sử dụng báo cáo. Điều này gây ra thách thức giữa việc cân đối lợi ích và kỳ vọng cụ thể của các bên liên quan mà có thể được dự kiến hợp lý là sẽ sử dụng báo cáo với các kỳ vọng rộng hơn về trách nhiệm giải trình đối với tất cả các bên liên quan. Đối với một số quyết định, chẳng hạn như Quy mô hay các Ranh giới Lĩnh vực của báo cáo, tổ chức xem xét các kỳ vọng và lợi ích hợp lý của một loạt các bên liên quan. Ví dụ: có thể có các bên liên quan không thể trình bày rõ quan điểm của họ về báo cáo và những mối quan ngại của họ được trình bày theo hình thức ủy nhiệm. Cũng có thể có các bên liên quan quyết định không trình bày quan điểm của họ về báo cáo vì họ dựa vào nhiều phương tiện truyền thông và cam kết khác nhau. Các kỳ vọng và lợi ích hợp lý của các bên liên quan này vẫn cần được ghi nhận trong các quyết định về nội dung báo cáo. Tuy nhiên, các quyết định khác, như mức độ chi tiết cần thiết để hữu ích cho các bên liên quan, hoặc các kỳ vọng của các bên liên quan khác nhau về những gì cần thiết để đạt được tính rõ ràng, có thể đòi hỏi sự chú trọng nhiều hơn đến những người có thể được dự kiến hợp lý là sẽ sử dụng báo cáo. Điều trọng yếu là ghi lại các quy trình và phương pháp được triển khai để ra các quyết định này. Quy trình tham gia của các bên liên quan có thể làm công cụ để hiểu được các kỳ vọng và lợi ích hợp lý của các bên liên quan. Các tổ chức thường xuất phát các hình thức tham gia khác nhau của các bên liên quan như một phần của hoạt động thông thường của họ, và như thế có thể cung cấp ý kiến đóng góp hữu ích cho quyết định về báo cáo. Những điều này có thể bao gồm, ví dụ như, sự tham vấn của các bên liên quan nhằm mục đích tuân thủ với các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận hoặc thông báo về diễn biến của các quy trình tổ chức hoặc kinh doanh. Ngoài ra, sự tham vấn của các bên liên quan cũng có thể được dùng riêng để thông báo quy trình lập báo cáo. Các tổ chức cũng có thể sử dụng các phương tiện khác như phương tiện truyền thông, cộng đồng khoa học hoặc hoạt động hợp tác với tổ chức tương đương và các bên liên quan. Những phương tiện này giúp tổ chức hiểu rõ hơn các kỳ vọng và lợi ích hợp lý của các bên liên quan. Khi quy trình tham gia của các bên liên quan được sử dụng nhằm mục đích báo cáo, việc này cần dựa trên các phương pháp, biện pháp hay nguyên tắc có tính hệ thống hoặc được chấp nhận chung. Phương pháp tổng thể cần đủ hiệu quả để đảm bảo rằng nhu cầu thông tin của các bên liên quan được nắm bắt đúng đắn. Điều trọng yếu là quy trình tham gia của các bên liên quan tạo khả năng để xác định được ý kiến đóng góp trực tiếp từ các bên 10 PHẦN 3 liên quan cũng như các kỳ vọng xã hội được thiết lập chính đáng. Tổ chức có thể gặp phải các quan điểm xung đột hay kỳ vọng khác biệt từ các bên liên quan và có thể cần có khả năng giải thích cách họ cân đối những điều này khi đi đến quyết định về báo cáo của mình. Để báo cáo có thể được đảm bảo, điều trọng yếu là ghi lại quy trình tham gia của các bên liên quan. Tổ chức ghi lại phương pháp xác định các bên liên quan nào mà họ đã thu hút sự tham vấn và cách thức và thời điểm tham gia, và việc tham gia đã ảnh hưởng đến nội dung báo cáo và hoạt động phát triển bền vững của tổ chức như thế nào. Việc không xác định và thu hút sự tham vấn của các bên liên quan có thể dẫn đến các báo cáo không phù hợp và do đó không đủ tin cậy với tất cả các bên liên quan. Ngược lại, sự tham vấn có hệ thống của các bên liên quan sẽ nâng cao khả năng lĩnh hội của các bên liên quan và tính hữu ích của báo cáo. Được triển khai đúng cách, điều này có thể dẫn đến quá trình học tập liên