Quyết định 395/QĐ-VP năm 2013

pdf
Số trang Quyết định 395/QĐ-VP năm 2013 17 Cỡ tệp Quyết định 395/QĐ-VP năm 2013 274 KB Lượt tải Quyết định 395/QĐ-VP năm 2013 0 Lượt đọc Quyết định 395/QĐ-VP năm 2013 0
Đánh giá Quyết định 395/QĐ-VP năm 2013
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 17 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG VĂN PHÒNG BỘ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013 Số: 395/QĐ-VP QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA VĂN PHÒNG BỘ CÔNG THƯƠNG CHÁNH VĂN PHÒNG BỘ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Quyết định số 855/QĐ-BCT ngày 5 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Công Thương; Căn cứ Quyết định số 2385/QĐ-BCT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế làm việc của Bộ Công Thương; Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổng hợp và Trưởng phòng Hành chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ Công Thương. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 200/QĐ-VP ngày 10 tháng 6 năm 2008. Điều 3. Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Văn phòng Bộ và công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. CHÁNH VĂN PHÒNG Nơi nhận: - Như Điều 3; - Lãnh đạo Bộ; - Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM Văn phòng Bộ; - Lưu: VT, TH. Đào Minh Hải QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA VĂN PHÒNG BỘ CÔNG THƯƠNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 395/QĐ-VP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chánh Văn phòng Bộ Công Thương) Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác và giải quyết công việc của Văn phòng Bộ Công Thương (dưới đây gọi tắt là Văn phòng Bộ). 2. Quy chế này áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động các đơn vị trực thuộc Văn phòng Bộ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác với Văn phòng Bộ. Điều 2. Nguyên tắc làm việc 1. Văn phòng Bộ làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Mọi hoạt động của Văn phòng Bộ và các đơn vị trực thuộc Văn phòng Bộ phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ các quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Bộ Công Thương và Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ. 2. Đề cao trách nhiệm cá nhân; mỗi việc chỉ có một đơn vị hoặc một cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Thủ trưởng đơn vị được phân công thực hiện công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công. Đơn vị được giao chủ trì xử lý, giải quyết công việc phải phối hợp với các đơn vị có liên quan và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Văn phòng Bộ về kết quả cuối cùng của công việc được giao. Đơn vị được yêu cầu phối hợp có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp đơn vị chủ trì, đảm bảo xử lý công việc hiệu quả, kịp thời và có chất lượng. 3. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ, trừ trường hợp có yêu cầu đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cơ quan, Lãnh đạo cấp trên. 4. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. 5. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả, không gây phiền hà, sách nhiễu, tham ô, hối lộ trong khi thực thi công vụ; đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, phát huy sức mạnh của tập thể, của Lãnh đạo Văn phòng Bộ và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Văn phòng Bộ; thường xuyên cải cách thủ tục hành chính. Chương 2. TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI VÀ CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Chánh Văn phòng 1. Chánh Văn phòng có trách nhiệm a) Phân công cho các Phó Chánh Văn phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác, một số đơn vị của Văn phòng Bộ; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác để xử lý các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Văn phòng Bộ hoặc các vấn đề do Lãnh đạo Bộ giao, ủy quyền cho các Phó Chánh Văn phòng giải quyết một số công việc cụ thể, ký các văn bản, chứng từ khi vắng mặt khỏi cơ quan. Trực tiếp giải quyết một số việc tuy đã giao cho Phó Chánh Văn phòng nhưng do thấy cần thiết vì nội dung vấn đề cấp bách, quan trọng hay do Phó Chánh Văn phòng đi công tác vắng; những việc liên quan đến hai Phó Chánh Văn phòng trở lên nhưng các Phó Chánh Văn phòng có ý kiến khác nhau. b) Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Văn phòng Bộ và bộ phận giúp việc Ban Cán sự Đảng Bộ trong công tác giúp việc Bộ trưởng và Ban Cán sự Đảng Bộ; phối hợp công tác với các cơ quan Đảng, Công đoàn và các đoàn thể quần chúng khác thuộc ngành Công Thương. c) Khi vắng mặt khỏi cơ quan từ 01 (một) ngày trở lên, phải ủy quyền (bằng văn bản hoặc qua mạng nội bộ ngành Công Thương - eMOIT hoặc hộp thư điện tử (email) của Bộ) cho một Phó Chánh Văn phòng quản lý, điền hành hoạt động, của Văn phòng Bộ. Phó Chánh Văn phòng được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước Lãnh đạo Bộ và trước pháp luật về mọi hoạt động, của Văn phòng Bộ trong thời gian được ủy quyền. d) Chỉ đạo, phân công các Phó Chánh Văn phòng và các đơn vị thuộc Văn phòng Bộ xử lý các văn bản do Lãnh đạo Bộ giao Văn phòng Bộ xử lý và các văn bản của các đơn vị gửi đến Văn phòng Bộ. Đôn đốc, chỉ đạo chung trong Lãnh đạo Văn phòng và các đơn vị trực thuộc Văn phòng Bộ hoàn thành công việc theo đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu. đ) Chỉ đạo các đơn vị thuộc Văn phòng Bộ xây dựng chương trình công tác của Bộ và của Lãnh đạo Bộ; theo dõi, đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện các chương trình đó; chỉ đạo việc tổng hợp các báo cáo giao ban, báo cáo kiểm điểm công tác quý, 6 tháng, hàng năm và các báo cáo khác theo sự phân công của Bộ trưởng. e) Chủ trì các cuộc họp của Văn phòng Bộ để xử lý công việc, sơ kết, tổng kết, kiểm điểm công tác, trao đổi kinh nghiệm. g) Chỉ đạo việc tổ chức, phục vụ các cuộc họp của Lãnh đạo Bộ, các hội nghị ngành Công Thương và thông báo các kết luận của Lãnh đạo Bộ tới các đơn vị liên quan biết, thực hiện. Giúp Bộ trưởng trực tiếp xem xét các công văn, văn bản của các cơ quan, đơn vị, đơn thư của công dân gửi tới Bộ để trình Bộ trưởng, các Thứ trưởng hoặc chuyển trực tiếp cho các đơn vị thuộc Bộ có liên quan giải quyết. h) Báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định đối với những việc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết hoặc không đủ điều kiện thực hiện. 2. Phạm vi giải quyết công việc của Chánh Văn phòng a) Tổ chức, chỉ đạo, điều hành Văn phòng Bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Bộ Công Thương, Quy chế làm việc của Bộ Công Thương và các quy định của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Bộ. b) Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc, các kế hoạch, chương trình công tác... của Văn phòng Bộ. c) Trực tiếp quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao; thực hiện nghiêm túc chế độ công vụ, nội quy, Quy chế làm việc của Bộ và Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ; kiến nghị Lãnh đạo Bộ việc tiếp nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật. d) Trực tiếp phụ trách công tác tài chính, kế toán. đ) Giúp Bộ trưởng điều phối hoạt động của Lãnh đạo Bộ và của các đơn vị tham mưu giúp việc Bộ trưởng. 3. Những công việc cần thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Văn phòng trước khi Chánh Văn phòng quyết định a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, cơ chế hoạt động, lương, khen thưởng, kỷ luật... b) Các kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch công tác. Điều 4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chánh Văn phòng 1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chánh Văn phòng: a) Các Phó Chánh Văn phòng giúp việc Chánh Văn phòng; được Chánh Văn phòng phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể; phụ trách một số đơn vị để chỉ đạo giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về những quyết định của mình. b) Khi Chánh Văn phòng điều chỉnh sự phân công công việc giữa các Phó Chánh Văn phòng thì các Phó Chánh Văn