Quyết định số 417/QĐ-TTg năm 2019

doc
Số trang Quyết định số 417/QĐ-TTg năm 2019 34 Cỡ tệp Quyết định số 417/QĐ-TTg năm 2019 332 KB Lượt tải Quyết định số 417/QĐ-TTg năm 2019 0 Lượt đọc Quyết định số 417/QĐ-TTg năm 2019 5
Đánh giá Quyết định số 417/QĐ-TTg năm 2019
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 417/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TỔNG THỂ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 120/NQ-CP NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này THỦ TƯỚNG Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; Nguyễn Xuân Phúc - Lưu: VT, NN(2). CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TỔNG THỂ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 120/NQ-CP NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Kèm theo Quyết định số: 417/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ) Thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 120/NQ-CP), Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP với những nội dung chủ yếu sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Chương trình hành động tổng thể xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần thực hiện trong từng giai đoạn để các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, xây dựng, triển khai các chương trình, đề án, dự án, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện đầy đủ, toàn diện và hiệu quả các nhiệm vụ và mục tiêu đã được Nghị quyết số 120/NQ-CP đề ra. 2. Yêu cầu Các nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Chương trình hành động tổng thể có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình thực hiện và thời hạn hoàn thành, nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bám sát các nội dung của Nghị quyết số 120/NQ-CP. Dựa trên cơ sở các nhiệm vụ và giải pháp trong Chương trình hành động tổng thể, các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng và triển khai các nhiệm vụ cụ thể, chi tiết và lồng ghép nội dung về biến đổi khí hậu vào các nhiệm vụ đã và đang triển khai thực hiện. II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP Chương trình hành động tổng thể đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cụ thể chính, bao gồm: (1) Rà soát, hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách; (2) Cập nhật và hệ thống hóa số liệu, dữ liệu liên ngành, tăng cường điều tra cơ bản; (3) Xây dựng quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ; (4) Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu; (5) Đầu tư và phát triển hạ tầng; (6) Phát triển và huy động nguồn lực. Chi tiết nội dung của từng nhóm nhiệm vụ và giải pháp như sau: 1. Rà soát, hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách Rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đã dẫn đến giảm sức mạnh tổng hợp của cả vùng. Tập trung vào các cơ chế, chính sách có tính liên ngành, liên vùng về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện trong giai đoạn trước mắt và giai đoạn sau năm 2020. a) Xây dựng cơ chế phối hợp, giám sát, đánh giá tiến độ và hiệu quả của Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP. b) Rà soát, đánh giá cơ chế thí điểm điều phối vùng theo Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020 trình Thủ tướng Chính phủ các giải pháp hoàn thiện cơ chế điều phối, phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có việc thành lập Hội đồng điều phối vùng. c) Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm phát triển, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hiện đại; xây dựng cơ chế phối hợp giữa đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong vùng và với các khu vực khác; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp, thương mại hỗ trợ cho nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản; hỗ trợ xúc tiến thương mại đưa sản phẩm hàng hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long vào các chuỗi phân phối quốc tế. d) Rà soát, sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn có sức cạnh tranh, hiệu quả cao và bền vững. đ) Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. e) Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng đô thị và điểm dân cư nông thôn phù hợp với đặc điểm sinh thái tự nhiên, điều kiện cụ thể của từng vùng và tiểu vùng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. g) Rà soát, hoàn thiện các chính sách ưu đãi nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào Kh'Mer và đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số vùng đồng bằng sông Cửu Long. 2. Cập nhật, hệ thống hóa số liệu, dữ liệu liên ngành, tăng cường điều tra cơ bản Việc cập nhật, hệ thống hóa số liệu, dữ liệu liên ngành, tăng cường điều tra cơ bản là nhằm hoàn thiện và thống nhất quản lý hệ thống dữ liệu liên ngành, thúc đẩy điều tra cơ bản để cập nhật đầy đủ các thông tin, dữ liệu toàn vùng, phục vụ công tác quy hoạch không gian lãnh thổ, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. a) Rà soát, cập nhật và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành và liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long phục vụ thích ứng với biến đổi khí hậu, kết nối với cơ sở dữ liệu của Ủy hội sông Mê Công quốc tế; xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu liên vùng đồng bằng sông Cửu Long. b) Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường nhằm hỗ trợ công tác dự báo, phòng chống thiên tai, sạt lở và sụt lún ở đồng bằng sông Cửu Long. c) Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo và dự báo về tài nguyên và môi trường. d) Cập nhật, hoàn thiện và công bố định kỳ kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam đến năm 2100 và chi tiết hóa cho vùng đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng kịch bản. 3. Xây dựng quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ Rà soát, đánh giá việc thực hiện các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương đã có tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu theo quy định của Luật Quy hoạch. Quy hoạch mới cần chuyển từ “sống chung với lũ” sang “chủ động sống chung với lũ”; đồng thời, việc tổ chức không gian lãnh thổ vùng theo hướng hình thành các tiểu vùng sinh thái làm định hướng phát triển kinh tế, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng; tổ chức, phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn phù hợp với đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên, điều kiện cụ thể của vùng và từng tiểu vùng sinh thái. a) Rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương của vùng đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo tính liên kết đồng bộ giữa các quy hoạch trên phạm vi vùng lãnh thổ. b) Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 trên cơ sở tích hợp các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch. c) Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành và xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật chuyên ngành có liên quan. 4. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu Xây dựng cơ cấu kinh tế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ mang tính trung tâm, xuyên suốt, nhằm hiện thực hóa quan điểm chuyển hóa thách thức do biến đổi khí hậu thành cơ hội. Các nhiệm vụ cụ thể được triển khai dựa trên nền tảng thay đổi tư duy, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, sang phát triển kinh tế nông nghiệp theo mô hình mới, đa dạng, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Nền kinh tế của vùng phải thay đổi cơ bản, từ mô hình sản xuất, tập quán sản xuất, sinh kế, nếp sống, mạng lưới dân cư cho đến từng hộ gia đình; phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, chất lượng, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển, ứng dụng công nghệ cao, sạch, hữu cơ; chủ động sống chung với lũ và thích nghi với các đặc tính tự nhiên của vùng; khai thác và sử dụng hiệu quả nước lợ, nước mặn; ứng phó với thiên tai bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn. Trong đó, lấy tài nguyên nước làm yếu tố cốt lõi, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng. Tiêu chí đặt ra là xây dựng các mô hình chuyển đổi dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người và quy luật tự nhiên. Quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất có tầm nhìn dài hạn, nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm tính dễ bị tổn thương trước các rủi ro, chú trọng bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử, đa dạng sinh học, môi trường sinh thái của vùng. Các nhiệm vụ cụ thể: a) Xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ba trọng tâm thủy sản - cây ăn quả - lúa, gắn với các tiểu vùng sinh thái. b) Phát triển công nghiệp xanh, ít phát thải, không gây tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên, chú trọng phát triển năng lượng tái tạo gắn liền với phát triển rừng và bảo vệ bờ biển trong toàn khu vực. c) Phát triển dịch vụ - du lịch thành một ngành kinh tế mạnh dựa trên khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đặc điểm tự nhiên, sinh thái, nét đặc trưng văn hóa và con người vùng đồng bằng sông Cửu Long. 5. Đầu tư và phát triển hạ tầng Các dự án đầu tư và phát triển hạ tầng phải đảm bảo thống nhất, tính liên vùng, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm và có lộ trình hợp lý. Ưu tiên các công trình cấp bách, công trình có tính chất động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng, các công trình thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân; chú trọng đến cả các giải pháp công trình và phi công trình. Thực hiện ngay những nhiệm vụ cấp bách về chống sạt lở, sụt lún nghiêm trọng tại một số khu vực bờ biển, bờ sông. Đẩy mạnh công tác điều tra, khảo sát, xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư để triển khai thực hiện ở giai đoạn sau năm 2020. Một số nhiệm vụ cụ thể gồm: a) Bảo vệ bờ biển, củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển, kết hợp với hệ thống thủy lợi, hệ thống kè phòng chống xói lở bờ biển; tập trung đầu tư xử lý ngay những đoạn bờ sông, bờ biển bị sạt lở, xói lở nghiêm trọng. Đầu tư các kè tạo bãi trồng rừng ngập mặn; phát triển rừng ngập mặn phục vụ bảo vệ hệ thống đê biển, đê sông, phát triển sinh kế sinh thái gắn với rừng. b) Phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn phù hợp với đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên, điều kiện cụ thể của vùng và từng tiểu vùng sinh thái. c) Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ phòng chống thiên tai, phát triển sinh kế, phục vụ chuyển đổi, phát triển và tái cơ cấu nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái, trong đó đẩy mạnh hình thức đối tác công - tư. d) Bảo đảm nhà ở an toàn trong điều kiện ngập lụt, khô hạn, bão, lũ, giông, lốc, nước biển dâng. Trước mắt đầu tư, xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ; thí điểm xây dựng mô hình nhà, công trình phòng, tránh lốc, bão. đ) Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, ưu tiên các công trình giao thông tại các vùng có nguy cơ cao về ngập lụt; các công trình phục vụ kết nối, trung chuyển thúc đẩy vận tải đa phương thức tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long; đầu tư, xây dựng, phát triển đồng bộ hạ tầng thông tin và truyền thông, mạng lưới cấp điện, cấp nước, thoát nước, y tế. e) Đầu tư hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, các khu xử lý chất thải rắn; đẩy mạnh các hoạt động tái chế, tái sử dụng và sản xuất năng lượng từ rác cho vùng đồng bằng sông Cửu Long theo định hướng phát triển bền vững. g) Triển khai thực hiện và đúc kết kinh nghiệm các đề án liên kết phát triển bền vững các tiểu vùng khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 6. Phát triển và huy động nguồn lực Các nhiệm vụ phát triển và huy động nguồn lực bao gồm nâng cao nhận thức; phát triển nguồn nhân lực; khoa học và công nghệ; tài chính và hợp tác quốc tế. Việc xây dựng và phê duyệt các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, tổ chức triển khai được thực hiện trước năm 2020 và sẽ được cập nhật và tiếp tục thực hiện ở giai đoạn 2021 - 2030. a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức: triển khai công tác truyền thông nhằm tăng cường nhận thức từ các cấp lãnh đạo tới doanh nghiệp và người dân về những cơ hội của các mô hình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu để thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP. b) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: xây dựng và thực hiện các đề án về chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa; cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ thu hút sự tham gia của doanh nghiệp; đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đổi mới công tác đào tạo; phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế tập thể, hợp tác xã. c) Phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ: triển khai có hiệu quả các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm; ưu tiên bố trí nguồn lực khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, thực chất. Đẩy mạnh nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ các tổn thương, tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra; triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng; nghiên cứu tạo nguồn vật liệu mới thay thế, phục vụ san lấp, xây dựng để hạn chế việc lấy cát từ lòng sông; nghiên cứu xây dựng và triển khai Chương trình khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long. d) Huy động và quản lý nguồn lực tài chính: đẩy mạnh các hoạt động huy động nguồn lực về tài chính cho các hoạt động phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân, bảo đảm sử dụng hiệu quả số vốn đầu tư công trung hạn. đ) Tăng cường hợp tác quốc tế: tăng cường điều phối các hoạt động hợp tác song phương, đa phương và với các quốc gia thượng nguồn sông Mê Công; hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; thiết lập các khuôn khổ hợp tác mới. Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP được phân kỳ thực hiện theo các giai đoạn: Giai đoạn đến năm 2020, giai đoạn 2021 - 2030, định hướng giai đoạn 2031 - 2050 và đến năm 2100. Cụ thể như sau: A. GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 Trọng tâm của giai đoạn này là thực hiện những nhiệm vụ cấp bách đã nêu trong Nghị quyết số 120/ NQ-CP. Trong đó, ưu tiên giải quyết vấn đề sạt lở bờ biển, bờ sông, rạch và sụt lún đất trong vùng đang diễn ra rất nhanh và ngày càng trầm trọng; triển khai quy hoạch, thiết kế các dự án cần đầu tư quy mô lớn ở giai đoạn tiếp theo nhằm triển khai mô hình kinh tế - xã hội của vùng một cách bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này tập trung vào các hoạt động rà soát các cơ chế, chính sách, xác định và trình phê duyệt các chính sách mới. Thí điểm các mô hình chuyển đổi kinh tế; triển khai các hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng đã được phê duyệt. Trong đó, các dự án đầu tư để chuyển đổi mô hình kinh tế của vùng nhằm phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu có vai trò quan trọng cần được ưu tiên. Rà soát, xây dựng và hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp đa ngành; triển khai thực hiện các chương trình, đề án đã được xác định và phê duyệt. Rà soát, cập nhật và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành và liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng và phê duyệt các đề án tăng cường công tác điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường và phòng chống thiên tai vùng đồng bằng sông Cửu Long; nâng cấp hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo và dự báo về tài nguyên và môi trường. Triển khai các chương trình truyền thông, tổ chức các khóa đào tạo tập huấn; triển khai các đề án phát triển nguồn nhân lực, các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ được duyệt. B. GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 Dựa trên kết quả thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp của giai đoạn đến năm 2020, trọng tâm của giai đoạn này tập trung vào việc triển khai các dự án, nhiệm vụ đã được phê duyệt, đồng thời xúc tiến những dự án, nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ bản đòi hỏi những nguồn kinh phí lớn. Các nhiệm vụ cần tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2030 là triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, quy hoạch được xây dựng và phê duyệt ở giai đoạn đến năm 2020; duy trì và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành, điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long; triển khai thực hiện các mô hình kinh tế hợp lý đã thí điểm thành công; tiếp tục đầu tư và phát triển hạ tầng, phát triển và huy động nguồn lực. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của giai đoạn 2021 2030 gồm: 1. Đúc kết kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình chuyển đổi kinh tế đã được thí điểm thành công; triển khai các hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng theo các chương trình, dự án đã được phê duyệt trong giai đoạn đầu hoặc sẽ phê duyệt trong giai đoạn hai. Trong đó, các dự án đầu tư để chuyển đổi mô hình kinh tế của vùng nhằm phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu có vai trò quan trọng cần được ưu tiên. 2. Tiếp tục thực hiện rà soát, hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách: triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đã được xác định và phê duyệt ở giai đoạn đầu. 3. Về cập nhật, hệ thống hóa và điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu liên ngành: thường xuyên cập nhật các dữ liệu để phục vụ công tác quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ, chuyển đổi mô hình sản xuất và quy hoạch tổng thể phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Cập nhật, hoàn thiện và công bố định kỳ kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. 4. Về nhóm nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ: triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp đa ngành; thực hiện các chương trình, đề án đã được xác định và phê duyệt. 5. Về nhóm nhiệm vụ xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, thích ứng với biến đổi khí hậu: đúc kết kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình đã thí điểm thành công về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ba trọng tâm thủy sản - cây ăn quả - lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, bảo đảm gắn kết chuỗi sản phẩm hàng hóa, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chú trọng chuỗi công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ cho nền kinh tế nông nghiệp. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về phát triển công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo; phát triển dịch vụ - du lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế về đặc điểm tự nhiên, sinh thái, văn hóa, con người và nhân rộng các mô hình phát triển dịch vụ du lịch, nhân rộng các khu bảo tồn. 6. Về nhóm nhiệm vụ đầu tư và phát triển hạ tầng: đầu tư thực hiện các dự án đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch theo lộ trình và các đề án được phê duyệt, trong đó chú trọng đến việc đúc kết kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình đã được thí điểm thành công trong giai đoạn trước. 7. Về nhóm nhiệm vụ phát triển và huy động nguồn lực: tiếp tục triển khai các chương trình truyền thông, tổ chức các khóa đào tạo tập huấn; triển khai các đề án phát triển nguồn nhân lực, các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ được duyệt. Việc huy động nguồn lực tài chính là một trong những ưu tiên trọng tâm của giai đoạn này bao gồm việc vận hành quỹ cho phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long. C. ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2031 - 2050 Nội dung của giai đoạn này là phát huy hiệu quả và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, dự án, nhiệm vụ của giai đoạn đến năm 2020 và 2021 - 2030, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp để đến năm 2050, đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, có trình độ phát triển khá so với cả nước về tổ chức xã hội, kinh tế và mạng lưới hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu, thích ứng với điều kiện tài nguyên nước và an toàn trước thiên tai. Triển khai từng bước công nghiệp hóa nông nghiệp chuyên canh theo chuỗi hàng hóa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, tình trạng lũ, hạn, mặn, thiếu nước ngọt và kịch bản biến đổi khí hậu của từng khu vực; hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thuận tiện trong kết nối với thị trường trong nước và quốc tế. Các quyết định đầu tư lớn cần được xây dựng trên cơ sở tham vấn rộng rãi các bên liên quan, lấy trọng tâm là phục vụ phát triển các vùng nông nghiệp chuyên canh theo chuỗi hàng hóa chất lượng cao kết hợp dịch vụ, du lịch sinh thái; được đánh giá đầy đủ về chi phí, lợi ích và phù hợp với tổ chức xã hội, điều kiện đất đai, tài nguyên nước, biến đổi khí hậu tại khu vực. D. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2100 Nội dung của giai đoạn này là kế thừa, phát huy các kết quả đạt được sau khi thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp đã được xác định cho giai đoạn trước 2050, trong đó có phát triển về chiều sâu các mô hình nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Sản phẩm của đồng bằng sông Cửu Long trở thành các thương hiệu có uy tín và tính cạnh tranh cao trên thế giới và phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng cả khu vực. Các khu dịch vụ, du lịch sinh thái trở thành điểm đến có sức hút mạnh mẽ với du khách quốc tế và nằm trong chuỗi du lịch chất lượng cao của toàn khu vực sông Mê Công. Đến năm 2100, đồng bằng sông Cửu Long trở thành trung tâm kinh tế của khu vực sông Mê Công, với trình độ tiên tiến về tổ chức xã hội, kinh tế và mạng lưới hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu. Các nhiệm vụ cụ thể cho giai đoạn sau năm 2051 đến năm 2100 sẽ được bổ sung khi sửa đổi Chương trình hành động tổng thể vào giai đoạn sau. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động tổng thể; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Chương trình hành động tổng thể. - Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình hành động tổng thể; kịp thời báo cáo và tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những giải pháp giải quyết những bất cập, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện ở Trung ương và địa phương, bảo đảm việc triển khai Nghị quyết và Chương trình hành động tổng thể đúng tiến độ, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. - Triển khai thực hiện Chương trình hành động tổng thể và thực hiện các nhiệm vụ được phân công. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trước quý III năm 2020. - Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình. - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan. - Triển khai thực hiện Chương trình hành động tổng thể và thực hiện các nhiệm vụ được phân công. 3. Bộ Tài chính - Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan bố trí hoặc hướng dẫn bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên để triển khai Chương trình hành động tổng thể theo quy định. - Triển khai thực hiện Chương trình hành động tổng thể và thực hiện các nhiệm vụ được phân công. 4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh - Tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các nội dung công việc được phân công trong bảng danh mục đề án, chương trình, dự án, nhiệm vụ kèm theo, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu. - Rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được phê duyệt, đảm bảo tính liên kết đồng bộ giữa các quy hoạch trên phạm vi vùng lãnh thổ; kiến nghị nội dung quy hoạch để tích hợp vào Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật về quy hoạch. - Chủ trì rà soát, điều chỉnh, lập mới các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng nội dung quy hoạch được phân công để tích hợp vào Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật về quy hoạch. - Đẩy mạnh các hoạt động giám sát, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung công việc được phân công. - Định kỳ hằng năm, báo cáo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đang triển khai, kết quả các nhiệm vụ đã hoàn thành, các nhiệm vụ chưa hoàn thành so với tiến độ thời gian yêu cầu và nguyên nhân, gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 12 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu được phê duyệt, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được giao các nhiệm vụ, đề án, dự án, triển khai xây dựng nội dung chi tiết, dự toán kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở xác định và bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trong đó, phân định rõ các nhiệm vụ, đề án, dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm bố trí trong dự toán ngân sách được giao hàng năm để thực hiện./. DANH MỤC ĐỀ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 120/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Kèm theo Quyết định số: 417/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ) 1. Rà soát, hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách TT Nhiệm vụ Nội dung cụ thể Kết quả theo giai đoạn Cơ Cơ quan quan phối hợp chủ trì Đến 2020 1 Xây dựng cơ chế - Xây dựng cơ chế phối hợp, giám sát phối hợp, giám sát; việc thực hiện Nghị đánh giá tiến độ và quyết số 120/NQ- hiệu quả của Chương CP về phát triển trình hành động tổng bền vững đồng thể thực hiện Nghị bằng sông Cửu quyết 120/NQ-CP. Long thích ứng với Bộ Tài nguyên và Môi trường Các bộ, - Tháng ngành, 12/2019: Bộ UBND Tài nguyên các tỉnh, và Môi thành phố trường trình vùng Thủ tướng ĐBSCL Chính phủ và Thành phê duyệt. 2021 2030 - Triển khai thực hiện. - Định kỳ 6 tháng báo cáo UBQG về biến đổi khí hậu. phố Hồ - Định kỳ 6 BĐKH. Chí Minh. tháng báo cáo UBQG về BĐKH. 2 Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất vùng ĐBSCL. - Phát triển kinh tế Bộ Các bộ, - Đã ban Triển khai hợp tác, kinh tế trang Nông ngành có hành Nghị thực hiện. trại, chuỗi giá trị nông nghiệp liên quan định số nghiệp; liên kết sản và Phát 98/2018/NĐxuất với tiêu thụ sản triển CP ngày phẩm. nông 28/8/2018. thôn - Thu hút doanh - Đã ban nghiệp đầu tư vào hành Nghị nông nghiệp, nông định số thôn. 57/2018/NĐCP ngày 17/4/2018; - Phát triển sản xuất Thông tư nông nghiệp hàng hóa 04/2018/TTquy mô lớn, hiện đại, BKHĐT. ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất; - Tháng phát triển công nghệ 12/2019: ban sau thu hoạch. hành. 3 Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế. - Huy động nguồn Bộ Kế Các Bộ: Tháng Triển khai lực, khuyến khích sự hoạch Nông 12/2019thực hiện. tham gia của các và Đầu nghiệp và 2020: Ban thành phần kinh tế. tư Phát triển hành theo nông thôn,thẩm quyền Tài chính, hoặc trình - Rà soát, đánh giá cơ Nội vụ, cấp có thẩm chế thí điểm điều phối VCCI, quyền ban vùng theo Quyết định UBND hành. số 593/QĐ-TTg ngày các tỉnh, 06 tháng 4 năm 2016 thành phố của Thủ tướng Chính vùng phủ ban hành Quy chế ĐBSCL. thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020 trình Thủ tướng Chính phủ các giải pháp hoàn thiện cơ chế điều phối, phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có việc thành lập Hội đồng điều phối vùng. - Xây dựng các chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vùng ĐBSCL. 4 Xây dựng cơ chế, - Phát triển công Bộ Bộ Kế Tháng Triển khai chính sách phát nghiệp hỗ trợ cho nền Công hoạch và 12/2019: Banthực hiện. triển công nghiệp, kinh tế nông nghiệp, Thương Đầu tư, hành theo thương mại hỗ trợ công nghiệp chế biến Bộ Nông thẩm quyền cho nền kinh tế sản phẩm nông sản. nghiệp và hoặc trình nông nghiệp, công Phát triển cấp có thẩm nghiệp chế biến các - Hỗ trợ xúc tiến nông thôn,quyền ban sản phẩm nông sản. thương mại; đưa sản VCCI, hành. UBND phẩm hàng hóa vùng các tỉnh, ĐBSCL vào các chuỗi thành phố phân phối quốc tế. vùng ĐBSCL. 5 Rà soát, sửa đổi - Rà soát, sửa đổi Bộ Tài chính sách đất đai, chính sách đất đai, tạo nguyên tạo thuận lợi cho thuận lợi cho tích tụ, và Môi tích tụ, tập trung tập trung ruộng đất trường đất đai thúc đẩy sản nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô hàng hóa quy mô lớn, lớn, ứng dụng công ứng dụng công nghệ nghệ cao, có sức cao, có sức cạnh cạnh tranh, hiệu tranh, hiệu quả cao và quả cao và bền bền vững. vững. Các bộ, - Tháng ngành, 12/2019: Bộ UBND Tài nguyên các tỉnh, và Môi thành phố trường kiến ĐBSCL. nghị Chính phủ sửa đổi chính sách đất đai. 6 Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. - Rà soát cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Các bộ, - Tháng Triển khai ngành có 12/2019: báo thực hiện. liên quan; cáo Thủ UBND tướng Chính các tỉnh, phủ. thành phố ĐBSCL có liên - Tháng quan. 12/2020: báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 7 Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng đô thị và điểm dân cư nông thôn. Rà soát, hoàn thiện cơ Bộ Xây Các bộ, Tháng Triển khai chế, chính sách phát dựng ngành có 12/2019: Banthực hiện. triển vùng đô thị và liên quan; hành theo điểm dân cư nông UBND thẩm quyền thôn phù hợp với đặc các tỉnh, hoặc trình - Kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Bộ Khoa học và Công nghệ Triển khai thực hiện chính sách sửa đổi. - Hoàn thiện chính sách đất đai. điểm tự nhiên cụ thể của từng vùng và tiểu vùng sinh thái thích ứng với BĐKH và nước biển dâng. 8 Rà soát, xây dựng tổng thể các chính sách ưu đãi nhằm phát triển kinh tế xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào Kh'Mer. thành phố cấp có thẩm ĐBSCL quyền ban có liên hành. quan. - Nghiên cứu, tích Ủy ban Các bộ, Tháng Triển khai hợp các nội dung Đề Dân tộc ngành có 12/2019: thực hiện. án Chính sách ưu đãi liên quan; trình Chính phát triển kinh tế - xã UBND phủ phê hội và đào tạo bồi các tỉnh, duyệt dưỡng cán bộ dân tộc thành phố Khmer vùng ĐBSCL ĐBSCL vào dự thảo Nghị định có liên về chính sách đặc thù quan. hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng ĐBSCL; Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn, bố trí, sử dụng và phát huy đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. 2. Cập nhật và hệ thống hóa số liệu, dữ liệu liên ngành, tăng cường điều tra cơ bản TT Nhiệm vụ Kết quả theo giai Cơ đoạn Cơ quan phối Hoạt động cụ thể quan hợp 2021 chủ trì Đến 2020 2030 1 Hoàn thiện, cập - Rà soát và cập nhật Bộ Tài Các bộ, ngành, - Tháng Cập nhật nhật hệ thống cơ số liệu, dữ liệu nguyên UBND các tỉnh, 12/2019 dữ liệu sở dữ liệu chuyên chuyên ngành và và Môi thành phố vùng hoàn tất rà hàng ngành và liên liên ngành về trường ĐBSCL. soát dữ năm. ngành về ĐBSCL ĐBSCL. liệu. phục vụ phát triển bền vững, thích - Xây dựng hệ thống - Tháng ứng với BĐKH. cơ sở dữ liệu chuyên 12/2020, ngành và liên ngành hoàn tất về ĐBSCL, kết nối cập nhật dữ với cơ sở dữ liệu của liệu và Hệ Ủy hội Mê Công thống cơ quốc tế. sở dữ liệu liên ngành. - Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu vùng ĐBSCL. 