Quyết định số 4856/QĐ-BHXH

pdf
Số trang Quyết định số 4856/QĐ-BHXH 26 Cỡ tệp Quyết định số 4856/QĐ-BHXH 325 KB Lượt tải Quyết định số 4856/QĐ-BHXH 0 Lượt đọc Quyết định số 4856/QĐ-BHXH 0
Đánh giá Quyết định số 4856/QĐ-BHXH
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 26 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM ------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 4856/QĐ-BHXH Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức cán bộ, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về phân cấp và chế độ quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Điều 2. Quyết định này thay thế Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1556/QĐBHXH-TCCB ngày 29/10/2003 và Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 2176/2001/QĐ-BHXH ngày 30/8/2001 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cố hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Trưởng ban Tổ chức Cán bộ, Chánh văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. TỔNG GIÁM ĐỐC Nơi nhận: - Như điều 2; - Bộ Nội vụ (để b/c); - HĐQL (để b/c); - TGĐ, các Phó TGĐ; - Lưu VT, TCCB (5) Nguyễn Huy Ban QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Quyết định số 4856/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định việc phân cấp và chế độ quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau: I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Quy định này áp dụng đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bao gồm: 1.1. Cán bộ quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm: 1.1.1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam: a/ Các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc(các Ban và Văn phòng): - Trưởng ban, Phó trưởng ban; Chánh văn phòng, Phó chánh văn phòng (sau đây gọi chung là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc). - Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc. b/ Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Viện Khoa học bảo hiểm xã hội, Trung tâm Thông tin, Trung tâm lưu trữ, Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, Báo Bảo hiểm xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội): - Viện trưởng, Phó viện trưởng; Giám đốc Trung tâm, Phó giám đốc Trung tâm; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; Tổng biên tập, Phó tổng biên tập (sau đây gọi chung là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc). - Trưởng phòng, Phó trường phòng thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Thư ký toà soạn Báo, Tạp chí (sau đây gọi chung là Trưởng phòng, Phó trưởng phòng). c/ Các đơn vị trực thuộc khác (ĐẠI diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban quản lý dự án Công nghệ thông tin, Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng): Trưởng đại diện, Phó trưởng đại diện; Giám đốc, Phó giám đốc Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các đơn vị trực thuộc khác). 1.1. 2. ở Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh): - Giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh; Trưởng phòng, phó trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh; Giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung 1à Bảo hiểm xã hội huyện). 1.2. Công chức được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch hành chính - sự nghiệp (ngạch hành chính, ngạch tài chính, ngạch y tế theo chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngành, hoàng lương theo bảng lương hành chính - sự nghiệp (quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14//2/2004 của Chính phủ, thuộc chỉ tiêu biên chế khung được Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao; 1.3. lao dộng họp đồng làm chuyên môn nghiệp vụ không xác định thời hạn và xác định thời hạn từ 1 năm trở lên trong chỉ tiêu biên chế khung (sau đây gọi chung là viên chức chuyên môn nghiệp vụ); 1.4. lái xe cơ quan, 1.5. lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/N-CP ngày I7/11/2000 của Chính phủ để làm công việc bảo vệ và tạp vụ; lao động hợp đồng theo hình thức khoán gọn và lao động hợp đồng mùa vụ ngoài biên chế khung (sau đây gọi chung là lao động hợp đồng 68). 2. Trách nhiệm quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định như sau: 2.1. Tổng giám đốc thống nhất quản lý chung đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống, trực tiếp quản lý các chức danh: - Giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh; - Cán bộ quản lý và công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đối với cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ. 2.2. Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm trực tiếp quản lý chức danh: - Trưởng phòng, phó trưởng phòng nghiệp vụ, - Giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện; - Kế toán trường hoặc phụ trách kế toán Bảo hiểm xã hội huyện; - Công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh. Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc trong phạm vi được phân cấp quản lý . Nội dung phân cấp, chế độ quản lý cụ thể được quy định chi tiết tại các mục dưới đây: II QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG BIÊN CHẾ KHUNG 1. Biên chế khung Việc giao biên chế khung căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc cụ thể của Bảo hiểm xã hội tỉnh dựa trên các tiêu thức: quy mô tỉnh, thành phố (đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên, dân số, điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội); số phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh; số đơn vị trực thuộc theo đơn vị hành chính cấp huyện; số đối tượng tham gia bảo hiểm; số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, số chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vị trí địa lý, địa hình, giao thông đi lại..., đảm bảo điều kiện cho các hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Biên chế khung bao gồm: - Cán bộ, công chức chuyên môn nghiệp vụ quy định tại ĐIỂM 1.1. và 1.2. Phần I. - Viên chức chuyên môn nghiệp vụ (lao động hợp đồng làm chuyên môn nghiệp vụ không xác định thời hạn và xác định thời hạn) quy định tại ĐIỂM 1.3. Phần I. - Lái xe cơ quan quy định tại ĐIỂM 1.4. Phần I (được quản lý trong biên chế khung) Số cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế khung yêu cầu phải am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ của ngành, đã tốt nghiệp ít nhất một trường đào tạo theo trình độ chuyên môn của ngạch công chức đòi hỏi. Biên chế khung được quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước. Bảo hiểm xã hội tỉnh không được phép tuyển dụng công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ ngoài chỉ tiêu biên chế khung được giao. 2. Tuyển dụng và bổ nhiệm 2.1. Việc tuyển dụng công chức, viên chức vào ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện theo các nguyên tắc sau: - Thực hiện bằng hình thức thi tuyển công khai do Bảo hiểm xã hợi Việt Nam tổ chức; - Chỉ tuyển dụng chức danh còn thiếu và đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt theo chức danh và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể; - Người tham gia dự tuyển phải có trình độ đào tạo và chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí, chức danh cần tuyển; - Mỗi chỉ tiêu biên chế cần bổ sung phải có số dư người tham gia dự tuyển để tuyển chọn; - ĐỂ nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của ngành, Bảo hiểm xã hội tỉnh chỉ tuyển những người tốt nghiệp đúng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu chức danh, ưu tiên đào tạo chính quy hoặc tốt nghiệp loại khá, giỏi. 2:2. Việc tiếp nhận công chức, viên chức ở các cơ quan hành chính - sự nghiệp hoặc doanh nghiệp cũng thực hiện trên cơ sở chức danh, tiêu chuẩn, vị trí công tác của biên chế cần tuyển. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ những trường hợp tiếp nhận từ cơ quan hành chính - sự nghiệp hoặc doanh nghiệp về tiêu chuẩn, trình độ và vị trí chức danh cần tuyển làm cơ sở tổ chức thi tuyển hoặc phê duyệt việc tuyển đụng nếu người tiếp nhận đã được bổ nhiệm vào ngạch công chức hành chính - sự nghiệp hoặc làm việc ở doanh nghiệp theo hình thức tuyển dụng. Trên cơ sở phê duyệt, Bảo hiểm xã hội tỉnh ra quyết định tuyển dụng chính thức vào ngành theo hình thức hợp đồng lao động hoặc tiếp nhận công chức. 3. Hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ 3.1. Trường hợp được Bộ Nội vụ giao biên chế lao động hợp đồng thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam phân giao chỉ tiêu lao động hợp đồng và phân cấp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện. Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý theo chức danh, tiêu chuẩn,và vị trí việc làm. Phương thức tuyển dụng thực hiện như sau: Bảo hiểm xã hội tỉnh thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhận hồ sơ phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và vị trí công tác cần tuyển dụng. - Thành lập Hội đồng xét tuyển theo quy định để lựa chọn đưa vào danh sách những người đủ tiêu chuẩn theo thứ tự ưu tiên về trình độ, năng lực, học lực của từng đơn vị trực thuộc. - Gửi danh sách và lý lịch trích ngang (không cần gửi hồ sơ lý lịch) người đủ điều kiện về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xét duyệt theo quy định. Trên cơ sở thông báo xét duyệt của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh sẽ tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm chờ chỉ tiêu chính thức trong biên chế khung để thi tuyển. 3.2. Mọi chế độ, chính sách đối với lao động hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ (viên chức chuyên môn nghiệp vụ) được thực hiện như đối với công chức đã được bổ nhiệm vào ngạch công chức. 3.3. Trường hợp biên chế dư do công chức nghỉ chế độ hoặc thuyên chuyển hoặc chết cũng thực hiện tuyển dụng như quy định tại ĐIỂU 3. 1. trên đây. 4. Hợp đồng lái xe cơ quan, Hợp đồng lái xe quy định tại ĐIỂM 1 .4. Phần I trên đây được quản lý như lao động hợp đồng trong biên chế khung. Số lượng lái xe hợp đồng căn cứ trên số đầu xe được cấp theo tiêu chuẩn đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh. Áp dụng thang bảng lương ngạch hành chính cho chức danh lái xe cơ quan. 5. Điều động, biệt phái công chức, viên chức Theo quy định của Chính phủ hoặc theo kế hoạch công tác của ngành, có thể điều động, biệt phái có thời hạn công chức, viên chức từ đơn vị này đến đơn vị khác trong ngành. Khi thực hiện việc điều động hoặc biệt phái có thời hạn, công chức, viên chức được giữ nguyên chức vụ lãnh đạo, phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu là cán bộ quản lý), ngạch bậc lương hiện hưởng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ thực hiện việc điều động công