Quyết định số 1799/QĐ-TTg

pdf
Số trang Quyết định số 1799/QĐ-TTg 4 Cỡ tệp Quyết định số 1799/QĐ-TTg 212 KB Lượt tải Quyết định số 1799/QĐ-TTg 0 Lượt đọc Quyết định số 1799/QĐ-TTg 0
Đánh giá Quyết định số 1799/QĐ-TTg
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------ Số: 1799/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG BIÊN CHẾ, CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT, ĐÀO TẠO, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY Ở BỘ CÔNG AN VÀ 18 TỈNH, THÀNH PHỐ NAM BỘ” THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Căn cứ kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 6355/VPCP-NC ngày 05 tháng 11 năm 2007 và văn bản số 2053/VPCP-NC ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 249/TTr-BKH ngày 07 tháng 11 năm 2008, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án về lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy của Bộ Công an với các nội dung chủ yếu sau: 1. Tên Đề án: “Tăng cường biên chế, cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo, chế độ chính sách cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy ở Bộ Công an và các tỉnh, thành phố Nam Bộ”. 2. Mục tiêu của Đề án: - Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, tăng cường biên chế, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật, đào tạo nâng cao trình độ, bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy toàn quốc, trước mắt tập trung cho cơ quan Bộ (Cục Cảnh sát giao thông đường thủy) và 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều sông nước Nam Bộ, nhất là các đơn vị tuần tra kiểm soát, nhằm đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; bảo đảm giao thông vận tải thông suốt, an toàn; góp phần kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông, cả số vụ và mức độ thiệt hại; đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác trên đường thủy; tham gia cứu hộ, cứu nạn, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên đường thủy, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. - Bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy; thiết lập cơ chế phối hợp giữa cảnh sát giao thông đường thủy với các lực lượng thuộc các Bộ, ngành liên quan trong bảo vệ trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội và phòng, chống tội phạm hoạt động trên địa bàn đường thủy. 3. Phạm vi đầu tư: Đề án này chỉ đầu tư cho lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy ở Bộ (Cục Cảnh sát giao thông đường thủy) và 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều sông nước (thuộc Nam Bộ) bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Tây Ninh và Bình Dương. 4. Cơ quan chủ trì thực hiện Đề án: Bộ Công an 5. Nội dung của Đề án: Ngoài các phần chung về căn cứ pháp lý, đặc điểm tình hình, tổ chức biên chế, mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp…., Đề án có các nội dung chủ yếu sau: - Tổ chức xây dựng Trung tâm thông tin chỉ huy tại cơ quan Cục Cảnh sát giao thông đường thủy kết nối với hệ thống thông tin chỉ huy chung của ngành Công an. Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cầu tầu, bãi neo đậu cho 3 thủy đoàn thuộc Cục; trụ sở, cầu tầu, kho bãi neo đậu tàu xuồng cho Cảnh sát giao thông đường thủy cấp tỉnh (18 tỉnh). Xây dựng cơ chế phối hợp trách nhiệm quản lý nhà nước của các địa phương và sự chỉ huy điều hành thống nhất từ Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an. - Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức; từng bước tăng cường biên chế Cảnh sát giao thông đường thủy, trước hết là lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường thủy; nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện đồng thời bảo đảm chế độ chính sách cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông đường thủy. - Nghiên cứu đầu tư phương tiện tầu xuồng, trang thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ, thông tin liên lạc thiết yếu; tập trung ưu tiên cho hệ thống tổ chức tuần tra kiểm soát và các đơn vị cảnh sát giao thông đường thủy thuộc cấp huyện có nhiều tuyến trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự trên đường thủy nội địa; bảo đảm có đủ năng lực và khả năng cơ động cao, kiểm soát được tình hình an ninh trật tự, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa và tuyến ven biển, đảo, góp phần kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông đường thủy, giảm thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông đường thủy. 6. Kinh phí và giải pháp thực hiện: Để thực hiện các nội dung trên, Đề án được xây dựng thành 2 dự án thành phần, cụ thể: - Dự án 1: “Tăng cường biên chế, kiện toàn tổ chức, đào tạo, chế độ, chính sách cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy của Cục Cảnh sát giao thông đường thủy và 18 tỉnh, thành phố Nam Bộ”. Dự toán kinh phí là 80.000 triệu đồng được bố trí trong dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm của Bộ Công an theo quy định của Luật Ngân sách. Đơn vị thực hiện: Tổng cục Xây dựng lực lượng, Bộ Công an. - Dự án 2: “Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy của Cục Cảnh sát giao thông đường thủy và 18 tỉnh, thành phố Nam Bộ”. Dự toán kinh phí là 806.092 triệu đồng được đảm bảo bằng vốn đầu tư tập trung của Nhà nước. Đơn vị thực hiện: Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an. 7. Thời gian thực hiện các Dự án thành phần của Đề án: từ năm 2009 đến hết năm 2013. Điều 2. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án. 1. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định Đề án chỉ đạo xây dựng các Dự án thành phần số 1 và số 2 tại khoản 6 Điều 1 Quyết định này bảo đảm hiệu quả và tiết kiệm ngân sách nhà nước; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chức năng tổ chức thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án thành phần theo quy định của pháp luật hiện hành, không để lãng phí, thất thoát. 2. Bộ Công an phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Giao thông vận tải tính toán bố trí đất để xây dựng doanh trại các đơn vị, trạm Cảnh sát giao thông đường thủy, bãi neo đậu tầu xuồng, cầu tầu…. phù hợp với quy hoạch chung và yêu cầu nêu trong Đề án. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí vốn để bảo đảm triển khai các dự án theo đúng tiến độ, niên độ, quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan. 4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tính toán cụ thể số lượng biên chế tăng cho cảnh sát giao thông đường thủy theo yêu cầu nhiệm vụ được giao và phù hợp với khả năng đào tạo huấn luyện; phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán cụ thể kinh phí hàng năm cho việc tuyển dụng, đào tạo và bảo đảm chế độ, chính sách cho số cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông đường thủy được tăng thêm trong phạm vi của Đề án (Dự án 1). Điều 3. Đối với lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy của các địa phương còn lại không nằm trong phạm vi đầu tư của Đề án, Bộ Công an trang bị bằng nguồn kinh phí thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu công tác. Sau khi thực hiện Đề án này, Bộ Công an tổng kết đánh giá hiệu quả thực tế của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét đầu tư giai đoạn sau cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy các địa phương còn lại. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 5. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Nội vụ, Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. THỦ TƯỚNG Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các PTT Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: TH, KTTH, KTN, ĐP, TKBT; - Lưu: Văn thư, NC(5b) Nguyễn Tấn Dũng
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.