2 Tăng cường công - Hiện đại hóa mạng Bộ Tài Bộ Nông nghiệp - Tháng tác điều tra cơ lưới độ cao ĐBSCL nguyên và Phát triển 12/2019: Tiếp tục thực hiện. bản về tài nguyên thuộc mạng lưới cao và Môi nông thôn; Bộ Tài và môi trường và độ quốc gia; giám trường UBND các tỉnh, nguyên và phòng chống sát sụt lún/nâng hạ thành phố vùng Môi trường thiên tai vùng địa chất ĐBSCL; đo ĐBSCL. phê duyệt ĐBSCL. đạc, cập nhật địa Dự án. hình tỷ lệ lớn ĐBSCL; đo đạc địa - Triển hình lòng dẫn các khai thực sông chính thuộc hệ hiện. thống sông Mê Công; quan trắc, cập nhật dữ liệu về mực nước ngầm vùng ĐBSCL. Điều tra, đánh giá Bộ UBND các tỉnh, Triển khai Tiếp tục hiện trạng và khắc Nông thành phố vùng thực hiện thực hiện. phục sạt lở bờ sông, nghiệp ĐBSCL. nhiệm vụ bờ biển và hệ thống và Phát đã được đê biển. triển duyệt. nông thôn Điều tra, đánh giá hệ Bộ UBND các tỉnh, - Tháng thống thủy lợi vùng Nông thành phố vùng 12/2020 ĐBSCL và đề xuất nghiệp ĐBSCL. phương án phát triển và Phát thủy lợi phục vụ triển chuyển đổi, phát nông triển nông nghiệp thôn bền vững 3 Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo và dự báo về tài nguyên và môi trường. - Nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo và dự báo khí tượng thủy văn, môi trường. - Xây dựng hệ thống giám sát nguồn nước; cảnh báo, dự báo hạn hán và xâm nhập mặn vùng ĐBSCL. Bộ Bộ Nông nghiệp - Tháng Tiếp tục Nông và Phát triển 12/2019: thực hiện. nghiệp nông thôn; Bộ Tài và Phát UBND các tỉnh, nguyên và triển thành phố vùng Môi trường nông ĐBSCL. phê duyệt thôn Dự án. - Triển khai thực hiện. - Xây dựng mạng lưới giám sát BĐKH, nước biển dâng vùng ĐBSCL[1]. 4 Cập nhật, hoàn Cập nhập, hoàn Bộ Tài Các bộ, ngành; Tháng thiện và công bố thiện, công bố định nguyên UBND các tỉnh, 12/2020: Cập nhật Kịch bản định kỳ Kịch bản kỳ Kịch bản BĐKH và Môi thành phố vùng về BĐKH và và nước biển dâng trường ĐBSCL. nước biển dâng đến năm 2100, chi cho Việt Nam đếntiết hóa cho vùng năm 2100. ĐBSCL; xây dựng hướng dẫn sử dụng. Bộ Tài định kỳ 5 nguyên và năm. Môi trường công bố bản cập nhật Kịch bản. 3. Xây dựng quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ Cơ Cơ quan quan phối hợp chủ trì Kết quả theo giai đoạn 1 Rà soát các quy hoạch Tổng hợp danh mục và Các bộ, Bộ Kế phát triển ngành, lĩnh rà soát các quy hoạch cơ quan hoạch và vực, địa phương của phát triển ngành, lĩnh ngang Đầu tư vùng đồng bằng sông vực, địa phương của bộ, Cửu Long đảm bảo vùng đồng bằng sông UBND tính liên kết đồng bộ Cửu Long đã được phê các tỉnh, giữa các quy hoạch duyệt; xác định các nội thành trên phạm vi vùng dung quy hoạch, chồng phố lãnh thổ. chéo, mâu thuẫn, các đề vùng xuất không hợp lý và ĐBSCL. thiếu khả thi trong thời kỳ quy hoạch và đề xuất phương hướng xử lý; kiến nghị nội dung quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 theo quy định của Luật Quy hoạch. Tháng 9/2019: Triển khai thực hiện. Các bộ, ngành hoàn tất việc rà soát và gửi kết quả rà soát về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. TT Nhiệm vụ Hoạt động cụ thể Đến 2020 2021 - 2030 2 Xây dựng và tổ chức Tổ chức lập Quy hoạch Bộ Kế Các bộ, cơ Tháng 9/2020: Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển bền hoạch và quan ngang trình Chính thực hiện tổng thể phát triển bền vững vùng đồng bằng Đầu tư bộ, UBND phủ phê duyệt quy hoạch. vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích các tỉnh/ Quy hoạch. sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố ứng với biến đổi khí đến năm 2030, tầm nhìn vùng hậu đến năm 2030, đến 2050 theo quy định ĐBSCL. tầm nhìn đến 2050 của pháp luật về quy trên cơ sở tích hợp các hoạch. quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa Việc tích hợp các quy phương đã được phê hoạch vào Quy hoạch duyệt theo quy định tổng thể phát triển bền của pháp luật về quy vững vùng đồng bằng hoạch sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 thực hiện theo Danh mục quy hoạch tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh do Chính phủ ban hành và theo quy định của pháp luật về quy hoạch. 3 Rà soát, cập nhật các Rà soát, điều chỉnh, lập Bộ, cơ quy hoạch có tính chất mới các quy hoạch có quan kỹ thuật, chuyên tính chất kỹ thuật, ngang ngành theo quy định chuyên ngành thuộc bộ, của pháp luật chuyên phạm vi quản lý nhà UBND ngành nước được giao đảm các tỉnh, bảo phù hợp với Quy thành hoạch tổng thể phát phố triển bền vững đồng vùng bằng sông Cửu Long ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng nội dung quy hoạch được phân công để tích hợp vào Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật về quy hoạch Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan. Tháng 12/2020: Triển khai thực hiện quy hoạch. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch. 4. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý TT Nhiệm vụ Hoạt động cụ thể Cơ quan Cơ quan Kết quả theo giai đoạn chủ trì phối hợp Đến 2020 2021 - 2030 1 Xây dựng cơ cấu - Chuyển đổi cơ cấu UBND Bộ Nông - Đến 2020: Đúc kết sản xuất nông và hỗ trợ đầu tư các tỉnh, nghiệp và Triển khai kinh nghiệp theo ba phát triển cây trồng, thành phố Phát triển thực hiện nghiệm và trọng tâm: thủy sản vật nuôi chủ lực ở vùng nông thôn các mô hình nhân rộng. - cây ăn quả - lúa ĐBSCL. ĐBSCL và các bộ, đã thí điểm. gắn với các tiểu ngành có Xây dựng vùng sinh thái, liên quan. các mô hình - Chuyển đổi mục trong đó coi thủy đích sử dụng đất từ thí điểm sản (nước ngọt, mới. đất trồng lúa ở vùng nước lợ, nước cửa sông, ven biển mặn) là sản phẩm sang nuôi trồng chủ lực. thủy, hải sản nhằm thích ứng với xâm nhập mặn gia tăng. - Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở ĐBSCL. - Xây dựng nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý một số sản phẩm nông sản chủ lực của các địa phương ĐBSCL. - Chuyển hóa rừng giống, cải tạo rừng, trồng rừng thay thế, phát triển rừng bền vững ở ĐBSCL. - Thử nghiệm thả UBND Bộ Nông - Đến 2020: Đúc kết rạn san hô nhân tạo tỉnh Cà nghiệp và Xây dựng kinh nhằm bảo vệ, tái tạo Mau Phát triển và triển khai nghiệm và nguồn lợi thủy sản nông thôn mô hình thí nhân rộng. kết hợp phát triển và các bộ/ điểm. du lịch trên vùng ngành có biển tỉnh Cà Mau. liên quan. - Thí điểm hoàn Bộ Nông Các bộ, - Đến 2020: Đúc kết thiện, nhân rộng mô nghiệp và ngành; Triển khai kinh hình hợp tác xã kiểu Phát triển UBND thực hiện nghiệm và mới tại vùng nông thôn các tỉnh, các mô hình nhân rộng. ĐBSCL. thành phố đã thí điểm vùng Xây dựng ĐBSCL. các mô hình mới. - Tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản tại một số lưu vực sông và vùng ven biển ĐBSCL. - Xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản phù hợp với tự nhiên, chủ động thích ứng với mặn và hạn. - Phát triển ngành thủy sản bền vững vùng ĐBSCL. - Xây dựng đề án phát triển thủy sản bền vững ĐBSCL kết hợp điều tra đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến nuôi trồng thủy sản ĐBSCL - Xây dựng đề án quản lý và phát triển rừng ngập mặn phục vụ phòng hộ ven sông, ven biển ... 2 Xây dựng cơ cấu - Tăng cường xúc Bộ Công kinh tế nông tiến thương mại, tổ Thương nghiệp hợp lý, bảo chức lại và mở rộng đảm gắn kết chuỗi thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng trong nước và xuất hóa, tham gia sâu khẩu đối với các sản vào chuỗi giá trị phẩm nông, lâm, toàn cầu, chú trọng thủy sản chủ lực chuỗi công nghiệp vùng ĐBSCL. chế biến và công nghiệp hỗ trợ cho - Xây dựng và phát nền kinh tế nông triển thương hiệu nghiệp. vùng ĐBSCL trong ngành hàng thực phẩm Việt Nam. Bộ Nông - Đến 2020: Tiếp tục nghiệp và thực hiện. Phát triển Tổ chức các nông Hội nghị, thôn; các Diễn đàn tỉnh/thành xúc tiến phố vùng thương mại. ĐBSCL có liên quan. - Đến 2020: - 2021 Đúc kết 2025: Xây kinh nghiệm dựng, phát và xác định triển các các ngành thương hiệu hàng chủ chủ chốt chốt. - 2025 2030: Tiếp tục triển khai. - Hỗ trợ các cơ sở Bộ Công công nghiệp nông Thương thôn vùng ĐBSCL phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH. UBND Thực hiện các hàng năm. tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL. Thực hiện hàng năm và tổng kết đánh giá mỗi 5 năm. - Hỗ trợ hình thành UBND chuỗi giá trị khép Thành kín vùng ĐBSCL - phố Hồ TP. HCM; phát Chí Minh triển hệ thống logistics kết nối TP. Bộ Công - Triển khai Tiếp tục Thương; thực hiện. thực hiện. các bộ, ngành; UBND