Quyết định 2837/QĐ-UBND năm 2013

doc
Số trang Quyết định 2837/QĐ-UBND năm 2013 64 Cỡ tệp Quyết định 2837/QĐ-UBND năm 2013 2 MB Lượt tải Quyết định 2837/QĐ-UBND năm 2013 0 Lượt đọc Quyết định 2837/QĐ-UBND năm 2013 3
Đánh giá Quyết định 2837/QĐ-UBND năm 2013
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2837/QĐ-UBND Bình Thuận, ngày 13 tháng 11 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THANH LONG BÌNH THUẬN CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 2514/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt đề cương chi tiết Đề án nghiên cứu phát triển thị trường thanh long Bình Thuận; Quyết định số 174/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt kinh phí Đề án nghiên cứu phát triển thị trường thanh long; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận tại Tờ trình số 678/TTr-SCT ngày 13 tháng 5 năm 2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án nghiên cứu phát triển thị trường thanh long Bình Thuận, với những nội dung chủ yếu như sau: I. MỤC TIÊU XUẤT KHẨU THANH LONG ĐẾN NĂM 2015 VÀ 2020. 1. Tập trung phát triển mở rộng thị trường nội địa để nâng dần tỷ trọng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tại chỗ từ 10 - 15% như hiện nay lên 16 - 17% vào năm 2015 và 18 - 20% vào năm 2020. 2. Đẩy mạnh xuất khẩu thanh long chính ngạch vào các thị trường; củng cố phát triển mở rộng thị trường truyền thống, tập trung vào các thị trường tiềm năng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…); đồng thời, tìm kiếm phát triển thị trường mới. Phấn đấu đến năm 2015, sản lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch đạt mức 100.000 tấn với giá trị 56 triệu USD; trong đó, nâng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thanh long vào thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ từ 10% lên 15%; phấn đấu đến năm 2020, sản lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch đạt mức 180.000 tấn với giá trị 100 triệu USD. II. ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG. 1. Đối với thị trường nội địa: tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nội địa; trong đó, tập trung phát triển thị trường khu vực phía Bắc (thị trường Hà Nội, Lạng Sơn, Lào Cai và một số tỉnh thành xung quanh Hà Nội); đối với thị trường miền Trung, chú ý và tập trung cho thị trường thành phố Đà Nẵng, Vinh, Thanh Hóa và một số tỉnh Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. 2. Đối với thị trường xuất khẩu: - Củng cố phát triển mở rộng tiêu thụ tại thị trường Châu Á, trọng tâm là thị trường của Khối mậu dịch tự do Đông Nam Á (10 nước) và Khu vực mậu dịch tự do Asean + 6 (gồm 10 nước Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand); trong đó, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch vào sâu trong thị trường nội địa Trung Quốc (mở rộng thị trường miền Trung, miền Đông, miền Bắc và Tây Nam của Trung Quốc) để hạn chế dần buôn bán theo hình thức biên mậu; - Thực hiện quảng bá, xúc tiến thương mại vào các thị trường lớn như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ (Hà Lan, Đức, Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, Chi Lê…) và thị trường khu vực Trung Đông, Bắc Phi là thị trường có khí hậu nóng khá thích hợp để quảng bá tiêu dùng thanh long; - Đối với xuất khẩu tại chỗ: thường xuyên thực hiện tốt việc quảng bá, giới thiệu công dụng, lợi ích của việc dùng trái thanh long, chỉ cho khách hàng “cách ăn” thanh long,… tại các nhà hàng, các khách sạn lớn, các điểm du lịch, các khu nghỉ dưỡng có nhiều khách nước ngoài (kể cả trong và ngoài tỉnh). Đây là một trong những cách tiếp thị, quảng bá sản phẩm ít chi phí nhưng hiệu quả cao. III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU. 1. Giải pháp quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất - kinh doanh thanh long: a) Quản lý Nhà nước về quy hoạch diện tích thanh long: Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch thanh long cho phù hợp; không khuyến khích phát triển trồng mới; thiết lập bản đồ số hóa diện tích quy hoạch trồng thanh long quản lý quy hoạch; thường xuyên công bố công khai cho nhân dân biết để thực hiện; b) Quản lý Nhà nước về quy trình sản xuất và bảo quản thanh long: - Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đến người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP; triển khai đồng bộ từ khâu sản xuất đến cơ sở đóng gói, sơ chế, bảo quản để chủ động trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; - Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 40/CT-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh, ngăn chặn triệt để việc lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm thanh long. Tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để phát triển thanh long bền vững, an toàn; - Tiếp tục củng cố và phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất thanh long an toàn để tăng cường năng lực sản xuất, xây dựng mô hình ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân; - Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến, đóng gói đạt tiêu chuẩn tham gia xuất khẩu vào thị trường lớn, có tiềm năng; đầu tư kho bảo quản dự trữ thanh long nhằm đáp ứng việc cung cấp đầy đủ, thường xuyên theo nhu cầu của khách hàng, thị trường, giúp điều tiết sản lượng thanh long cung cấp ra thị trường khi thu hoạch rộ, cung nhiều hơn cầu; c) Quản lý Nhà nước về tiêu thụ sản phẩm thanh long: - Thực hiện đầy đủ các quy định của các nước nhập khẩu có liên quan đến sản xuất, kinh doanh thanh long. Tăng cường theo dõi và có biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời các rào cản kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm; - Tổ chức tốt việc gắn kết giữa doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với các hợp tác xã, tổ hợp tác và người sản xuất trong tiêu thụ sản phẩm thanh long bằng hợp đồng cung ứng, bao tiêu sản phẩm; - Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ để hình thành doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, có khả năng dẫn dắt thị trường, tham gia tích cực các chương trình xúc tiến thương mại của Trung ương, của tỉnh để mở rộng thị trường; d) Quản lý thu ngân sách Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long: Tiếp tục tuyên truyền về chính sách thuế; triển khai tích cực các giải pháp nhằm quản lý đầy đủ, kịp thời các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn quản lý thuế; quản lý đầy đủ doanh thu tính thuế và tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, sử dụng hóa đơn chứng từ, hạch toán sổ sách kế toán và kê khai nộp thuế của các tổ chức và cá nhân kinh doanh, gắn với công tác quản lý thị trường để thiết lập lại trật tự trong mua bán thanh long, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán. 2. Giải pháp về cơ chế chính sách: a) Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với sản xuất, bảo quản, nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long (hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn; hỗ trợ sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP, đổi mới công nghệ thiết bị;…); b) Xây dựng và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, bảo quản, tiêu thụ thanh long: - Tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như: điện, thủy lợi nội đồng, đường giao thông nông thôn,…, theo phương châm nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ theo chương trình xây dựng nông thôn mới, để đảm bảo cung cấp điện đủ công suất đáp ứng nhu cầu sản xuất thanh long trái vụ và đảm bảo nguồn nước tưới và tiêu nước hợp lý cho cây thanh long; - Kêu gọi đầu tư xây dựng công trình trực tiếp phục vụ xuất khẩu thanh long như: xây dựng kho, cơ sở sơ chế, đóng gói thanh long; nhà máy xử lý nhiệt và chiếu xạ; khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy chế biến để đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thanh long và giảm áp lực cho xuất khẩu sản phẩm tươi hiện nay; c) Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, khuyến khích hoạt động xúc tiến thương mại theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh; bố trí kinh phí theo khả năng ngân sách để triển khai có hiệu quả các chương trình theo yêu cầu. Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại của địa phương để tìm kiếm, phát triển mở rộng thị trường cả nội địa và xuất khẩu; ưu tiên phát triển thị trường xuất khẩu mới; d) Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng và phát triển Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận" dùng cho sản phẩm quả thanh long. 3. Giải pháp về công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho trái thanh long: a) Đối với thị trường nội địa: - Tăng cường thực hiện quảng bá giới thiệu lợi ích, công dụng tốt của trái thanh long để mở rộng thị trường tại các tỉnh, thành trong cả nước. Phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường, tiếp cận và sử dụng các chợ đầu mối, các hệ thống siêu thị làm khâu cầu nối để mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn, hiệu quả hơn; - Vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia các chương trình triển lãm, hội chợ được tổ chức ở các khu vực, các tỉnh, thành phố để qua đó giới thiệu, quảng bá thanh long Bình Thuận; lựa chọn và hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng, có điều kiện thuận lợi phân phối thường xuyên, giá cả ổn định đến nhà phân phối các tỉnh, thành phố để phát triển thị trường nội địa; - Thông qua các cơ quan xúc tiến thương mại của các tỉnh, thành phố trên cả nước để hỗ trợ giới thiệu các đầu mối, các doanh nghiệp kinh doanh trái cây có uy tín, có năng lực; từ đó, tổ chức chương trình làm việc, kết nối doanh nghiệp thanh long Bình Thuận với các tỉnh, thành khác, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến; qua đó, tạo ra các kênh tiêu thụ từ tỉnh lỵ đến các địa bàn huyện của các tỉnh, thành; b) Đối với thị trường xuất khẩu: - Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và tham gia các Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia và các chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh để mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long theo hướng đa dạng hóa thị trường. Thông qua việc tham gia các chương trình triển lãm, hội chợ tại nước ngoài để trực tiếp tiếp xúc với các đầu mối nhập khẩu thanh long của nhiều nước tại các hội chợ để đặt quan hệ, đàm phán tìm kiếm khách hàng; - Thông tin, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia các Hội nghị gặp mặt Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài tổ chức tại Việt Nam; thiết lập mối quan hệ thường xuyên giữa cơ quan và doanh nghiệp của tỉnh với đại diện ngoại giao, các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để tiếp nhận, thu thập thông tin phục vụ yêu cầu phát triển xuất khẩu; - Tiếp tục đề nghị Bộ Công thương đưa nội dung quảng bá, xúc tiến thương mại ở nước ngoài cho trái thanh long của tỉnh vào Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia hàng năm để tăng hiệu quả chương trình, đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu “Thanh long Bình Thuận”, thương hiệu doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trên thị trường quốc tế. 4. Giải pháp về phát triển Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm quả thanh long: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thanh long đăng ký quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý. Hướng dẫn và hỗ trợ kinh phí các tổ chức, cá nhân được cấp Chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh để xây dựng quy chế quản lý nội bộ, khai thác và phát triển giá trị thương mại của Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận" dùng cho sản phẩm quả thanh long; - Ban hành các quy chế, văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm thanh long mang Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận"; tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát bên ngoài theo quy chế kiểm soát bên ngoài đối với sản phẩm quả thanh long mang Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận"; - Xây dựng mô hình dán tem Chỉ dẫn địa lý trên trái thanh long khi lưu thông trên các thị trường tiêu thụ (trong và ngoài nước); - Tiếp tục triển khai đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thanh long Bình Thuận ra nước ngoài; ưu tiên đối với những thị trường truyền thống lâu nay và một số thị trường có tiềm năng. Điều 2. Căn cứ Điều 1 Quyết định này, triển khai tổ chức thực hiện như sau: 1. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: - Tổ chức sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua; tham mưu giải quyết những tồn tại trong quản lý sản xuất thanh long; rà soát quy hoạch để tham mưu bổ sung điều chỉnh quy hoạch phát triển diện tích vùng sản xuất thanh long gắn liền với đầu tư kết cấu hạ tầng vùng trồng thanh long; - Thiết lập bản đồ số hóa diện tích quy hoạch trồng thanh long đưa vào quản lý Nhà nước và công bố công khai thường xuyên; - Triển khai công tác vận động, tuyên truyền, hướng dẫn các nội dung như: sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP; phát triển sản xuất thanh long an toàn theo đúng vùng quy hoạch; thực hiện đồng bộ an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến cơ sở đóng gói, sơ chế, bảo quản; thực hiện nghiệm Chỉ thị số 40/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh để ngăn chặn triệt để việc lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm thanh long; - Tăng cường công tác quản lý Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao và thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn như dự báo phát hiện tình hình sâu bệnh hại và hướng dẫn cách phòng ngừa, xử lý đạt hiệu quả, an toàn, đảm bảo chất lượng trái thanh long,….; rà soát và hoàn chỉnh các quy trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản thanh long; hỗ trợ công tác tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất, thu hoạch và bảo quản thanh long nhằm tăng sản lượng, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm; - Tổ chức các hội thảo để nông dân tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp; vận động và hướng dẫn các hợp tác xã, tổ, nhóm nông dân, trang trại liên kết chặt chẽ, gắn kết lợi ích với các doanh nghiệp để hình thành các liên minh, tổ chức ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm qua đó tạo cơ hội cho nông dân tiêu thụ thanh long với giá hợp lý góp phần phát triển thanh long ổn định và lâu dài; - Phối hợp tổ chức các lớp huấn luyện các kiến thức về hợp đồng kinh tế, tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng đã ký kết cho nông dân; tổ chức tập huấn, hướng dẫn, cung cấp hồ sơ tài liệu, hỗ trợ tổ chức đăng ký sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Thanh long Bình Thuận”, thực hiện quy trình truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thanh long Bình Thuận; rà soát các chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất tập trung. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: - Kêu gọi, hỗ trợ thu hút đầu tư nhà máy chế biến các loại sản phẩm hàng hóa từ trái thanh long; nhà máy gia nhiệt, chiếu xạ theo yêu cầu kỹ thuật của một số thị trường; - Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ để hình thành doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, có khả năng dẫn dắt thị trường. Mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ngoài tỉnh có năng lực tài chính, có thị trường tiêu thụ, có kinh nghiệm thị trường quốc tế… về tỉnh Bình Thuận thành lập doanh nghiệp đầu tư chế biến và xuất khẩu nhằm tạo thêm năng lực tiêu thụ mới. 3. Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm: Phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra thực trạng và quy hoạch lại các tuyến đường giao thông trong vùng đã trồng thanh long tạo thuận lợi trong việc vận chuyển sản phẩm trái thanh long gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. 4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: - Công bố công khai Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 làm căn cứ để Ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện và quản lý quy hoạch phát triển thanh long; - Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thanh long đến năm 2020 cho phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất được duyệt; phối hợp với địa phương thực hiện tốt việc quản lý vùng phát triển thanh long cho phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. 5. Sở Công thương có trách nhiệm: - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Đề án; - Quy hoạch mạng lưới điện phục vụ nhu cầu chong đèn sản xuất thanh long trái vụ. Chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai đầu tư, nâng cấp hệ thống điện (đường dây, trạm biến áp) đủ công suất đáp ứng nhu cầu sản xuất thanh long trái vụ; - Thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin dự báo nhu cầu thị trường, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, các thông tin có liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh thanh long cung cấp cho các doanh nghiệp, người sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích thông tin, tham mưu xây dựng giải pháp xuất khẩu phù hợp; - Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại của các cơ sở thu mua và doanh nghiệp kinh doanh thanh long; chấn chỉnh hoạt động buôn bán thanh long gây mất trật tự tại các địa bàn; - Xây dựng, vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại chương trình khuyến công. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng kinh doanh cho các doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, hạn chế buôn bán biên mậu góp phần tạo ổn định trong quá trình sản xuất, kinh doanh thanh long Bình Thuận. Tăng cường quan hệ phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội, cung cấp thông tin và hỗ trợ hoạt động xúc tiến cho doanh nghiệp khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu; - Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, nhân rộng mô hình liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã, tổ, nhóm sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP - hộ nông dân sản xuất thanh long; - Phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức hình thành các mối liên doanh, liên kết để phát triển mạng lưới tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long. Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng các hoạt động giao dịch với các chợ đầu mối, các hệ thống siêu thị,… để phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm; - Triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị chế biến gắn với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm. Vận động các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tự đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng công trình trực tiếp phục vụ xuất khẩu thanh long như: xây dựng, mở rộng nhà đóng gói, sơ chế đạt tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, kho lạnh bảo quản thanh long để phục vụ xuất khẩu; - Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Thuận, các ngân hàng thương mại phổ biến phương thức cho vay, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn vay; - Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, kiểm soát, quản lý các doanh nghiệp thu mua thanh long liên quan đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm; sử dụng hóa đơn chứng từ, quy định về ghi nhãn hàng hóa… 6. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm: - Nghiên cứu triển khai ứng dụng các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến chất lượng trái thanh long, sản xuất, bảo quản và chế biến thanh long; - Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị chế biến gắn với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm (ISO, HACCP...), đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu thanh long; - Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh thanh long thực hiện tốt quy chế quản lý nội bộ sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm quả thanh long. Triển khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thanh long Bình Thuận ra nước ngoài; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thanh long đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; - Tiếp nhận, đăng tải cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); chọn lọc, chuyển ngữ những thông báo TBT liên quan đến sản phẩm, thị trường xuất khẩu thanh long để đăng trên Bản tin TBT và gửi trực tiếp đến cơ quan, doanh nghiệp xuất khẩu; - Đề xuất và kiến nghị các cơ quan chuyên môn của Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí để hợp đồng với các cơ quan quốc tế có uy tín cao để đánh giá sản phẩm thanh long và công bố chính thức trên toàn cầu về đặc điểm quả, thành phần dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm, lợi ích đối với sức khỏe người tiêu dùng… 7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm: - Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các trang trại thanh long có qui mô lớn trên địa bàn tỉnh nghiên cứu xây dựng mô hình trang trại có đủ điều kiện phát triển thành các điểm đến tham quan phục vụ khách du lịch, vừa góp phần làm phong phú nội dung các tour, tuyến du lịch, vừa tăng hiệu quả khai thác sản phẩm, quảng bá hình ảnh thanh long Bình Thuận; - Cùng với Hiệp hội Du lịch Bình Thuận vận động các cơ sở du lịch, nhà hàng xây dựng thực đơn có các món ăn, món tráng miệng, nước giải khát… được chế biến từ trái thanh long phục vụ du khách; - Phối hợp cùng các sở, ngành liên quan, Hiệp hội Du lịch Bình Thuận xây dựng và thường xuyên chiếu các video clip chuyên đề về thanh long (quy trình sản xuất thanh long an toàn, công dụng lợi ích của trái thanh long đối với sức khỏe, cách ăn thanh long,…) tại các cơ sở du lịch, các nhà hàng, khu nghỉ dưỡng nhằm giới thiệu, quảng bá và kích cầu tiêu dùng. 8. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm: - Triển khai thực hiện các giải pháp quản lý đầy đủ, kịp thời các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn; quản lý đầy đủ doanh thu tính thuế; quản lý trách nhiệm kê khai và nộp thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thanh long; - Nghiên cứu đánh giá việc thu thuế đối với các doanh nghiệp, các cơ sở thu mua thanh long trên địa bàn tỉnh; cán bộ thuế phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, khảo sát nắm rõ tình hình hoạt động, quy mô kinh doanh và mức doanh thu… Kiểm tra chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề, đúng địa chỉ cố định; - Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thanh long; xử lý nghiêm mọi trường hợp ẩn lậu thuế, trốn thuế, vi phạm pháp luật về thuế… nhằm thiết lập trật tự ổn định trong lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, chống thất thu thuế và tạo sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong phân phối, lưu thông sản phẩm trái thanh long. 9. Chi cục Hải quan Bình Thuận có trách nhiệm: Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp để đơn giản hóa các thủ tục hải quan theo chỉ đạo chung của ngành hải quan. Duy trì việc tư vấn thủ tục hải quan trên Báo Bình Thuận; hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn về thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh nói chung và doanh nghiệp kinh doanh thanh long nói riêng. Đồng thời, phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu thanh long của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. 10. Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hội Nông dân tỉnh có trách nhiệm: - Tiếp tục vận động các hộ nông dân, các trang trại sản xuất thanh long triển khai thực hiện theo quy trình VietGAP, GlobalGAP; thực hiện tốt các chính sách, quy định của Nhà nước nhằm bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường; - Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã sản xuất - kinh doanh thanh long. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ quản lý và người lao động, xã viên trong hợp tác xã; - Vận động các cá nhân sản xuất thanh long thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác; tổ chức xây dựng các nhóm liên kết sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP. Tuyên truyền vận động, hướng dẫn các hợp tác xã, nhóm nông dân, trang trại liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp thông qua các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; gắn kết lợi ích giữa nhà doanh nghiệp với tổ, nhóm sản xuất thanh long để phát triển thanh long ổn định và lâu dài. 11. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Bình Thuận có trách nhiệm: - Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh quan tâm cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện vay vốn để phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở kinh doanh, chế biến, đóng gói thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; - Chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện tốt các phương thức thanh toán quốc tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh. 12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm: - Thực hiện tốt việc quản lý quy hoạch vùng sản xuất thanh long trên địa bàn theo quy hoạch chung của tỉnh để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Chủ động thực hiện và đề xuất hình thức đầu tư thích hợp trên tinh thần huy động các nguồn lực để nâng cấp kết cấu hạ tầng (hệ thống kênh mương, đường nội đồng, mạng lưới điện,…) phục vụ sản xuất thanh long; - Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất thanh long an toàn theo quy trình VietGAP tại địa phương; phối hợp triển khai các chính sách hỗ trợ, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, công nghệ bảo quản sau thu hoạch… cho các hộ sản xuất thanh long; - Phối hợp Sở Giao thông Vận tải kiểm tra thực trạng và quy hoạch lại các tuyến đường giao thông trong vùng đã trồng thanh long tạo thuận lợi trong việc vận chuyển thanh long gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; - Phối hợp, tham gia cùng các sở, ngành trong việc củng cố và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại để làm tốt chức năng cầu nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng tiêu thụ thanh long; chứng thực việc ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ thanh long giữa doanh nghiệp và nông dân, phối hợp xử lý các tranh chấp giữa các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ thanh long. 13. Hiệp hội Thanh long Bình Thuận có trách nhiệm: - Thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long với nhau; giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân sản xuất thanh long; vận động các bên tăng cường đoàn kết, gắn bó, cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro; vận động các bên tham gia ký kết các hợp đồng cung ứng bao tiêu sản phẩm và thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết. Tham gia hòa giải, phối hợp xử lý các tranh chấp giữa các bên; - Vận động các doanh nghiệp phát triển mở rộng mạng lưới thu mua, đầu tư xây dựng mở rộng hệ thống nhà đóng gói, bảo quản để bảo đảm tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho nông dân; đặc biệt, chú ý đến việc yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng cơ sở chế biến, đóng gói đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai và vận động doanh nghiệp dán tem Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên trái thanh long trước khi đưa ra thị trường; - Phối hợp phổ biến, vận động các thành viên hiệp hội cũng như các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh thanh long thực hiện tốt chủ trương chính sách của Nhà nước, các chỉ đạo của tỉnh liên quan đến phát triển sản xuất - tiêu thụ thanh long bảo đảm an toàn, ổn định; trực tiếp tham gia và vận động doanh nghiệp cùng tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của quốc gia, các nội dung của chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh. Phối hợp đề xuất, thực hiện các giải pháp để giữ gìn, bảo vệ và phát huy Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” đối với sản phẩm thanh long để nâng cao uy tín thanh long Bình Thuận. 14. Các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm: Chấp hành đầy đủ các chính sách, quy định, chỉ đạo của Nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh thanh long. Trong sản xuất phải tuân thủ theo quy hoạch của Nhà nước; tích cực hưởng ứng thực hiện tốt quy trình sản xuất thanh long theo VietGAP, GlobalGAP. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long phải xây dựng cơ sở sơ chế - đóng gói thanh long bảo đảm an toàn; tích cực tham gia chương trình xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm, phát triển mở rộng thị trường bảo đảm đầu ra cho trái thanh long. Giữa doanh nghiệp kinh doanh và tổ chức, cá nhân sản xuất thanh long cần tăng cường quan hệ tạo mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ nhằm góp phần để thanh long phát triển ổn định. (Nội dung cụ thể, chi tiết được quy định trong Đề án nghiên cứu phát triển thị trường thanh long Bình Thuận gửi kèm theo Quyết định này). Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thanh long căn cứ Quyết định thi hành./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Ngọc Hai PHẦN MỘT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ THANH LONG BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN (2006 - 2012) I. Đánh giá tổng quan về tình hình phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh. 1. Hiện trạng phát triển sản xuất cây ăn trái ở Việt Nam: 1.1. Về diện tích cây ăn trái: Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và cung cấp các loại trái cây nhiệt đới. Tổng diện tích cây ăn trái cả nước năm 2011 tiếp tục phát triển và đạt khoảng 832.700 ha tăng 6,8% so năm 2010; trong đó vùng Nam Bộ (gồm 13 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - ĐBSCL và 8 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ - ĐNB) có 415.800 ha, tăng 1,84% so năm 2010, chiếm tỷ trọng 53,2% so với cả nước. - ĐBSCL là khu vực trọng điểm về cây ăn trái của cả nước. Diện tích cây ăn trái toàn vùng năm 2011 là 288.300 ha với sản lượng 3,18 triệu tấn (chiếm 34,6% về diện tích cây ăn trái và 45,6% về sản lượng trái cây cả nước); - Khu vực ĐNB cũng có điều kiện thuận lợi về đất đai, thời tiết thích hợp cho nhiều loại trái cây nhiệt đới. Diện tích cây ăn trái ở khu vực này khoảng 127.500 ha; trong đó 02 tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn nhất ĐNB là Đồng Nai (48.000 ha) và Bình Thuận (29.474 ha) chiếm 57% diện tích trái cây của khu vực; - Tại khu vực Miền Bắc, 02 loại cây ăn trái có diện tích vượt trội (chiếm 39% diện tích cây ăn trái toàn khu vực) là vải thiều và nhãn. 1.2. Sản lượng và chủng loại trái cây Việt Nam: Tổng sản lượng trái cây Việt Nam năm 2011 ước 7,5 triệu tấn; trong đó, vùng Nam Bộ chiếm khoảng 4,3 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 57% trong tổng sản lượng trái cây cả nước. Một số loại trái cây có sản lượng vượt trội (số liệu thống kê 2011) là cam, quýt (739.300 tấn); vải (420.900 tấn), chôm chôm (304.400 tấn); nhãn (616.400 tấn), xoài (595.800 tấn); thanh long (468.300 tấn);… - Vùng Nam Bộ có khá nhiều chủng loại trái cây khác nhau; trong đó 05 loại trái cây đạt sản lượng cao nhất là xoài (570.700 tấn, chiếm tỷ trọng 95,8% sản lượng cả nước); nhãn (375.100 tấn, tỷ trọng 63%); thanh long (467.000 tấn, tỷ trọng 99,7%); chôm chôm (297.000 tấn, tỷ trọng 97,6%) và sầu riêng (174.800 tấn, tỷ trọng 80,5%); - Tại khu vực Miền Bắc, 02 loại cây ăn trái có sản lượng lớn là vải thiều (sản lượng 420.900 tấn) và nhãn (sản lượng 214.100 tấn); - Một số cây ăn trái đã có thương hiệu trên thị trường như thanh long Bình Thuận, bưởi da xanh, bưởi năm roi, sầu riêng cơm vàng hạt lép, sầu riêng Ri6, sầu riêng sữa hạt lép (Cái Mơn, Monthong), xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên…). (diện tích, sản lượng một số loại cây ăn trái Việt Nam xem Bảng 1, 2 phần phụ lục). 1.3. Nhận xét chung: Trước bối cảnh hội nhập quốc tế và yêu cầu ngày càng cao về chủng loại, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; sản xuất cây ăn trái Việt Nam nói chung có nhiều cơ hội, nhưng cũng phải đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và sự cạnh tranh gay gắt, cần phải có những giải pháp tích cực, đồng bộ để tạo sự chuyển biến về chất lượng; bên cạnh đó, cần quan tâm đẩy mạnh việc phát triển mở rộng thị trường tương xứng với việc tăng diện tích, sản lượng trái cây trong những năm tới. 2. Hiện trạng phát triển sản xuất thanh long ở Việt Nam: Theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2011 diện tích sản xuất thanh long trên cả nước là 23.000 ha với sản lượng ước đạt 468.300 tấn. Trước đây, thanh long chủ yếu sản xuất ở 03 tỉnh (Bình Thuận, Tiền Giang và Long An) và chủ yếu trồng giống thanh long ruột trắng. Tuy nhiên, trước hiệu quả kinh tế của cây thanh long, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang phát triển thanh long và chủ yếu là sản xuất thanh long ruột đỏ (do thanh long ruột đỏ có giá cao gấp 2 - 3 lần thanh long ruột trắng). Cụ thể: - Tại vùng Nam Bộ: Bình Thuận đứng đầu cả nước về diện tích, năng suất và sản lượng thanh long (18.616 ha, sản lượng gần 400.000 tấn). Tiền Giang đang có 2.200 ha thanh long, quy hoạch đến 2015 đạt 4.600 ha; Long An hiện có 1.200 ha, quy hoạch đến 2015 đạt 1.800 ha; một số tỉnh khác như Vĩnh Long, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu,… cũng đang sản xuất thanh long; - Tại Miền Bắc: tỉnh Quảng Ninh trồng trên 100 ha, Vĩnh Phúc có 54 ha, Thanh Hóa trên 9 ha, Yên Bái trên 6 ha, Lạng Sơn khoảng 6 ha, Hà Nội khoảng 30 ha, Hòa Bình khoảng 1,8 ha…; - Ngoài ra, một số tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên cũng phát triển thanh long; có thể nói cây thanh long có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước. * Ngoài Việt Nam, thanh long cũng được trồng ở một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Israel, Hoa Kỳ.... 3. Tình hình sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận: 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng của thanh long Bình Thuận giai đoạn từ năm (2006 - 2012): a) Về diện tích: Năm 2011, Bình Thuận có 18.616 ha thanh long (trong đó diện tích cho thu hoạch là 15.287 ha); vượt so với diện tích quy hoạch thanh long toàn tỉnh đến năm 2015 (15.000 ha). Hiện nay, người dân Bình Thuận vẫn đang tiếp tục phát triển thanh long, tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích thanh long Bình Thuận đạt 19.413,98 ha. Nhìn chung, việc phát triển thanh long thời gian qua chủ yếu mang tính hộ gia đình nhỏ lẻ, số hộ có diện tích lớn chưa nhiều; tuy nhiên trong vài năm gần đây qui mô sản xuất thanh long theo hình thức trang trại với diện tích vài chục hecta ngày càng phát triển. (Diện tích thanh long phân bổ ở các địa phương trong tỉnh giai đoạn (2006 - 2012) xem Bảng 3 phần phụ lục). b) Năng suất và sản lượng: Nhờ áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là việc đầu tư thâm canh, phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả và nhờ áp dụng tốt biện pháp chong đèn ra hoa trái vụ nên năng suất thanh long của tỉnh tăng cao; năm 2010 năng suất thanh long đã tăng gấp 1,4 lần so với năm 2005 và sản lượng đạt trên 300.000 tấn, tăng gấp 3,1 lần so với năm 2005. Năm 2011, Bình Thuận có sản lượng thanh long cao nhất nước với 397.700 tấn, chiếm tỷ trọng 85,07% sản lượng thanh long cả nước. 3.2. Kỹ thuật canh tác và tình hình sâu bệnh hại: Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất thanh long, nông dân trong tỉnh đã được hướng dẫn, tự nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất để thâm canh tăng năng suất như: bón phân cân đối; tỉa cành tạo tán hợp lý; áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) và đặc biệt là ứng dụng kỹ thuật chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ đã làm cho năng suất thanh long không ngừng được nâng lên. a) Tình hình chong đèn thanh long ra hoa trái vụ: Năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 8.620 trạm biến áp (TBA) với tổng công suất là 462.000 KVA; trong đó có 7.901 TBA với tổng công suất 430.000 KVA phục vụ cho việc chong đèn sản xuất trái vụ cho 8.497 ha thanh long. Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh có 8.925 TBA với tổng công suất 476.000 KVA. Việc chong đèn ra hoa trái vụ đã giúp cho thanh long Bình Thuận thu hoạch quanh năm nhờ vậy thanh long trở thành sản phẩm lợi thế. Giá thanh long vụ nghịch thường cao hơn so với chính vụ do vậy người nông dân thường tập trung sản xuất vào mùa trái vụ. Bình quân người nông dân thu hoạch thanh long khoảng 8 lần/năm (nhiều vườn khai thác quá mức có thể thu hoạch đến 10 lần/năm); trong đó, thu hoạch thanh long chong đèn trái vụ khoảng 2 - 3 lần/năm; b) Tình hình sản xuất thanh long theo hướng an toàn (GAP): Nhằm bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đã triển khai các mô hình sản xuất thanh long theo hướng an toàn, thực hành quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Sản xuất thanh long theo quy trình GlobalGAP: Bình Thuận là một trong những tỉnh đi đầu trong việc tổ chức sản xuất theo quy trình GlobalGAP trên cây ăn trái. Hiện nay toàn tỉnh có 10 đơn vị sản xuất thanh long với diện tích 235 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP; - Sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP: từ năm 2009 đến nay UBND tỉnh Bình Thuận đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người nông dân sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP. Tính đến 31/12/2012 toàn tỉnh đã có 6.543 ha thanh long được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP. Tình hình và kết quả triển khai thực hiện cụ thể phân tích trong Mục V. (Diện tích thanh long đăng ký sản xuất theo quy trình VietGAP và diện tích được chứng nhận xem bảng 4, 5 và 6 phần phụ lục); - Diện tích sản xuất và nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Hoa Kỳ: Tính đến cuối năm 2011, các chuyên gia kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ và các chuyên gia Việt Nam đã khảo sát, đánh giá và cấp 109 mã số đơn vị sản xuất (PUC) cho 1.922,75 ha thanh long Việt Nam để tham gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ; trong đó tỉnh Bình Thuận được cấp 74 mã số PUC với diện tích 1.468,98 ha. Ngoài ra, các chuyên gia Hoa Kỳ cũng đã cấp mã số nhà đóng gói (PHC) cho 12 doanh nghiệp; trong đó tỉnh Bình Thuận được cấp 08 mã số PHC. (các doanh nghiệp, cơ sở đóng gói thanh long tỉnh Bình Thuận được cấp chứng nhận nhà đóng gói thanh long an toàn tính đến năm 2012 xem Bảng 7 phần phụ lục). II. Đánh giá tình hình thị trường của thanh long Bình Thuận giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Thanh long được tiêu thụ ở dạng trái tươi dưới 2 hình thức: tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Qua khảo sát, thị trường nội địa chỉ tiêu thụ khoảng 15 - 20% sản lượng, khoảng 80 - 85% sản lượng chủ yếu được xuất khẩu; trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng khoảng 15 - 20%, còn lại 60 - 65% được vận chuyển ra các tỉnh biên giới phía Bắc để tiêu thụ theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc. 1. Thị trường nội địa: Trái thanh long là mặt hàng mới so với các loại trái cây đang tiêu thụ trên thị trường nội địa; tuy nhiên, thanh long đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong cả nước, trong đó đặc biệt là thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố khác; trong đó chủ yếu là khu vực phía Bắc… Việc cung ứng và phân phối thanh long cho thị trường chủ yếu do các doanh nghiệp kinh doanh thanh long, các cơ sở sơ chế - đóng gói thanh long đảm nhận, thông qua các nậu vựa, thương lái tại các chợ đầu mối để cung cấp thanh long đến các chợ ở địa bàn xã, huyện, thị và các siêu thị trong cả nước. Thanh long Bình Thuận chủ yếu tập trung cho xuất khẩu nên cung cấp thông qua các chợ đầu mối, siêu thị không nhiều. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chỉ có vài doanh nghiệp có cung ứng và giao hàng theo đơn đặt hàng của một số siêu thị; trong đó chủ yếu ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Đơn hàng được lập hàng tuần với số lượng và đơn giá cụ thể; trên cơ sở đó doanh nghiệp lập kế hoạch thu mua và cung cấp hàng cho siêu thị đúng theo yêu cầu. Riêng tại các siêu thị ở Hà Nội, do cung đường vận chuyển xa, tuyến đường vận chuyển giao hàng gặp nhiều khó khăn hơn nên hầu hết các doanh nghiệp ít quan tâm đến việc cung cấp hàng đến các siêu thị, do vậy các siêu thị lấy hàng từ các chợ đầu mối trong khu vực về bày bán. (Hình 1: thanh long bày bán tại Siêu thị Big C) Thanh long cung cấp cho thị trường nội địa hầu hết là thanh long loại 2; trong đó thanh long cung cấp cho các siêu thị có hình dáng, mẫu mã tốt hơn so với thanh long được bày bán ở chợ, nhất là các chợ địa bàn các thị trấn, thị tứ xa chợ đầu mối. Do hình thức và ý nghĩa của tên gọi của trái thanh long, do tín ngưỡng sử dụng trong thờ cúng của người Châu Á nên thanh long được dùng nhiều để cúng vào các rằm, mùng một (âm lịch) và các ngày lễ tết, khiến nhu cầu trong các dịp này tăng cao so với ngày bình thường. Thị trường nội địa tiêu thụ ngày một nhiều hơn do một phần doanh nghiệp trong tỉnh năng động, mặt khác công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, trong đó quan trọng là quảng bá giới thiệu về lợi ích và công dụng của thanh long đối với sức khỏe con người được quan tâm và tích cực triển khai. Đặc biệt, từ giữa năm 2012 đến nay, sau những thông tin trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc còn tồn dư nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho người tiêu dùng, do vậy hiện nay người tiêu dùng rất cảnh giác và thận trọng khi mua trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc. Để an toàn, người tiêu dùng chọn mua trái cây trong nước và do hình thức và ý nghĩa của tên gọi của trái thanh long, do tín ngưỡng sử dụng trong thờ cúng của người Châu Á nên trái thanh long là một trong những sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn. (trong Mục VI sẽ có báo cáo đánh giá cụ thể hơn về nội dung này) 2. Thị trường xuất khẩu: Các doanh nghiệp Bình Thuận đã xuất khẩu (chính ngạch) trái thanh long đến 14 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; bao gồm Châu Á; Châu Âu; Châu Mỹ. Thị trường tiêu thụ chính là các nước Châu Á (chiếm tỷ trọng 80 - 90% về sản lượng và giá trị); trong đó chủ yếu là Trung Quốc. Việc mở rộng thị trường tại khu vực Châu Âu, Châu Mỹ vẫn gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố tác động, như: thời gian vận chuyển dài nên thời gian tiêu thụ ngắn và dễ bị giảm chất lượng; do tập quán tiêu dùng; công tác quảng bá chưa thực hiện đủ mạnh, trái thanh long ít được người tiêu dùng biết đến; do rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm… Qua các chương trình khảo sát, thị trường Trung Quốc tiêu thụ rất nhiều thanh long Bình Thuận; tuy nhiên, do các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận chủ yếu buôn bán theo hình thức biên mậu nên không thống kê được kim ngạch xuất khẩu. Theo ước tính, với sản lượng thu hoạch 400.000 tấn/năm thì lượng thanh long mua bán biên mậu với Trung Quốc ước khoảng 300.000 tấn/năm; tuy nhiên, theo báo cáo của Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tại tỉnh Lạng Sơn, số lượng thanh long đã được cấp Chứng nhận xuất xứ năm 2010 là 635.625 tấn; năm 2011 thực hiện 592.196 tấn; năm 2012 thực hiện 553.193 tấn và cho biết trong đó chủ yếu là thanh long Bình Thuận. Riêng lượng thanh long do cư dân biên giới hai nước mua bán qua các cặp cửa khẩu phụ, cửa khẩu địa phương theo quy định không cần có C/O nên không thống kê được số lượng. III. Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình về xuất khẩu chính ngạch thanh long Bình Thuận giai đoạn (2006 - 2011). 1. Kim ngạch và thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam: * Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang một số thị trường năm 2010 - 2011 (xem Bảng 8 phần phụ lục). Trong các năm qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả nói chung và trái cây nói riêng của Việt Nam liên tục tăng trưởng và thị trường xuất khẩu luôn được mở rộng. Năm 2011, Việt Nam lọt vào top 5 quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới với kim ngạch đạt 622,58 triệu USD (tăng 38,2% so với năm 2010); trong đó kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 259,9 triệu USD (chiếm tỷ trọng 41,7%), tăng 70,7% so với năm 2010 và tăng 2,4 lần so với năm 2009. Biểu đồ 1: diễn biến kim ngạch xuất khẩu trái cây 2009 - 2012 (Đvt: triệu USD) 35 30 25 20 15 10 5 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 N¨m 2009 7.9 6.8 7.4 6.8 6.5 9.6 7.6 9.9 12 11.2 12.2 11.4 N¨m 2010 12.5 6.8 10.7 10.5 7.8 10.4 10.9 16.8 11 14.8 18.5 21.6 N¨m 2011 21.9 9.9 21 22.5 18 19 29.1 26.6 22 20.3 23.1 26.5 N¨m 2012 19.6 20.8 24.3 19.4 23.3 32.4 (Nguồn: bản tin xuất khẩu - Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương) - Chủng loại trái cây xuất khẩu của Việt Nam khá phong phú và đa dạng; trong đó các loại trái cây được xuất khẩu phổ biến là dừa, dứa (thơm), thanh long, chuối, chôm chôm, nhãn, vải, xoài, măng cụt, sầu riêng,… Mặc dù diện tích sản xuất không nhiều (chiếm khoảng 2,8% tổng diện tích cây ăn trái cả nước) nhưng thanh long hiện là mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu chủ lực của nước ta. Biểu đồ 2: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chính ngạch một số loại trái cây Việt Nam năm 2011 . ( Nguồn: TT thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương, 2011) - Thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam năm 2011 tiếp tục được mở rộng (71 thị trường); trong đó Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu, đạt 139,7 triệu USD, chiếm 53,7% tổng kim ngạch; tiếp theo là Hà Lan (6,1%), Nga (5,4%), Mỹ (4,1%), Thái Lan (3,5%), Nhật (3,2%), Indonesia (3,2%), Hàn Quốc (2,4%) và Singapore (2,0%). Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các thị trường Nam Phi, Rumani, Hy Lạp tăng, tuy nhiên cũng có nhiều thị trường giảm mạnh về kim ngạch như: Jamaica và Ai Cập (giảm 100%), Philippines (giảm 90%) và Iran (giảm 88%). Trong 6 tháng đầu năm 2012, trái cây Việt Nam đã xuất khẩu đến 62 quốc gia và vùng lãnh thổ đạt kim ngạch 139,94 triệu USD, tăng 24,5% so cùng kỳ 2011; trong đó Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu dẫn đầu với kim ngạch đạt 86,48 triệu USD, tăng 65,3% so cùng kỳ 2011; kế tiếp là Hoa Kỳ và Hà Lan, Thái Lan, Nhật Bản… * Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam tại các thị trường và kim ngạch xuất khẩu một số loại trái cây chủ lực của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2012 (xem Bảng 9, Bảng 10 phần phụ lục). Biểu đồ 3: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trái cây vào một số thị trường trong 6 tháng đầu năm 2012 2. Kim ngạch và thị trường xuất khẩu thanh long Việt Nam: 2.1. Về kim ngạch xuất khẩu: Trong năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 218.500 tấn thanh long đạt giá trị 107,4 triệu USD, tăng 80,6% về lượng và 90% về kim ngạch so với năm 2010. Trong chủng loại trái cây xuất khẩu của Việt Nam, trái thanh long là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chiếm tỷ trọng 41,32% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam (Biểu đồ 2) Trong 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 74,46 triệu USD, chiếm tỷ trọng 53,21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây, tăng 87,7% so cùng kỳ 2011. Biểu đồ 4: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một số loại trái cây chủ lực của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2012 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một số loại trái cây chủ lực Việt Nam 6 tháng năm 2012 Nho 0,86 Nhãn 1,81 Các loại khác 3,49 Chôm chôm 2,00 Chanh 2,10 Xoài 2,46 Mít 3,07 Dừa 7,99 Dứa 8,08 Vải 8,87 Thanh long 53,21 Tha nh long Vải Dứa Dừa Mít Xoà i Cha nh Chôm chôm Chuối Nhãn Mă ng cụt Bưởi Sơ ri Nho Trái cây khác 2.2. Về thị trường xuất khẩu: Năm 2010 có 36 thị trường nhập khẩu thanh long của Việt Nam, tăng 05 thị trường so với năm 2009. Trong năm 2011, ngoài những thị trường truyền trống lâu nay, trái thanh long còn được xuất khẩu sang một số thị trường mới như Bỉ, Philippines, Honduras, Thuỵ Điển, Na Uy… Hiện nay, thanh long Việt Nam được xuất khẩu khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ; trong đó có cả các thị trường được coi là khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan… như lâu nay, năm 2012 đã phát triển thêm một số thị trường mới như Chilê, Brunei và Greenland. Tuy kim ngạch xuất khẩu thanh long vào các thị trường mới này còn khiêm tốn nhưng bước đầu đã thâm nhập và tạo được sự đa dạng hóa trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam. Cụ thể: a) Tại Châu Á: Việt Nam là nhà xuất khẩu thanh long hàng đầu vào thị trường Châu Á. Người tiêu dùng Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc mua thanh long còn để cúng nên coi trọng hình thức của thanh long (trong khi các dân tộc khác coi trọng hương vị của thanh long hơn hình thức của trái). - Thị trường Trung Quốc: nhiều năm qua Trung Quốc vẫn luôn là thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường chủ lực tiêu thụ thanh long của Việt Nam. Năm 2011, thanh long Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc đạt 169.500 tấn với kim ngạch đạt 67,3 triệu USD, tăng 15,3% về lượng và 43,5% về kim ngạch so với năm 2010; chiếm tỷ trọng lớn nhất (77,6% về lượng và 62,6% về kim ngạch) trong kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam. - Các thị trường truyền thống khác: ngoài Trung Quốc, các nước Châu Á khác như Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia… cũng nhập khẩu nhiều thanh long từ Việt Nam; trong đó lượng thanh long xuất khẩu sang Thái Lan năm 2011 đạt 17,3 ngàn tấn với kim ngạch đạt 8,4 triệu USD, tăng 12,4% về lượng và 32,8% về kim ngạch so với năm 2010; - Thị trường mới: + Kể từ ngày 20/10/2009, Nhật Bản bỏ lệnh cấm nhập khẩu quả thanh long tươi, loại vỏ đỏ ruột trắng, có xuất xứ Việt Nam sau khi đã được xử lý diệt ấu trùng ruồi đục quả bằng phương pháp xử lý hơi nước nóng. Năm 2010, lượng thanh long xuất khẩu qua Nhật chỉ đạt 420 tấn; năm 2011: 600 tấn và năm 2012: 800 tấn. Tại tỉnh Bình Dương chỉ có một doanh nghiệp đầu tư nhà máy xử lý hơi nước nóng và được phía Nhật công nhận; tuy nhiên công suất xử lý vẫn còn thấp (4 tấn/ ngày). Hiện nay, Công ty Good Life ở TP.HCM cũng khởi công xây dựng nhà máy xử lý hơi nước nóng thứ 2 tại Việt Nam. Tại Bình Thuận, ngày 17/10/2011, Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Hồng Ân đã được UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy gia nhiệt thanh long (công suất hoạt động 4.200 tấn/năm) tại huyện Bắc Bình. Theo kế hoạch, nếu việc kiểm định của Nhật Bản thuận lợi thì vào quý 2/2013, nhà máy sẽ đi vào hoạt động, từ đó sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp tại Bình Thuận có điều kiện để xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và kể cả Đài Loan nếu họ vẫn bắt buộc áp dụng biện pháp kỹ thuật; + Đối với thị trường Hàn Quốc: cũng như thị trường Nhật, từ tháng 10/2010, sau nhiều nỗ lực đàm phán, Hàn Quốc đã cho phép nhập khẩu thanh long của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thanh long sang thị trường này liên tục tăng mạnh. Năm 2011, lượng thanh long xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 172,4 tấn với kim ngạch đạt 298,4 nghìn USD, tăng 11,8 lần về lượng và 19,8 lần về kim ngạch so với năm 2010; b) Tại Châu Âu: Việt Nam cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng đầu vào thị trường Châu Âu. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thanh long sang thị trường Châu Âu đạt 7,7 triệu USD, tăng 43,7% so với năm 2010; kim ngạch xuất khẩu thanh long chiếm tỷ trọng 10,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này. Thái Lan và Israel là hai nước xuất khẩu thanh long lớn thứ 2 và 3 (sau Việt Nam) tại thị trường Châu Âu. Châu Âu là thị trường khó tính, để xuất khẩu vào thị trường này, thanh long phải được sản xuất theo quy trình GlobalGAP; tuy nhiên diện tích thanh long được chứng nhận GlobalGAP còn khá ít nên sản lượng thanh long vào EU không nhiều; c) Tại Châu Mỹ: Mexico và các nước Trung - Nam Mỹ là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với các nhà xuất khẩu thanh long từ Châu Á do lợi thế địa lý. Thanh long Việt Nam đã có thương hiệu khá lâu đối với người Mỹ gốc Á. Các nhà xuất khẩu từ Thái Lan, Malaysia... đang cố gắng tìm kiếm thị phần cho thanh long tại thị trường này. - Đối với thị trường Hoa Kỳ: sau nhiều nổ lực đàm phán, với số diện tích thanh long được cấp mã số vườn trồng, sản lượng thanh long có thể xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ hơn 40.000 tấn/năm. Tuy nhiên, số lượng và giá trị thanh long xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt thấp không như mong muốn. Năm 2010, doanh nghiệp cả nước xuất khẩu thanh long vào thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt 858 tấn (tăng 8,5 lần so 2009); năm 2011 xuất khẩu 1.200 tấn đạt kim ngạch 3,5 triệu USD, tăng 46,4% về lượng và 43,6% về kim ngạch so với năm 2010; - Đối với thị trường Chi Lê: từ 03/8/2010, Cục Bảo vệ nông nghiệp Chi Lê (thuộc Tổng cục Bảo vệ Động - Thực vật Quốc gia Chi Lê - SAG) đã chấp thuận về mặt nguyên tắc cho trái thanh long của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này; trong đó, phía Chi Lê yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam xác nhận trái thanh long phải được làm sạch đất và lá; không có các đối tượng gây hại như Rệp sáp giả, Ruồi đục trái và thanh long phải được xử lý theo phương pháp chiếu xạ với cường độ 400 Gy. Do bước đầu mới thâm nhập thị trường nên số lượng và kim ngạch thanh long xuất khẩu vào Chi Lê không đáng kể. (số lượng thanh long xuất khẩu vào các thị trường khó tính 2010 - 2012 xem Bảng 11 phần phụ lục); - Đối với thị trường Canada: đây là thị trường tương đối dễ tính so với Hoa Kỳ, Chi Lê; do đặc điểm về khí hậu (khá lạnh) nên không đòi hỏi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để diệt côn trùng gây hại. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Canada năm 2011 đạt 10,1 triệu USD (tăng 21,63% so năm 2010); năm 2012 đạt 11,45 triệu USD (tăng 13,4% so 2011). Đối với thanh long, năm 2007, các doanh nghiệp Bình Thuận xuất khẩu 240,5 tấn thanh long vào Canada đạt kim ngạch 268.400 USD; năm 2008 chỉ thực hiện 134,4 tấn đạt 78.800 USD. Biểu đồ 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long Việt Nam năm 2011. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long năm 2011 (Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương, 2011) Qua cơ cấu thị trường cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của thanh long Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Khi thị trường này có sự thay đổi (về cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, sử dụng rào cản kỹ thuật…) thì người sản xuất - kinh doanh thanh long dễ gặp rủi ro và bất lợi lớn. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đối với bất cứ mặt hàng nào, cũng có ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà. 3. Về giá xuất khẩu thanh long: Giá xuất khẩu thanh long cao hay thấp phụ thuộc vào từng thị trường, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, chi phí xử lý (chiếu xạ, gia nhiệt), giá cước vận chuyển, bao bì đóng gói, tỷ lệ hư hỏng, độ rủi ro,... Thanh long Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Canada và Châu Âu luôn đạt mức giá cao hơn các thị trường khác. Năm 2011, đơn giá thanh long Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga đạt mức giá trung bình cao nhất (4.500 USD/tấn); kế tiếp là Nhật (3.630 USD/tấn); Mỹ (2.760 USD/tấn); Canada (2.160 USD/tấn); Anh (2.100 USD/tấn); Indonesia (565 USD/tấn); Thái Lan (489 USD/tấn). Thanh long Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt mức giá là bình quân 396 USD/tấn. (đơn giá xuất khẩu thanh long bình quân/ tháng vào các thị trường 2009 - 2011 xem Bảng 12 phần phụ lục). 4. Tình hình xuất khẩu chính ngạch thanh long do các doanh nghiệp Bình Thuận thực hiện trong giai đoạn (2006 - 2012): 4.1. Tình hình chung về kim ngạch và thị trường xuất khẩu thanh long Bình Thuận: Trong những năm vừa qua (ngoại trừ năm 2009 do suy giảm kinh tế toàn cầu), việc xuất khẩu thanh long chính ngạch luôn có sự tăng trưởng cả về số lượng và giá trị; tuy nhiên tốc độ tăng không cao, bình quân giai đoạn (2006 - 2011) tốc độ tăng bình quân về sản lượng xuất khẩu là 3,54%/năm và kim ngạch 5,20%/năm. So với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long luôn chiếm tỷ trọng trên 50%. * Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long của các doanh nghiệp Bình Thuận từ 2006 2012: (xem Bảng 13 phần phụ lục). Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long của các doanh nghiệp Bình Thuận thực hiện trong năm 2010, 2011 chỉ đạt khoảng 19 triệu USD/năm; trong đó xuất khẩu vào các nước Châu Á khoảng 15,6 triệu USD/năm (tỷ trọng bình quân 81,5%), Châu Âu khoảng 3,5 triệu USD/năm (tỷ trọng bình quân 18,5%); riêng thị trường Châu Mỹ, năm 2010 đạt 90.900 USD, năm 2011 không có kim ngạch. Trong năm 2012, các doanh nghiệp Bình Thuận đã xuất khẩu 35.896 tấn thanh long đạt giá trị 20,92 triệu USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 10,7% về giá trị so với năm 2011. * Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long của các doanh nghiệp Bình Thuận từ 2006 - 2012 vào các thị trường: (xem Bảng 14 phần phụ lục). 4.2. Phân tích, đánh giá từng thị trường xuất khẩu: a) Thị trường Châu Á: Thị trường này tiếp tục phát triển mạnh do gần Việt Nam, chi phí vận chuyển thấp, có thời gian để bảo quản và lưu thông, thị hiếu người Châu Á ưa dùng thanh long, còn do tín ngưỡng sử dụng trong thờ cúng. - Thị trường Trung Quốc: Những năm 2007 - 2008, sản lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc bình quân khoảng 5.500 tấn/năm với giá trị kim ngạch 2,6 - 2,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng khoảng 15% so với kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long vào các thị trường và chiếm khoảng 17,3% so với thị trường Châu Á. Từ 2009 đến nay, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long vào Trung Quốc tăng mạnh (bình quân tăng 49,4% về lượng và 22,5% về kim ngạch) và trở thành thị trường xuất khẩu chiếm vị trí số một. Theo số liệu năm 2011, xuất khẩu thanh long chính ngạch vào Trung Quốc chiếm tỷ trọng 48,86% về sản lượng và 35,69% về giá trị (tính riêng ở khu vực Châu Á, thanh long vào Trung Quốc chiếm tỷ trọng 53,87% về lượng và 43,25% về giá trị). Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thanh long chính ngạch vào Trung Quốc đạt 8,94 triệu USD, chiếm tỷ trọng 47,03% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long, tăng 45,21% so năm 2011; - Thị trường Hồng Kông: Năm 2006, Hồng Kông là thị trường tiêu thụ nhiều nhất thanh long Bình Thuận, các doanh nghiệp Bình Thuận đã xuất vào thị trường này 9.800 tấn đạt giá trị 4,89 triệu USD (chiếm tỷ trọng 33,62% về lượng, 33,20% về giá trị so với kim ngạch xuất khẩu thanh long toàn tỉnh năm 2006). Từ năm 2007 đến nay, sản lượng và giá trị xuất khẩu vào thị trường này giảm dần. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu chỉ còn 635 tấn với giá trị chỉ 0,3 triệu USD; tốc độ giảm bình quân khoảng 42,5%/năm. Năm 2012, kim ngạch thanh long xuất khẩu vào Hồng Kông tiếp tục giảm chỉ đạt 125,7 ngàn USD; - Thị trường Đài Loan: Những năm trước đây, Đài Loan là một trong những thị trường tiêu thụ chính của thanh long Bình Thuận (đứng sau Hồng Kông), sản lượng xuất khẩu năm 2006 đạt 6.932 tấn với kim ngạch 4 triệu USD chiếm tỷ trọng 23-25% về lượng và kim ngạch. Từ cuối năm 2008, việc xuất khẩu thanh long vào Đài Loan gặp trở ngại do phía Đài Loan thực hiện quy định nghiêm ngặt về kiểm soát, ngăn chặn Ruồi đục quả và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trái cây nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó có thanh long và Đài Loan yêu cầu thanh long phải được xử lý hơi nước nóng trước khi xuất khẩu. Sau khi phía Đài Loan cảnh báo (từ năm 2007 và đã được gia hạn 02 lần), do ta chưa có giải pháp kỹ thuật kiểm soát côn trùng gây hại - ruồi đục quả ổi lây nhiễm thanh long, chưa được xử lý hơi nước nóng nên từ 01/3/2009, Đài Loan ngưng nhập khẩu thanh long Việt Nam. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu thanh long sang Đài Loan tụt giảm mạnh chỉ đạt 0,45 triệu USD (bằng 12,3% so năm 2008) và từ 2010 đến nay thanh long không xuất vào thị trường này; - Thị trường Singapore: giai đoạn (2006 - 2010), sản lượng và kim ngạch thanh long xuất khẩu vào thị trường này khá ổn định (bình quân 3.400 tấn/năm với kim ngạch 1,92 triệu USD); đến năm 2011 sản lượng xuất khẩu chỉ còn 1.386 tấn với kim ngạch 1,29 triệu USD (chiếm tỷ trọng 4,23% về lượng, 6,79% về giá trị so với kim ngạch xuất khẩu thanh long toàn tỉnh năm 2011); - Thị trường Thái Lan: giai đoạn (2006 - 2008), sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thanh long vào thị trường này có tăng nhẹ, bình quân tăng 11,41%/năm về lượng và 3,15%/năm về giá trị. Giai đoạn (2009 - 2010), sản lượng xuất khẩu giảm dần, bình quân khoảng 2.228 tấn/năm với kim ngạch 1,74 triệu USD/năm. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu giảm còn 1.765 tấn với kim ngạch 1,33 triệu USD (chiếm tỷ trọng 5,39% về lượng và 7,02% về giá trị so với kim ngạch xuất khẩu thanh long toàn tỉnh năm 2011) và năm 2012 chỉ đạt kim ngạch 0,95 triệu USD; - Thị trường Malaysia: trong giai đoạn (2006 - 2010), sản lượng và kim ngạch thanh long xuất khẩu vào thị trường này ngày càng giảm dần (bình quân giảm 23,8%/năm); năm 2006 xuất khẩu 2.021 tấn = 0,56 triệu USD, đến năm 2010 chỉ còn 681 tấn với kim ngạch 0,43 triệu USD. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu tăng lên đạt 1.035 tấn, kim ngạch 0,67 triệu USD (chiếm tỷ trọng 3,16% về lượng và 3,52% về giá trị so với kim ngạch xuất khẩu thanh long toàn tỉnh năm 2011) và năm 2012 đạt kim ngạch 0,78 triệu USD tăng 17% so năm 2011; - Thị trường Indonesia: năm 2006, lượng thanh long xuất khẩu vào thị trường này khá khiêm tốn (162 tấn, kim ngạch 54.160 USD). Năm 2007 lượng thanh long xuất khẩu vào thị trường này tăng hơn 10 lần so với năm 2006 (lượng 1.829 tấn, kim ngạch xấp xỉ 1 triệu USD). Giai đoạn (2008 - 2009) kim ngạch đạt 1,9 - 1,95 triệu USD; năm 2010 đạt kim ngạch 4,45 triệu USD và kết quả thực hiện năm 2011 đạt 8.758 tấn với giá trị 5,15 triệu USD (chiếm tỷ trọng 26,74% về lượng và 27,14% về giá trị so với kim ngạch xuất khẩu thanh long toàn tỉnh năm 20 chiếm tỷ trọng 47,03%, 11), đứng thứ hai sau thị trường Trung Quốc. Năm 2012, kim ngạch xuất thanh long vào thị trường này giảm 4,62% so năm 2011; - Thị trường Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE): năm 2006, sau khi xuất chào hàng (19,45 tấn, kim ngạch 9.003 USD); đến năm 2009 thanh long mới xuất khẩu lại thị trường này, tuy nhiên sản lượng và giá trị khá ít. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 123 tấn với kim ngạch 148.800 USD. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thanh long vào thị trường này đạt 354.500 USD, tăng gấp 2,4 lần so năm 2011; b) Thị trường Châu Âu: Số lượng và kim ngạch thanh long xuất khẩu vào thị trường này không lớn do thị trường này yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng, diện tích sản xuất và nhà đóng gói thanh long phải đạt tiêu chuẩn EurepGAP (nay là GlobalGAP); bên cạnh đó do cung đường vận chuyển xa, thanh long dễ bị hư hỏng, thời gian bảo quản trong lưu thông ngắn, chi phí giá thành cao nhưng hiệu quả kinh doanh đem lại bình quân không cao. Trong khu vực Châu Âu, Hà Lan là thị trường tiêu thụ thanh long Bình Thuận nhiều nhất. Từ năm 2009 - 2011, các doanh nghiệp Bình Thuận đã xuất khẩu sang Hà Lan lần lượt là 1.453 tấn; 1.992 tấn và 1.851 tấn (bình quân 1.765 tấn/năm) đạt kim ngạch lần lượt là 2,50; 3,03 và 2,24 triệu USD (bình quân khoảng 2,6 triệu USD/năm). Năm 2012, xuất khẩu thanh long vào Hà Lan chỉ đạt 1,75 triệu USD, giảm 22% so với năm 2011. Các thị trường khác như Anh, Pháp, Đức… cũng nhập khẩu thanh long, tuy nhiên không ổn định như thị trường Hà Lan; cụ thể: xuất khẩu vào thị trường Anh năm 2010, 2011 lần lượt 275 và 279 tấn đạt kim ngạch 599 và 610 ngàn USD; còn thị trường Đức và Pháp không đáng kể; c) Thị trường Châu Mỹ: Thị trường Châu Mỹ nói chung là thị trường đồ sộ, có nhiều tiềm năng nhưng vì thời gian vận chuyển dài (khoảng 25 - 30 ngày), thanh long dễ bị hư hỏng, thời gian bảo quản trong lưu thông ngắn,… mặc dù giá tiêu thụ khá cao nhưng chi phí đầu vào cũng cao hiệu quả kinh doanh đạt thấp do vậy ít có doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu thanh long vào thị trường khu vực này. - Thị trường Canada: trong giai đoạn (2006 - 2008), các doanh nghiệp Bình Thuận xuất khẩu thanh long vào thị trường bình quân 164 tấn/ năm đạt kim ngạch khoảng 134 ngàn USD. Từ năm 2009 đến nay, các doanh nghiệp Bình Thuận không tiếp tục xuất khẩu vào thị trường do dễ gặp rủi ro vì hàng bị hư hỏng nhiều sau quá trình vận chuyển dài ngày, hiệu quả trong kinh doanh đạt thấp; - Thị trường Hoa Kỳ: như đã nêu ở phần trước, với diện tích thanh long đã được Hoa Kỳ cấp mã số vùng trồng (1.468,98 ha, ước sản lượng thu hoạch trên diện tích này khoảng 30.000 tấn), thanh long Bình Thuận được một số doanh nghiệp (chủ yếu ngoài tỉnh) thu mua sau đó chiếu xạ và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ; tuy nhiên, số lượng và giá trị thanh long xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt thấp. Trong 03 năm (2008 đến 2010), riêng các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận chỉ xuất khẩu 94,2 tấn đạt kim ngạch 200 ngàn USD; năm 2011 và 2012 không có kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ; - Thị trường Chi Lê: Kể từ năm 2012, thanh long Bình Thuận đã xuất khẩu vào Chi Lê, mặc dù giá xuất khẩu khá cao nhưng số lượng xuất khẩu chỉ ở mức thăm dò thị trường (1,8 tấn, kim ngạch xuất khẩu 15.000 USD). 