phòng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho nhau và báo cáo Chánh Văn phòng. c) Trước khi đi công tác, Phó Chánh Văn phòng trực tiếp báo cáo Chánh Văn phòng về nội dung, chương trình công tác để có sự phối hợp trong Lãnh đạo Văn phòng Bộ, trừ trường hợp do Chánh Văn phòng phân công trực tiếp. 2. Phạm vi giải quyết công việc của Phó Chánh Văn phòng: a) Thực hiện nhũng nhiệm vụ do Chánh Văn phòng phân công, ủy quyền giải quyết hoặc ký thay một số văn bản thuộc thẩm quyền của Chánh Văn phòng và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Chánh Văn phòng về nội dung được ủy quyền. b) Thực hiện công tác kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; quyết định, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, của Chánh Văn phòng đối với các đơn vị, các công chức, viên chức, người lao động được giao phụ trách; phát hiện và đề xuất với Chánh Văn phòng những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. c) Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Chánh Văn phòng khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Chánh Văn phòng đó để giải quyết. Trường hợp cần có ý kiến của Chánh Văn phòng hoặc giữa các Phó Chánh Văn phòng còn có ý kiến khác nhau, Phó Chánh Văn phòng phụ trách phải báo cáo Chánh Văn phòng để thống nhất quyết định. d) Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề phức tạp thì Phó Chánh Văn phòng phải xin ý kiến của Chánh Văn phòng trước khi quyết định giải quyết. đ) Tiếp thu chỉ đạo trực tiếp từ Lãnh đạo Bộ, có trách nhiệm báo cáo Chánh Văn phòng để tổ chức triển khai thực hiện. Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Văn phòng Bộ 1. Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Văn phòng Bộ về kết quả thực hiện công việc được giao; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật, của Bộ Công Thương và Văn phòng Bộ. 2. Đối với những việc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết hoặc không đủ điều kiện thực hiện; các kiến nghị sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch công tác, Thủ trưởng đơn vị chủ trì phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo Văn phòng Bộ xem xét, quyết định; không chuyển công việc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác; không giải quyết công việc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của đơn vị khác, trừ trường hợp được Lãnh đạo Văn phòng Bộ giao trực tiếp. 3. Chủ động phối hợp với Lãnh đạo các đơn vị khác thuộc Văn phòng Bộ để xử lý những vấn đề được giao cần có sự phối hợp. Lãnh đạo đơn vị được đề nghị phối hợp xử lý công việc có trách nhiệm phối hợp xử lý theo đúng yêu cầu của đơn vị chủ trì. 4. Xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy trình xử lý công việc của đơn vị mình phù hợp với Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ; phân công công việc cho cấp phó và công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý. 5. Khi vắng mặt khỏi cơ quan từ một (01) ngày trở lên phải báo cáo Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng phụ trách và ủy quyền cho cấp phó quản lý, điều hành đơn vị đồng thời phải báo cáo Lãnh đạo Văn phòng Bộ về sự ủy quyền này. Phó Thủ trưởng đơn vị được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị, trước Lãnh đạo Văn phòng Bộ và trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị trong thời gian được ủy quyền. 6. Quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao; thực hiện nghiêm túc chế độ công vụ, nội quy, Quy chế làm việc của Bộ và Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ; kiến nghị, đề xuất với Lãnh đạo Văn phòng Bộ việc tiếp nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật. 7. Chủ trì các cuộc họp của đơn vị hàng tháng, quý, 6 tháng, cả năm để xử lý công việc, sơ kết, tổng kết, kiểm điểm công tác, trao đổi kinh nghiệm, nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt cho công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị. 8. Khi được Chánh Văn phòng ủy quyền đại diện cho Lãnh đạo Văn phòng Bộ tham dự các cuộc họp, hội nghị của cấp trên hoặc cơ quan khác tổ chức..., sau khi tham dự phải kịp thời báo cáo Chánh Văn phòng về nội dung, kết quả và các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của Văn phòng Bộ phải thực hiện, giải quyết. 