các tỉnh, HCM và ĐBSCL. thành phố ĐBSCL. - Phát triển ngành UBND Bộ Nông - Đến 2019: Đúc kết nghề nông thôn ở các tỉnh, nghiệp và Triển khai kinh ĐBSCL, chuyển đổi thành phố Phát triển các mô hình nghiệm và sinh kế từ việc dựa vùng nông thí điểm nhân rộng. vào hệ sinh thái ĐBSCL thôn; các thành công nước ngọt sang hệ bộ, ngành sinh thái nước mặn, liên quan. - Đến 2020: lợ nhằm thích ứng Xây dựng với BĐKH, nước các mô hình biển dâng. mới. 3 Phát triển công - Phát triển công nghiệp xanh, ít nghiệp xanh khu phát thải, không vực ĐBSCL. gây tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên. Phát triển năng lượng tái tạo gắn liền với phát triển rừng và bảo vệ bờ - Đánh giá tác động biển trong toàn khu môi trường tổng vực hợp của các Trung tâm nhiệt điện (ưu tiên thực hiện tại các Trung tâm nhiệt điện Duyên hải). Bộ Công Các bộ, - Tháng Tiếp tục Thương ngành; 12/2019: Bộ thực hiện. UBND Công các tỉnh, Thương phê thành phố duyệt Đề án. vùng ĐBSCL. - Triển khai thực hiện. Bộ Công Các bộ, - Tháng Tiếp tục Thương ngành; 12/2019: giám sát, UBND hoàn thành đánh giá. các tỉnh, Báo cáo thành phố đánh giá. vùng ĐBSCL - Giám sát, có liên đánh giá quan. 4 Phát triển dịch vụ - - Bảo tồn, tôn tạo và Bộ Văn Các bộ, - Tháng Tiếp tục du lịch dựa trên phát triển bản sắc hóa, Thể ngành; 12/2019: Bộ thực hiện. khai thác hiệu quả văn hóa, các công thao và UBND Văn hóa, tiềm năng, lợi thế trình văn hóa, di Du lịch các tỉnh/ Thể thao và về đặc điểm tự tích lịch sử; giữ gìn thành phố Du lịch phê nhiên, sinh thái, và phát huy các di vùng duyệt Đề án. nét đặc trưng văn sản thiên nhiên và ĐBSCL. hóa, con người văn hóa; xây dựng - Triển khai vùng ĐBSCL với kế hoạch bảo tồn thực hiện. hiệu quả kinh tế phát triển văn hóa cao. Phát triển các thông tin các dân loại hình du lịch tộc thiểu số vùng miệt vườn, du lịch ĐBSCL. sông nước, du lịch - Thành lập thí điểm UBND Bộ Văn - Đến 2019: Đúc kết sinh thái gắn với Khu bảo tồn phục các hóa, Thể Triển khai kinh các khu bảo tồn vụ phát triển bền tỉnh/thành thao và các mô hình nghiệm và thiên nhiên. vững du lịch sinh phố vùng Du lịch, đã thí điểm nhân rộng. thái và Trung tâm ĐBSCL Bộ Thông thành công. tri thức về phát triển chủ trì tin và du lịch sinh thái tại Truyền - Đến 2020: ĐBSCL. - Phát triển dịch vụ du lịch sinh thái kết nối với các điểm di tích lịch sử văn hóa các tỉnh ĐBSCL. thông, bộ, xây dựng ngành có các mô hình liên quan. mới. - Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý GIS và các giải pháp hiện đại trong việc hệ thống hóa, số hóa hiện trạng di sản văn hóa, tài nguyên văn hóa phi vật thể trong vùng, tạo điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá, phát triển ngành du lịch. 5 Chuyển đổi nông - Xây dựng Chương nghiệp bền vững trình tổng thể phát vùng ĐBSCL triển nông thôn bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới để phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thích ứng với BĐKH. Bộ Nông Các bộ, Đến 2019: Tiếp tục nghiệp và ngành có trình Thủ thực hiện. Phát triển liên quan; tướng Chính nông thôn UBND phủ. các tỉnh, thành phố - Triển khai có liên thực hiện. quan vùng ĐBSCL. - Hợp phần “Hỗ trợ các hệ thống trồng lúa bền vững” thuộc dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững Việt Nam. UBND - Triển khai Đúc kết các tỉnh, thực hiện kinh thành các nội dung nghiệm và phố: Kiên của dự án. nhân rộng. Giang, An Giang, - Kết thúc Tiền dự án vào Giang, 31 tháng 12 Hậu năm 2020 Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng và Long An 6 Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL Chống chịu khí hậu Bộ Nông Bộ Tài - Triển khai - Kết thúc tổng hợp và sinh kế nghiệp và nguyên và thực hiện dự án vào bền vững ĐBSCL Phát triển Môi các nội dung 31/12/2022. nông thôn trường, của dự án. các bộ, - Đúc kết ngành, kinh UBND nghiệm, các tỉnh, nhân rộng. thành phố vùng ĐBSCL 5. Xây dựng các dự án đầu tư và phát triển hạ tầng TT Nhiệm vụ Hoạt động cụ thể Cơ quan Cơ quan chủ trì phối hợp Kết quả theo giai đoạn Đến 2020 2021 2030 1 Khắc phục sạt lở; Đầu tư các dự án cấp Bộ Nông Các Bộ: Kế - Tháng Tiếp tục xử lý các khu vực bách nhằm khắc nghiệp và hoạch và 05/2018: Bộ triển khai sạt lở có ảnh phục sạt lở; xử lý các Phát triển Đầu tư, Tài Nông theo lộ hưởng trực tiếp khu vực sạt lở có ảnh nông thôn chính; nghiệp và trình. đến khu dân cư tậphưởng trực tiếp và UBND các Phát triển trung, công trình nghiêm trọng đến tỉnh, thành nông thôn hạ tầng thiết yếu. khu dân cư tập trung, phố có liên trình Thủ công trình hạ tầng quan. tướng Chính thiết yếu (theo Văn phủ phê bản 185/TB-VPCP duyệt danh ngày 15/5/2018 và mục các dự đề nghị của Bộ án. NN&PTNT tại Công văn số 5510/BNN- Đến 2020: PCTT ngày Triển khai 20/7/2018). thực hiện. 2 Bảo vệ bờ biển, củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, phòng chống xói lở bờ biển; tập trung đầu tư xử lý ngay những đoạn xói lở, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng. - Đầu tư, nâng cấp hệ Bộ Nông UBND các - Bộ Nông Tiếp tục thống đê biển kết nghiệp và tỉnh, thành nghiệp và triển khai hợp với xây dựng hệ Phát triển phố có liên Phát triển theo lộ thống cầu, cống, đập nông thôn quan. nông thôn trình. ngăn mặn, đê bao triển khai chống ngập và kênh các dự án đã trục thủy lợi ở phê duyệt. ĐBSCL. - Đến 12/2020: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt dự án. - Xây dựng hệ thống kè chống sạt lở tại những đoạn xói lở, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng khu vực ĐBSCL. UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL có liên quan Các Bộ: - UBND các Tiếp tục Nông tỉnh, thành đầu tư nghiệp và phố đầu tư theo lộ Phát triển các dự án đã trình. nông thôn, được xác Kế hoạch định. và Đầu tư, Tài chính, - Phê duyệt Tài nguyên dự án và Môi trường. - Đầu tư các kè tạo UBND Bộ Nông bãi trồng rừng ngập các tỉnh, nghiệp và mặn tại các tỉnh khu thành phố Phát triển vực ĐBSCL. vùng nông thôn. ĐBSCL có liên - Phát triển rừng quan ngập mặn bảo vệ hệ thống đê sông, đê biển, phát triển sinh kế sinh thái gắn với rừng. - Xây dựng Đề án quản lý và phát triển rừng ngập mặn phòng hộ ven sông, ven biển cùng với phát triển sinh kế sinh thái gắn với rừng. - UBND các Tiếp tục tỉnh, thành đầu tư phố đầu tư theo lộ các dự án đã trình. được xác định. - Phê duyệt dự án Bộ Nông Các bộ, Tháng Tiếp tục nghiệp và ngành có 12/2019: thực hiện. Phát triển liên quan; nông thôn UBND các Bộ Nông tỉnh, thành nghiệp và phố vùng Phát triển ĐBSCL. nông thôn phê duyệt. 3 Phát triển hệ thốngđô thị và điểm dân - Đầu tư, xây dựng UBND cư nông thôn phù cụm tuyến dân cư di các tỉnh, hợp với đặc điểm dời khẩn cấp các hộ thành phố của hệ sinh thái tự dân vùng sạt lở vùng nhiên, điều kiện nghiêm trọng vùng ĐBSCL cụ thể của vùng và ĐBSCL. từng tiểu vùng sinh thái. - Bố trí, sắp xếp lại dân cư ven biển, sông, kênh, rạch phục vụ phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành có liên quan - UBND các Tiếp tục tỉnh, thành thực hiện. phố thực hiện các dự án đã được xác định. - Phê duyệt các dự án mở mới. thôn mới vùng ĐBSCL. 