Quyết định số 53/2002/QĐ-BTC

pdf
Số trang Quyết định số 53/2002/QĐ-BTC 18 Cỡ tệp Quyết định số 53/2002/QĐ-BTC 200 KB Lượt tải Quyết định số 53/2002/QĐ-BTC 0 Lượt đọc Quyết định số 53/2002/QĐ-BTC 0
Đánh giá Quyết định số 53/2002/QĐ-BTC
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 18 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ TÀI CHÍNH ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2002 Số: 53/2002/QĐ-BTC QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 53/2002/QĐ-BTC NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 2002 BAN HÀNH QUY CHẾ THI TUYỂN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo và Chủ tịch Hội đồng thi tuyển kiểm toán viên, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên". Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 237 TC/QĐ/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều 3: Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển kiểm toán viên cấp Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Trần Văn Tá (Đã ký) QUY CHẾ THI TUYỂN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN (Kèm theo Quyết định số 53/2002/QĐ-BTC ngày 23/4/ 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Chương 1: QUY ĐNNH CHUNG Điều 1: Đối tượng và điều kiện dự thi. 1- Mọi công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây đều được dự thi tuyển kiểm toán viên. 2- Điều kiện dự thi: a/ Có lý lịch rõ ràng, phNm chất trung thực, liêm khiết, chưa có tiền án tiền sự; b/ Có bằng cử nhân các chuyên ngành thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng và ngành Kế toán và đã làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán đủ 5 năm trở lên. Trường hợp đã làm trợ lý kiểm toán từ 4 năm trở lên cũng được dự thi và nếu đạt kết quả thì phải đủ 5 năm công tác thực tế mới được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định tại Điều 18 của Quy chế này. Trường hợp có bằng cử nhân các chuyên ngành khác với các chuyên ngành trên và đã làm công tác tài chính kế toán đủ 5 năm thì phải có bằng cử nhân thứ hai về các chuyên ngành trên đủ 3 năm trở lên. c/ Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C và chứng chỉ tin học trình độ B trở lên. d/ Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ và lệ phí thi theo quy định tại Điều 2 của Quy chế này. Điều 2: Hồ sơ và lệ phí thi. 1- Hồ sơ đăng ký dự thi nộp cho Hội đồng thi tuyển kiểm toán viên cấp Nhà nước chậm nhất 30 ngày trước ngày thi. Hồ sơ bao gồm: + Phiếu đăng ký dự thi; + Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc UBND địa phương nơi thường trú); + Các bản sao văn bằng chứng chỉ có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc cơ quan công chứng: Bằng cử nhân, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học; + 3 ảnh màu cỡ 4x6 mới chụp, hai phong bì có dán tem và đề địa chỉ người nhận; + Bản sao kết quả các môn đã thi do Hội đồng thi cấp (Đối với người thi lại các môn đã thi chưa đạt hoặc thi tiếp các môn chưa dự thi); 2- Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi kiểm toán viên phát hành theo mẫu thống nhất; 3- Lệ phí thi tính cho từng môn thi do Hội đồng thi kiểm toán viên cấp Nhà nước thông báo cho từng kỳ thi. Điều 3: Nội dung thi. 1- Số môn thi của kỳ thi tuyển kiểm toán viên gồm 8 môn sau: 1. Luật kinh tế 2. Tài chính doanh nghiệp 3. Tiền tệ tín dụng 4. Kế toán 5. Kiểm toán 6. Phân tích hoạt động tài chính 7. Tin học (trình độ B) 8. Ngoại ngữ (trình độ C). Nội dung, yêu cầu từng môn thi được quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Quy chế này; 2- Thí sinh có thể đăng ký dự thi trong lần thi đầu tiên tối thiểu là 4 môn thi kể trên. Điều 4: Thể thức thi. Mỗi môn thi trong các môn thi 1, 2, 3, 4, 5, 6 (Điều 3) thí sinh phải làm một bài thi viết trong thời gian tối đa 180 phút. Môn thi 7, 8 (Điều 3) thí sinh phải làm một bài thi viết trong thời gian tối đa 120 phút và thi