Quyết định số 849/2019/QĐ-UBND tỉnh Hưng Yên

doc
Số trang Quyết định số 849/2019/QĐ-UBND tỉnh Hưng Yên 9 Cỡ tệp Quyết định số 849/2019/QĐ-UBND tỉnh Hưng Yên 55 KB Lượt tải Quyết định số 849/2019/QĐ-UBND tỉnh Hưng Yên 0 Lượt đọc Quyết định số 849/2019/QĐ-UBND tỉnh Hưng Yên 0
Đánh giá Quyết định số 849/2019/QĐ-UBND tỉnh Hưng Yên
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN ------Số: 849/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------Hưng Yên, ngày 29 tháng 03 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN RÀ SOÁT, SẮP XẾP LẠI MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2020-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014; Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Căn cứ Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Căn cứ Kết luận số 05-KL/TU ngày 18/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XVII về Chương trình dạy nghề, việc làm, giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Căn cứ Chương trình hành động số 03/CTr-UBND ngày 12/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 tỉnh Hưng Yên; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 218/TTr-SLĐTBXH ngày 12/12/2018 và dự thảo Đề án Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. Nơi nhận: - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Như Điều 3; - Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; - Lưu: VT, KGVXT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Duy Hưng ĐỀ ÁN RÀ SOÁT, SẮP XẾP LẠI MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số 849/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên) Phần I SỤ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1. Sự cần thiết xây dựng Đề án Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”. Năng lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, thực hành còn thiếu, lạc hậu; hệ thống chương trình, giáo trình chậm đổi mới, cập nhật. Năng lực cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn vẫn còn hạn chế, về chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, số cơ sở đào tạo nhiều nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa được quy hoạch đồng bộ, còn phân tán, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý. Chưa hình thành được các trường chất lượng cao và trường tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới. Sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp là cần thiết để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới trong giai đoạn hiện nay. 2. Căn cứ pháp lý - Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014; - Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; - Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã chỉ rõ đối với lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp; - Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 về Rà soát, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; - Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020; - Kết luận số 05-KL/TU ngày 18/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên khóa XVII về Chương trình dạy nghề, việc làm, giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; - Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 29/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2017-2020; - Chương trình hành động số 03/CTr-UBND ngày 12/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 tỉnh Hưng Yên; - Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 30/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII. Phần II THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2012-2017 1. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Tính đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 45 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Quy mô đào tạo: Hiện nay khoảng gần 70.000 người/năm trong đó cao đẳng khoảng 3.000 người/ năm, trung cấp khoảng 5.000 người/năm, còn lại là sơ cấp, ngắn hạn. 3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Đã từng bước được đầu tư để đáp ứng yêu cầu đào tạo. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị mới chỉ đảm bảo các điều kiện cơ bản phục vụ công tác đào tạo. 4. Đội ngũ nhà giáo: Cơ bản đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, thời gian qua đội ngũ nhà giáo đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. 5. Ngành nghề đào tạo: Đang tiến hành đào tạo trên 60 nhóm ngành, nghề tại các lĩnh vực nông lâm -ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại - chăm sóc sức khỏe với 03 cấp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và ngắn hạn. 6. Kết quả thực hiện: Giai đoạn 2012-2017, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo cho 279,719 người, trong đó tuyển sinh trình độ cao đẳng đến năm 2017, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 58%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 43%. Phần III RÀ SOÁT, SẮP XẾP LẠI MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2020-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 1. Mục tiêu a) Mục tiêu chung - Sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng đồng bộ, tập trung, tinh gọn, cơ cấu hợp lý; - Sắp xếp lại cơ cấu ngành, nghề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; - Nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; - Nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, ngành, nghề và trình độ đào tạo, góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, từng bước đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. b) Mục tiêu cụ thể - Đến năm 2025, toàn tỉnh còn 36 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 10 trường cao đẳng, 06 trường trung cấp; 20 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được bố trí đều tại 10 huyện, thành phố. Quy mô đào tạo đạt khoảng 70.000 người/năm; - Đến năm 2030, cơ bản giữ nguyên cơ cấu và số lượng, tập trung nâng cao năng lực cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Quy mô đào tạo đạt khoảng 75.000 người/năm. 2. Một số nhóm giải pháp thực hiện a) Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý - Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đào tạo, bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp tiếp cận với chuẩn các cấp độ khu vực Asean và quốc tế. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo tiến tới đạt chuẩn theo quy định; - Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo giảng dạy trình độ sơ cấp thuộc các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, người sử dụng lao động, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; - Trong giai đoạn này, phấn đấu 100% nhà giáo được đánh giá để cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. 100% đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn theo quy định; khoảng 60% giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp dạy. b) Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra; tích hợp các nội dung đào tạo về kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học. c) Chuẩn hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo - Chuẩn hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng được yêu cầu thực tế trong sản xuất, kinh doanh. Mở rộng liên kết đào tạo để tận dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp; - Đến năm 2025, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo của hầu hết các ngành, nghề đào tạo phổ biến trong tỉnh đều được chuẩn hóa, hiện đại hóa theo kĩ thuật, công nghệ được áp dụng trong sản xuất, kinh doanh. d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động dạy và học - Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đến năm 2020, có ít nhất 50% cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ cho công tác quản lý, hoạt động dạy và học; có ít nhất 100% các trường cao đẳng, trung cấp ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy và học; có ít nhất 60% chương trình, giáo trình các ngành, nghề đào tạo được số hóa và lưu trữ bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với thực tiễn; - Xây dựng, đầu tư các hệ thống hỗ trợ hoạt động dạy và học trong giáo dục nghề nghiệp; thực hiện số hóa các chương trình, giáo trình, học liệu, bài giảng điện tử, bài giảng mô phỏng, tài liệu khoa học về giáo dục nghề nghiệp; - Xây dựng hệ thống hỗ trợ giới thiệu việc làm cho học viên tích hợp cổng thông tin với các tính năng, yêu cầu cơ bản về tuyển dụng, tìm việc làm hỗ trợ, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và học viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. e) Đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế và gắn đào tạo nghề với doanh nghiệp Hợp tác với các nước có kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp, huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển giáo dục nghề nghiệp. Ưu tiên các dự án có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao. Khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, thực hiện đào tạo theo đặt hàng. f) Nâng cao nhận thức về học nghề và đổi mới cơ chế, chính sách và quản lý nhà nước - Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội về vai trò của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực; - Mở rộng quy mô, tạo mọi cơ hội thuận lợi cho người lao động và thanh niên tiếp cận với các dịch vụ giáo dục nghề nghiệp. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để định hướng học nghề và thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở; - Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của cơ quan quản lý các cấp. 3. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 a) Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2020-2025 + Giai đoạn này tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể: - Sáp nhập các trường công lập để giảm đầu mối, tăng tính hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo. Sau năm 2020, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào không đạt các tiêu chuẩn theo quy định sẽ tiếp tục sắp xếp lại theo hướng sáp nhập vào cơ sở khác có đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc giải thể thu hồi cấp phép đối với các cơ sở ngoài công lập. Các trường cao đẳng, trung cấp có tỷ lệ tuyển sinh trình độ cao hạn chế sẽ xem xét chuyển đổi xuống thành trường trung cấp hay trung tâm giáo dục nghề nghiệp để phù hợp với cấp trình độ đào tạo và quy mô tuyển sinh; - Ưu tiên thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tập trung đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn theo Nghị định số 143/2016/NĐ-CP nhằm đảm bảo điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp; - Định hướng cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; định hướng phát triển đội ngũ nhà giáo ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. + Dự kiến, sau khi tiến hành rà soát, sắp xếp lại, đến năm 2025, toàn tỉnh có 36 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hoạt động giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở được phân bố đều tại 10 huyện, thành phố trong đó: - Trường cao đẳng 10; - Trường trung