4 Xây dựng đề án - Đầu tư, nâng cấp hiện đại hóa hệ đồng bộ và hiện đại thống thủy lợi hóa hệ thống công phục vụ chuyển trình thủy lợi, phòng đổi, phát triển chống thiên tai và nông nghiệp bền phát triển kinh tế xã vững tại các tiểu hội. vùng sinh thái theo hướng đa dạng hóa nguồn lực và phương thức thực hiện, trong đó chú ý đẩy mạnh hình thức - Đầu tư, xây dựng đối tác công - tư. hệ thống thủy lợi, các hồ chứa đa mục tiêu, hệ thống cấp nước vùng ĐBSCL phục vụ phòng chống thiên tai, phát triển bền vững và thích ứng với BĐKH. 5 Bảo đảm nhà ở an toàn trong điều kiện ngập lụt, khô hạn, bão, lũ, giông, lốc, nước biển dâng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND các - Tháng Tiếp tục tỉnh/ thành 12/2019: Bộ triển khai phố vùng Nông theo lộ ĐBSCL có nghiệp và trình được liên quan. Phát triển phê duyệt. nông thôn triển khai các dự án đã xác định. - Phê duyệt các dự án mở mới. UBND các tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Đầu tư, xây dựng UBND Các bộ, cụm, tuyến dân cư và các ngành có nhà ở vùng ngập lũ tỉnh/thành liên quan. vùng ĐBSCL. phố vùng ĐBSCL - UBND các Tiếp tục tỉnh, thành đầu tư phố đầu tư theo lộ các dự án đã trình được được xác phê duyệt. định. - Phê duyệt các dự án mở mới. - UBND các Tiếp tục tỉnh, thành đầu tư phố đầu tư theo lộ các dự án đã trình được được xác phê duyệt. định. - Phê duyệt các dự án mở mới. - Thí điểm xây dựng UBND Các bộ, mô hình nhà, công các ngành có trình phòng, tránh tỉnh/thành liên quan. lốc, bão các tỉnh phố vùng ĐBSCL. ĐBSCL - Trong Đúc kết 2019: Triển kinh khai các mô nghiệm và hình đã thí nhân điểm thành rộng. công. - 2019 2020: Xây dựng các mô hình mới. 6 Đầu tư hoàn chỉnh - Nâng cấp và cải tạo Bộ Giao UBND các - Bộ Giao hệ thống kết cấu các công trình giao thông vận tỉnh/ thành thông vận Tiếp tục triển khai hạ tầng giao thông theo kế hoạch thông, ưu tiên các được giao đảm bảo công trình giao thích ứng với biến thông tại các vùng đổi khí hậu và nước có nguy cơ cao về biển dâng, trong đó, ngập lụt, nâng cao ưu tiên đối với vùng khả năng chống đồng bào dân tộc chịu BĐKH và thiểu số. nước biển dâng; các công trình phục vụ kết nối, trung chuyển thúc đẩy vận tải đa phương thức tại các tỉnh vùng ĐBSCL. 7 Hạ tầng thông tin và truyền thông, mạng lưới cấp điện, cấp nước, thoát nước, y tế được xây dựng đồng bộ. tải - Đầu tư, nâng cấp hạ Bộ Thông tầng thông tin và tin và truyền thông khu vực Truyền ĐBSCL. thông phố vùng tải triển khaitheo lộ ĐBSCL. các dự án đã trình được được xác phê duyệt. định. - Phê duyệt các dự án mở mới. UBND các - Bộ Thông tỉnh/ thành tin và phố vùng Truyền ĐBSCL. thông triển khai các dự án đã được xác định. Tiếp tục triển khai theo lộ trình được phê duyệt. - Phê duyệt các dự án mở mới. - Đầu tư, nâng cấp Bộ Công UBND các - Bộ Công Tiếp tục mạng lưới điện nông Thương tỉnh/ thành Thương triển khai thôn khu vực phố vùng triển khai theo lộ ĐBSCL. ĐBSCL. các dự án đã trình được được xác phê duyệt. định. - Phê duyệt các dự án mở mới. - Đầu tư, nâng cấp hệ Bộ Xây thống cấp thoát nước dựng; Bộ khu vực ĐBSCL. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND các - Bộ Xây Tiếp tục tỉnh/ thành dựng và Bộ triển khai phố vùng Nông theo lộ ĐBSCL. nghiệp và trình được Phát triển phê duyệt. nông thôn triển khai các dự án đã được xác định. - Phê duyệt các dự án mở mới. - Đầu tư hệ thống y Bộ Y tế UBND các - Bộ Y tế Tiếp tục tế đủ năng lực đáp tỉnh/ thành triển khai triển khai ứng yêu cầu về chăm phố vùng các dự án đã theo lộ sóc sức khỏe người ĐBSCL. được xác trình được dân, tăng cường các định. phê duyệt. điều kiện vệ sinh và giám sát chất lượng - Phê duyệt nước uống, sinh hoạt các dự án cho người dân trong mở mới. điều kiện BĐKH ở ĐBSCL. 8 Đầu tư các khu xử - Đầu tư các khu xử UBND Bộ Xây - UBND các Tiếp tục lý chất thải, nước lý chất thải, nước các tỉnh, dựng và các tỉnh, thành đầu tư thải tập trung, hiện thải tập trung, hiện thành phố bộ, ngành phố đầu tư theo lộ đại; đẩy mạnh tái đại; các nhà máy tái vùng có liên các dự án đã trình được chế, tái sử dụng và chế, tái sử dụng và ĐBSCL quan. được xác phê duyệt. sản xuất năng sản xuất năng lượng định. lượng từ rác. từ rác. - Phê duyệt các dự án mở mới. 9 Đẩy mạnh liên kết - Xây dựng và triển UBND Các bộ, phát triển bền khai thực hiện Đề án các tỉnh, ngành liên vững các tiểu liên kết phát triển thành phố quan. vùng thuộc bền vững tiểu vùng vùng ĐBSCL thích ứng Duyên hải phía Đông ĐBSCL với BĐKH. ĐBSCL (Tiền Giang, có liên Vĩnh Long, Trà quan Vinh, Bến Tre); tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên (Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang); tiểu vùng Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang). - Tháng Tiếp tục 6/2019: thực hiện. trình cấp có thẩm quyền phê duyệt - Triển khai thực hiện Đề án. - Xây dựng danh Bộ UBND các Danh mục Danh mục mục các dự án, KHĐT tỉnh, thành dự án dự án chương trình liên kết phố vùng 6. Phát triển và huy động nguồn lực a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức TT Nhiệm vụ Hoạt động cụ thể Cơ Cơ quan Kết quả theo giai đoạn quan phối hợp 2019 - 2020 2021 chủ trì 2030 1 Triển khai công tác - Xây dựng và tổ chức Bộ Các bộ, - Tháng Tiếp tục truyền thông để tăng thực hiện Chương Nông UBND 6/2019: Bộ truyền cường nhận thức trình truyền thông về: nghiệp các Nông nghiệp thông. cho người dân vùng phòng chống và giảm và Phát tỉnh/thành và Phát triển ĐBSCL về những nhẹ rủi ro thiên tai, triển phố vùng nông thôn cơ hội từ quá trình BĐKH; BVMT và tài nông ĐBSCL. phê duyệt chuyển đổi mô hình nguyên thiên nhiên; thôn Chương nhằm phát triển bền nâng cao nhận thức trình. vững, thích ứng với cho người dân về BĐKH. PTBV ĐBSCL. - 7/2019 2020: Tổ chức truyền thông. b) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực TT Nhiệm vụ 1 Đào tạo chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, giúp nông dân thực sự trở thành công nhân nông nghiệp, rút dần lao động nông nghiệp, chuyển sang công nghiệp dịch vụ. Kết quả theo giai đoạn Cơ Cơ quan Hoạt động cụ thể quan 2021 phối hợp Đến 2020 chủ trì 2030 - Tư vấn nghề nghiệp Bộ Lao Các bộ và - Số lao độngTiếp tục và giới thiệu việc làm động - UBND được đào tạo triển khai. cho lao động nông Thương các tỉnh/ và có việc thôn để chuyển đổi binh và thành phố làm, chuyển nghề nghiệp; Xã hội vùng dịch lao ĐBSCL. động; - Nâng cao chất lượng đào tạo nghề - Tổng kết đề nghiệp cho lao động án đào tạo nông thôn để chuyển nghề cho lao đổi từ lao động nông động nông nghiệp sang công thôn đến nghiệp, dịch vụ, công năm 2020 nhân nông nghiệp tay theo Quyết nghề cao; phát triển định số nguồn nhân lực cho 1956/QĐkinh tế tập thể, hợp TTg ngày tác xã 27/11/2009; - Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề... và gắn với thị trường xuất khẩu lao động. - Tổng kết Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016 2020 theo Quyết định - Xây dựng đề án/chương trình giai đoạn 2021 - 2025 số 899/QĐTTg ngày 20/6/2017 về phê duyệt; - Đề án/chương trình được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 2 Đẩy mạnh công tác - Tổ chức các chương Bộ Các bộ, 2019 - 2020: Tiếp tục đào tạo nghề, phát trình đào tạo, tập Công UBND Bộ Công triển khai. triển nguồn nhân huấn, hội thảo về: Thương các Thương tổ lực, nhất là nguồn cung cấp thông tin thị tỉnh/thành chức các hội nhân lực chất lượng trường và ngành hàng phố vùng nghị, hội cao, gắn với thị cho các tổ chức ĐBSCL thảo, lớp tập trường xuất khẩu doanh nghiệp, hợp huấn. lao động để người tác xã; tư vấn nâng dân tham gia tích cao năng lực và hỗ cực, chủ động, với trợ, thu hút sự tham vai trò là trung tâm gia của các doanh của quá trình nghiệp, hợp tác xã chuyển đổi sản xuất sản xuất kinh doanh và sinh kế, đáp ứng sản phẩm nông nhu cầu phát triển nghiệp, thực phẩm kinh tế vùng. vùng ĐBSCL. 3 Đổi mới công tác - Đào tạo nâng cao Bộ Các bộ, - Tháng Triển khai đào tạo để người tay nghề cho nông Nông các 6/2019: Bộ thực hiện nông dân chuyển dân để từng bước nghiệp tỉnh/thành Nông nghiệp Chương đổi thành công nhân chuyển đổi ngành và Phát phố vùng và Phát triển trình được nông nghiệp có nghề và tạo việc làm triển ĐBSCL nông thôn phê duyệt. trình độ tay nghề cho lao động nông nông phê duyệt cao và đóng góp nghiệp, nông thôn thôn Chương phần quan trọng vàoĐBSCL. trình. việc chuyển dịch cơ cấu lao động. - 7/2019 2020: Tổ chức truyền thông. 