9. Tiếp thu chỉ đạo trực tiếp từ Lãnh đạo Bộ, có trách nhiệm báo cáo Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng phụ trách để tổ chức triển khai thực hiện. Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Thủ trưởng đơn vị 1. Phó Thủ trưởng đơn vị là người trực tiếp giúp Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo, thực hiện một số công việc của đơn vị và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và Lãnh đạo Văn phòng Bộ về nhiệm vụ được phân công. 2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Thủ trưởng đơn vị; tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác của đơn vị; điều hành và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực công tác được phân công; báo cáo công tác với Thủ trưởng đơn vị. 3. Phối hợp với các đơn vị khác trong Văn phòng Bộ, các cơ quan, tổ chức liên quan; dự và phục vụ các cuộc họp hoặc tham gia các đoàn công tác về nội dung có liên quan đến nhiệm vụ được phân công phụ trách. 4. Giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị khi được ủy quyền và báo cáo các công việc đã giải quyết trong thời gian được ủy quyền với Thủ trưởng đơn vị. 5. Những việc liên quan đến từ hai Phó Thủ trưởng đơn vị trở lên mà các Phó Thủ trưởng đơn vị không có ý kiến thống nhất, phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị để xem xét, quyết định. 6. Tiếp thu chỉ đạo trực tiếp từ Lãnh đạo Bộ, có trách nhiệm báo cáo Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng và Thủ trưởng đơn vị để tổ chức triển khai thực hiện. 7. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Văn phòng Bộ giao. Điều 7. Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Bộ 1. Công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Bộ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Thủ trưởng đơn vị; chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và Lãnh đạo Văn phòng Bộ về phần việc được giao. 2. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Lãnh đạo đơn vị, trước Lãnh đạo Văn phòng Bộ và trước pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, kết quả của từng công việc được giao. 3. Tiếp thu chỉ đạo trực tiếp từ Lãnh đạo Bộ, có trách nhiệm báo cáo Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng phụ trách và Thủ trưởng đơn vị để tổ chức triển khai thực hiện. 4. Chủ động nghiên cứu, tham mưu về lĩnh vực chuyên môn được phân công theo dõi, các công việc được Lãnh đạo đơn vị hoặc Lãnh đạo Văn phòng Bộ giao theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị; theo dõi thống kê các số liệu, lưu trữ các tài liệu có liên quan đến công việc đang phụ trách nhằm bảo đảm việc quản lý chặt chẽ, chính xác để tham mưu, đề xuất, giải quyết công việc đúng theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ và chất lượng công việc theo yêu cầu; thực hiện việc giao nộp hồ sơ, tài liệu cho Phòng Lưu trữ theo đúng quy định. 5. Thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; các quy định của Bộ Công Thương, của Văn phòng Bộ. 6. Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tình hình thực tiễn trong lĩnh vực mình đảm nhiệm; bám sát ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Lãnh đạo đơn vị để xử lý công việc được giao, bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời; được quyền bảo lưu ý kiến tham mưu. 7. Chủ động phối hợp công tác, trao đổi thống nhất ý kiến, cung cấp thông tin hoặc tiến hành thảo luận trong đơn vị, nhóm công tác khi cần thiết trong quá trình xử lý công việc cụ thể. 8. Không có thái độ cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân trong quá trình xử lý công việc. 9. Không được lợi dụng vị trí công tác để thu lợi cá nhân dưới mọi hình thức hoặc có thái độ và hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín của Bộ. 10. Thực hiện việc bảo quản các trang thiết bị, tài