4.3 Đơn giá xuất khẩu thanh long: Nhìn chung, đơn giá thanh long xuất khẩu do các doanh nghiệp Bình Thuận thực hiện vào các thị trường qua các năm có tăng, năm sau so với năm trước. Giá thanh long xuất khẩu ở mỗi thị trường có chênh lệch khác nhau tùy theo mùa vụ, yêu cầu về tiêu chuẩn, mẫu mã; phương tiện vận chuyển, yêu cầu xử lý kỹ thuật trước khi xuất khẩu (chiếu xạ, gia nhiệt),… Những thị trường xa và khó tính như Châu Âu, Hoa Kỳ giá xuất khẩu khá cao nhưng doanh nghiệp xuất khẩu phải có kinh nghiệm và thật sự “chuyên nghiệp”, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương; ngoài ra doanh nghiệp phải tìm, lựa chọn nguồn hàng đáp ứng yêu cầu, trong quá trình xuất khẩu dễ gặp rủi ro… nên chỉ có các doanh nghiệp có kinh nghiệm mới xuất khẩu vào những thị trường khó tính này. (đơn giá xuất khẩu thanh long bình quân từng thị trường do các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận thực hiện 2006 - 2012 xem Bảng 15 phần phụ lục). IV. Điều tra nghiên cứu về tình hình, thực trạng xuất khẩu thanh long tại một số cửa khẩu biên giới phía Bắc. 1. Tình hình chung: Thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn với dân số hơn 1,3 tỷ người nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất lớn để tiêu dùng trong nước và sản xuất - xuất khẩu; là thị trường đa dạng và có thể được xem là một thị trường dễ tính; mỗi vùng - miền có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa khác nhau (các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, miền Tây Nam có nhu cầu thường xuyên về thủy hải sản,…), nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khác nhau. Trung Quốc là thị trường láng giềng với điều kiện địa lý thuận lợi (có chung đường biên giới dài 1.450 km với 8 cặp cửa khẩu quốc tế, 13 cặp cửa khẩu chính cùng nhiều cửa khẩu phụ và chợ đường biên), cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có nhiều nét tương đồng, phương thức mậu dịch phong phú, đa dạng (buôn bán chính ngạch, tiểu ngạch, hàng đổi hàng, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu). Đặc biệt hơn, Chính phủ hai nước đã có nhiều văn bản hợp tác trong lĩnh vực nông, hải sản mà đóng vai trò chủ chốt đó là lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Chính vì thế, kim ngạch mậu dịch song phương Việt Nam - Trung Quốc liên tục phát triển trong các năm qua. Theo Bộ Công thương, thị trường Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục là một thị trường trọng điểm, có tiềm năng lớn và doanh nghiệp Việt Nam nên cố gắng khai thác. Đối với tỉnh Bình Thuận, thị trường Trung Quốc đang là thị trường quan trọng, không chỉ xuất khẩu tại các tỉnh giáp biên mà còn vào sâu trong lục địa kể cả các thành phố lớn. Các doanh nghiệp của tỉnh đã có mối quan hệ xuất khẩu với các đối tác Trung Quốc từ nhiều năm nay, với nhiều sản phẩm xuất khẩu của tỉnh như trái thanh long, cao su, hải sản chế biến… 2. Về chính sách ngoại thương biên giới với những quốc gia có chung biên giới với Trung Quốc (chính sách biên mậu): Từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa nền kinh tế, đã xác định “mở cửa toàn diện, nhiều hình thức, nhiều tầng”, trong đó có mở cửa ven biên giới đất liền. Phương châm của chiến lược mở cửa ven biên giới là: “lấy mậu dịch biên giới dẫn đường, coi hợp tác kinh tế - kỹ thuật là trọng điểm, lấy khu vực lục địa làm chỗ dựa, coi việc khai thác thị trường các nước xung quanh là mục tiêu”. Từ cuối những năm 80, Trung Quốc đã coi mậu dịch biên giới là “đột phá khẩu” và có những chính sách quản lý rất rõ ràng, thống nhất, hướng vào việc đẩy mạnh mậu dịch biên giới, nhằm cải thiện đời sống của cư dân vùng biên giới, phát triển kinh tế vùng biên. Trung Quốc thực hiện những chính sách ưu đãi như: xóa bỏ mọi sự hạn chế về hình thức sở hữu đối với các thành phần tham gia mậu dịch biên giới; xóa bỏ mọi sự hạn chế, ràng buộc của chính quyền địa phương sở tại đối với mậu dịch biên giới; xóa bỏ sự hạn chế về kim ngạch, đảm bảo các giao dịch của mậu dịch biên giới qua một cửa; thực hiện việc miễn thuế, giấy phép xuất nhập khẩu đối với những hàng hóa bình thường,… Chính phủ Trung ương Trung Quốc còn giao quyền cho chính quyền địa phương tự định ra các mức thuế suất phải thu theo nguyên tắc: mức thuế mặt hàng cùng chủng loại cấp tỉnh quy định phải thấp hơn mức thuế của Trung ương; cấp huyện, thị quy định phải thấp hơn mức thuế của cấp tỉnh và chỉ được thu ở các cửa khẩu địa phương, còn các cửa khẩu quốc tế do Hải quan thu và nộp về ngân sách Trung ương; - Thực hiện chính sách quy hoạch, phát triển kinh tế vùng cửa khẩu biên giới của Trung Quốc, Nhà nước Trung Quốc giao cho các tỉnh, Khu tự trị tự cân đối và áp dụng chính sách thuế một cách linh hoạt để điều tiết lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hiện nay, thực hiện chính sách khuyến khích biên mậu, đối với cư dân biên giới phía Trung Quốc được mua hàng miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT với mức 8.000 Nhân dân tệ/người/ngày (khoảng 25 triệu VNĐ) và số hàng này người dân được quyền bán lại cho doanh nghiệp (chính sách này của Việt Nam là 2 triệu đồng/người/ngày). Do vậy, đã có tình trạng cư dân phía Trung Quốc cho doanh nghiệp thuê chứng minh thư để nhập mua hàng miễn thuế làm cho tình trạng buôn bán tại cửa khẩu khá phức tạp. Đây là chính sách đã có tác động rất lớn đến tình hình biên mậu hiện nay, nên hết sức chú ý đến chính sách này trong các giải pháp, cơ chế chính sách liên quan của chúng ta. Đối với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị là cửa khẩu quốc gia của Trung Quốc, hàng hóa giao dịch qua cửa khẩu này thực hiện theo Luật Ngoại thương. Những năm trước đây, thanh long xuất qua cửa khẩu này phải chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT), toàn bộ thuế nhập khẩu chuyển về Trung ương. Đối với cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) - Pò Chài (Quảng Tây) là cửa khẩu của địa phương tỉnh Quảng Tây, được áp dụng cơ chế riêng; theo đó thuế hoa quả giảm 50% và để lại cho tỉnh Quảng Tây. Do vậy phía tỉnh Quảng Tây khuyến khích giao dịch ngoại thương biên giới qua cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài. Thực hiện lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, hiện nay thanh long xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc áp dụng mức thuế nhập khẩu là 0% (nếu hoàn tất thủ tục hồ sơ, trong đó có Giấy Chứng nhận xuất xứ theo mẫu quy định - C/O form E) nhưng vẫn phải chịu thuế VAT 13%; - Trung Quốc quy định mỗi cửa khẩu biên giới với Việt Nam (cho dù là cùng chung một địa bàn, khu vực; là cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu quốc gia,…) chỉ được xuất - nhập khẩu một số chủng loại hàng hóa riêng biệt. Cụ thể: Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - tỉnh Lạng Sơn - Việt Nam là nơi xuất nhập khẩu máy móc thiết bị,…; Cửa khẩu quốc tế Móng Cái tỉnh Quảng Ninh - Việt Nam được xuất khẩu hàng thủy sản, nhân hạt điều, mủ cao su,… Đối với một số mặt hàng nông sản như đậu xanh, đậu nành, rau củ quả,… thì giao nhận qua cửa khẩu quốc gia Pò Chài (Trung Quốc) - Tân Thanh (Lạng Sơn). Tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc đã thành lập Ban quản lý biên mậu để quản lý, điều hành mọi hoạt động tại cửa khẩu và chủ trương khuyến khích buôn bán biên mậu và phía họ chỉ cho một số doanh nghiệp nhất định thuộc tỉnh biên giới (doanh nghiệp biên mậu) được nhập khẩu thanh long theo hình thức biên mậu tại Tân Thanh (Lạng Sơn) - Pò Chài (Trung Quốc) theo kế hoạch cụ thể mà thực chất là theo hạn ngạch nhất định. Như vậy là phía Trung Quốc khống chế số lượng doanh nghiệp cũng như kiểm soát số lượng và giá cả thanh long nhập khẩu vào họ một cách khôn khéo. Thanh long Việt Nam xuất qua cửa khẩu Pò Chài (Quảng Tây - Trung Quốc) theo hình thức biên mậu được áp dụng thuế nhập khẩu của Trung Quốc là 0% và miễn giảm 50% thuế VAT. Tại cặp cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc), phía Vân Nam cũng đã thành lập Ban Cửa khẩu Chính phủ nhân dân huyện tự trị dân tộc Dao Hà Khẩu để quản lý, điều hành hoạt động mua bán tại cửa khẩu. Những năm trước đây, Vân Nam không cho trái thanh long Việt Nam xuất qua cửa khẩu Hà Khẩu để vào Vân Nam vì họ cho rằng trái thanh long là trái cây hoang dã, quý hiếm. Từ năm 2011, Vân Nam đã cho phép nhập khẩu thanh long vào tỉnh họ theo hình thức biên mậu nhưng số lượng nhập còn ít, chỉ 20 - 30 tấn/ ngày (mỗi ngày 01 - 02 xe). Vừa mới đây (tháng 9/2012), để thu hút lượng hàng hóa về Hà Khẩu - Vân Nam, Ông Chu Vinh Sinh, Cục trưởng Cục Thương vụ Công nghiệp và Thông tin kiêm Trưởng ban Ban Cửa khẩu Chính phủ nhân dân huyện tự trị dân tộc Dao Hà Khẩu đã làm việc với Sở Công thương Bình Thuận và cho biết, nếu thanh long xuất qua cửa khẩu Hà Khẩu theo hình thức biên mậu thì ngoài việc áp dụng mức thuế nhập khẩu 0%, thuế VAT chỉ phải nộp là 3% (nếu xuất bằng đường chính ngạch doanh nghiệp vẫn phải chịu thuế VAT 13%). Rõ ràng là phía Vân Nam, Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp buôn bán theo hình thức biên mậu. 3. Thực trạng xuất khẩu thanh long tại một số cửa khẩu biên giới phía Bắc: Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rất lớn thanh long xuất khẩu của Bình Thuận, nếu như trước đây thanh long Việt Nam chỉ được xuất qua cửa khẩu Pò Chài thì từ 2011 đến nay, thanh long Việt Nam xuất sang Trung Quốc qua hai cửa khẩu là Pò Chài (tỉnh Quảng Tây) và Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam). Ngoài ra, thanh long còn được cư dân biên giới 2 nước mua bán ở các cặp cửa khẩu phụ được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT với mức 8.000 Nhân dân tệ/ người/ ngày (tương đương 25 triệu đồng Việt Nam). Thực hiện chính sách khuyến khích biên mậu, các doanh nghiệp Trung Quốc (chủ yếu ở Quảng Đông, Quảng Tây) đặt hàng với các doanh nghiệp phía Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu theo hình thức biên mậu nhằm mục đích hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu biên mậu của phía Trung Quốc. Việc tiêu thụ thanh long theo phương thức biên mậu với Trung Quốc hiện nay chủ yếu thông qua một trong hai hình thức: các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long tại Bình Thuận trực tiếp vận chuyển hàng đi tiêu thụ và các khách hàng Trung Quốc tổ chức các chân rết tại các địa bàn (chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) đặt hàng để các thương lái, cơ sở gom hàng, tổ chức vận chuyển hàng ra biên giới phía Bắc giao cho doanh nghiệp Trung Quốc. Về phương thức giao dịch - thanh toán: các doanh nghiệp kinh doanh thanh long hiện đang áp dụng 01 và/hoặc 02 phương thức doanh; cụ thể như sau: - Giữa hai bên doanh nghiệp có ký kết hợp đồng kinh tế; theo đó hai bên thỏa thuận số lượng, chất lượng, giá cả và thời hạn giao hàng. Với phương thức này nếu doanh nghiệp Việt Nam có yêu cầu thì doanh nghiệp Trung Quốc sẽ chuyển tiền đặt cọc theo thỏa thuận (tỷ lệ thường là 20 - 30% giá trị lô hàng). Sau khi lô hàng được vận chuyển qua cửa khẩu, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ kiểm tra chất lượng, số lượng và sau đó sẽ thanh toán tiền. Trường hợp hàng xấu (theo đánh giá của doanh nghiệp Trung Quốc) họ sẽ giảm giá, trừ tiền; - Theo đề nghị của doanh nghiệp Trung Quốc (thỏa thuận miệng, hai bên không ký hợp đồng), doanh nghiệp Việt Nam tổ chức thu mua, vận chuyển hàng giao cho doanh nghiệp Trung Quốc để họ bán hộ, các doanh nghiệp Trung Quốc được hưởng hoa hồng tính trên số lượng. Theo giá thị trường tại từng thời điểm, các doanh nghiệp Trung Quốc bán hàng (sau khi thông báo cho doanh nghiệp Việt Nam biết - nếu có quy định), tùy theo nhu cầu thị trường, số hàng sẽ được bán hết trong vòng 2-3 ngày. Khi lô hàng bán xong, họ sẽ tổng hợp và chuyển tiền về cho doanh nghiệp Việt Nam (sau khi trừ chi phí hoa hồng). Dù bằng phương thức nào thì doanh nghiệp Việt Nam cũng ở vào thế bị động; việc giao hàng trước trả tiền sau rất dễ bị lợi dụng, bước đầu là trả chậm, sau đó là nợ “gối đầu”, giao hàng chuyến sau thì mới nhận được tiền chuyến hàng trước và điều này đã ràng buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tiếp tục giao hàng thì mới lấy được nợ; nhiều khi càng giao thêm hàng thì số nợ ngày một nhiều thêm, khi gặp thương nhân Trung Quốc làm ăn không đàng hoàng, hoặc bị thua lỗ phá sản,… thì các doanh nghiệp Việt Nam phải âm thầm chịu