Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC

pdf
Số trang Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC 14 Cỡ tệp Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC 274 KB Lượt tải Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC 0 Lượt đọc Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC 0
Đánh giá Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 14 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ TÀI CHÍNH ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 153/2003/QĐ-BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 153/2003/QĐ-BTC NGÀY 22 THÁNG 09 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000; Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Căn cứ Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Căn cứ Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg ngày 29/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010"; Căn cứ Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Thông tư số 72/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm. Điều 2: Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000. Điều 3: Các doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu giám sát và gửi kết quả cho Bộ Tài chính vào thời điểm nộp báo cáo tài chính hàng năm theo quy định hiện hành. Trường hợp kết quả tính toán của các chỉ tiêu có những biến động bất thường, các doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo ngay và giải trình những yếu tố gây nên biến động đó với Bộ Tài chính và có những biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời Điều 4: Vụ Bảo hiểm có trách nhiệm phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm và tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật. Điều 5: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm được áp dụng từ năm tài chính 2003. Điều 6: Vụ trưởng Vụ bảo hiểm, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành Quyết định này. Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM (Ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Mục đích thực hiện Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm là công cụ hỗ trợ Cơ quan quản lý bảo hiểm theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, việc chấp hành các chính sách, pháp luật Nhà nước của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm phát hiện sớm những trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán để có biện pháp khắc phục kịp thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm; Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm tự theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhận biết được những trường hợp bất thường để sớm có giải pháp khắc phục, phát triển. 2. Đối tượng áp dụng Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 bao gồm: doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước; Công ty cổ phần bảo hiểm; tổ chức bảo hiểm tương hỗ; doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài. II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 1. Các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Nhóm chỉ tiêu hoạt động chung 1. 1. Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ Mức độ thay đổi về nguồn vốn, quỹ giữa năm hiện tại và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm trong năm. Chỉ tiêu này được tính như sau: Chênh lệch giữa nguồn vốn, quỹ năm hiện tại và năm trước Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ = Nguồn vốn, quỹ năm trước 1.2. Chỉ tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm trên nguồn vốn, quỹ Nguồn vốn, quỹ của một doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò tạo ra nguồn dự trữ để bù đắp cho các tổn thất lớn hơn mức trung bình và vượt quá khả năng chi trả của dự phòng nghiệp vụ. Chỉ tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm trên nguồn vốn, quỹ đánh giá mức độ đầy đủ của nguồn dự trữ này (không tính tới tái bảo hiểm). Chỉ tiêu có giá trị càng lớn thì doanh nghiệp càng có nhiều rủi ro đối với nguồn vốn, quỹ để đối phó với những biến động bất thường về tổn thất. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tổng doanh thu phí bảo hiểm Chỉ tiêu Tổng doanh thu phí bảo hiểm trên nguồn vốn, quỹ = Nguồn vốn, quỹ 1.3. Chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm thuần trên nguồn vốn, quỹ Nguồn vốn, quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm có vai trò tạo ra nguồn dự trữ để bù đắp cho các tổn thất lớn hơn mức trung bình. Chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm thuần trên nguồn vốn, quỹ đánh giá mức độ đầy đủ của nguồn dự trữ này (có tính tới tái bảo hiểm). Chỉ tiêu có giá trị càng lớn thì công ty càng có nhiều rủi ro đối với nguồn vốn, quỹ để đối phó với những biến động về tổn thất. Chỉ tiêu này được tính như sau: Doanh thu phí bảo hiểm thuần Chỉ tiêu Doanh thu phí bảo hiểm thuần trên nguồn vốn, quỹ = Nguồn vốn, quỹ 1.4. Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí bảo hiểm thuần Những thay đổi lớn về doanh thu phí bảo hiểm thuần qua các năm thường là dấu hiệu của sự mất ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm tăng đột biến có thể là dấu hiệu doanh nghiệp bảo hiểm tham gia vào các loại hình bảo hiểm hoặc lĩnh vực hoạt động mới một cách vội vã, không tính tới hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh thu phí bảo hiểm tăng đột biến còn có thể là dấu hiệu doanh nghiệp bảo hiểm đang cố gắng tăng luồng tiền để đáp ứng các trách nhiệm chi trả bồi thường của các hợp đồng đã ký trước đây. Doanh thu phí bảo hiểm giảm mạnh có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt khai thác một số nghiệp vụ nào đó, thu hẹp phạm vi khai thác do có nhiều tổn thất ở một số nghiệp vụ, hoặc mất thị phần do cạnh tranh. Chỉ tiêu này được tính như sau: Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm hiện tại trừ đi Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm trước bảo hiểm thuần = Doanh thu phí bảo hiểm thuần năm trước 1.5. Chỉ tiêu trợ vốn trên nguồn vốn, quỹ Việc sử dụng hợp đồng tái bảo hiểm cố định nhằm hỗ trợ về vốn có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bảo hiểm có sự thiếu hụt về nguồn vốn, quỹ. Nếu phần lớn nguồn vốn, quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm được tạo thành từ khoản trợ vốn thông qua hình thức tái bảo hiểm thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị ảnh hưởng nếu các nhà nhận tái bảo hiểm không hợp tác hoặc gặp khó khăn về tài chính. Chỉ tiêu này được tính như sau: Trợ vốn Chỉ tiêu trợ vốn trên nguồn vốn, quỹ = Nguồn vốn, quỹ Trong đó: Trợ vốn = Hoa hồng nhượng TBH chia cho Phí nhượng TBH nhân với 40% Phí nhượng TBH 1.6. Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường Tỷ lệ bồi thường là một trong các chỉ tiêu thể hiện chất lượng khai thác và quản lý rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm. Là một trong hai yếu tố cấu thành chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp, tỷ lệ bồi thường có ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (không tính tới kết quả từ hoạt động đầu tư). Tỷ lệ bồi thường cao có khả năng làm cho doanh nghiệp bảo hiểm bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, làm ảnh hưởng tới khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ tiêu này được tính như sau: Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại ± tăng/giảm dự Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường = Phí bảo hiểm thuần được hưởng 1.7. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm Tỷ lệ chi phí là một trong các chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc khống chế chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tương tự như chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường, tỷ lệ chi phí là một trong hai yếu tố cấu thành chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp và do đó có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (không tính tới kết quả từ hoạt động đầu tư). Tỷ lệ chi phí cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng bất lợi tới lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm = Doanh thu phí bảo hiểm thuần NHÓM CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN 1.8. Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp là chỉ tiêu tổng quát nhất cho biết kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (không tính tới kết quả hoạt động đầu tư tài chính). Về lâu dài, kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là yếu tố chủ yếu quyết định sự ổn định về mặt tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ tiêu này là sự kết hợp giữa chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường và chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Chỉ tiêu này được tính như sau: Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp = Tỷ lệ bồi thường + Tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm 1.9. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, một yếu tố quan trọng đóng góp vào lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Chỉ tiêu cũng cho biết chất lượng chung của danh mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ tiêu này được tính như sau: 2 x Thu nhập thuần hoạt động đầu tư năm hiện tại Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đầu tư = Tiền mặt và tài sản đầu tư năm hiện tại và năm trước trừ thu nhập thuần hoạt động đầu tư năm hiện tại Nhóm chỉ tiêu về tính thanh khoản 1.10. Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản là thước đo khả năng đáp ứng các nhu cầu về tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ tiêu này cũng ước định khả năng chi trả cho người tham gia bảo hiểm trong trường hợp cần thiết phải giải thể doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tổng công nợ Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản = Tài sản có tính thanh khoản 1.11. Chỉ tiêu nợ phí trên nguồn vốn, quỹ Chỉ tiêu nợ phí trên nguồn vốn, quỹ cho biết mức độ phụ thuộc của khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm vào một loại tài sản thường không thể chuyển đổi thành tiền (phải thu phí bảo hiểm gốc) trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể. Ngoài ra, chỉ tiêu này cũng tương đối hiệu quả trong việc phân biệt các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh với các doanh nghiệp có vấn đề. Chỉ tiêu này được tính như sau: Phải thu phí bảo hiểm gốc Chỉ tiêu nợ phí trên nguồn vốn, quỹ = Nguồn vốn, quỹ NHÓM CHỈ TIÊU VỀ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ 1.12. Chỉ tiêu dự phòng bồi thường trên phí bảo hiểm thuần được hưởng Chỉ tiêu này so sánh mối liên hệ giữa dự phòng bồi thường được trích lập với phí bảo hiểm thuần được hưởng để xác định xem doanh nghiệp bảo hiểm có lập dự phòng đầy đủ cho các khiếu nại thuộc trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm không. Chỉ tiêu này được tính như sau: Dự phòng bồi thường Chỉ tiêu dự phòng bồi thường trên phí bảo hiểm được hưởng = Phí bảo hiểm thuần được hưởng 2. Các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ NHÓM CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CHUNG 2.1. Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ Mức độ thay đổi về nguồn vốn, quỹ giữa năm hiện tại và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm trong năm. Chỉ tiêu này được tính như sau: Chênh lệch giữa nguồn vốn, quỹ năm hiện tại và năm trước Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ = Nguồn vốn, quỹ năm trước 2.2. Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm Tỷ lệ chi phí kinh doanh (không bao gồm chi phí hoa hồng) là một trong các chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc khống chế chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ chi phí cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng bất lợi tới lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau: Chi phí kinh doanh (không bao gồm chi phí hoa hồng) Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí kinh doanh = Doanh thu phí bảo hiểm thuần 2.3. Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bao gồm ba chỉ tiêu: chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm năm đầu, tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tái tục và tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm cho hợp đồng đóng phí một lần. Chỉ tiêu này xác định mức trả hoa hồng cho đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm so với doanh thu phí bảo hiểm. Chỉ tiêu này được tính như sau: Hoa hồng bảo hiểm năm đầu Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm năm đầu = Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới Hoa hồng bảo hiểm năm thứ hai + Hoa hồng bảo hiểm tái tục Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tái tục = Doanh thu phí bảo hiểm tái tục Hoa hồng bảo hiểm cho hợp đồng đóng phí một lần Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm cho hợp đồng đóng phí một lần = Phí bảo hiểm đóng một lần 2.4. Chỉ tiêu tỷ lệ trả tiền bảo hiểm Chỉ tiêu này được tính như sau: Số tiền trả bảo hiểm ± tăng (giảm) dự phòng toán học và dự phòng bồi thường Chỉ tiêu tỷ lệ trả tiền bảo hiểm = Doanh thu thuần (DT phí bảo hiểm thuần + Lãi đầu tư từ dự phòng) Trong đó: 1 Lãi đầu tư từ dự phòng = i x (Vo + V1) x ------2 (i): lãi suất đầu tư dựa trên lãi suất trái phiếu Chính phủ thời hạn 10 năm (Vo): dự phòng toán học và dự phòng bồi thường đầu kỳ (V1): dự phòng toán học và dự phòng bồi thường cuối kỳ 2.5. Chỉ tiêu tỷ lệ duy trì hợp đồng Chỉ tiêu này chỉ áp dụng để tính tỷ lệ duy trì hợp đồng đối với các hợp đồng bảo hiểm cá nhân, không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm theo nhóm và hợp đồng đóng phí một lần. Chỉ tiêu tỷ lệ duy trì hợp đồng có thể được tính riêng cho các sản phẩm bảo hiểm trọn đời và sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp. Chỉ tiêu tỷ lệ duy trì hợp đồng được sử dụng để đánh giá chất lượng khai thác của doanh nghiệp bảo hiểm. Chỉ tiêu này được tính như sau: Phí bảo hiểm tái tục năm hiện tại Tỷ lệ duy trì hợp đồng = Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm trước NHÓM CHỈ TIÊU VỀ THAY ĐỔI HOẠT ĐỘNG 2.6. Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu sản phẩm bảo hiểm Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu sản phẩm bảo hiểm cho biết sự thay đổi bình quân của tỷ lệ % tổng số phí bảo hiểm của từng loại sản phẩm bảo hiểm. Chỉ tiêu có giá trị càng cao càng thể hiện sự biến động lớn về cơ cấu sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm có biện pháp quản lý thích hợp để luôn làm chủ tình thế và ổn định kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau: Sản phẩm bảo hiểm Phí bảo hiểm năm hiện tại (1) Tỷ lệ % so với tổng phí bảo hiểm năm hiện tại (2) Phí bảo hiểm năm trước (3) Tỷ lệ % so với tổng phí bảo hiểm năm trước (4) Cột (2) trừ Cột (4) % (5) I. Hợp đồng bảo hiểm cá nhân a. Bảo hiểm trọn đời b. Bảo hiểm sinh kỳ c. Bảo hiểm tử kỳ d. Bảo hiểm hỗn hợp e. Bảo hiểm trả tiền định kỳ II. Hợp đồng bảo hiểm nhóm a. Bảo hiểm trọn đời b. Bảo hiểm sinh kỳ c. Bảo hiểm tử kỳ d. Bảo hiểm hỗn hợp e. Bảo hiểm trả tiền định kỳ III. Tổng số phí bảo hiểm IV. Tổng giá trị chỉ số (cột 5) 2.7. Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu tài sản Chỉ tiêu thay đổi cơ cấu tài sản cho biết sự thay đổi bình quân của tỷ lệ % giá trị của từng loại tài sản. Chỉ tiêu có giá trị càng cao càng thể hiện sự biến động lớn về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm có biện pháp quản lý thích hợp để luôn làm chủ tình thế và ổn định hoạt động đầu tư. Chỉ tiêu này được tính như sau: Loại tài sản Giá trị tài sản năm hiện tại Tỷ lệ % so với tổng giá trị tài sản năm hiện tại (1) Giá trị tài sản năm trước Tỷ lệ % so với tổng giá trị tài sản năm trước (3) (2) Cột (2) trừ Cột (4) % (4) (5) 1. Trái phiếu Chính phủ - Dưới 1 năm - Từ 1 - 5 năm
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.