chức, viên chức thuộc các chức danh quy định tại Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ. Công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên, cán sự và tương đương có độ tuổi dưới 35 chưa kinh qua công tác bảo hiểm xã hội ở cơ sở và địa phương sẽ được xem xét để biệt phái có thời hạn tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa phương. Quy định phân cấp việc diều động, biệt phái công chức, viên chức như sau: 5.1. Đối với công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Việc điều dộng, biệt phái công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng giám đốc xem xét, quyết định. Quy trình điều động, biệt phái công chức, viên chức thực hiện theo Quy chế làm việc và quản lý cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 5.2. Đối với công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh: a/ Việc điều động, biệt phái các chức danh cán bộ quản lý là trưởng phòng nghiệp vụ và giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện đến đơn vị khác thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng giám đốc. b/ Việc điều động, biệt phái các chức danh cán bộ quản lý là phó trưởng phòng nghiệp vụ và phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện trong phạm vi Bảo hiểm xã hội tỉnh do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định. Sau khi quyết định, trong vòng 01 tuần Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi kèm quyết định điều động, biệt phái. c/ Việc điều động, biệt phái công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; viên chức chuyên môn nghiệp vụ, lao động hợp đồng đến làm việc tại các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, quyết định. d/ Việc diều động, biệt phái cán bộ quản lý Bảo hiểm xã hội tỉnh này sang Bảo hiểm xã hội tỉnh khác do Tổng giám đốc xem xét quyết định trên cơ sở ý kiến của giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đi và Bảo hiểm xã hội tỉnh đến. 5.3. Công chức, viên chức thực hiện nghĩa vụ quân sự, hoặc điều động, biệt phái sau khi hoàn thành nhiệm vụ cơ quan cũ có trách nhiệm bố trí công tác, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, điều động, biệt phái được tính để xét nâng bậc tương theo quy định chung của Nhà nước. 6. Thuyên chuyển công chức, viên chức ra khỏi hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam 6.1. Đối với công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Việc thuyên chuyển công tác của công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc ra khỏi hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo nguyện vọng cá nhân do Tổng giám đốc xem xét, quyết định. Quy trình thuyên chuyển công tác của công chức, viên chức thực hiện theo Quy chế làm việc và quản lý cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 6.2. ĐốI với công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh: a/ Việc thuyên chuyển công tác đối với các chức danh cán bộ quản lý là trưởng phòng nghiệp vụ và giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện ra khỏi hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo nguyện vọng cá nhân do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bản của Tổng giám đốc. Quy trình thuyên chuyển công tác của công chức thực hiện như sau: Bảo hiểm xã hội tỉnh có văn bản đề nghị Tồng giám đốc xem xét, phê duyệt, nêu rõ lý do và gửi kèm theo các tài liệu có 1iên quan gồm: + Đơn xin chuyển công tác của cá nhân. + Công văn đề nghị hoặc công văn đồng ý tiếp nhận của cơ quan mới. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ý kiến phê duyệt bằng văn bản để Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh ra quyết định thuyên chuyển công tác cho công chức. Sau khi ra quyết định thuyên chuyển công tác của công chức, Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi về Ban tổ chức cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam 01 bản quyết định để theo dõi, tổng hợp, b/ Việc thuyên chuyển công tác đối với các chức danh cán bộ quản lý là phó trưởng nghiệp vụ và phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định. Sau khi quyết định, trong vòng 01 tuần Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi kèm quyết định thuyên chuyển. c/ Việc thuyên chuyển công tác của công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; viên chức chuyên môn nghiệp vụ, lao động hợp đồng ra khỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh theo nguyện vọng cá nhân do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, quyết định. Sau khi ra quyết định thuyên chuyển công tác, Bảo hiểm xã hội tỉnh báo cáo danh sách tăng giảm trong quý về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để theo dõi, tổng hợp). 