Quyết định số 974/QĐ-UBND

pdf
Số trang Quyết định số 974/QĐ-UBND 155 Cỡ tệp Quyết định số 974/QĐ-UBND 5 MB Lượt tải Quyết định số 974/QĐ-UBND 0 Lượt đọc Quyết định số 974/QĐ-UBND 0
Đánh giá Quyết định số 974/QĐ-UBND
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 155 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BẾN TRE Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- ---------------- Bến Tre, ngày 27 tháng 4 năm 2011 Số: 974/QĐ-UBND QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thẩm định số 27/BB-HĐTĐ ngày 28 tháng 10 năm 2009 về việc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020; Căn cứ Biên bản số 33/BB-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2010 về phiên họp thường kỳ tháng 12 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong đó có thông qua Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020; Căn cứ Công văn số 305-CV/TU ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Tỉnh uỷ về trích biên bản hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thông qua Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 423/TTr-SCT ngày 18 tháng 4 năm 2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến tre đến năm 2020 (kèm theo) với một số nội dung chủ yếu sau: 1. Mục tiêu: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp thuộc thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng đầu tư công nghiệp chế biến dừa và chế biến thuỷ sản là hai ngành công nghiệp chủ lực chi phối đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh; khuyến khích sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu lớn cho Ngân sách và giải quyết nhiều việc làm cho xã hội; duy trì hợp lý các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố, giảm dần công nghiệp sử dụng nhiều lao động, tăng dần các ngành công nghiệp cơ bản, ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 đạt 14.400 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 24%/năm; đến năm 2020 đạt 34.410 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 19,02%/năm. Giá trị tăng thêm tính theo giá so sánh 1994 đạt 4.290 tỷ đồng năm 2015 và 12.550 tỷ đồng năm 2020. 2. Định hướng phát triển các ngành nghề và sản phẩm chủ yếu: Chấp thuận các định hướng phát triển các ngành nghề chủ yếu mà Quy hoạch đề xuất, cụ thể: a) Công nghiệp chế biến thuỷ sản: Hiện đại hoá máy móc thiết bị, đầu tư hoàn thiện các nhà máy chế biến thuỷ sản hiện có; kêu gọi đầu tư thêm các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh, thuỷ sản khô đóng gói mới ở các khu, cụm công nghiệp và ở gần vùng nguyên liệu, phấn đấu đến năm 2015 đạt 73.000 tấn; năm 2020 đạt 120.000 tấn thành phẩm thuỷ sản đông lạnh. b) Công nghiệp chế biến dừa: Khuyến khích đầu tư sản xuất sữa dừa, bột sữa dừa, mụn dừa, thạch dừa tinh và các sản phẩm mới từ dừa có giá trị cao; duy trì sản xuất và nâng cao sản lượng các sản phẩm từ dừa khác nhất là cơm dừa nạo sấy, chỉ xơ dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, kẹo dừa. c) Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi: Củng cố, duy trì đồng thời khuyến khích đầu tư nâng cấp, mở rộng các nhà máy chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản; phấn đấu đến năm 2015 đạt 280.000 tấn, năm 2020 đạt 430.000 tấn thức ăn chăn nuôi. d) Công nghiệp hoá chất: Khuyến khích đầu tư sản xuất than hoạt tính, sản xuất thuốc tân dược. Phấn đấu đạt giá trị sản xuất ngành công nghiệp hoá chất khoảng 1.100 tỷ đồng năm 2015 và 2.900 tỷ đồng năm 2020; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 22,42%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 21,4%/năm. đ) Công nghiệp cơ khí, điện tử, thiết bị điện: Phát triển hợp lý cơ khí phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; tạo điều kiện cho các dự án đã và đang triển khai phát huy hiệu quả. Giá trị cơ khí thực hiện phấn đấu đạt 986 tỷ vào năm 2015 và 2.400 tỷ vào năm 2020; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 27,47%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 19,45%/năm. e) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Khuyến khích phát triển sản xuất gạch xi măng, gạch không nung, duy trì và phát triển hợp lý hoạt động sản xuất gạch nung. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt 188 tỷ đồng vào năm 2015 và 490 tỷ vào năm 2020; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 20,5%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 21,17%/năm. g) Công nghiệp khai thác: Duy trì mức khai thác cát sông hợp lý để đáp ứng nhu cầu san lắp ở địa phương và bảo vệ môi trường. Phấn đấu giữ tốc độ tăng trưởng khoảng 8%/năm. h) Công nghiệp may mặc - da giầy: Chú trọng phát triển các sản phẩm may mặc, giầy dép xuất khẩu. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành may mặc - da giầy đạt 400 tỷ năm 2015 và 1.050 tỷ năm 2020, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 21,55%/năm và giai đoạn 20162020 là 21,41%/năm. i) Các ngành công nghiệp khác: Tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động công nghiệp in, sản xuất thuốc lá, sản xuất bao bì giấy, sản xuất nước đá, sản xuất đường, xay xát lúa gạo, công nghiệp nước; từng bước phát triển công nghiệp điện (nhiệt điện, điện gió). k) Tập trung củng cố phát triển các ngành nghề truyền thống của tỉnh theo hướng sắp xếp lại mặt bằng sản xuất để hợp lý hoá sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kết hợp du lịch để mở rộng thị trường; đồng thời phát triển các ngành nghề mới trên cơ sở có thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu và lợi thế sẵn có, hình thành các làng nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. 3. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2020: a) Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2020 (bao gồm cả hạ tầng các khu, cụm công nghiệp): 45.812 tỷ đồng, trong đó: - Giai đoạn 2011-2015: 19.880 tỷ đồng; - Giai đoạn 2016 -2020: 25.932 tỷ đồng. b) Nguồn vốn: Huy động các nguồn như: Ngân sách, tín dụng, liên doanh liên kết, vốn tự có của doanh nghiệp… trong đó chủ yếu là liên doanh liên kết. 4. Giải pháp phát triển công nghiệp: Bao gồm 8 (tám) giải pháp chủ yếu về: Vốn, thị trường, nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực tổ chức quản lý ngành công nghiệp, bảo vệ môi trường, phát triển các ngành công nghiệp chủ lực và làng nghề. 5. Chính sách phát triển công nghiệp: Bao gồm 7 (bảy) chính sách chủ yếu về: Phát triển thị trường, khuyến khích đầu tư, huy động vốn, khoa học công nghệ, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát triển các vùng nguyên liệu và giải toả mặt bằng. Điều 2. Các ngành, các địa phương phải căn cứ vào nội dung Quy hoạch này khi xây dựng kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong từng kỳ 5 năm và hằng năm nếu có liên quan đến phát triển công nghiệp để đảm bảo tính thống nhất chung trong tỉnh. Điều 3. Giao cho Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức quán triệt nội dung và triển khai, cụ thể hoá thực hiện quy hoạch này. Điều 4. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường; Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Hiếu PHẦN MỞ ĐẦU Bến Tre là một trong mười ba đơn vị hành chính cấp tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Với vị trí địa lý thuộc khu vực tam giác hệ thống sông Tiền nên về đường thủy, tỉnh Bến Tre khá thuận lợi với hệ thống 4 sông chính hướng ra biển Đông (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên) và hệ thống kênh rạch là các trục giao thông đối ngoại quan trọng gắn kết kinh tế tỉnh Bến Tre với các tỉnh trong vùng ĐBSCL và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN). Về đường bộ sau khi đưa cầu Rạch Miễu đi vào hoạt động Bến Tre rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hoá và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre đến năm 2020, nhiệm vụ xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020 là cấp bách và cần thiết. Quy hoạch phát triển công nghiệp Bến Tre đến năm 2020 nhằm mục đích: Làm rõ các tiềm năng, nguồn lực và đặc thù của tỉnh Bến Tre để xây dựng các quan điểm, định hướng phát triển cho công nghiệp một cách đúng đắn và lâu dài; xây dựng cơ cấu, mục tiêu phát triển công nghiệp thích ứng với từng giai đoạn phát triển. Các mục tiêu phát triển của từng giai đoạn là các luận cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm phát triển công nghiệp của tỉnh. Quy hoạch công nghiệp là cơ sở phục vụ cho công tác chỉ đạo quản lý, hoạch định chính sách phát triển công nghiệp của các cấp lãnh đạo trong tỉnh. Những tài liệu chính làm căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp: 1. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; 2. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ IX; 3. Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2020; 4. Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy (khoá VIII) về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020; 5. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020; 6. Quy hoạch phát triển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long; 7. Các tài liệu quy hoạch các chuyên ngành kinh tế của tỉnh Bến Tre; 8. Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre, các báo cáo, tài liệu của các ngành kinh tế (giao thông, du lịch, điện, nước, bưu chính viễn thông, BQL các khu công nghiệp.....) của tỉnh; 9. Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010 - Phụ lục 6, Quy hoạch phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010; 10. Công văn số: 3189/UBND-TMXDCB ngày 27 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt đề cương và dự toán đề án Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020; 11. Quyết định số: 18/QĐ-SCN ngày 07 tháng 9 năm 2007 của Sở Công nghiệp Bến Tre về việc chỉ định thầu đề án: Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Nội dung của bản quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 gồm 5 phần: Phần một: Đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Bến Tre trong thời kỳ từ năm 2000 đến nay. Đánh giá các số liệu cơ bản của công nghiệp tỉnh Bến Tre là cột mốc để xây dựng định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Phần hai: Đánh giá tiềm năng, nguồn lực và các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Phần này đánh giá tổng quan các nguồn lực chủ yếu của tỉnh phục vụ cho yêu cầu phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phần ba: Phân tích và dự báo những yếu tố tác động đến sự phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bến Tre trong 10-15 năm tới. ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển kinh tế thế giới, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế...có ảnh hưởng đến quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh. Phần bốn: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển; các dự án phát triển của các chuyên ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phần năm: Các giải pháp phát triển công nghiệp. Kiến nghị một số biện pháp và chính sách nhằm thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Trong quá trình thực hiện dự án, Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) và Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp đã nhận được sự giúp đỡ hết sức quý báu của UBND tỉnh Bến Tre, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh (đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Bến Tre.....) và các chuyên gia tư vấn trong và ngoài tỉnh. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và mong muốn sẽ được cộng tác hơn nữa nhằm mục tiêu chung xây dựng tỉnh phát triển vững mạnh và đưa Bến Tre trở thành một trong những tỉnh phát triển kinh tế nhanh của vùng Đồng bằng sông Cửu long. PHẦN MỘT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE TRONG THỜI KỲ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY - Trước năm 1975: công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Bến Tre mang tính tự phát, tự cung, tự cấp và được gắn liền với các lĩnh vực kinh tế khác là nông nghiệp và thuỷ sản. - Sau năm 1975: đất nước thống nhất đã đặt ra yêu cầu phát triển công nghiệp. Cùng với sự phát triển của đất nước, giai đoạn 1976-1990 kinh tế của tỉnh đã bước đầu được kế hoạch hoá, ngành công nghiệp của tỉnh đã có bước chuyển biến với nhiều cơ sở quốc doanh được đầu tư xây dựng mới, các ngành nghề truyền thống được khôi phục và mở mang thêm. - Giai đoạn 1991-1995: cùng với các Chương trình phát triển “lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu” do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã đề ra, tỉnh Bến Tre đã tiến hành xây dựng ba chương trình kinh tế lớn: "chương trình sản xuất lương thực, thực phẩm; chương trình sản xuất hàng tiêu dùng; chương trình sản xuất hàng xuất khẩu". Sự chuyển hướng trên cùng với những thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1991-1995 liên tục tăng, bình quân 5,85%/năm (trong đó, quốc doanh đạt 5,70%/năm; ngoài quốc doanh 5,99%/năm). Về kim ngạch xuất khẩu tuy giảm 1,06%/năm (giảm từ 15,6 triệu USD năm 1991 xuống 15,0 triệu USD năm 1995) nhưng đã hình thành một số ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực như: thuỷ sản đông lạnh chế biến; các sản phẩm từ dừa như chỉ xơ dừa, thảm xơ dừa, than thiêu kết, kẹo dừa, dầu dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa; hàng may mặc. Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh, sản xuất nhiều mặt hàng đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu cả về số lượng, chất lượng như: thuốc trị bệnh tăng 90,4%/năm (thuốc nước 22,3%/năm); thuốc lá điếu tăng 25,74%/năm; chế biến đường tăng 9,79%/năm (đường kết tinh 18,02%/năm); dầu dừa thô 9,63%/năm; chỉ xơ dừa 31,61%/năm; than thiêu kết 20,99%/năm; thuỷ sản chế biến 7,79%; xay xát gạo 8,86%/năm; may mặc 15,83%/năm; cơ khí 10,67%/năm.... - Giai đoạn 1996-2000: công nghiệp của tỉnh đã cơ cấu lại sở hữu theo hướng phát triển công nghiệp nhiều thành phần, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp. Qua nhiều lần sắp xếp lại sản xuất, phần lớn đã thích nghi với cơ chế thị trường, làm ăn có hiệu quả, từng bước vươn lên thể hiện vai trò chủ đạo, đồng thời doanh nghiệp nhà nước đã trở thành lực lượng quan trọng phát triển sản xuất theo định hướng XHCN. Kinh tế hợp tác từng bước được phát triển theo mô hình mới (Luật HTX) đáp ứng được một phần nhu cầu hợp tác của người sản xuất trong cơ chế thị trường. Các cơ sở kinh tế tư nhân, cá thể không ngừng được phát triển nhất là các cơ sở chế biến ở nông thôn. Các làng nghề không những được khôi phục mà còn tiếp tục được hình thành và phát triển thêm phù hợp với yêu cầu của thị trường. Từ các tiền đề, quá trình phân công lao động, hợp tác lao động được thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn, thiết bị công nghệ được quan tâm cải tiến và hoàn thiện hơn. - Giai đoạn 2001-2005: Ngành công nghiệp của tỉnh đã đạt được những chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2001-2010 (Cụ thể xem phần I - Đánh giá thực trạng phát triển của ngành công nghiệp). Những kết quả đạt được là khả quan, nhưng so với tiềm năng của tỉnh còn chưa đáp ứng được yêu cầu, kinh tế của tỉnh chưa thoát khỏi tỉnh nghèo, so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thì công nghiệp Bến Tre vẫn còn ở mức độ khiêm tốn. I. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT NGÀNH CÔNG NGHIỆP. 1. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp: Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, năm 2008 toàn tỉnh có 8.864 cơ sở sản xuất công nghiệp. Số lượng các cơ sở sản xuất phân theo thành phần kinh tế và theo chuyên ngành được thống kê như sau: 1.1. Số lượng cơ sở sản xuất phân theo thành phần kinh tế: Trong giai đoạn 2001 - 2008 các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn giảm về số lượng do thực hiện đề án sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị quyết trung ương 3. Trong khi đó, các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng với số lượng lớn. Trong khối doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh, số cơ sở sản xuất công nghiệp dưới hình thức các hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Bảng 1: Số lượng các cơ sở công nghiệp theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Cơ sở Cơ sở sản xuất công nghiệp 2000 2005 2006 2007 2008 Tăng trưởng BQ/năm % Tổng số 1. Khu vực kinh tế trong nước a. Nhà nước 2001-2005 2006-2008 8.646 7.921 8.345 8.664 8.864 -1,74 3,82 8.645 7.917 8.341 8.654 8856 -1,74 3,81 -3,29 -10,07 13 11 9 9 8 2 2 2 2 9 7 7 6 -7,09 -12,64 8.632 7.906 8.332 8.648 8.864 -1,74 3,89 - DN TW quản lý - DN ĐP quản lý b. Ngoài Quốc doanh 13 - Kinh tế tập thể - Kinh tế tư nhân - Kinh tế cá thể 2. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 0,00 2 2 4 5 93 101 138 197 16,68 28,43 8.589 7.811 8.229 8.506 8.654 -1,88 3,51 31,95 25,99 43 1 4 4 7 8 35,72 Nguồn: Niên giám thống kê Bến Tre 1.2. Số lượng cơ sở sản xuất phân theo ngành công nghiệp:
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.