Quyết định số 13/1999/QĐ/BNN-CS

pdf
Số trang Quyết định số 13/1999/QĐ/BNN-CS 19 Cỡ tệp Quyết định số 13/1999/QĐ/BNN-CS 216 KB Lượt tải Quyết định số 13/1999/QĐ/BNN-CS 0 Lượt đọc Quyết định số 13/1999/QĐ/BNN-CS 0
Đánh giá Quyết định số 13/1999/QĐ/BNN-CS
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 19 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ****** Số: 13/1999/QĐ/BNN-CS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 1999 QUYẾT ĐNNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐNNH SỬA ĐỔI VỀ TÍN DỤNG VÀ TIẾT KIỆM BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 73-CP ngày 01/11/1995 của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(NN&PTNT) Căn cứ Quyết định thành lập Ban Chương trình phát triển nông thôn Miền núi Việt Nam -Thuỵ Điển , ngày 12 tháng 2 năm 1996 Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giám đốc Dự án tăng cường khả năng tư vấn cấp Bộ và Giám đốc điều hành Văn phòng Ban chương trình. QUYẾT ĐNNH: Điều 1. Nay Ban hành " Quy định sửa đổi về tín dụng và tiết kiệm áp dụng cho Chương trình phát triển nông thôn Miền núi Việt Nam - Thuỵ điển 1996 - 2000. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, mọi văn bản của các dự án trước đây trái với Quy định này đều hết hiệu lực thi hành . Điều 3. Giám đốc các Dự án Phát triển nông thôn miền núi tỉnh Lào Cai,Yên Bái, Hà Giang,Tuyên Quang, Phú Thọ, Dự án tăng cường khả năng tư vấn cấp Bộ , Giám đốc điều hành chương trình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỨ TRƯỞNG TRƯỞNG BAN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MIỀN NÚI VIỆT NAM – THỦY ĐIỂN Nguyễn Quang Hà QUY ĐNNH (SỬA ĐỔI) VỀ TÍN DỤNG VÀ TIẾT KIỆM (Ban hành kèm theo Quyết định số 13/1999/QĐ-BNN-CS ngày 16 tháng 1 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.) Phần 1: CÁC QUY ĐNNH CHUNG Điều 1. Mục đích hoạt động tín dụng và tiết kiệm Các hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng và tiết kiệm, đào tạo, hội thảo thuộc nội dung dịch vụ tài chính nông thôn của Chương trình Phát triển Nông thôn Miền núi Việt Nam - Thụy Điển (sau đây viết tắt là: Chương trình) nhằm: 1. Xây dựng và phát triển các mô hình nhóm tín dụng và tiết kiệm bền vững và có khả năng nhân rộng, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, miền núi. 2. Cung cấp các dịch vụ tín dụng và tiết kiệm nhanh chóng, kịp thời và thuận tiện cho các hộ gia đình, phát triển sản xuất kinh doanh. 3. Tăng cường khả năng quản lý có hiệu quả nguồn vốn tín dụng của Chương trình cho các cấp quản lý. 4. Xây dựng và phát triển các nhóm tín dụng và tiết kiệm của Chương trình trở thành các định chế tài chính nông thôn sau khi Chương trình kết thúc, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Điều 2. Phạm vi áp dụng Quy định này áp dụng cho tất cả các hoạt động thuộc nội dung dịch vụ của Ban Chương trình, Văn phòng Ban Chương trình, Dự án Bộ, các Dự án tỉnh, các Ban quản lý dự án huyện, Ban quản lý dự án xã và các nhóm tín dụng và tiết kiệm. Các chương trình hợp tác với tổ chức tài chính/tín dụng/ngân hàng thì sẽ được thực hiện theo các thỏa thuận riêng giữa Chương trình với tổ chức đó. Phần 2: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Điều 3. Cơ cấu tổ chức Việc hỗ trợ phát triển cho các hoạt động của nội dung dịch vụ tài chính nông thôn sẽ được tiến hành thông qua Văn phòng Ban chương trình, Dự án Bộ và 5 dự án tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang và Lào Cai. Ở các dự án tỉnh, tùy tình hình cụ thể của mình có thể tổ chức thành: a) 4 cấp: tỉnh, huyện, xã và nhóm tín dụng và tiết kiệm; hoặc, b) 3 cấp: tỉnh, huyện(hoặc xã) và nhóm tín dụng và tiết kiệm; hoặc, c) 2 cấp tỉnh và nhóm tín dụng và tiết kiệm. Cơ cấu tổ chức của nội dung dịch vụ tài chính nông thôn 3 cấp được thể hiện ở Phụ lục I Quy định này(*). Điều 4. Trưởng Ban Chương trình Thay mặt Bộ NN&PTNT ký ban hành các chính sách về tín dụng và tiết kiệm của Chương trình; ký kết các thỏa thuận, điều ước hợp tác với các cơ quan, tổ chức khác. Điều 5. Giám đốc điều hành Chương trình Tổ chức, điều phối các hoạt động của Hệ thống thông tin quản lý và giám sát MILS của nội dung dịch vụ tài chính nông thôn. Điều 6. Giám đốc Dự án Bộ Giám đốc dự án tăng cường khả năng tư vấn Bộ-Phó vụ trưởng Vụ chính sách nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các chức năng và quyền hạn sau: 1. Dự thảo các chính sách và quy định về dịch vụ tài chính nông thôn trình Bộ NN&PTNT ban hành; 2. Theo dõi thực hiện các chính sách, quy định đã ban hành; đề xuất các chỉnh lý và sửa đổi cần thiết; 3. Xúc tiến các dự án hợp tác với các tổ chức tài chính nhà nước và các cơ quan tổ chức khác; 4. Xây dựng các chương trình đào tạo cho nội dung dịch vụ tài chính nông thôn; 5. Phối hợp với các dự án tỉnh tổ chức đào tạo cho cán bộ dự án tỉnh và triển khai thực hiện các dự án hợp tác với tổ chức tài chính nhà nước. 6. Tổ chức đào tạo và thi cấp chứng chỉ cho Ban quản lý nhóm loại II. Điều 7. Giám đốc Dự án tỉnh Giám đốc Dự án tỉnh có các chức năng và quyền hạn sau: 1. Quản lý và bảo toàn nguồn vốn được giao; 2. Giải ngân và thu hồi vốn cho vay; 3. Hướng dẫn Ban quản lý dự án huyện, xã và Ban quản lý nhóm tín dụng và tiết kiệm thực hiện Quy định này; 4. Có thể ủy quyền cho Trưởng ban quản lý dự án huyện quản lý một phần hay toàn bộ nguồn vốn tín dụng của dự án, thNm định và phê duyệt cho vay, thu hồi vốn cho vay đối với phần vốn tín dụng được giao. 5. Phê chuNn việc đánh giá và phân loại nhóm tín dụng và tiết kiệm của cấp huyện gửi lên, của chi nhánh ngân hàng và các tổ chức hợp tác với Chương trình có trụ sở trên địa bàn gửi sang. 6. Quản lý, kiểm tra và giám sát tổng hợp các hoạt động tín dụng tiết kiệm của Chương trình trong địa bàn tỉnh. 7. Báo cáo hàng quý cho Văn phòng Ban Chương trình theo hệ thống MILS; 8. Tổ chức các hoạt động đào tạo thuộc nội dung dịch vụ tài chính nông thôn cho cán bộ Ban quản lý dự án tỉnh, huyện, xã và Ban quản lý nhóm tín dụng và tiết kiệm. Điều 8. Trưởng Ban quản lý dự án huyện Trưởng Ban quản lý dự án huyện thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc dự án tỉnh ủy quyền một phần hay toàn bộ công việc như quy định tại Điều 7.4 của Quy định này, ngoài ra còn có các nhiệm vụ sau: 1. Tham gia thực hiện và hướng dẫn Ban quản lý dự án cấp