thực hành trên máy vi tính (môn 7), thi vấn đáp (môn 8) trong thời gian tối đa 30 phút. Điều 5: Tổ chức các kỳ thi. 1- Việc thi tuyển kiểm toán viên được tổ chức ít nhất mỗi năm một lần vào quý III hàng năm. Trước ngày thi tuyển ít nhất 3 tháng, Hội đồng thi thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuNn, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác; 2- Để chuNn bị cho việc thi tuyển, người đăng ký dự thi có thể tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội Kế toán Việt Nam, các Trường Đại học hoặc các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng có đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận cho tổ chức theo chương trình thống nhất do Bộ Tài chính quy định; 3- Trong thời hạn chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi tuyển, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi và thông báo cho người dự thi biết. Điều 6: Đạt yêu cầu môn thi, bảo lưu kết quả và miễn thi. 1- Môn thi đạt yêu cầu là những môn thi đạt từ điểm 5 trở lên. Những thí sinh đạt yêu cầu tất cả 8 môn thi và đạt tổng số điểm từ 50 điểm trở lên thì đạt yêu cầu thi và được Hội đồng thi công nhận trúng tuyển kỳ thi kiểm toán viên. 2- Các môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu 03 năm tính từ kỳ thi thứ nhất. Trong thời gian bảo lưu, người dự thi được thi tiếp các môn chưa thi hoặc chỉ thi lại những môn thi chưa đạt yêu cầu. Mỗi môn thi được dự thi tối đa 3 kỳ thi. Người đã đạt yêu cầu cả 8 môn thi nhưng tổng số điểm 8 môn thi chưa đủ 50 điểm thì được lựa chọn các môn thi chưa thi đủ 3 lần để đăng ký thi nâng điểm. 3- Miễn thi môn ngoại ngữ cho đối tượng có đủ 2 điều kiện sau: + Nam từ 50 tuổi, nữ từ 45 tuổi trở lên; + Có chứng chỉ 01 ngoại ngữ trình độ C, hoặc bằng cử nhân ngoại ngữ, hoặc tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học ở nước ngoài. Điều 7: Huỷ kết quả thi. Sau thời hạn 3 năm tính từ kỳ thi thứ nhất, hoặc nếu 1 trong 8 môn đã thi 3 lần nhưng không đạt yêu cầu hoặc cả 8 môn đã đạt yêu cầu nhưng tổng số không đủ 50 điểm thì kết quả thi trước đó bị huỷ. Người bị huỷ kết quả thi nếu muốn tiếp tục dự thi thì phải thi lại cả 8 môn thi. Chương 2: HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN CẤP NHÀ NƯỚC, BAN MÔN THI VÀ BAN CHỈ ĐẠO THI Điều 8: Hội đồng thi kiểm toán viên cấp Nhà nước. 1- Hội đồng thi kiểm toán viên cấp Nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi) do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo. 2- Việc thi kiểm toán viên do Hội đồng thi tổ chức. Trong từng kỳ thi, Hội đồng thi phải thành lập Ban môn thi và Ban chỉ đạo thi. 3- Hội đồng thi được phép sử dụng con dấu của Bộ Tài chính trong thời gian hoạt động của Hội đồng. 4- Các thành viên Hội đồng thi không được tham gia phụ đạo, hướng dẫn ôn tập sau khi đã thông báo kế hoạch, nội dung, chương trình thi năm đó; Điều 9: Tổ chức của Hội đồng thi. 1- Thành phần Hội đồng thi bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thi là Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán Bộ Tài chính; Phó Chủ tịch Hội đồng thi, Uỷ viên thư ký và các Uỷ viên Hội đồng là đại diện của cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, về đào tạo, các cán bộ khoa học, các giáo sư, tiến sỹ chuyên ngành Tài chính - Kế toán. Thành phần Hội đồng thi tối đa không quá 9 người; Nhiệm kỳ Hội đồng là 5 năm. Trường hợp bị khuyết 1/3 số thành viên Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng thi trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để quyết định bổ sung thành viên Hội đồng. 2- Văn phòng của Hội đồng thi đặt tại Vụ Chế độ kế toán Bộ Tài chính. 