Quyết định Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

pdf
Số trang Quyết định Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 47 Cỡ tệp Quyết định Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 486 KB Lượt tải Quyết định Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 0 Lượt đọc Quyết định Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 29
Đánh giá Quyết định Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 47 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN ------------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2010 Số: 1723/QĐ- ĐHKTQD-TCCB QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ Điều lệ Trường đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐTTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLB-BGDĐT-BNV ngày 15-4-2009 Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo; Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ. Điều 3. Các ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Tổng hợp, TC-KT, Thủ trưởng các đơn vị thuộc trường, các đơn vị, cá nhân có liên quan và người học chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3 - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Vụ TCCB, Văn phòng, Thanh tra Bộ (để b/c) - Đảng ủy Khối (để b/c) - Đảng ủy - BGH - HĐT (để b/c) - Công đoàn - Đoàn TN-HSV - Hội CCB (để phối hợp) - Các đơn vị trong trường (để thực hiện) Lưu TCCB, TH HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) GS.TS. Nguyễn Văn Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------ QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Ban hành kèm theo Quyết định số:1723 QĐ-ĐHKTQD-TCCB ngày 11 tháng 11 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học KTQD) CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Trường ĐHKTQD). Các quy chế, quy định, văn bản khác do Trường xây dựng và ban hành phải phù hợp với các quy định của Quy chế này. Trường Đại học KTQD hoạt động theo Quy chế này và các quy chế, quy định ban hành theo quyết định của Hiệu trưởng và các quy định của pháp luật hiện hành. 2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị, tổ chức trực thuộc Trường, toàn thể cán bộ, viên chức và người học đang công tác, học tập tại Trường. Điều 2. Vị trí của Trường đại học KTQD 1. Trường ĐHKTQD là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước CHXHCN Việt Nam. Trường được thành lập theo Nghị định số 678TTg ngày 25/1/1956 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Trường ĐHKTQD là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Trường đại học KTQD có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước. 3. Trường ĐHKTQD chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. 4. Tên giao dịch của Trường ĐHKTQD: Tiếng Việt: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Tiếng Anh: NATIONAL ECONOMICS UNIVERSITY (Viết tắt là: NEU) Địa chỉ: 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 1 Điều 3. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi 1. Sứ mệnh: Giữ vững vai trò và trách nhiệm là trường đại học trọng điểm quốc gia; là trung tâm sáng tạo, chuyển giao tri thức và là trường đại học hàng đầu của Việt Nam trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. 2. Tầm nhìn: Phấn đấu đến năm 2030 trường trở thành đại học định hướng nghiên cứu đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế. 3. Giá trị cốt lõi: Chất lượng - Hiệu quả - Phát triển - Hội nhập Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường đại học KTQD Trường ĐHKTQD là trường đại học trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, có chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn cao, đạt trình độ tiên tiến, giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Trường có trách nhiệm bảo đảm cung cấp các dịch vụ công phục vụ nhân dân trong lĩnh vực giáo dục và khoa học. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường ĐHKTQD bao gồm: 1. Xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể phát triển trường qua từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm. 2. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận và cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền. 3. Tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu độ tuổi và giới, đạt chuẩn về trình độ được đào tạo; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên. 4. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ công chức, viên chức và người học của trường. 5. Tuyển sinh và quản lý người học. 6. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật. 7. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; 8. Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục và đào tạo. 2 9. Tổ chức cho công chức, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội. 10. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà trường; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 11. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước; thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. 12. Liên kết trong nước và thực hiện hợp tác quốc tế với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường. 13. Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về đội ngũ công chức, viên chức, các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế của nhà trường, về quá trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của người học; tham gia dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo của trường. 14. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của nhà trường. 15. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật; 16. Chấp hành pháp luật về giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục. 17. Giữ gìn, phát triển di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. 18. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Điều 5. Quyền tự chủ của Trường đại học Kinh tế Quốc dân Trường ĐHKTQD là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Quy chế này về quy hoạch, kế hoạch phát triển Trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự. Cụ thể là: 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển Trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường đại học của Nhà nước; 3 2. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; xây dựng hệ thống chuyển đổi tín chỉ với các cơ sở đào tạo khác. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng. 3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục; hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; 4. Được thực hiện các quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính do Nhà nước quy định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi phí hoạt động; 5. Đăng ký tham gia tuyển chọn và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; ký kết, thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ góp phần xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước; 6. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của nhà trường; 7. Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, chi cho các hoạt động giáo dục và bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường; 8. Được nhà nước giao đất; được thuê đất, vay vốn; được miễn, giảm thuế theo quy định của Nhà nước; 9. Tổ chức bộ máy của Trường: thành lập, giải thể hoặc sáp nhập các tổ chức thuộc trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ công chức, viên chức của nhà trường; bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức, viên chức và định kỳ thực hiện đánh giá công chức, viên chức. 10. Lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đăng ký kiểm định; được quyền khiếu nại, tố cáo và khiếu kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các quyết định, kết luận, hành vi của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục khi có đủ căn cứ chứng minh là vi phạm. 11. Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ và hoạt động tài chính; 4 12. Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan chủ quản và các cơ quan cấp trên về các hoạt động của Trường theo quy định hiện hành. 13. Các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật. Điều 6. Trách nhiệm của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. Trường ĐHKTQD có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; không để bất cứ cá nhân hay tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa của Trường để tiến hành các hoạt động trái pháp luật, trái với quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường đại học và Quy chế này. 2. Trường có trách nhiệm công khai và giải trình với xã hội, các bên liên quan về các hoạt động của nhà trường và kết quả của các hoạt động đó; có trách nhiệm thực hiện các cam kết với cơ quan quản lý nhà nước, với các bên liên quan và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động để đạt được các cam kết ấy. CHƯƠNG II. TỔ CHỨC, BỘ MÁY MỤC 1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG Điều 7. Quy định về cơ cấu tổ chức Hiệu trưởng quyết định cơ cấu tổ chức và số lượng các đơn vị trực thuộc trường theo nhiệm kỳ Hiệu trưởng trên cơ sở Chiến lược phát triển trường, nghị quyết của Đảng ủy và các quyết nghị của Hội đồng Trường. Điều 8. Cơ cấu tổ chức của Trường Cơ cấu tổ chức cụ thể của Trường ĐHKTQD bao gồm: 1. Đảng bộ Trường; 2. Hội đồng Trường; 3. Ban giám hiệu (Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng); 4. Hội đồng khoa học và đào tạo Trường; 5. Các đơn vị chức năng, bao gồm : - Các phòng có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng quản lý: Phòng Tổng hợp; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Quản trị thiết bị; Phòng Quản lý đào tạo; Phòng Quản lý khoa học; Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Thanh tra, Đảm bảo chất lượng giáo dục và Khảo thí; Phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên, Phòng Bảo vệ. 5 - Các khoa có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng quản lý: Khoa Đại học tại chức. - Các Viện, Trung tâm có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng quản lý: Viện đào tạo Sau đại học, Trung tâm đào tạo từ xa. - Các đơn vị đặc thù khác có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng quản lý: Văn phòng Ban quản lý chương trình tiên tiến và chất lượng cao, Viện công nghệ thông tin kinh tế. - Các đơn vị chức năng khác: Hiệu trưởng quyết định thành lập theo quy định của pháp luật hoặc khi thấy cần thiết. 6. Các đơn vị đào tạo thuộc trường (các Khoa, Viện đào tạo, Bộ môn thuộc trường) - Các Khoa có đào tạo ngành/chuyên ngành của Trường: Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Khoa Bảo hiểm, Khoa Đầu tư, Khoa Du lịch và Khách sạn, Khoa Kế toán, Khoa Kế hoạch và Phát triển, Khoa Kinh tế học, Khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực, Khoa Khoa học quản lý, Khoa Luật, Khoa Lý luận chính trị, Khoa Marketing, Khoa Môi trường và Đô thị, Khoa Ngoại ngữ kinh tế, Khoa Ngân hàng -Tài chính, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Thống kê, Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, Khoa Tin học kinh tế, Khoa Toán kinh tế. - Các đơn vị không đào tạo ngành/chuyên ngành của Trường: Khoa Giáo dục quốc phòng, Bộ môn Giáo dục thể chất. - Các đơn vị đào tạo đặc thù trực Thuộc trường: Viện Đào tạo Quốc tế, Trung tâm Pháp Việt đào tạo về quản lý, Trung tâm Đào tạo liên tục, Viện Quản trị kinh doanh. 7. Các Viện, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo sau đại học (theo các dự án và nhiệm vụ) trực thuộc Trường: Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, Viện quản lý Châu Á - Thái Bình Dương, Viện Chính sách công và quản lý, Trung tâm nghiên cứu tư vấn Kinh tế - Kinh doanh. 8. Các đơn vị hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ: Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà trẻ; Trạm Y tế, Trung tâm dịch vụ hỗ trợ đào tạo; Trung tâm Thông tin - Thư viện. 9. Các đoàn thể và tổ chức xã hội: - Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội: Công đoàn; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu chiến binh; Hội Sinh viên. - Các tổ chức xã hội khác. 10. Các tổ chức khác được thành lập theo yêu cầu phát triển của Trường và Quyết định của Hiệu trưởng. 