đựng. Tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) - Pò Chài (Trung Quốc), hàng ngày có khoảng 100 xe container vận chuyển thanh long sang cửa khẩu này. Phương thức buôn bán hiện nay chủ yếu là giao dịch tại chợ (có thể hiểu đây là chợ đầu mối nông sản của Trung Quốc tại biên giới giáp với Việt Nam), các doanh nghiệp Việt Nam đều phải chuyển toàn bộ thanh long qua cửa khẩu Pò Chài (Trung Quốc) để tiêu thụ. Việc ký kết hợp đồng xuất khẩu chỉ mang tính chất thủ tục, phục vụ cho việc làm các hồ sơ, giấy tờ xuất khẩu như cấp C/O, khai báo hải quan, chứ ít có giá trị pháp lý; các điều khoản thường là thiếu chặt chẽ. Bên cạnh đó, khi thực hiện buôn bán biên mậu thì việc thực hiện các hồ sơ thủ tục khá đơn giản, lợi dụng việc này, các doanh nghiệp Trung Quốc thường yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam ghi sai số lượng, chất lượng và giá cả trong hợp đồng (giảm lượng, giảm giá) để hạ thấp trị giá lô hàng, từ đó tiền nộp thuế VAT sẽ giảm đi. Khi thanh toán, số tiền chênh lệch (do giảm lượng, giảm giá) so với thực tế, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thanh toán riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Từ những lý do trên, để tăng khả năng cạnh tranh và bán được hàng, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chọn hình thức buôn bán biên mậu. Với đặc điểm phương thức kinh doanh biên mậu, hồ sơ thủ tục giao hàng đơn giản, thuận lợi nên đa số các doanh nghiệp kinh doanh thanh long của tỉnh (hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ, thậm chí là quá nhỏ, năng lực ngoại thương yếu…) thường chọn phương thức này. Tuy nhiên, do hợp đồng được làm sơ sài, không có ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý và ghi sai so với thực tế,… nên dễ xảy ra tình trạng người mua xù nợ không thanh toán đủ cho người bán; khi có tranh chấp thì rất khó xử lý, các doanh nghiệp Việt Nam không đủ cơ sở để khiếu kiện nên phải chịu thiệt hại. Tân Thanh (Lạng Sơn) là cửa khẩu chuyên xuất nông sản sang Trung Quốc, ngoài thanh long (của Bình Thuận, Long An, Tiền Giang) còn có vải thiều, dưa hấu, nhãn, chuối,... của nhiều địa phương khác. Theo khảo sát của các cơ quan chức năng ở tỉnh Lạng Sơn, bình quân mỗi ngày có khoảng 2.500 - 3.000 tấn trái cây của Việt Nam xuất qua Trung Quốc, lúc cao điểm lượng hàng tập trung tại đây khoảng 5.000 - 7.000 tấn. Việc tập trung lượng hàng hóa quá lớn tại cửa khẩu này nên trong thời gian qua, thường xảy ra tình trạng ùn tắc, ứ đọng hàng hóa gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp. Tại cửa khẩu Hà Khẩu (Vân Nam), mỗi ngày chỉ có 01 - 02 xe container vận chuyển thanh long sang thị trường Trung Quốc tiêu thụ; lượng thanh long vào thị trường này quá ít so với lượng thanh long xuất qua cửa khẩu Pò Chài. Nguyên nhân: do tỉnh Vân Nam chỉ mới mở cửa cho thanh long Việt Nam vào từ năm 2011 nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin về thị trường này; một số doanh nghiệp vì chưa hiểu rõ chính sách thuế, thủ tục kiểm dịch,… của phía Trung Quốc nên còn e ngại. Đồng thời, do đây là thị trường mới nên mạng lưới khách hàng mua bán còn hạn chế; vì là khách hàng mới, chưa quen biết nên chưa tin cậy lẫn nhau. Ngoài ra, do tuyến đường Hà Nội - Lào Cai xa hơn nhiều so với tuyến Hà Nội - Lạng Sơn, nền đường tuy khá tốt nhưng quá nhỏ, rất nhiều đèo dốc quanh co nên việc vận chuyển bằng xe container lạnh khá khó khăn, vất vả, lái xe không quen đường dễ gặp nguy hiểm rủi ro. Hiện nay, Nhà nước đang triển khai đầu tư tuyến đường cao tốc Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai (hiện nay tuyến Hà Nội - Yên Bái cơ bản hoàn thành), theo kế hoạch, dự kiến đến năm 2013 sẽ thông xe tuyến đường này và tỉnh Lào Cai tập trung mọi nổ lực để thực hiện hoàn thành kế hoạch. Khi tuyến đường cao tốc hoàn thành, thời gian vận chuyển từ Hà Nội đến Lào Cai sẽ được rút ngắn (chỉ trong khoảng 05 giờ). Tương lai không xa nữa, thanh long Việt Nam - chủ yếu là thanh long Bình Thuận - sẽ đến thị trường này nhiều hơn và sẽ làm giảm bớt áp lực nơi cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài. 4. Những khó khăn, bất cập trong việc buôn bán thanh long tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc: Theo nhận xét, đánh giá của Bộ Công thương, trong những năm gần đây, buôn bán biên giới giữa hai nước không ngừng phát triển, biên mậu Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời và có đóng góp tích cực trong quan hệ thương mại hai nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới phía Bắc nước ta. Bên cạnh những ưu điểm là thị trường tương đối dễ tính, mua nhiều cấp loại hàng (loại 1, loại 2…) và không quá khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng; đặc biệt là điều kiện, thủ tục giao hàng, thanh toán thuận lợi, dễ dàng… nên việc kinh doanh theo hình thức biên mậu đã tạo thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh của Bình Thuận tham gia và góp phần làm cho người sản xuất thanh long dễ dàng tiêu thụ sản phẩm; song việc thực hiện buôn bán theo hình thức biên mậu cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại đối với các doanh nghiệp Việt Nam. - Trong thực tiễn, Trung Quốc thường hay đưa ra những chính sách nhằm làm giảm cầu bên phía nhập khẩu và ứ đọng nguồn cung của bên xuất để dễ dàng đánh tụt giá; - Khả năng về kho bãi ở cả hai phía chỉ đáp ứng được tối đa là 300 xe/ngày, trong khi đó khi vào mùa vụ giao thương (đặc biệt là các dịp cuối năm, mùa vụ thu hoạch của các loại trái cây như dưa hấu, xoài, chuối…) thì xảy ra hiện tượng ách tắc, ứ đọng hàng hóa tại cửa khẩu. Đáng lo ngại nhất là thanh toán theo hình thức giao hàng trước trả tiền sau, chuyển tiền “gối đầu”, thời hạn thanh toán chậm trễ, ngày càng kéo dài... nên dễ xảy ra tình trạng người mua không thanh toán gây hậu quả dây chuyền, thiệt hại khó lường, khó giải quyết. Đã có không ít các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long của Bình Thuận bị người mua không thanh toán dẫn đến thua lỗ nặng. V. Tình hình thực hiện các nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển thanh long trong thời gian qua. Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại trái cây ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Để cây trồng lợi thế phát huy được khả năng cạnh tranh của nó, vấn đề đặt ra là phải tổ chức lại sản xuất đúng quy hoạch, quy trình sản xuất phải bảo đảm an toàn đã và đang trở thành đòi hỏi hết sức cấp thiết trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Trong những năm qua, nhằm phát triển thanh long theo hướng an toàn, ổn định, bền vững; Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận rất quan tâm đến vấn đề quy hoạch, định hướng và phát triển cây thanh long. UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành các chủ trương và chỉ đạo; cụ thể như sau: 1. Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất thanh long: - Nhằm mở rộng diện tích thanh long tại các vùng còn có điều kiện về đất đai, nguồn nước đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về cây thanh long; Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 2114/QĐ-UBND ngày 03/8/2009 về việc phê duyệt Dự án phát triển thanh long Bình Thuận từ nay đến năm 2015; Quyết định 2115/QĐ-UBND ngày 03/8/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch vùng trồng thanh long đến năm 2010 và Quy hoạch phát triển thanh long đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2031/QĐ-UBND ngày 09/9/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc bổ sung vùng trồng thanh long đến năm 2010 và Quy hoạch phát triển thanh long đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh; theo đó diện tích thanh long của tỉnh đến năm 2010 là 13.000 ha và năm 2015 đạt 15.000 ha được phân bổ trên các xã thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh. Để triển khai và quản lý Quy hoạch này, UBND tỉnh Bình Thuận đã giao cho UBND các huyện , thành phố trong vùng quy hoạch có trách nhiệm: “Công bố và lập quy hoạch chi tiết về quy hoạch phát triển thanh long tại địa phương, vùng nào được trồng thanh long, vùng nào trồng các loại cây trồng khác, phải cụ thể, lập bản đồ để theo dõi, điều hành; kiên quyết chỉ đạo theo đúng quy hoạch”. Mọi trường hợp làm sai quy hoạch, sai mục đích sử dụng đất hoặc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây thanh long trái phép, sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Tuy nhiên, trước hiệu quả kinh tế của việc sản xuất thanh long khá cao so với nhiều loại cây trồng khác, nhiều hộ nông dân vẫn tiếp tục trồng thanh long dẫn đến việc phát triển tràn lan, phá vỡ quy hoạch. Đến cuối năm 2012, diện tích thanh long toàn tỉnh là 19.413,98 ha, đã vượt 29,43% so với quy hoạch đến năm 2015. Đặc biệt trong thời gian qua, tại một số địa phương, người dân trồng thanh long trên đất lúa với diện tích vi phạm 3.168 ha (trong đó Hàm Thuận Bắc 2.782 ha, Hàm Thuận Nam 273 ha, Tuy Phong 65 ha, Bắc Bình 18,4 ha và Lagi 27 ha). (diện tích thanh long theo quy hoạch và hiện trạng sản xuất đến năm 2012 xem Bảng 17 phần phụ lục). Sản xuất vượt qui hoạch đã gây nhiều khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: điện, nước, đường giao thông; công tác tìm kiếm thị trường tạo đầu ra cho sản phẩm; - Về nguyên nhân sản xuất vượt qui hoạch: + Hiệu quả kinh tế của cây thanh long hơn hẳn cây trồng khác, nên nông dân tự ý đầu tư, phá vỡ quy hoạch; + Việc tuyên truyền, điều hành, chỉ đạo thực hiện quy hoạch của ngành nông nghiệp và PTNT và các địa phương trong thời gian qua là chưa thật quyết liệt; ý thức chấp hành của người dân chưa cao; + Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ khi sử dụng đất không đúng mục đích (đối với trường hợp trồng thanh long trên đất lúa) có mức phạt thấp (từ 200 ngàn đồng đến 30 triệu đồng) so với hiệu quả do cây thanh long mang lại, do vậy mức phạt chưa đủ sức hạn chế sự vi phạm của người dân. 2. Thực hiện quản lý chất lượng trái thanh long: Trước tình hình hoạt động sản xuất, tiêu thụ thanh long trên địa bàn tỉnh có hiện tượng một số ít nông dân lạm dụng chất kích thích, thuốc BVTV làm ảnh hưởng đến chất lượng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thanh long; do vậy, ngày 16/8/2007, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 40/CT-UBND nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng trên cây thanh long và nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm ngăn chặn việc lạm dụng chất kích thích, thuốc BVTV trên thanh long, đảm bảo sản xuất xuất khẩu thanh long an toàn. - Để nâng cao nhận thức cho người dân nhận biết được nguy cơ, tác hại của việc lạm dụng chất kích thích và thuốc BVTV, ngành nông nghiệp đã tổ chức nhiều hội nghị quán triệt các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về sản xuất, kinh doanh thanh long an toàn: tổ chức tập huấn, hội thảo và cấp phát tờ rơi hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; tờ rơi hướng dẫn quy trình sản xuất thanh long an toàn,… phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh thực hiện nhiều chuyên đề trồng thanh long an toàn và các nội dung sử dụng thuốc BVTV an toàn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; - Triển khai cho các hộ trồng thanh trong tỉnh ký cam kết sản xuất thanh long an toàn cho 17.956/19.226 hộ nông dân (đạt 93,39%); các cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh thực hiện ký cam kết không vi phạm các quy định của Nhà nước trong kinh doanh thuốc BVTV; các doanh nghiệp, cơ sở thu mua thanh long “chỉ thu mua trái thanh long bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm”, không mua thanh long có hiện tượng lạm dụng chất kích thích tăng trưởng…; - Thành lập các Đoàn Kiểm tra Liên ngành và tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh tình trạng buôn bán thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, vi phạm nhãn mác, thuốc cấm sử dụng trên thanh long và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tiến hành giám sát các doanh nghiệp, tổ nhóm thanh long VietGAP, lấy mẫu quả thanh long để phân tích về định lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích mà người nông dân thường sử dụng… Sau khi thực hiện các giải pháp trên, tình hình kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn có chuyển biến tích cực, tình trạng buôn bán, lưu hành thuốc giả, thuốc cấm sử dụng đã giảm đáng kể (vẫn còn vài hộ buôn bán thuốc hết hạn sử dụng nhưng số lượng nhỏ, một vài gói, chai không đáng kể)… Đối với việc sử dụng, đến nay vẫn còn tình trạng người dân và thương lái thu mua vi phạm Chỉ thị 40/CTUBND: phun xịt hóa chất trước khi thu hoạch, không bảo đảm đúng thời gian cách ly. Nguyên nhân do: - Tùy theo hình dáng, mẫu mã của trái, thương lái yêu cầu người sản xuất phải phun xịt trước khi thu hoạch nhằm tăng tỷ lệ hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, làm cho mẫu mã đẹp hơn, như vậy giá thu mua của doanh nghiệp sẽ cao hơn. Trong khi đó, người sản xuất dù biết là vi phạm, nhưng do sau khi phun trọng lượng trái và tổng sản lượng thu hoạch tăng, người sản xuất cũng có lợi, nên các hộ gần như đồng tình và không