3- Giúp việc cho Hội đồng thi có Tổ thường trực được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tổ thường trực tối đa không quá 4 người . Điều 10: Hội đồng thi có nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1- Xây dựng, hoàn thiện và cụ thể hoá nội dung, chương trình bồi dưỡng từng kỳ thi tuyển kiểm toán viên; 2- Lập kế hoạch thi và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; 3- Tổ chức các kỳ thi tuyển kiểm toán viên và kỳ thi sát hạch đối với người có chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài; 4- Tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt danh sách thí sinh dự thi; 5- Xét duyệt kết quả thi, công bố kết quả và thông báo điểm cho từng thí sinh dự thi; 6- Tổ chức phúc khảo kết quả thi nếu thí sinh có yêu cầu; 7- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính kế hoạch thi hàng năm và kết quả từng kỳ thi; 8- Lập danh sách thí sinh trúng tuyển trình Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp chứng chỉ kiểm toán viên; 9- Chủ động đề xuất hoặc tham gia vào việc hoàn thiện Quy chế thi tuyển kiểm toán viên khi có yêu cầu; 10- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến đối tượng thi và tổ chức kỳ thi. Điều 11: Chế độ làm việc của Hội đồng thi. 1- Hội đồng thi làm việc tập thể. Các quyết định của Hội đồng phải có ý kiến tập thể, theo nguyên tắc biểu quyết với 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi; 2- Hội đồng thi tổ chức 01 cuộc họp trước kỳ thi và 01 cuộc họp sau kỳ thi do Chủ tịch Hội đồng quyết định triệu tập. Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định triệu tập cuộc họp bất thường; 3- Hội đồng thi được sử dụng thời gian chính quyền để tổ chức các kỳ họp và hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng. Các thành viên Hội đồng được hưởng thù lao trích từ lệ phí thi, do Chủ tịch Hội đồng quyết định; 4- Chương trình và nội dung các kỳ họp Hội đồng phải được thông báo (bằng văn bản) cho các thành viên ít nhất 1 tuần trước khi họp. Điều 12: Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng thi. 1- Chủ tịch Hội đồng thi: - Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi quy định tại Điều 10 Quy chế này; - Phân công trách nhiệm cho từng thành viên Hội đồng thi; - Quyết định thành lập Ban môn thi và Ban chỉ đạo thi; - Tổ chức việc ra đề thi, lựa chọn đề thi, đáp án theo nội dung, chương trình đã quy định, bảo đảm bí mật tuyệt đối đề thi, đáp án trước khi thi; - Tổ chức các kỳ thi nghiêm túc, an toàn; - Quản lý bài thi an toàn, tổ chức đánh mã phách, rọc phách, quản lý mã phách, giao bài thi cho Trưởng Ban môn thi để chấm thi; - Tổ chức ghép phách, lên điểm bài thi trình Hội đồng thi; - Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính kế hoạch thi hàng năm và kết quả các kỳ thi; - Cấp giấy chứng nhận trúng tuyển kiểm toán viên cho các thí sinh đạt yêu cầu kỳ thi và cấp giấy chứng nhận điểm thi cho thí sinh chưa thi đủ 8 môn hoặc có môn thi chưa đạt yêu cầu; - Căn cứ Quy chế này xây dựng và công bố nội quy phòng thi sau khi thông qua Hội đồng thi; - Uỷ quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc Hội đồng thi trong trường hợp vắng mặt. 2- Phó Chủ tịch Hội đồng thi: - Giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc hoạt động của Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi phân công; - Điều hành và giải quyết công việc chung của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng thi uỷ quyền. 3- Uỷ viên thư ký Hội đồng thi: - Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của thí sinh, trình Hội đồng thi xét duyệt danh sách dự thi; - ChuNn bị các văn bản cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi; - Thu nhận biên bản vi phạm kỷ luật đối với thí sinh trình Hội đồng xem xét; - Lập danh sách kết qủa thi và các công việc khác do Chỉ tịch Hội đồng thi phân công. 4- Các uỷ viên của Hội đồng thi có nhiệm vụ: - Thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng thi phân công để đảm bảo các hoạt động của Hội đồng thi được thực hiện nghiêm túc; - Chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế thi tuyển kiểm toán viên và giữ gìn an