xã và nhóm TD&TK thực hiện quy định này. 2. Quản lý, kiểm tra và giám sát tổng hợp các hoạt động tín dụng và tiết kiệm của Chương trình trên địa bàn; 3. Lập báo cáo MILS gửi dự án tỉnh theo chế độ báo cáo MILS đã quy định; 4. Xếp loại các nhóm tín dụng và tiết kiệm trong địa bàn, trình giám đốc dự án tỉnh chính thức phê duyệt. Điều 9. Trưởng Ban quản lý dự án xã Ở những xã có nhiều nhóm tín dụng và tiết kiệm thì Trưởng Ban quản lý dự án huyện ủy quyền cho Trưởng Ban quản lý dự án xã điều phối hoạt động của các nhóm tín dụng và tiết kiệm trong địa bàn xã. Trong mọi trường hợp Trưởng ban quản lý dự án huyện không được ủy quyền điều hành các công việc chuyên môn quản lý tín dụng và tiết kiệm của các nhóm tín dụng và tiết kiệm cho Trưởng ban quản lý dự án xã. Điều 10. Trưởng Ban quản lý Nhóm tín dụng và tiết kiệm Trưởng nhóm tín dụng và tiết kiệm do đại hội thành viên bầu ra và có các chức năng và quyền hạn sau: 1. Đại diện cho Nhóm trong các quan hệ giao dịch với Ban quản lý dự án xã/ huyện/tỉnh. 2. ChuNn bị chương trình, triệu tập và chủ tọa các cuộc họp Nhóm tín dụng và tiết kiệm; 3. Triển khai thực hiện các Quy định của Chương trình về tín dụng và tiết kiệm và Quy ước của nhóm. 4. Lập báo cáo hàng tháng và gửi lên cho Ban quản lý dự án xã/ huyện/tỉnh. 5. Trưởng Ban quản lý nhóm còn có các chức năng và quyền hạn khác do Quy ước nhóm quy định. Điều 11. Quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác 1. Quan hệ với UBND xã UBND xã có vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt động của nhóm tín dụng và tiết kiệm tại địa phương như giám sát các hoạt động của các nhóm tín dụng và tiết kiệm, xác nhận những đơn xin vay vốn để đảm bảo rằng người vay là người cư trú hợp pháp trong xã và có đủ tư cách pháp lý; UBND xã không tham gia trực tiếp điều hành công việc chuyên môn của các nhóm tín dụng và tiết kiệm. Các nhóm tín dụng và tiết kiệm phải đăng ký hoạt động với UBND xã. Quy ước nhóm và danh sách thành viên nhóm phải được UBND xã chứng thực. 2. Quan hệ với các tổ chức quần chúng, đoàn thể xã hội và nghề nghiệp Các dự án cần đNy mạnh các mối quan hệ với các tổ chức quần chúng, đoàn thể xã hội và nghề nghiệp nhằm đảm bảo nguồn vốn tín dụng của Chương trình được sử dụng có hiệu quả; đảm bảo sự tham gia của phụ nữ, của các gia đình có phụ nữ làm chủ hộ và đồng bào các dân tộc thiểu số. 3. Quan hệ với các cơ quan, tổ chức tài chính nhà nước Các dự án hợp tác giữa Chương trình với các cơ quan, tổ chức tài chính nhà nước được thực hiện theo thỏa thuận ký kết giữa Chương trình và cơ quan, tổ chức đó. Phần 3: NHÓM TÍN DỤNG VÀ TIẾT KIỆM Điều 12. Cơ cấu tổ chức Nhóm tín dụng và tiết kiệm 1. Khái niệm Nhóm tín dụng và tiết kiệm. Nhóm tín dụng và tiết kiệm là một tổ chức của các hộ gia đình cư trú và hành nghề hợp pháp trong xã, tự nguyện tham gia vào nhóm để thực hành tiết kiệm, vay vốn Chương trình, phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo. Mỗi Nhóm tín dụng và tiết kiệm có Quy ước được UBND xã chứng thực, các hoạt động của Nhóm được quy định cụ thể trong Quy ước . 