sản được giao sử dụng làm việc, phục vụ cho công tác; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả, tránh lãng phí điện, nước, điện thoại, nhiên liệu, văn phòng phẩm và các vật dụng khác. 11. Công chức, viên chức, người lao động trước khi nghỉ hưu, chuyển công tác, đi công tác hoặc học tập dài hạn phải bàn giao hồ sơ tài liệu, tài sản của Văn phòng Bộ mà mình đang quản lý cho Thủ trưởng đơn vị hoặc chuyên viên thay thế. 12. Công chức, viên chức có trách nhiệm giữ gìn đoàn kết nội bộ, thống nhất và tích cực phối hợp trong công tác. Chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công, quản lý, điều hành của Lãnh đạo cấp trên; chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế Bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Công Thương. 13. Tham gia tích cực các hoạt động phong trào, sinh hoạt đoàn thể của cơ quan và chấp hành chế độ trực công tác theo phân công. Điều 8. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của chuyên viên giúp việc Lãnh đạo Bộ 1. Thực hiện các nội dung được quy định tại Điều 7 của Quy chế này. 2. Chuyên viên giúp việc Lãnh đạo Bộ trực tiếp nhận nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về kết quả công việc trước Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Văn phòng và Trưởng phòng Tổng hợp. 3. Chuyên viên giúp việc Lãnh đạo Bộ có trách nhiệm: a) Trực tiếp thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, văn bản do các đơn vị trình Lãnh đạo Bộ, nếu thấy cần góp ý về hồ sơ, nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản thì chuyên viên giúp việc Lãnh đạo Bộ chủ động trao đổi với cán bộ, công chức hoặc Lãnh đạo đơn vị trình. Nếu sau khi trao đổi vẫn có ý kiến khác nhau thì chuyên viên giúp việc Lãnh đạo Bộ phải báo cáo Lãnh đạo Bộ về nội dung này và được bảo lưu ý kiến của mình. b) Giúp Chánh Văn phòng xây dựng, tổng hợp chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. c) Truyền đạt ý kiến theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ đến Lãnh đạo Văn phòng Bộ và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung truyền đạt. Trường hợp Lãnh đạo Bộ có ý kiến chỉ đạo gấp đến Lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác thì chuyên viên giúp việc Lãnh đạo Bộ chủ động liên hệ trực tiếp với Lãnh đạo đơn vị đó hoặc cán bộ, công chức theo dõi công việc để thực hiện. d) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Văn phòng Bộ giao. Chương 3. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, NGHỈ PHÉP, HỌC TẬP Điều 9. Thời gian làm việc 1. Công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Bộ có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc thời gian làm việc theo pháp luật về lao động và Quy chế làm việc của Bộ Công Thương. 2. Công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Bộ khi đến cơ quan làm việc phải tập trung nghiên cứu, thực hiện đầy đủ, kịp thời các yêu cầu công việc với năng suất, chất lượng tốt nhất; trong giờ hành chính khi rời khỏi cơ quan phải báo cáo Lãnh đạo đơn vị. Khi có yêu cầu, Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Lãnh đạo đơn vị luân phiên trực theo giờ hành chính tại cơ quan vào thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần hoặc các ngày nghỉ khác để đáp ứng giải quyết các việc phát sinh. Điều 10. Quy định về chế độ làm thêm ngoài giờ 1. Công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Bộ làm thêm ngoài giờ được bố trí nghỉ bù hoặc thanh toán chế độ làm ngoài giờ theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Cơ quan Bộ. Thủ trưởng các đơn vị phải báo cáo Lãnh đạo Văn phòng, khi được đồng ý, chủ động phân công và quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị làm việc ngoài giờ hành chính về thời gian, nội dung làm thêm giờ của công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị. 2. Thực hiện việc chi trả chế độ làm ngoài giờ theo quy định hiện hành. Điều 11. Chế độ nghỉ phép, nghỉ việc riêng, nghỉ do ốm đau, thai sản 1. Công chức, viên chức, người lao động được nghỉ phép, nghỉ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật. Căn cứ nhu cầu nghỉ phép và điều kiện công tác cụ thể của cơ quan việc xin phép nghỉ được quy định như sau: a) Phó Chánh Văn phòng nghỉ phải báo cáo và được Chánh Văn phòng đồng ý; b) Công chức, viên chức, người lao động phải báo cáo, có đơn xin phép và được sự đồng ý của: - Lãnh đạo đơn vị nếu nghỉ không quá 01 ngày; - Lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý và Lãnh đạo Văn phòng Bộ phụ trách trực tiếp nếu nghỉ không quá 03 ngày; - Lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý và Chánh Văn phòng nếu nghỉ từ 04 ngày trở lên. 2. Trường hợp nghỉ phép từ 01 tuần trở lên phải báo trước thời gian nghỉ ít nhất 01 tuần để lãnh đạo đơn vị có kế hoạch bố trí nhân sự thay thế và triển khai bàn giao công việc. 3. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm giúp Lãnh đạo Văn phòng Bộ chỉ đạo, theo dõi và đôn đốc thực hiện ngày công, lao động; tham mưu hoặc chủ động bố trí nhân sự làm thay và bàn giao lại công việc, đảm bảo việc nghỉ phép của công chức, viên chức, người lao động không làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, của Văn phòng Bộ và Bộ Công Thương. Điều 12. Chế độ học tập 1. Việc bố trí đi học nâng cao nghiệp vụ phải phù hợp và phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng cán bộ. Ưu tiên cho những công chức, viên chức đăng ký theo học các khóa bồi dưỡng để bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; các khóa học về quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực đang phụ trách hoặc đang được định hướng bố trí công tác. 2. Công chức, viên chức được cử đi học hoặc có nguyện vọng đi học để nâng cao trình độ phải được Lãnh đạo Văn phòng Bộ đồng ý trên cơ sở đề xuất, báo cáo của Lãnh đạo đơn vị. 3. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm trình Chánh Văn phòng phê duyệt theo quy định. Chương 4. CHẾ ĐỘ GIAO BAN, HỘI HỌP, THÔNG TIN, BÁO CÁO XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC Điều 13. Chế độ giao ban, sinh hoạt, hội nghị 1. Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị thuộc Văn phòng Bộ, chuyên viên dự các phiên họp định kỳ hàng tháng, đột xuất của Lãnh đạo Bộ khi được yêu cầu. 2. Định kỳ hàng tháng, Chánh Văn phòng chủ trì họp giao ban cán bộ chủ chốt Văn phòng Bộ để đánh giá kết quả công tác trong tháng và xây dựng kế hoạch triển khai cho tháng tiếp theo. 3. Định kỳ 06 tháng, Lãnh đạo Văn phòng Bộ sinh hoạt với Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Văn phòng Bộ để đánh giá kết quả phối hợp công tác. 4. Lãnh đạo Văn phòng Bộ phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn Văn phòng Bộ tổ chức Hội nghị cán bộ công chức hàng năm sau hội nghị bình xét thi đua của Văn phòng Bộ. 5. Ngoài các cuộc họp định kỳ và hội nghị nói trên, Lãnh đạo Văn phòng Bộ triệu tập các cuộc họp bất thường để phổ biến, triển khai những công việc đột xuất. Trường hợp vắng mặt tại các cuộc họp, thành viên dự họp phải xin phép và phải được sự chấp thuận của Chủ tọa cuộc họp. Trường hợp đột xuất cần triệu tập các thành viên dự họp, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị quyết định theo quyền hạn của mình. Điều 14. Theo dõi, phục vụ các Hội nghị, cuộc họp do Lãnh đạo Bộ chủ trì 1. Phòng Tổng hợp có trách nhiệm: - Cập nhật lịch, thành phần cuộc họp lên mạng thông tin nội bộ ngành Công Thương (trừ cuộc họp có nội dung phải bảo mật); - Chuẩn bị nội dung, hồ sơ tài liệu liên quan cho Lãnh đạo Bộ; chuẩn bị nội dung phục vụ Lãnh đạo Văn phòng Bộ dự các Hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết của Bộ; - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chủ trì nội dung để dự thảo Thông báo ý kiến kết luận của Lãnh đạo Bộ; bảo đảm tiến độ trình Lãnh đạo Bộ trong vòng 03 ngày kể từ ngày tổ chức họp, hội nghị (trừ trường hợp cuộc họp, hội nghị có tính chất đặc biệt, phải xin ý kiến nhiều cơ quan ngoài Bộ tham dự để thống nhất nội dung trước khi trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt nội dung).
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.