toàn, bí mật mọi tài liệu có liên quan đến kỳ thi tuyển kiểm toán viên; - Tham gia và phụ trách các Ban môn thi. Điều 13: Ban môn thi. 1- Mỗi môn thi thành lập một Ban môn thi. Ban môn thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập. Mỗi ban phải có ít nhất 03 thành viên, trong đó có 02 thành viên là uỷ viên Hội đồng thi. 2- Nhiệm vụ của các thành viên Ban môn thi: 2.1- Trưởng Ban môn thi: - Tổ chức biên soạn nội dung, chương trình bồi dưỡng ôn tập môn thi trong từng kỳ thi theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi; - Tổ chức soạn thảo đề thi, đáp án theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi, giữ bí mật tuyệt đối đề thi; - Tiếp nhận bài thi do Chủ tịch Hội đồng thi chuyển giao để chấm thi; - Tổ chức chấm thi theo đúng qui định tại Điều 16 của Qui chế này. Trường hợp Trưởng ban môn thi vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định người thay thế. 2.2- Các thành viên của Ban môn thi: Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ công việc được Trưởng Ban môn thi phân công. Điều 14: Ban chỉ đạo thi. 1- Ban chỉ đạo thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập cho mỗi kỳ thi. Ban chỉ đạo thi có ít nhất 03 thành viên Hội đồng và các tổ giám thị cho các khu vực thi. Mỗi Tổ giám thị có từ 3 đến 4 người, trong đó có ít nhất 01 thành viên Hội đồng thi. 2- Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thi và Tổ giám thị: 2.1- Trưởng Ban chỉ đạo thi: - Bố trí, sắp xếp giám thị trong và ngoài phòng thi tại các điểm thi; - Nhận và bảo quản đề thi theo đúng quy định; - Thực hiện công khai để thí sinh biết đề thi còn nguyên nhãn niêm phong. Tổ chức bốc thăm đề thi, công bố đề thi. - Đình chỉ giám thị và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định người thay thế khi giám thị vi phạm nội qui thi. Tổ chức lập biên bản đối với các thí sinh vi phạm nội qui thi và nộp cho Chủ tịch Hội đồng thi khi kết thúc môn thi. - Tổ chức thu bài thi, niêm phong, quản lý bài thi an toàn, giao bài thi cho Chủ tịch Hội đồng thi. 2.2- Giám thị phòng thi: - Ghi số báo danh tại vị trí ngồi thi; - Kiểm tra thẻ dự thi của thí sinh khi vào phòng thi và hướng dẫn thí sinh ngồi đúng quy định theo số báo danh; - Ký vào giấy thi và phát giấy thi theo quy định; - Phát đề thi cho thí sinh; - Khi thí sinh bắt đầu làm bài, đối chiếu lại ảnh trong thẻ dự thi để nhận diện thí sinh; - Nếu cần trả lời thí sinh hỏi, chỉ được trả lời chung trước phòng thi; - Chỉ cho thí sinh được rời phòng thi sớm nhất là sau 2/3 thời gian làm bài (trừ trường hợp có lý do cần thiết); - Nhắc nhở, giữ gìn trật tự phòng thi; - Thu nhận bài thi đầy đủ và nộp cho Trưởng ban chỉ đạo thi; - Lập biên bản đối với thí sinh vi phạm nội quy thi; Điều 15: Hình thức xử lý các trường hợp vi phạm nội quy phòng thi: 1- Khiển trách áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi: + Mang tài liệu vào phòng thi nhưng chưa sử dụng; + Cố ý ngồi không đúng chỗ có số báo danh của mình; + Trao đổi với thí sinh khác. Hình thức kỷ luật khiển trách do thành viên Ban chỉ đạo trong Tổ giám thị lập biên bản và công bố ngay tại phòng thi, đồng thời thu giữ tài liệu (nếu có). Thí sinh bị khiển trách ở môn thi nào sẽ bị trừ 1/4 số điểm của bài thi môn đó. 2- Cảnh cáo áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi: + Đã bị khiển trách nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nội quy phòng thi; + Mang tài liệu vào phòng thi bị phát hiện đang sử dụng; + Trao đổi giấy nháp hoặc bài thi cho nhau; Hình thức kỷ luật cảnh cáo do thành viên Ban chỉ đạo trong Tổ giám thị lập biên bản và công bố ngay tại phòng thi, đồng thời thu giữ tài liệu (nếu có). Thí sinh bị cảnh cáo ở môn thi nào sẽ bị trừ 1/2 số điểm của bài thi môn đó; 3- Đình chỉ thi áp dụng đối với thí sinh đã bị cảnh cáo nhưng vẫn cố tình vi phạm nội quy phòng thi. Hình thức đình chỉ thi do Thành viên Ban chỉ đạo