Quyết định số 917/QĐ-TTg 2013

pdf
Số trang Quyết định số 917/QĐ-TTg 2013 37 Cỡ tệp Quyết định số 917/QĐ-TTg 2013 316 KB Lượt tải Quyết định số 917/QĐ-TTg 2013 0 Lượt đọc Quyết định số 917/QĐ-TTg 2013 0
Đánh giá Quyết định số 917/QĐ-TTg 2013
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 37 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Quyết định số 917/QĐ-TTg 2013 THỦ TƯỚNG CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT PHỦ NAM ------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 917/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ; Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau: I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 1. Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình đặt trong tổng thể phát triển của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Thủ đô Hà Nội, trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. 2. Huy động cao nhất các nguồn nội lực kết hợp với tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và cơ cấu lao động. 3. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. 4. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững và cảnh quan, môi trường cho phát triển du lịch. 5. Gắn phát triển kinh tế với phát triển hệ thống đô thị và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng. 6. Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 1. Mục tiêu tổng quát Phấn đấu kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của cả nước, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, môi trường được giữ vững, bản sắc văn hóa đặc sắc các dân tộc được bảo tồn và phát huy, quốc phòng, an ninh được bảo đảm. 2. Các chỉ tiêu cụ thể a) Về kinh tế: - Tốc độ tăng GDP khoảng 13%/năm giai đoạn 2013 - 2015, đạt 12%/năm giai đoạn 2016 - 2020; Nếu tính giá trị tăng thêm nhà máy thủy điện Hòa Bình, tốc độ tăng GDP khoảng 8,9%/năm giai đoạn 2013 - 2015, đạt 9,6%/năm giai đoạn 2016 - 2020; - Cơ cấu kinh tế năm 2015: Nông lâm nghiệp, thủy sản: 23,6%; Công nghiệp - xây dựng: 39,7%; Dịch vụ: 36,7%. Cơ cấu kinh tế năm 2020: Nông lâm nghiệp, thủy sản: 16,4%; Công nghiệp - xây dựng: 45,0%; Dịch vụ: 38,6%; Nếu tính cả nhà máy thủy điện Hòa Bình, cơ cấu kinh tế năm 2015: Nông lâm nghiệp, thủy sản: 19,5%; Công nghiệp - xây dựng: 50,0%; Dịch vụ: 30,5%. Cơ cấu kinh tế năm 2020: Nông lâm nghiệp, thủy sản: 15,8%; Công nghiệp - xây dựng: 46,8%; Dịch vụ: 37,4%; - Thu nhập bình quân đầu người đạt 28 - 29 triệu đồng/năm vào năm 2015, năm 2020 khoảng 60 - 61 triệu đồng/năm theo giá thực tế (tính đóng góp của nhà máy thủy điện, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 34 - 35 triệu đồng/năm vào năm 2015 và khoảng 63 - 64 triệu đồng/năm vào năm 2020); - Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân giai đoạn 2013 - 2015 là 25%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 20%/năm; - Phấn đấu giá trị xuất khẩu đến năm 2015 đạt 100 triệu USD, năm 2020 khoảng 230 triệu USD; - Tổng thu ngân sách nhà nước đến năm 2015 đạt 2.200 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 4.000 tỷ đồng; - Sản lượng lương thực cây có hạt năm 2015 khoảng 36 vạn tấn, năm 2020 khoảng 37 - 37,5 vạn tấn. b) Về xã hội: - Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn khoảng 0,88% vào năm 2015 và khoảng 0,84% năm 2020. Quy mô dân số năm 2015 là 832,36 nghìn người; năm 2020 khoảng 870,5 nghìn người; - Tạo việc làm bình quân mỗi năm cho 15-20 nghìn lao động giai đoạn 2013 - 2015 và 22 nghìn lao động giai đoạn 2016 - 2020; - Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45% đến năm 2015 và đạt 55 - 60% đến năm 2020; - Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 12% năm 2015 và dưới 4% năm 2020 (theo chuẩn nghèo mới); - Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống còn dưới 18% năm 2015 và dưới 12% năm 2020; - Số hộ dùng điện lưới quốc gia đạt tỷ lệ 97% năm 2015 và 99% năm 2020; - Số bác sỹ trên 1 vạn dân đạt khoảng 7,57 bác sỹ vào năm 2015 và 8,5 bác sỹ vào năm 2020. Số đơn vị cấp xã có bác sỹ đạt 100% năm 2015. c) Về môi trường: - Duy trì độ che phủ rừng ở mức 46%; - Đến năm 2015 có 80 - 85%, năm 2020 có 100% các cơ sở sản xuất xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; - Duy trì 100% thành phố, thị trấn được thu gom rác thải, đến năm 2015 tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khoảng 94% và xử lý được 77% chất thải nguy hại; đến năm 2020 có 100% lượng rác thải được thu gom và xử lý; - Cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 93% dân số nông thôn vào năm 2015 và cơ bản tất cả dân số được cấp nước hợp vệ sinh năm 2020. d) Về quốc phòng - an ninh: - Gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn mới; - Tiếp tục xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC 1. Nông, lâm, thủy sản Phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp thâm canh, chuyên canh cao, phát triển bền vững; nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cho các loại hàng hóa nông sản, sau năm 2015 phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao. Dự kiến giai đoạn 2013 - 2015 tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 4,2%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 3,8%/năm. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nghiên cứu lai tạo giống mới, đồng thời chuyển diện tích trồng một số cây kém hiệu quả, diện tích cấy lúa một vụ bấp bênh sang trồng các loại cây có giá trị cao hơn, có thị trường tiêu thụ để tăng thu nhập cho nông dân. Mở rộng diện tích trồng mía. Trồng mới cây chè, trong đó chú trọng cây chè tuyết. Đầu tư giống mới cho các loại cây lạc, đậu tương. Phát triển vùng cây ăn quả cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Phát triển cây cảnh, các loại cây hoa và cây hương liệu phục vụ đô thị, các khu công nghiệp. Từng bước hạn chế chăn nuôi tận dụng quy mô nhỏ, phân tán; phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; phương thức công nghiệp, bán công nghiệp; an toàn dịch bệnh; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng đàn giống; áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Mở rộng mô hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ. Thực hiện tốt chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Tăng cường thu hút, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào đầu tư trồng rừng nguyên liệu, trồng rừng sinh thái. Phát triển thủy sản theo hướng đa dạng, tận dụng tối đa tiềm năng mặt nước; áp dụng quy trình công nghệ nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Kết hợp nuôi thả các giống thủy sản truyền thống với các loại thủy sản đặc sản. 2. Công nghiệp, xây dựng Huy động tối đa các nguồn lực, lợi thế để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp có hiệu quả, phát triển nền công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, sử dụng nhiều lao động, công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu. Phát triển công nghiệp nhằm tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững và tăng thu ngân sách Nhà nước. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp, xây dựng đạt 18%/năm giai đoạn 2013 2015 và khoảng 15%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung mọi nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, có lợi thế về tài nguyên (công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản), các ngành có lợi thế về lao động, thị trường (liền kề với Thủ đô Hà Nội) như công nghiệp điện tử, may mặc, lắp ráp linh kiện ô tô, xe máy, sản xuất rượu, bia, nước giải khát... và tiến tới là các ngành công nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra phát triển các ngành công nghiệp dược phẩm, thủy điện nhỏ (đảm bảo yêu cầu về môi trường), tiểu thủ công nghiệp... Khẩn trương đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp, xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư cũng như vào sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp, tạo môi trường, thuận lợi để các nhà đầu tư tiếp cận và đầu tư trên địa bàn. Chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ tay nghề phục vụ cho phát triển công nghiệp, thu hút được nhân lực đã được đào tạo có trình độ và chuyên gia giỏi về làm việc và công tác tại tỉnh. 3. Dịch vụ
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.