2. Đại hội thành viên Nhóm tín dụng và tiết kiệm Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhóm tín dụng và tiết kiệm là Đại hội thành viên. Đại hội thành viên được tiến hành hàng năm sau mỗi năm hoạt động hoặc được triệu tập bất thường theo yêu cầu của ít nhất 2/3 thành viên trong Nhóm. Trong Đại hội những công việc sau được tiến hành: thông qua Quy ước của nhóm, bầu ra Ban quản lý nhóm, chỉnh sửa Quy ước, bầu lại Ban quản lý nhóm, quyết toán tài chính Nhóm, quyết định kết nạp thành viên mới, giải quyết cho thành viên ra khỏi Nhóm, giải quyết những công việc khác theo quy định trong Quy ước của Nhóm. Nghị quyết của Nhóm tín dụng và tiết kiệm được thông qua theo nguyên tắc đa số: có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Nhóm đồng ý. 3. Ban quản lý nhóm Ban quản lý nhóm do Đại hội thành viên bầu ra gồm các chức danh: Trưởng nhóm, kế toán và thủ quỹ. Ban quản lý nhóm có các chức năng và nhiệm vụ sau: a) Giúp đỡ các thành viên làm đơn xin vay vốn và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; b) Giám sát việc sử dụng vốn vay của các thành viên; c) Nhận và thNm định các đơn xin vay vốn; d) Lập danh sách người vay và lập hợp đồng tín dụng với Dự án và/hoặc với thành viên; e) Tham gia với Ban quản lý dự án tỉnh/huyện giải ngân tới tay người vay; f) Thu hồi lãi cho vay và hỗ trợ Dự án thu hồi vốn cho vay; g) Thu và quản lý tiền tiết kiệm của các thành viên Nhóm tín dụng và tiết kiệm; h) Quản lý có hiệu quả các vốn và quỹ của Nhóm; i) Bố trí và ghi chép thành văn bản các cuộc họp nhóm; j) Xây dựng và nộp báo cáo hàng tháng cho Ban quản lý dự án xã/huyện/tỉnh; k) Thay mặt cho Nhóm liên lạc với UBND xã và Ban quản lý dự án xã/huyện/tỉnh. Ban quản lý nhóm còn có các quyền hạn và nghĩa vụ khác do Quy ước nhóm quy định. 4. Điều kiện trở thành thành viên Nhóm tín dụng và tiết kiệm. Công dân từ mười tám tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, là đại diện của các hộ gia đình cư trú và hành nghề hợp pháp trên địa bàn, tự nguyện gia nhập Nhóm tín dụng và tiết kiệm. Thành viên nhóm phải tuân thủ các nghĩa vụ sau: Nghĩa vụ của thành viên: a) Sử dụng vốn vay đúng mục đích; b) Đóng góp đầy đủ tiết kiệm bắt buộc cho nhóm; c) Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của nhóm; d) Bồi thường thiệt hại cho nhóm do lỗi của mình gây ra; e) Các thành viên nhóm đều chịu trách nhiệm liên đới như nhau đối với các khoản vốn vay từ Chương trình; f) Các nghĩa vụ khác do Quy ước nhóm tín dụng và tiết kiệm quy định. Thành viên Nhóm có các quyền sau: Quyền của thành viên: a) Bình đẳng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ Chương trình; b) Được tham gia các khoá tập huấn, đào tạo của Chương trình; c) Tham gia quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động của nhóm, thực hiện kiểm tra hoạt động của nhóm; d) Bầu hoặc ứng cử vào Ban quản lý nhóm; e) Quyền hạn khác do Quy ước nhóm tín dụng và tiết kiệm quy định. 5. Tổ tín dụng và tiết kiệm Những Nhóm tín dụng và tiết kiệm có nhiều thành viên tham gia có thể tổ chức thành các Tổ tín dụng và tiết kiệm trực thuộc Nhóm. Quy ước Nhóm cần quy định mỗi Tổ tín dụng và tiết kiệm tự bầu ra một Tổ trưởng đại diện cho Tổ trong một số giao dịch