trong Tổ giám thị lập biên bản và công bố ngay tại phòng thi, tịch thu tài liệu, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định. Nếu thí sinh bị đình chỉ thi thì bài thi đó được chấm điểm 0; 4- Các trường hợp thí sinh vi phạm nội quy thi bị lập biên bản phải yêu cầu thí sinh ký vào biên bản. Nếu thí sinh không ký vào biên bản thì hai giám thị ký vào biên bản. Điều 16: Chấm thi. 1- Bài thi trước khi giao cho Ban môn thi, chấm thi phải rọc phách, ghi phách theo từng môn thi; 2- Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức các Ban môn thi chấm thi tập trung, không được mang bài về nhà hoặc văn phòng làm việc để chấm; 3- Việc chấm thi thực hiện theo quy trình 2 lần độc lập giữa 2 người chấm thi. Cán bộ chấm thi (CBCT) chỉ căn cứ vào nội dung bài thi và đáp án đề thi đã được Chủ tịch Hội đồng phê duyệt để chấm thi; 4- Chỉ chấm những bài thi hợp lệ là bài thi làm trên giấy thi do Hội đồng thi phát, có đủ chữ ký của 2 giám thị . Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có hai thứ chữ khác nhau hoặc có viết vẽ bậy, bài có đánh dấu, bài viết hai thứ mực; 5- Thang điểm chấm thi là thang điểm 10 bậc; các ý nhỏ được cho điểm lẻ đến 0,25 điểm nhưng điểm toàn bài được quy tròn đến 0,5 điểm. Bài thi đạt yêu cầu là các bài thi đạt từ điểm 5 trở lên. Điểm của môn thi được tính như sau: + Môn thi viết được tính bằng: [điểm CBCT 1 + điểm CBCT 2] :2. + Môn thi ngoại ngữ và tin học được tính bằng: [điểm thi viết + điểm thi vấn đáp (hoặc thực hành)] :2. Trong đó phần thi vấn đáp hoặc thực hành cũng được tính bằng: [điểm CBCT 1 + điểm CBCT 2] :2. Trường hợp điểm chấm của hai CBCT chênh lệch nhau trên 1 điểm thì hai CBCT cần trao đổi để thống nhất, nếu không thống nhất được thì Chủ tịch Hội đồng thi sẽ xem xét và quyết định. Điều 17: Xét duyệt kết quả thi. Hội đồng thi căn cứ vào kết quả chấm thi của từng môn thi để xét duyệt kết quả thi và thông qua danh sách thí sinh trúng tuyển, thí sinh chưa trúng tuyển. Kết quả thi do Chủ tịch Hội đồng thi công bố chính thức sau khi thông qua Hội đồng thi. Điều 18: Phúc khảo bài thi. 1- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi công bố kết quả thi, nếu người dự thi có đơn xin phúc khảo, Hội đồng thi có trách nhiệm tổ chức phúc khảo bài thi và trả lời cho đương sự biết. Sau thời gian quy định trên, đơn xin phúc khảo sẽ không giải quyết; 2- Người có đơn xin phúc khảo phải nộp lệ phí phúc khảo theo thông báo của Hội đồng thi; 3- Việc chấm phúc khảo kết quả thi do Trưởng Ban môn thi thực hiện và phải được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt. Chủ tịch Hội đồng thi phải thông báo kết quả phúc khảo cho người có đơn xin phúc khảo. Điều 19: Cấp giấy chứng nhận điểm thi. Những người dự thi chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ 8 môn thi được Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận điểm thi. Giấy chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi lại các môn chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi các môn chưa thi. Chương 3: TỔ CHỨC CÁC KỲ THI SÁT HẠCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NƯỚC NGOÀI Điều 20: Thi sát hạch đối với người có chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài. 1- Những người có chứng chỉ kiểm toán viên của các tổ chức nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận, muốn được cấp chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam thì phải dự thi sát hạch kiến thức về luật pháp Việt Nam. 2- Nội dung kỳ thi sát hạch gồm: (1) Luật kinh tế, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; (2) Chính sách tài chính và thuế; (3) Các quy định về kế toán doanh nghiệp; (4) Các quy định về kiểm toán báo cáo tài chính; (5) Tiền tệ, tín dụng. 3- Ngôn ngữ sử dụng trong kỳ thi là Tiếng Việt Nam hoặc tiếng Anh. 4- Thời gian thi tối đa là 180 phút.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.