6 MỤC 2 ĐẢNG BỘ TRƯỜNG Điều 9. Vai trò, vị trí của Đảng bộ trường Đảng bộ trường Đại học Kinh tế quốc dân là đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Khối các trường đại học, cao đẳng thành phố Hà Nội có vai trò là hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện Trường thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, công tác của Trường; hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên và quần chúng; xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh. Điều 10. Tổ chức và hoạt động của Đảng bộ Trường Đảng bộ trường hoạt động theo các quy định của Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ Trường. MỤC 3 HỘI ĐỒNG TRƯỜNG Điều 11. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Trường Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của Nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho trường, gắn Nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục. Hội đồng trường có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Quyết nghị về mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển của trường bao gồm quy hoạch và kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn và hàng năm; 2. Quyết nghị về quy chế tổ chức và hoạt động của Trường hoặc các bổ sung, sửa đổi quy chế trước khi Hiệu trưởng quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định ban hành; 3. Quyết nghị về chủ trương xây dựng bộ máy tổ chức, chủ trương tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, chủ trương về tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị từ nguồn vốn của Trường; huy động nguồn lực cho nhà trường; 4. Quyết nghị về định hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của trường; 5. Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; 7 6. Hàng năm tổ chức đánh giá Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các hoạt động của Hội đồng khoa học và đào tạo của trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 7. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cơ quan quản lý nhà nước, giải trình về các hoạt động, việc thực hiện các cam kết và kết quả dự kiến của trường. 8. Theo quy trình, tham gia thực hiện giới thiệu nhân sự để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; 9. Giám sát các hoạt động của Trường; định kỳ hoặc đột xuất yêu cầu Hiệu trưởng báo cáo và giải trình về các hoạt động của trường; khi cần thiết, yêu cầu các đơn vị trong trường báo cáo, giải trình về các hoạt động liên quan. 10. Thông qua việc thành lập, sáp nhập, chia tách và giải thể các đơn vị trong Trường; kế hoạch ngân sách, mức học phí; chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh và phương thức tuyển sinh; danh sách thành viên của Hội đồng khoa học và đào tạo. Điều 12. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Trường Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Trường thực hiện theo Điều lệ trường đại học. Việc quyết định thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng Trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định. MỤC 3 BAN GIÁM HIỆU Điều 13. Ban giám hiệu Ban giám hiệu gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, miễn nhiệm. Ban Giám hiệu giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Giáo dục, Điều lệ trường đại học và các quy định pháp luật hiện hành, Quy chế này và các quy định khác của Trường. Điều 14. Hiệu trưởng Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của trường. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của trường theo quy định của pháp luật và của Quy chế này. Hiệu trưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: 1. Về tổ chức và nhân sự a) Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng ủy và Quyết nghị của Hội đồng trường, 8 Hiệu trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại và giải thể các tổ chức của trường, đề nghị thành lập, giải thể phân hiệu, văn phòng đại diện theo quy định của Điều lệ trường đại học và các quy định của Trường. b) Ban hành các quy chế, nội quy, quy định trong nội bộ trường nhằm đảm bảo việc điều hành, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của trường theo đúng các quy định hiện hành trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng trường. c) Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 4, 5,6,8 của Điều 8 Quy chế này. d) Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; ban hành các quy định về việc nâng cao trình độ, thực hiện nghĩa vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch vụ xã hội của giảng viên; ban hành các quy định về thỉnh giảng; tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ công chức, viên chức; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của công chức, viên chức trong trường; tạo điều kiện cho công chức, viên chức và người học tham gia các sinh hoạt đoàn thể và hoạt động xã hội; đ) Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức, quyết định việc tiếp nhận, chuyển ngạch theo thẩm quyền; tổ chức thi nâng ngạch và bổ nhiệm vào ngạch cho viên chức theo quy định, phù hợp với cơ cấu cán bộ, nhân viên của trường và tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức ngành giáo dục; quyết định việc tuyển dụng, cho thôi việc, thuyên chuyển công tác công chức, viên chức, ký hợp đồng lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật; quyết định nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật. e) Thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt động của Trường. g) Bảo đảm quyền lợi người học theo quy định của Quy chế này. h) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về các hoạt động của Trường. i) Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật. k) Bảo đảm trật tự, an ninh và an toàn trong nhà trường. l) Tham gia Hội đồng Hiệu trưởng cùng khối ngành theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Về hoạt động đào tạo a) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo theo quy định của Điều lệ trường đại học, các quy định pháp luật hiện hành và của Trường. b) Xây dựng, phát triển và công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng của Trường, công khai việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ của Trường theo quy định. 9
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.