Quyết định 200/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

doc
Số trang Quyết định 200/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 13 Cỡ tệp Quyết định 200/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 115 KB Lượt tải Quyết định 200/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 0 Lượt đọc Quyết định 200/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 0
Đánh giá Quyết định 200/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 200/2006/QĐ-TTg NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2006 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ, DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY” TẠI TỈNH LONG AN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 22 tháng 12 năm 2000; Căn cứ Nghị quyết số 16/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 146/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa vào cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma tuý; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy'' tại tỉnh Long An (kèm theo Quyết định này). Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An có trách nhiệm tổ chức thực hiện thí điểm Đề án; hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Đề án và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Điều 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; đồng thời, có biện pháp giúp tỉnh Long An tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, chính sách và các vấn đề liên quan; hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Đề án của tỉnh Long An. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Trương Vĩnh Trọng đã ký VĂN PHÒNG QUỐC HỘI CƠ SỞ DỮ LIỆU LUẬT VIỆT NAM LAWDATA ĐỀ ÁN T HÍ Đ I ỂM TỔ C HỨC QU Ả N LÝ , D ẠY N GHỀ VÀ GI ẢI QU Y ẾT V I ỆC LÀ M C HO N GƯ ỜI S AU C AI N GHI ỆN MA TÚ Y TẠ I TỈ N H LON G AN (Ban hành kèm theo Quyết định số 200/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ) Ph ần th ứ nh ất S Ự CẤ N THI ẾT PHẢ I TI ẾP TỤ C TỔ C HỨC QU Ả N LÝ , D ẠY N GHỀ VÀ GI ẢI QU Y ẾT V IỆC LÀ M C HO N GƯ ỜI SA U CA I N GHI ỆN MA TÚ Y 1. Khái quát thực trạng tệ nạn ma túy tại tỉnh Long An: Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Long An, số người nghiện ma túy năm 2001 là 735 người, tính đến 6 tháng đầu năm 2005 đã là 1.396 người. Đây là số người nghiện có hồ sơ quản lý, trong thực tế con số này còn cao hơn nhiều. Đáng lo ngại nhất là loại ma túy tổng hợp có tính gây nghiện nhanh và độc hại cao đã xuất hiện ở thị trường Long An. Trong vài năm gần đây, nhiều người nghiện sử dụng ma túy qua đường tiêm chích đã kéo theo sự gia tăng lây nhiễm HIV/AIDS; đồng thời, ma túy còn tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ảnh hưởng tới an ninh trật tự, an toàn xã hội, gây tác hại xấu về đạo đức, sức khoẻ và để lại hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ mai sau. 2. Tình hình cai nghiện ma túy tập trung và tái nghiện ma túy: Từ năm 2001 đến năm 2004, Long An đã tổ chức chữa trị, cai nghiện, phục hồi cho 1.505 lượt người nghiện ma túy. Tuy nhiên, số người đã được cai nghiện có tỷ lệ tái nghiện cao từ 85 đến 90%. Kinh phí trung bình phải chi cho 01 người vào Trung tâm cai nghiện là trên 4 triệu đồng/người. Nếu tính đúng, tính đủ thì ít nhất cai nghiện cho 01 người phải mất đến 20 triệu đồng cho một đợt cai, chưa kể chi phí cho bộ máy phục vụ và cơ sở vật chất của Trung tâm, thậm chí có những người nghiện ra, vào Trung tâm từ 2 đến 3 lần. Như vậy, hàng năm Long An phải chi phí rất lớn để cai nghiện ma túy nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn. 3. Sự cần thiết phải tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện: - Ma túy thâm nhập vào nội địa từ biên giới ngày càng đa dạng và phức tạp tạo ra lượng cung cấp ma túy rất lớn, khó kiểm soát, nhiều loại ma túy tổng hợp dễ nghiện nhưng rất khó cai; cộng với thủ đoạn buôn bán lẻ tinh vi, dẫn tới tình trạng gia tăng số người nghiện mới. Từ đó công tác phòng, chống ma túy nói chung và cai nghiện phục hồi nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. - Số người nghiện ma túy đang cai nghiện tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội nhiễm HIV chiếm tỷ lệ cao; số có tiền án, tiền sự ngày càng tăng nên họ bất chấp luật pháp, không thực sự học tập, rèn luyện để làm lại cuộc đời; bên cạnh đó, quần chúng nhân dân có định kiến với người nghiện ma túy cộng với sự mặc cảm của người nghiện nên công tác cai nghiện phục hồi rất khó khăn và hiệu quả thấp. - Phần