tố giác; - Nhiều trường hợp do mức đầu tư kém, trọng lượng dưới 0,5 kg/trái rất khó bán nên đa số các hộ đều cho phun xịt trước khi thu hoạch vừa tăng được sản lượng vừa dễ bán; - Các biện pháp chế tài về các hành vi lạm dụng chất kích thích, thuốc BVTV trên thanh long chưa đủ mạnh. 3. Tình hình triển khai sản xuất và chứng nhận thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP: Thực hiện các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 về việc ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn; Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 về việc ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn); Chỉ thị số 4136/CT-BNNTT ngày 15/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phát động phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè an toàn,… Từ năm 2009 đến năm 2012, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành các Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 20/4/2009; Quyết định số 780/QĐ-UBND ngày 08/4/2010; Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 04/4/2011 và Quyết định số 651/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chủ trương của tỉnh, người trồng thanh long trong tỉnh đã tham gia Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP khá tích cực, nhiệt tình; qua hơn 05 tháng triển khai, toàn tỉnh đã hình thành thành được 339 tổ hợp tác sản xuất, trang trại với 10.470 hộ tham gia và diện tích đăng ký là 7.474 ha. Kết quả triển khai thực hiện chương trình VietGAP: - Năm 2010: diện tích thanh long được chứng nhận VietGAP đạt 2.978 ha/ KH 5.000 ha (bao gồm diện tích tái cấp chứng nhận của năm 2009 và diện tích chứng nhận mới của năm 2010 là 2.400 ha); - Năm 2011: diện tích giao đăng ký sản xuất VietGAP là 7.000 ha; trong đó có 5.000 ha được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Diện tích được chứng nhận gần 2.100 ha, nâng tổng số diện tích thanh long được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP toàn tỉnh đến cuối năm 2011 là 5.000 ha đạt 100% kế hoạch giao (bao gồm diện tích tái cấp chứng nhận của năm 2009, 2010 và diện tích chứng nhận mới của năm 2011). Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, mức độ tham gia VietGAP của người dân giảm dần; cụ thể: số hộ tham gia trong 02 năm 2011 và 2012 giảm 68,37% (3.312 hộ/10.470 hộ); diện tích giảm 69,29% (2.266 ha/7.474 ha); - Năm 2012, kế hoạch giao cấp chứng nhận thanh long VietGAP là 7.000 ha, kết quả đã cấp chứng nhận 6.543 ha với 8.070 hộ nông dân tham gia. (diện tích thanh long sản xuất theo quy trình VietGAP xem Bảng 4, 5, 6 phần phụ lục). Nguyên nhân do: - Về nhận thức: hiện nay vẫn còn một số nông dân chưa nhìn thấy được lợi ích lâu dài của việc sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP, người mua cũng không yêu cầu sản phẩm phải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; - Trong thời gian qua, việc buôn bán thanh long sản xuất theo VietGAP và chưa theo VietGAP vẫn bình thường như nhau, giá bán không có sự khác biệt; - Thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu theo hình thức biên mậu và hiện nay thị trường này chưa đòi hỏi chứng thư sản phẩm an toàn theo GAP kèm theo lô hàng; do đó hầu hết doanh nghiệp Bình Thuận đều chưa quan tâm đến việc thu mua sản phẩm được sản xuất trên vườn trồng được cấp hoặc chưa được cấp chứng nhận VietGAP. 4. Thực hiện cung cấp điện cho sản xuất trái vụ: Thanh long trái vụ là sản phẩm lợi thế và có tính cạnh tranh cao so với nhiều loại trái cây khác (vì thời gian này trên thị trường không có nhiều loại trái cây); do vậy nhu cầu về điện để chong đèn sản xuất trái vụ ngày càng trở nên bức thiết. Mặc dù tổng công suất nguồn cung cấp được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước nhưng với kết cấu lưới điện 110KV hiện hữu không thể khai thác hiệu quả và không thể giải quyết dứt điểm được tình trạng quá tải nguồn, phải cắt điện tiết giảm phụ tải. Nhằm hạn chế việc hạ trạm biến áp (TBA) tràn lan, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quy định điều kiện và trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng đường dây trung, hạ thế và trạm biến áp phục vụ thắp sáng thanh long của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 18/9/2009; theo đó, bên cạnh các tiêu chí cần có như diện tích sản xuất phải nằm trong quy hoạch thì diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP là một trong những tiêu chí được xem xét ưu tiên trong quá trình hạ trạm biến áp. Để giải quyết căn bản tình trạng quá tải nguồn, công trình đường dây 220KV Hàm Thuận - Phan Thiết và trạm 220KV Phan Thiết được khẩn trương thi công hoàn tất và đóng điện vận hành; tuy nhiên do diện tích chong đèn tiếp tục tăng nên tình trạng quá tải nguồn vẫn xảy ra, UBND tỉnh đã cho triển khai kế hoạch tiết giảm 50% công suất của các TBA đã được lắp đặt trên địa bàn nhằm bảo đảm cung cấp điện tương đối ổn định cho sản xuất thanh long trái vụ. 5. Triển khai công tác hướng dẫn, chứng nhận đủ điều kiện sơ chế rau quả an toàn đối với các cơ sở kinh doanh thanh long: Thực hiện theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn; UBND tỉnh Bình Thuận đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện việc xây dựng nhà đóng gói thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP; cụ thể: - UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và cấp chứng nhận VietGAP; giao Sở Công thương vận động các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long đăng ký xây dựng nhà đóng gói theo tiêu chuẩn VietGAP, kiểm tra việc đăng ký của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về sản xuất - kinh doanh đảm bảo an toàn, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp & PTNT đã tổ chức nhiều cuộc họp quán triệt nội dung chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh về xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói rau quả an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT đến các doanh nghiệp, cơ sở đóng gói thanh long trên địa bàn tỉnh; thường xuyên vận động các doanh nghiệp, cơ sở thu mua - sơ chế - đóng gói thanh long đăng ký và liên hệ Sở Nông nghiệp và PTNT để được hướng dẫn thủ tục, quy trình thực hiện, sau đó sẽ xem xét, kiểm tra đánh giá và nếu đạt sẽ được ngành nông nghiệp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Sở Công thương cũng đã quán triệt đến các doanh nghiệp: việc xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói rau quả an toàn là việc bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành; theo đó các doanh nghiệp phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010; trường hợp các doanh nghiệp không chấp hành, các cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ được giao và có hình thức xử lý thích hợp theo quy định. Sau khi tổ chức vận động, tính đến cuối năm 2009 đã có 29 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long liên hệ đăng ký xây dựng nhà đóng gói theo tiêu chuẩn VietGAP và đến cuối tháng 11/2010 đã có 34 doanh nghiệp cơ sở kinh doanh thanh long đăng ký triển khai thực hiện và đã được ngành nông nghiệp tổ chức tư vấn, hướng dẫn. Tuy nhiên, sau quá trình triển khai, một số doanh nghiệp không tiếp tục thực hiện. Qua xem xét báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT; ngày 30/3/2011, UBND tỉnh đã chỉ đạo và yêu cầu tất cả các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói, xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh nghiêm chỉnh chấp hành các chỉ đạo của UBND tỉnh về sản xuất - kinh doanh thanh long đảm bảo an toàn, đăng ký xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP để được ngành Nông nghiệp hướng dẫn thực hiện, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế rau, quả an toàn trước ngày 30/6/2011; - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức Đoàn kiểm tra Liên ngành để kiểm tra, kiểm soát các cơ sở thu mua, đóng gói thanh long trên địa bàn tỉnh, tiếp tục yêu cầu tất cả các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói, xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh nghiêm chỉnh chấp hành các chỉ đạo của UBND tỉnh về sản xuất - kinh doanh thanh long đảm bảo an toàn. Đến nay, ngoài 04 cơ sở sơ chế thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, 08 nhà đóng gói đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đóng gói thanh long xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ; chỉ có 10 cơ sở được cấp giấy đủ điều kiện sơ chế rau, quả an toàn; trong đó có 02 cơ sở được cấp giấy chứng nhận VietGAP. (Danh sách doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long được cấp chứng nhận đủ điều kiện sơ chế thanh long an toàn xem Bảng 7 phần phụ lục). Kết quả thực hiện việc xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói thanh long bảo đảm an toàn theo quy trình VietGAP đạt thấp là do: - Việc xây dựng nhà đóng gói theo tiêu chuẩn nào lệ thuộc vào việc kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, hầu hết sản lượng thanh long Bình Thuận đều được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và thị trường này chưa có yêu cầu, chưa có quy định về chuẩn nhà đóng gói nên hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm; - Chưa đề xuất hình thức xử lý phù hợp, có sức răn đe đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng qui định trong việc xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. 6. Triển khai ứng phó với một số rào cản kỹ thuật trong thương mại: Trong vài năm gần đây, thị trường một số nước có cảnh báo đối với thanh long Bình Thuận như sau: thanh long có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép (Vương quốc Anh, Trung Quốc, Đài Loan; trong đó nặng nề nhất là Trung Quốc cảnh báo đến 03 lần); Phải có biện pháp kiểm soát côn trùng gây hại - ruồi đục quả ổi lây nhiễm thanh long (Đài Loan); Sản phẩm phải có mã vườn trồng, mã nhà đóng gói (Thái Lan, Hoa Kỳ); Sản phẩm phải được chiếu xạ (Hoa Kỳ) hoặc xử lý nhiệt (Nhật, Đài Loan). Các cảnh báo trên đã được Sở Công thương, Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu UBND tỉnh và cung cấp tình hình, tài liệu đề nghị cơ quan Thương vụ và Tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài đàm phán tháo gỡ, xử lý các tình huống không để xảy ra căng thẳng, nghiêm trọng hơn (thông qua mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước và cán cân thương mại giữa hai nước). 7. Về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ lô hàng thanh long Bình Thuận: Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, người thu mua, cơ sở sơ chế, đóng gói thanh long trong việc tuân thủ và chấp hành các quy định về sản xuất - kinh doanh thanh long đảm bảo an toàn; nhận diện được sản phẩm của từng lô, từng vườn sản xuất, tránh nguy cơ nhầm lẫn sản phẩm ngay từ lúc thu hoạch đến khi sản phẩm được vận chuyển đến kho của doanh nghiệp và có thể truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ lô hàng thanh long khi đưa ra thị trường, đáp ứng yêu cầu chung của thị trường… Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công thương đã xây dựng kế hoạch, thành lập Tổ Công tác truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ lô hàng thanh long Bình Thuận (thành phần: Sở Công thương và các sở, ngành, địa phương có liên quan) để triển khai thực hiện. Sau khi dự thảo quy trình và tổ chức lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành, đơn vị có liên quan, các doanh nghiệp kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh, Sở Công thương tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện truy nguyên nguồn gốc xuất xứ lô hàng thanh long kèm theo công văn số 6361/UBND-KT ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận. Trên cơ sở bản hướng dẫn đã ban hành, một số doanh nghiệp đã chủ động áp dụng và xây dựng quy trình phù hợp với đặc điểm, hình thức kinh doanh riêng của doanh nghiệp. Việc thực hiện quy trình góp phần tạo thuận lợi khi doanh nghiệp xây dựng quy trình đóng gói theo tiêu chuẩn GlobalGAP, giúp dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi có nhu cầu. Tuy nhiên, do thị trường chủ lực tiêu thụ thanh long (thị trường Trung Quốc) chưa có yêu cầu bắt buộc nên doanh nghiệp chưa áp dụng rộng rãi. 8. Về đề xuất biện pháp để người tham gia thanh long VietGAP có lợi hơn: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về đề xuất biện pháp để người tham gia thanh long VietGAP có lợi hơn; Sở Công thương đã cung cấp danh sách 133 nhóm đăng ký sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP (có địa chỉ cụ thể trên từng địa bàn) và yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở thu mua thanh long tập trung và ưu tiên thu mua thanh long của những hộ đã đăng ký sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm bảo đảm sản xuất và kinh doanh thanh long phát triển bền vững. Thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp trực tiếp đàm phán để ký hợp đồng với nhóm, tuy nhiên giữa 02 bên chưa đạt sự đồng thuận do các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, còn có ý kiến khác nhau về...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.