giữa thành viên và Ban quản lý Nhóm theo quy ước Nhóm quy định. Trưởng nhóm có thể ủy nhiệm cho Tổ trưởng Tổ tín dụng và tiết kiệm về nhận tiền tiết kiệm, thu tiền lãi cho vay bằng nguồn vốn của Nhóm và nguồn vốn của Chương trình từ thành viên và mang nộp lên cho Ban quản lý nhóm. Trong mọi trường hợp Trưởng nhóm không được ủy quyền cho Tổ trưởng việc thu tiền vay tín dụng của Chương trình và các nghiệp vụ chi như: chi cho vay, chi trả tiền tiết kiệm, tiền lãi tiết kiệm hoặc ký thay Trưởng nhóm vào các khế ước vay vốn của thành viên. Tuỳ tình hình cụ thể, Quy ước nhóm có thể quy định thêm các chức năng nhiệm vụ khác cho mỗi Tổ tín dụng và tiết kiệm liên quan đến các vấn đề: a) Hỗ trợ các thành viên xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và làm các thủ tục vay vốn. b) Bình xét, thNm định đơn xin vay của các thành viên. c) Giúp đỡ nhau sử dụng vốn vay có hiệu quả cao; d) Giúp đỡ các thành viên khi rủi ro. e) Thu và nộp tiền tiết kiệm, thu tiền lãi cho vay; f) Nếu một thành viên không trả được tiền vay thì cả tổ phải trả thay khoản tiền vay đó. Điều 13. Quy ước Nhóm tín dụng và tiết kiệm. Mỗi nhóm phải xây dụng Quy ước (hợp đồng hợp tác) của nhóm, Quy ước này quy định rõ các nghĩa vụ và quyền của thành viên nhóm, Ban quản lý nhóm, trách nhiệm dân sự của nhóm. Nội dung Quy ước phải bao gồm những vấn đề chủ yếu sau: 1. Tài sản của Nhóm Tài sản của nhóm gồm các nguồn: đóng góp của thành viên, các khoản được biếu tặng và tích luỹ của nhóm qua các hoạt động tín dụng và tiết kiệm. Đối với Nhóm tín dụng và tiết kiệm loại I như quy định tại điều 15 của Quy định này, tài sản của Nhóm không bao gồm phần lãi cho vay bằng nguồn vốn của Chương trình để lại tăng Quỹ nhóm. Đối với Nhóm tín dụng và tiết kiệm loại II và III như quy định tại điều 15 của Quy định này, tài sản của Nhóm bao gồm phần lãi cho vay bằng nguồn vốn của Chương trình để lại tăng Quỹ nhóm. 2. Đại diện của Nhóm Đại diện của Nhóm trong các giao dịch dân sự là Trưởng nhóm. Trưởng nhóm có thể ủy quyền cho các thành viên trong Nhóm để thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho nhóm theo quy định trong Quy ước nhóm. 3. Trách nhiệm dân sự của Nhóm a) Nhóm phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự do người đại diện của Nhóm xác lập và thực hiện nhân danh Nhóm; b) Chịu trách nhiệm với các khoản nợ của chung Nhóm và các trách nhiệm dân sự khác bằng tài sản chung của Nhóm, nếu tài sản chung của Nhóm không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của cả nhóm thì các thành viên phải cùng chịu trách nhiệm chung. 4. Kết nạp thành viên mới Nhóm kết nạp thành viên mới khi được ít nhất 2/3 thành viên trong nhóm đồng ý. Người muốn tham gia nhóm phải viết đơn xin tham gia và phải chấp nhận Quy ước của nhóm và các quy định của Chương trình. 