7. Đình chỉ công tác đối với công chức, viên chức Việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ quản lý hoặc công chức, viên chức thực hiện trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm những quy định của ngành, chế độ, chính sách hoặc pháp luật nhà nước, mà những vi phạm này cần phải làm rõ trong quá trình kiểm tra, thanh tra hoặc tập trung thời gian để công chức, viên chức kiểm điểm làm rõ vi phạm hoặc xét thấy công chức, viên chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xác minh hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm. Đình chỉ công tác mang tính tạm thời ngừng làm việc trong thời gian tối đa không quá 3 tháng. Hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu công chức, viên chức không có lỗi, không bị xử lý thì được bố trí về vị trí công tác cũ. Trường hợp bị kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể được bố trí về vị trí công tác cũ hoặc chuyển làm công tác khác. Còn trường hợp vi phạm nặng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc (sa thải) hoặc nếu nghiêm trọng phải truy tố thì thực hiện theo pháp luật hiện hành. Việc đình chỉ công tác quy định như sau: 7.1. Đối với công chức,viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Việc đình chỉ công tác đối với cán bộ quản lý hoặc công chức, viên chức thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nang do Tổng giám đốc xem xét, quyết định 7.2. Đối với công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh : a. Việc đình chỉ công tác đối với các chức danh cán bộ quản lý là trưởng phòng, phó trưởng phòng nghiệp vụ và giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định và có báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam bằng văn bản trong vòng 01 tuần sau khi quyết định. Trong trường hợp đặc biệt, Tổng giám đốc trực tiếp ra quyết định đình chỉ công tác. b. Việc đình chỉ công tác đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống, viên chức chuyên môn nghiệp vụ, lao động hợp đồng do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, quyết định. III. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI BIÊN CHẾ KHUNG (LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG 68) 1. Lao động hợp đồng ngoài biên chế khung bao gồm: a. Lao động hợp đồng thực hiện một số công việc theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ như bảo vệ, tạp vụ. b. Lao dộng hợp đồng theo định mức kinh phí hoặc hương tiền công theo vụ việc tức là lao động hợp đồng theo hình thức khoán gọn và lao động hợp đồng mùa vụ quy định tại ĐIỂM 1.5 Phần I. 2. Quy định chế độ của lao động hợp đồng ngoài biên chế khung tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh 2.1. Đối với chức danh bảo vệ, tạp vụ: Bảo hiểm xã hội Việt Nam khuyến khích Bảo hiểm xã hội tỉnh thuê, khoán trọn gói bảo vệ, tạp vụ từ các công ty dịch vụ của địa phương. Trường hợp không thuê được thì tuyển dụng bảo vệ hoặc tạp vụ thực hiện hợp đồng hưởng tiền công theo vụ việc trên cơ sở định mức kinh phí hoặc hợp đồng khoán gọn. Các trường hợp đã được tuyển dụng vào biên chế hoặc hợp đồng có thời hạn thì từng bước chuyển đổi sang hình thúc hợp đồng hưởng tiền công theo vụ việc hoặc hợp đồng khoán gọn. 2.2. Đối với các nhân viên dịch vụ: Nấu ăn tập thể, trông giữ phương tiện đi lại thì kinh phí chi cho những người thực hiện dịch vụ lấy từ lệ phí của người tham gia dịch vụ, không lấy từ nguồn chi hành chính. 2.3. Đối với lao động họp đồng theo định nhức kinh phí hoặc hưởng tiền công theo vụ việc: - Lao động hợp đồng chỉ được hưởng mức tiền công theo hợp đồng ký kết, không có các chế độ khác kể cả chế độ trợ cấp của ngành. - Việc thay đổi chế độ tiền công thông qua việc ký kết hợp đồng cụ thể theo từng thời gian. 3. Quy định đối với bảo vệ cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện - Thực hiện trên cơ sở định mức kinh phí bằng việc ký hợp đồng hưởng tiền công theo vụ việc. - Các chức danh khác ở Bảo hiểm xã hội huyện không quy định. 4. Thẩm quyền ký kết hợp đồng Tổng giám đốc ủy quyền cho giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện ký kết hợp đồng đối với các chức danh theo quy định của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ. IV. QUY ĐỊNH VỀ NÂNG BẬC LƯƠNG, NÂNG NGẠCH, CHUYỂN XẾP NGẠCH, BẬC LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC 1. Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương Cán bộ, công chức, viên chức nếu đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ thì được xét nâng bậc lương hoặc mức phụ cấp thâm niên vượt khung. 2. Nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam Thủ trưởng các đơn vỉ trực thuộc đánh giá công chức về điều kiện thời gian và tiêu chuẩn, có ý kiến tham gia của cấp uỷ, công đoàn cơ sở hoặc công đoàn bộ phận của các đơn vị trực thuộc, có tờ trình Tổng giám đốc nâng bậc lương, thông qua Ban Tổ chức cán bộ thẩm định và trình Tổng giám đốc quyết định nâng bậc lương đối với công chức. 3. Nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh 3.1. Đối với chức danh giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh. Quy trình thực hiện như sau: a/ Căn cứ các điều kiện và tếu chuẩn quy định, Bảo hiểm xã hội tỉnh tiến hành thủ tục đề nghị nâng bậc lương hoặc mức phụ cấp thâm niên vượt khung đối với chức danh giám đốc, phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam. b/ Trên cơ sở đề nghị của Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét ra quyết định đối với từng cá nhân. 3.2. Đối với các chức danh cán bộ quản lý còn lại và công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh: Quy trình thực hiện như sau: a/ Căn cứ các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định, Thủ trưởng trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện) tiến hành đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị (kể cả cấp phó), đối với cấp Trưởng thì do giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đánh giá.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.