4 Đẩy mạnh giáo dục về phát triển bền vững và thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL. - Gắn kết giáo dục Bộ UBND - Tháng Tiếp tục phát triển bền vững Giáo các tỉnh/ 12/2019: Bộ thực hiện. và thích ứng với dục và thành phố Giáo dục và BĐKH trong chương Đào tạo vùng Đào tạo phê trình các cấp học và ĐBSCL. duyệt đề án. trình độ đào tạo vùng ĐBSCL; - 2019 2020: Tổ - Tăng cường tổ chức chức đào tạo. thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng cao về phát triển bền vững và thích ứng với BĐKH (đại học và sau đại học) c) Phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ TT Nhiệm vụ Hoạt động cụ thể Cơ quan Cơ quan chủ trì phối hợp Kết quả theo giai đoạn Đến 2020 2021 2030 1 Triển khai có hiệu - Tổng hợp các Bộ Khoa Các bộ, - Tháng Tiếp tục quả các chương nghiên cứu về học và UBND 12/2019: Bộ triển khai trình, nhiệm vụ ĐBSCL, đặt hàng các Công các Khoa học và các nghiên khoa học và công nghiên cứu khoa học, nghệ tỉnh/thành Công nghệ cứu khoa nghệ trọng điểm; công nghệ có trọng phố vùng báo cáo kết học và ưu tiên bố trí tâm, trọng điểm, bảo ĐBSCL. quả của các công nghệ nguồn lực khoa đảm hiệu quả, thực chương trọng tâm. học, công nghệ có chất nhằm phát triển trình, nhiệm trọng tâm, trọng bền vững vùng vụ KHCN điểm, bảo đảm hiệuĐBSCL thích ứng cấp nhà quả, thực chất với BĐKH. nước. nhằm phát triển - Xây dựng và trình Bộ Tài Bộ Khoa - Tháng Triển khai bền vững vùng Chương trình khoa nguyên và học và 12/2020: thực hiện. ĐBSCL thích ứng học và công nghệ Môi Công Trình Bộ với BĐKH. ứng phó với BĐKH trường nghệ, các Khoa học và phục vụ phát triển bộ, ngành;Công nghệ bền vững vùng UBND phê duyệt ĐBSCL. các tỉnh/ Chương thành phố trình. vùng ĐBSCL. 2 Đẩy mạnh nghiên Chủ động xây dựng Bộ Khoa cứu về các vấn đề các đề xuất đặt hàng học và bảo vệ môi trường, giải quyết các khó Công phòng chống thiên khăn thách thức mà nghệ tai, giảm nhẹ các ĐBSCL đang đối mặt tổn thương, tác như: bảo vệ môi động tiêu cực do trường, phòng chống BĐKH gây ra đối thiên tai, ứng phó với với ĐBSCL. BĐKH và những tác động tiêu cực do các hoạt động khai thác nguồn nước trên dòng chính sông mê Công. 3 Triển khai các - Đề án đánh giá tổng Bộ Tài - Báo cáo Tiếp tục kết quả thực hiện. nghiên cứu, ứng dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam từ các nhiệm vụ cấp quốc gia. Các bộ, - Tháng Tiếp tục nhiệm vụ trọng thể tác động của việc nguyên và ngành; 6/2019: trình thực hiện. tâm, cấp bách phục phát triển thủy điện Môi UBND Thủ tướng vụ sản xuất và dòng chính sông Mê trường các tỉnh/ phê duyệt. phòng chống thiên Công, chú trọng việc thành phố tai và ứng phó với hạ thấp mực nước vùng - Triển khai BĐKH ĐBSCL. Biển Hồ Campuchia. ĐBSCL. thực hiện. - Xây dựng bộ công Bộ Tài Các bộ, - Tháng Tiếp tục cụ hỗ trợ giám sát, nguyên và ngành; 6/2019: Bộ thực hiện. cảnh báo thiên tai Môi UBND Tài nguyên phục vụ sản xuất, trường các tỉnh/ và Môi phòng chống thiên tai thành phố trường phê ở vùng ĐBSCL dưới vùng duyệt Dự án. tác động của BĐKH. ĐBSCL. - Triển khai - Đánh giá sụt lún tại thực hiện. ĐBSCL do nguyên nhân tự nhiên, do con người và do tác động của nước biển dâng. 4 Nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL, đáp ứng yêu cầu thị trường và thích ứng với BĐKH. - Xây dựng và triển Bộ Nông Các bộ, - Tháng Tiếp tục khai Chương trình nghiệp và UBND 6/2019: Bộ thực hiện. nghiên cứu, lựa chọn, Phát triển các tỉnh/ Nông nghiệp tạo giống cây trồng, nông thôn thành phố và Phát triển vật nuôi tập trung vùng nông thôn chủ yếu cây ăn trái ĐBSCL. phê duyệt và giống lúa, giống Chương thủy sản thích ứng trình. với biến đổi khí hậu. - Triển khai thực hiện. 5 Nghiên cứu tạo - Nghiên cứu vật liệu Bộ Xây Các bộ, - Tháng Tiếp tục nguồn vật liệu mới mới thay thế cát nước dựng ngành; 6/2019: Bộ thực hiện. thay thế, phục vụ ngọt sử dụng trong UBND Xây dựng san lấp, xây dựng xây dựng nhằm tăng các tỉnh/ phê duyệt để hạn chế việc lấy cường khả năng thoát thành phố Dự án. cát từ lòng sông để nước trong bối cảnh vùng tôn nền. BĐKH. ĐBSCL. - Triển khai thực hiện. - Tăng cường công UBND tác kiểm soát hoạt các động khai thác cát sỏi tỉnh/thành xây dựng trái phép, phố vùng hạn chế việc sử dụng ĐBSCL cát tự nhiên trong san nền, tăng cường sử dụng vật liệu thay thế tự nhiên d) Huy động và quản lý nguồn lực tài chính - Báo cáo hàng năm Tiếp tục thực hiện. TT Nhiệm vụ Kết quả theo giai đoạn Cơ Cơ quan Hoạt động cụ thể quan 2021 phối hợp Đến 2020 chủ trì 2030 1 Huy động nguồn lực Nghiên cứu, báo cáo Bộ Tài Bộ Tài - Tháng Tiếp tục về tài chính cho các Thủ tướng Chính phủ chính nguyên và 6/2019: trình thực hiện. hoạt động phát triển về việc thành lập Quỹ Môi Thủ tướng bền vững, thích ứng phát triển bền vững trường và Chính phủ với BĐKH vùng vùng ĐBSCL. các bộ, phê duyệt. ĐBSCL. ngành; UBND các tỉnh/ thành phố vùng ĐBSCL. 2 Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động phát triển bền vững thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL 3 Tập trung xử lý vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, bảo đảm sử dụng hiệu quả số vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. - Bố trí nguồn lực để Bộ Kế triển khai thực hiện hoạch các chương trình, dự và Đầu án tại vùng ĐBSCL, tư đẩy nhanh tiến độ triển khai, phát huy hiệu quả đầu tư”. Bộ Kế hoạch Bộ Kế và Đầu tư hoạch và báo cáo Đầu tư báo phương án cáo đầu tư vốn phương án ngân sách đầu tư vốn hàng năm. ngân sách hàng năm. - Bố trí nguồn lực, Bộ Tài hướng dẫn bố trí kinh chính phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên để triển khai Chương trình hành động tổng thể theo quy định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn. Bộ Tài chính Bộ Tài báo cáo chính báo phương án cáo bố trí kinh phương án phí cho các bố trí kinh nhiệm vụ chi phí cho thường các nhiệm xuyên hàng vụ chi năm. thường xuyên hàng năm. - Rà soát, điều chỉnh Bộ Kế Các bộ, - Tháng Tiếp tục kế hoạch đầu tư công hoạch ngành; 6/2019: Bộ thực hiện. trung hạn giai đoạn và Đầu UBND Kế hoạch và 2016-2020, phát hiện tư các tỉnh/ Đầu tư hoàn và giải quyết các thành phố thành báo vướng mắc trong quá vùng cáo. trình thực hiện theo ĐBSCL. quy định của pháp - 2019 luật. 2020: Tiếp tục thực hiện. đ) Tăng cường hợp tác quốc tế TT Nhiệm vụ Hoạt động cụ thể Cơ Cơ quan Kết quả theo giai đoạn quan phối hợp Đến 2020 chủ trì 1 Điều phối các hoạt Đánh giá và đề xuất Bộ Tài Bộ Ngoại - Tháng động hợp tác song các giải pháp nhằm nguyên giao, các 6/2019: báo phương và đa thực thi có hiệu quả: và Môi bộ, ngành cáo Thủ phương với các quốcHiệp định Mê Công trường có liên tướng Chính gia thượng nguồn, 1995 nhằm phát huy quan. phủ. các lưu vực sông, vai trò của Việt Nam đồng bằng lớn trên tại Ủy hội sông Mê - 2019 thế giới, các quốc Công quốc tế và tăng 2020: Tiếp gia, các tổ chức cường hợp tác với các tục cập nhật. quốc tế và các đối quốc gia lưu vực sông tác phát triển về phát Mê Công và quan hệ triển bền vững đối tác chiến lược với ĐBSCL thích ứng Hà Lan. với BĐKH. 2021 2030 Báo cáo hàng năm về kết quả hợp tác. 2 Tăng cường hợp tác Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên quốc tế trong nghiên cứu khoa học, ứng cứu, ứng dụng và dụng và chuyển giao chuyển giao công công nghệ phục vụ nghệ phục vụ về bảo phát triển bền vững vệ môi trường, phòng vùng ĐBSCL. tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực do hoạt động khai thác nguồn nước trên dòng chính sông Mê Công. Bộ Khoa học và Công nghệ Các bộ, Tháng Tiếp tục ngành; 12/2019: cập nhật. UBND các tỉnh/ Báo cáo kết thành phố quả nghiên vùng cứu, ứng ĐBSCL. dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam. 3 Thiết lập khuôn khổ Thiết lập các khuôn hợp tác quốc tế mới. khổ hợp tác mới với các nước và các đối tác quốc tế trong lĩnh vực BĐKH và tài nguyên nước nhằm phát huy sự hỗ trợ, đầu tư của các đối tác quốc tế để phát triển bền vững ĐBSCL. Bộ Tài nguyên và Môi trường Các bộ, - Tháng Tiếp tục ngành; 12/2019: Bộ cập nhật. UBND Tài nguyên các tỉnh/ và Môi thành phố trường xây vùng dựng phương ĐBSCL. án hợp tác mới. - 2019 2020: Tiếp tục cập nhật. [1] Thuộc Đề án điều tra, đánh giá tổng thể nguồn nước, cảnh báo, dự báo phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn thích ứng với BĐKH khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.