cấp 06; - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên 10; - Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp 10. b) Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2026-2030 - Giữ nguyên mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2025 về cơ cấu và số lượng; - Nâng cao chất lượng cơ sở đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực với cơ cấu đào tạo, ngành nghề hợp lý, đồng bộ; - Nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tô Hiệu thành Trường Cao đẳng Tô Hiệu chất lượng cao; bổ sung chức năng, nhiệm vụ thực nghiệm cho Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp các huyện Kim Động, Văn Lâm khi đủ điều kiện; - Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, phát triển giáo dục nghề nghiệp ở trình độ cao, hội nhập đầy đủ với khu vực và quốc tế; - 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ nhằm phát huy tốt năng lực đào tạo của cơ sở. 4. Ngành, nghề quy mô đào tạo a) Giai đoạn 2020-2025 - Ngành nghề: Dự kiến trong giai đoạn này, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong toàn tỉnh thực hiện đào tạo trên 70 ngành, nghề thuộc 03 nhóm ngành, nghề Công nghiệp - xây dựng; Nông - lâm ngư nghiệp; Dịch vụ - thương mại. - Quy mô đào tạo: Đạt khoảng 70.000 người/năm, trong đó: + Trình độ cao đẳng trên 5.000 người/năm; + Trình độ trung cấp trên 6.000 người/năm; + Sơ cấp, ngắn hạn và bồi dưỡng kỹ năng nghề khoảng 59.000 người/năm. b) Giai đoạn 2026-2030 - Ngành nghề: Dự kiến trong giai đoạn này, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong toàn tỉnh thực hiện đào tạo khoảng 100 ngành, nghề thuộc 03 nhóm ngành, nghề Công nghiệp - xây dựng; Nông lâm - ngư nghiệp; Dịch vụ - thương mại. - Quy mô đào tạo: Đạt khoảng 75.000 người/năm, trong đó: + Trình độ cao đẳng trên 7.000 người/năm; + Trình độ trung cấp trên 8.000 người/năm; + Sơ cấp, ngắn hạn và bồi dưỡng kỹ năng nghề 60.000 người/năm. Phần IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Tổ chức công bố công khai rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định; - Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án; - Hướng dẫn, phối hợp với các địa phương, chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện; sơ kết, đánh giá, đề xuất các chính sách, giải pháp thực hiện hoặc điều chỉnh việc rà soát, sắp xếp cho phù hợp với thực tế, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; - Hằng năm, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện Đề án với Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư Phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, thành lập mới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập. Tổng hợp kế hoạch các chương trình, dự án đầu tư thành lập, nâng cấp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư phát triển cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập. 3. Sở Tài chính Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan căn cứ khả năng nguồn thu theo phân cấp và quy định của Luật Ngân sách nhà nước tham mưu đề xuất, cân đối nguồn kinh phí ngân sách hàng năm cho phát triển giáo dục nghề nghiệp phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hướng dẫn sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định. 4. Sở Nội vụ Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan căn cứ quy định của pháp luật và nội dung Đề án tham mưu trình cấp có thẩm quyền thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng kế hoạch biên chế các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; xây dựng chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo, thu hút chuyên gia, thợ lành nghề tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 5. Sở Công Thương - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án trong đó có việc đẩy mạnh hỗ trợ và phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. - Hỗ trợ gắn kết doanh nghiệp sản xuất với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả lao động qua đào tạo ứng nhu cầu phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới. 6. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong việc triển khai thực hiện Đề án. 7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố - Triển khai các hoạt động liên quan đến giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ được phân công; - Phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; 8. Các tổ chức, doanh nghiệp - Triển khai các hoạt động liên quan đến giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ được phân công; - Căn cứ vào Đề án này, xác định nhu cầu lao động qua đào tạo nghề hàng năm và 05 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp; - Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong việc đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp tại các doanh nghiệp và phát triển giáo dục nghề nghiệp khu vực tư nhân. Đồng thời doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hỗ trợ dạy thực hành, xây dựng chương trình, cấp học bổng cho người học. 9. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Căn cứ vào Đề án, chủ động lập kế hoạch đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ; - Chủ động thu thập thông tin về nhu cầu đào tạo của thị trường lao động, doanh nghiệp để tổ chức đào tạo hiệu quả. Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề nghiệp; - Tăng cường tổ chức hướng nghiệp, tư vấn chọn nghề nhằm đảm bảo quy mô tuyển sinh và đào tạo của một cơ sở giáo dục nghề nghiệp./.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.