5. Thành viên ra khỏi Nhóm a) Thành viên có quyền xin ra khỏi Nhóm tín dụng và tiết kiệm khi hoàn thành các nghĩa vụ với Nhóm, với Chương trình. b) Thành viên bị bắt buộc ra khỏi nhóm nếu vi phạm các cam kết khi tham gia vào Nhóm, các quy định của Chương trình và Quy ước của Nhóm. c) Thành viên ra khỏi nhóm phải thanh toán các nghĩa vụ của mình với Nhóm, với Chương trình; d) Thành viên có quyền yêu cầu nhận lại khoản thành viên đã đóng góp sau khi thực hiện các nghĩa vụ liên đới; 6. Chấm dứt hoạt động của Nhóm Nhóm chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau: a) Hết thời hạn ghi trong Quy ước hoạt động; b) Các thành viên thỏa thuận chấm dứt hoạt động vì không có lợi cho mọi thành viên. Khi chấm dứt hoạt động, Nhóm phải thanh toán các khoản nợ của nhóm với Chương trình, với các tổ chức khác; nếu tài sản chung của cả nhóm không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên để trả. Nhóm phải báo cáo trước với Dự án và UBND xã nơi chứng thực Quy ước của nhóm tín dụng và tiết kiệm về quyết định chấm dứt hoạt động của Nhóm. Điều 14. Tài chính của Nhóm tín dụng và tiết kiệm. 1. Nhóm tín dụng và tiết kiệm có các khoản thu và chi sau: Các khoản thu bao gồm: a) Thu từ lãi tiền gửi; b) Thu lãi cho vay; c) Các khoản thu khác. Các khoản chi bao gồm a) Trả lãi tiền gửi tiết kiệm của thành viên; b) Nộp lãi cho Dự án; c) Trả thù lao cho Ban quản lý nhóm; d) Chi phí hành chính; e) Chi trích lập Quỹ nhóm, f) Chi trích lập Quỹ rủi ro của Nhóm. 2. Các loại nguồn vốn và sử dụng vốn của Nhóm: Các loại nguồn vốn a) Nguồn vốn vay từ Chương trình; b) Nguồn vốn huy động tiết kiệm, đóng góp cổ phần của các thành viên; c) Nguồn vốn từ lãi Chương trình trích để lại tăng Quỹ nhóm theo quy định tại Điều 20.a của Quy định này; d) Nguồn vốn Quỹ rủi ro; e) Lợi nhuận chưa chia. Sử dụng vốn của nhóm a) Dư nợ cho vay; b) Tiền mặt tại quỹ; c) Tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc hay Ban quản lý dự án cấp trên. Hạch toán các khoản thu, chi; nguồn vốn và sử dụng vốn, quỹ và sử dụng quỹ của nhóm phải tuân theo chế độ kế toán thống nhất của Chương trình. Điều 15. Xếp loại Nhóm tín dụng và tiết kiệm. Hàng năm các dự án tỉnh phải tiến hành xếp loại các nhóm tín dụng và tiết kiệm theo các tiêu chuNn như sau: Nhóm loại I: a) Có Quy ước được UBND xã chứng thực; có Ban quản lý nhóm do thành viên trong nhóm bầu, và b) Ban quản lý nhóm đã được Chương trình đào tạo về quản lý nhóm. Nhóm loại II: Đáp ứng các tiêu chuNn của nhóm loại I và phải có thêm tất cả các tiêu chuNn về kinh nghiệm quản lý nhóm, khả năng bền vững về vốn tự có của nhóm xét trong 2 (hai) năm liên tục tính đến thời điểm xếp loại nhóm, tiêu chuNn cụ thể như sau: 1. Nhóm không vi phạm Quy định này và luật lệ khác; 2. Trưởng nhóm, kế toán, thủ quỹ nhóm đã tham dự đầy đủ các khoá tập huấn, hoàn thành các kỳ kiểm tra và được cấp chứng chỉ quản lý nhóm loại II . 3. Tài sản của Nhóm tính đến thời điểm xếp loại lớn hơn 25% vốn vay từ Chương trình tại thời điểm cao nhất trong hai năm gần thời điểm xếp loại; 4. Tiết kiệm do thành viên đóng góp bình quân đạt mức tối thiểu 120.000 đồng một người tại thời điểm xếp loại; 5. Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ tại thời điểm xếp loại không quá 5%; 6. Hoàn thành các báo cáo quản lý và nộp lên Ban quản lý dự án cấp trên đúng thời hạn. 7. Được giám đốc dự án chuNn y xếp loại. Nhóm loại III: Các tiêu chuNn nhóm loại II và thêm:
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.