tục trong tổ chức và bởi các bên bên ngoài, cũng như tăng trách nhiệm giải trình đối với một loạt các bên liên quan. Trách nhiệm giải trình sẽ củng cố niềm tin giữa tổ chức và các bên liên quan. Lần lượt, niềm tin sẽ làm vững chắc tính đáng tin cậy của báo cáo. Kiểm tra: ŸŸ Tổ chức có thể mô tả các bên liên quan mà tổ chức coi là mình có trách nhiệm giải trình với họ ŸŸ Nội dung báo cáo dựa trên các kết quả của quy trình tham gia của các bên liên quan được tổ chức sử dụng trong các hoạt động liên tục của mình và theo yêu cầu của khuôn khổ pháp lý và định chế mà tổ chức hoạt động trong đó ŸŸ Nội dung báo cáo dựa trên các kết quả của bất kỳ quy trình tham gia của các bên liên quan nào được triển khai cụ thể cho báo cáo ŸŸ Các quy trình tham gia của các bên liên quan thông báo các quyết định về báo cáo phù hợp với Quy mô và các Ranh giới Lĩnh vực Bối cảnh của Phát triển Bền vững Nguyên tắc: Báo cáo cần phải thể hiện hiệu quả hoạt động của tổ chức trong bối cảnh rộng hơn của phát triển bền vững. HƯỚNG DẪN Áp dụng Nguyên tắc: Thông tin về hiệu quả hoạt động cần phải được đặt trong bối cảnh. Câu hỏi cơ bản của báo cáo phát triển bền vững đó là tổ chức đóng góp hay có ý định đóng góp trong tương lai như thế nào cho quá trình cải thiện hoặc gây tổn hại điều kiện, phát triển và xu hướng kinh tế, môi trường và xã hội ở cấp địa phương, khu vực hoặc toàn cầu. Chỉ báo cáo về các xu hướng trong hiệu quả hoạt động riêng lẻ (hoặc tính hiệu quả của tổ chức) không đáp ứng được câu hỏi cơ bản này. Do đó, các báo cáo cần phải tìm cách thể hiện hiệu quả hoạt động liên quan đến các khái niệm rộng hơn về phát triển bền vững. Điều này bao gồm việc thảo luận về hiệu quả hoạt động của tổ chức trong bối cảnh những hạn chế và nhu cầu về nguồn lực môi trường hoặc xã hội ở cấp ngành, địa phương, khu vực hoặc toàn cầu. Ví dụ: điều này có thể có nghĩa là, ngoài việc báo cáo các xu hướng về tính hiệu quả sinh thái, tổ chức cũng có thể trình bày tải lượng ô nhiễm tuyệt đối của họ liên quan đến khả năng hấp thụ chất gây ô nhiễm của hệ sinh thái khu vực. Khái niệm này thường được trình bày rõ trong lĩnh vực môi trường về các giới hạn sử dụng tài nguyên và mức ô nhiễm toàn cầu. Tuy nhiên, khái niệm này cũng có thể liên quan đối với các mục tiêu xã hội và kinh tế chẳng hạn như mục tiêu kinh tế xã hội và phát triển bền vững của quốc gia hoặc quốc tế. Ví dụ: tổ chức có thể báo cáo tiền lương của người lao động và các mức phúc lợi xã hội liên quan đến mức thu nhập tối thiểu và bình quân toàn quốc, và năng lực của chế độ phúc lợi an toàn xã hội trong việc giúp đỡ những người nghèo đói hoặc sống gần với mức nghèo. Tổ chức hoạt động trong một loạt các địa điểm, quy mô và lĩnh vực đa dạng cần xem xét cách tốt nhất để điều chỉnh cho phù hợp hiệu quả hoạt động tổ chức tổng thể của họ trong bối cảnh rộng hơn về phát triển bền vững. Điều này có thể đòi hỏi phân biệt giữa các chủ đề hay yếu tố thúc đẩy tác động toàn cầu (chẳng hạn như biến đổi khí hậu) và những chủ đề hay yếu tố có nhiều tác động khu vực hoặc địa phương hơn (chẳng hạn như phát triển cộng đồng). Khi báo cáo các chủ đề có tác động tiêu cực hoặc tích cực ở địa phương, điều trọng yếu là cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách tổ chức tác động đến cộng đồng ở các địa điểm khác nhau. Tương tự, có thể cần phân biệt giữa các xu hướng hoặc mẫu hình tác động trong một loạt các hoạt động so với hiệu quả hoạt động theo bối cảnh theo từng địa điểm. Phát triển bền vững và chiến lược kinh doanh của chính tổ chức cung cấp bối cảnh để thảo luận về hiệu quả hoạt động
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.