RỤNG TÓC (Alopecia) (Kỳ 1)

pdf
Số trang RỤNG TÓC (Alopecia) (Kỳ 1) 5 Cỡ tệp RỤNG TÓC (Alopecia) (Kỳ 1) 204 KB Lượt tải RỤNG TÓC (Alopecia) (Kỳ 1) 0 Lượt đọc RỤNG TÓC (Alopecia) (Kỳ 1) 3
Đánh giá RỤNG TÓC (Alopecia) (Kỳ 1)
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

RỤNG TÓC (Alopecia) (Kỳ 1) BsCK2 Bui Khanh Duy 1.Đại cương: Sự phát triển của tóc trên da đầu xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục. Pha đầu tiên là pha phát triển (pha mọc tóc, pha hoạt động active phase) gọi là anagen có hoạt động gián phân mạnh. Tiếp theo một pha gọi là catagen trong đó sự gián phân đột ngột ngừng lại. Rồi tiếp đến là pha nghỉ (pha ngừng lại) gọi là telogen. Pha telogen ở lông mày, lông mi, lông nách, lông mu kéo dài hơn ở da đầu và vùng râu cằm. Thời gian của các pha này dường như phụ thuộc vào các yếu tố tại chỗ và yếu tố di truyền. Bình thường tóc anagen chiếm 80- 90%, catagen 5% và tóc telogen 10- 15%. Hàng ngày có 50- 100 sợi tóc rụng, số tóc này là tóc được thay thế hàng ngày. 2. Phân loại theo hình thái: 2.1. Rụng tóc không sẹo (non scaring alopecia). - Rụng tóc androgen di truyền. Androgenetic alopecia). - Rụng tóc thành đám (alopecia areata). - Rụng tóc kết hợp bị bệnh toàn thân hoặc hệ thống. Rụng tóc telogen (Telogen effluvium). Rụng tóc anagen (Anagen effluvium). Giang mai (syphilis). - Do tật nhổ tóc (trichotillomania) - Rụng tóc kết hợp với các hội chứng di truyền. 2.2. Rụng tóc có sẹo (scarring alopecia) - Khuyết tật di truyền hoặc phát triển. - Nhiễm khuẩn: + Vi khuẩn:vi khuẩn gây mủ, lao. + Nấm : nấm kerion. + Vi rút : zona. + Protozoa: leishmania (đơn bào). - U sắc tố. -Tổn thương do hoá học, bỏng và rụng tóc do các chấn thương khác. - Các bệnh đặc biệt có tổn thương ở da đầu: lupút đỏ, li ken phẳng, morphea, pemphigoid thành sẹo. 3. Phân loại theo căn nguyên. 3.1. Rụng tóc thành đám (alopecia areata). Còn gọi là bệnh pelade. 3.1.2. Căn nguyên: thường gặp ở người lớn, trẻ tuổi ( trước tuổi trung niên), tỷ lệ nam / nữ là 2/1. Căn nguyên chưa rõ, có vai trò của yếu tố di truyền, miễn dịch, nội tiết, liên quan tới stress, nhiễm khuẩn . Hiện nay người ta cho rằng có một quá trình tự miễn chống hành lông. Có thể kết hợp với vitiligo, suy cận giáp, addison, viêm tuyến giáp hashimoto, nhược cơ nặng, hội chứng Down, thiếu máu ác tính. 3.1.2. Triệu chứng lâm sàng: rụng tóc thành từng đám, từng vùng, khu trú thành đám hình tròn, bầu dục, một hoặc nhiều đám, thường một vài đám kích thước vài cm đường kính, không có dấu hiệu viêm nào, không triệu chứng, da trơn nhẵn giống như sẹo, có thể thấy một số sợi tóc thanh mảnh, bạc màu như lông tơ, ở rìa đám có sợi gẫy ngắn và mập gọi là tóc dấu chấm than (exclamation point hairs). Triệu chứng cơ năng : không đau, không ngứa. Rụng tóc ở vùng đầu, có thể rụng ở vùng râu cằm và vùng khác. + Chia thành các loại sau: - Rụng tóc thành đám (alopecia areata). - Rụng tóc thể rắn bò (alopecia ophiasis). - Rụng tóc toàn phần (alopecia totalis).Toàn bộ tóc vùng đầu hầu như bị rụng. - Rụng tóc toàn bộ (alopecia universalis).Rụng tóc vùng đầu, rụng cả lông mày, nách, mi, lông mu, lông tơ của cơ thể. Biểu hiện ở móng: loạn dưỡng, đĩa móng có hàng trăm hố lõm nhỏ như"đê khâu""đồng đột". + Tiến triển: các đám ổn định nguyên như vậy, thường mọc lại một cách ngẫu nhiên sau vài tháng, có khi xuất hiện các đám mới trong khi các đám khác đang mọc lại. Bệnh cũng thường tái phát. Nếu bệnh xuất hiện sau tuổi thiếu niên thì 80% sẽ mọc tóc lại và ít gặp rụng lông tóc toàn bộ (alopecia universalis). Bệnh cũng thường tái phát. Nếu có biến đổi móng và rụng tóc toàn phần (alopecia totalis) thì tiên lượng không tốt hoặc các đám liên kết thành từng dải ở vùng đỉnh, tiên lượng cũng không tốt.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.