lớn người sau cai nghiện trở về gia đình đều tái nghiện cao là do thời gian cai nghiện tập trung chưa đủ để người nghiện rèn luyện, phục hồi nhân cách, hình thành thói quen với lối sống tích cực, thực sự thoát khỏi sự lệ thuộc về tâm lý đối với ma túy, đặc biệt là do 3 môi trường xã hội còn nhiều phức tạp, sự tồn tại các tệ nạn xã hội khác có tác động không nhỏ đến môi trường sống của người sau cai nghiện trở về. - Đa số người nghiện đang chữa trị tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội có trình độ văn hoá thấp, không có nghề nghiệp, việc làm không ổn định, do vậy, sau khi cai nghiện trở về gia đình không tìm được việc làm phù hợp nên họ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, sa ngã và tái sử dụng ma túy. Vì thế, người sau cai nghiện ma túy cần được tập trung quản lý thêm một thời gian nhất định trong môi trường lành mạnh không có ma túy, được đào tạo nghề và giải quyết việc làm để tiếp tục rèn luyện, chuẩn bị đủ điều kiện tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững. 4. Cơ sở pháp lý và giải pháp cho công tác quản lý, dạy nghề cho người sau cai nghiện tại tỉnh Long An: a) Nghị quyết số 16/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương. b) Nghị định số 146/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa vào cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy. c) Trong thực tế, hiệu quả của công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn của tỉnh còn hạn chế; do đó đòi hỏi phải có những giải pháp mới để giải quyết tệ nạn ma túy và phòng, chống tái nghiện có hiệu quả. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ra Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 29 tháng 9 năm 2005 nhất trí việc xây dựng đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý tại tỉnh Long An theo mô hình của thành phố Hồ Chí Minh. Kinh nghiệm cho thấy trong quá trình cai nghiện ma túy, sau khi cai nghiện xong mới chỉ là giai đoạn cắt cơn, giải độc, bình phục sức khỏe. Vì vậy, cần phải tổ chức cho người sau cai nghiện tiếp tục ở cơ sở chữa bệnh thêm một thời gian để họ được sống trong môi trường lành mạnh, không có ma túy, có thêm thời gian rèn luyện, phục hồi nhân cách, phục hồi sức khoẻ, đào tạo nghề, tham gia lao động sản xuất, được hưởng các chế độ, chính sách như một công nhân lao động bình thường tạo điều kiện thuận lợi để công tác cai nghiện đạt kết quả tốt hơn. Ph ần th ứ h ai N ỘI D UN G ĐỀ Á N I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN: 1. Mục tiêu: Việc tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy nhằm bảo đảm để người nghiện được tiếp tục rèn luyện nhân cách, học văn hoá, học nghề, lao động sản xuất trong môi trường thích hợp và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tái hòa nhập cộng đồng, vì lợi ích của chính họ, gia đình họ và lợi ích của cộng đồng, góp phần lành mạnh hoá môi trường xã hội, ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh, tạo môi trường tích cực để phát triển kinh tế, đem lại hạnh phúc, bình yên cho từng gia đình, cộng đồng và xã hội. 2. Nhiệm vụ của Đề án: Phát huy hiệu quả của giai đoạn cai nghiện tập trung, tiếp tục quản lý, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm, đạo đức, pháp luật cho người sau cai, dạy văn hoá tối thiểu đến hết 4 trung học cơ sở, dạy ngắn hạn để củng cố tay nghề cho những nghề lao động giản đơn bậc 2/7, dạy dài hạn để nâng cao tay nghề cấp chứng chỉ bậc 3/7 cho những nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tạo việc làm để người sau cai nghiện vừa thực hành nghề đã học vừa tham gia lao động sản xuất. II. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TIẾP TỤC QUẢN LÝ NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN: 1. Nguyên tắc chung: a) Việc đưa người sau cai vào cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện (sau đây gọi tắt là cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm), thực hiện bằng cách vận động, thuyết phục họ tự nguyện tham gia là chính. Đối với những người có nguy cơ tái nghiện cao mà không tự nguyện thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 146/2004/NĐCP ngày 19 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ về Quy định thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa vào cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy. b) Người sau cai được cách ly khỏi môi trường ma túy nhưng không hoàn toàn tách rời cuộc sống cộng đồng xã hội. c) Thực hiện phương thức xã hội hoá và đa dạng hoá đối với các hoạt động giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. 2. Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện gồm: a) Người đã kết thúc thời gian cai nghiện tập trung tại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 28 của Luật Phòng, chống ma túy tự nguyện tham gia. b) Người đã kết thúc thời gian cai nghiện tập trung tại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 28 của Luật Phòng, chống ma túy, tuy không tự nguyện vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm nhưng có khả năng tái nghiện cao nếu được đưa trở lại cộng đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 146/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa vào cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy. 3. Thủ tục pháp lý: Việc lập hồ sơ, xét duyệt, quyết định đưa người sau cai nghiện ma túy vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 146/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ về việc quy định thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa vào cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma tuý. 4. Thời gian tập trung quản lý: Thời gian áp dụng biện pháp quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại tỉnh Long An được thực hiện trong thời gian mà Nghị quyết số 16/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội cho phép. 5. Điều kiện xem xét cho tái hoà nhập cộng đồng: 5.1. Đối với người nghiện đã kết thúc thời gian cai nghiện tập trung tại Cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính: 5 a) Người cai nghiện lần đầu có nhân thân tốt, có nghề nghiệp ổn định hoặc là học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức có nhiều cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện phục hồi nhân cách, có sức khoẻ, có tiến bộ trong quá trình cai nghiện, được gia đình cam kết bảo lãnh không để tái nghiện và chính quyền, tổ chức đoàn thể ở cơ sở (phường, xã, thị trấn) cam kết cộng đồng trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát hoặc doanh nghiệp có cam kết bảo lãnh tiếp nhận để người sau cai nghiện tiếp tục làm việc và học tập. b) Người có tình trạng sức khoẻ kém, người bị mắc bệnh hiểm nghèo, người bị bệnh AIDS giai đoạn cuối, có xác nhận của cơ quan y tế cấp huyện; cần có sự chăm sóc trực tiếp, thường xuyên của gia đình và gia đình có đơn xin bảo lãnh cho trở về gia đình để tiếp tục điều trị, chăm sóc tại nhà, có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. 5.2. Đối với người sau cai nghiện đã đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm: a) Người đã tham gia lao động tình nguyện ít nhất 12 tháng trở lên; có nhiều cố gắng trong lao động, học tập và rèn luyện, thể hiện được sự tiến bộ nhiều mặt, có khả năng lao động tốt; có giấy đồng ý tiếp nhận của trường học hoặc cơ quan, đơn vị sản xuất và đơn bảo lãnh của gia đình cho trở về gia đình để tiếp tục học tập hoặc làm việc, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú xác nhận. b) Các trường hợp được quy định tại điểm b khoản 5.1 mục 5 nói trên. 6. Các phương thức bố trí người sau cai nghiện: a) Giải quyết việc làm tại cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm thuộc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội hiện nay: - Giải quyết việc làm tại khu sản xuất trong cơ sở. - Bố trí việc làm cho người tự nguyện ở lại tại cơ sở. b) Các phương thức giải quyết việc làm khác: - Giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc tỉnh. - Giới thiệu việc làm tại các hợp tác xã, cơ sở sản xuất của các hộ gia đình. III. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN: 1. Làm việc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội: a) Chỉ tiêu dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện đến năm 2008: Đơn vị tính: người Số TT 01 Danh mục Số người cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - GDLĐXH - Dạy nghề và văn hoá - Tạo việc làm b) Nội dung: Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cộng 350 670 1020 200 150 420 250 620 400 6 Người sau cai nghiện được bố trí làm việc tại Cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện đóng tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội do tỉnh quản lý. Trong thời gian đó, người sau cai nghiện được học văn hoá, học nghề và tạo việc làm, đủ điều kiện để chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng. Một số người có thể được tiếp nhận làm nhân viên của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. - Dạy nghề và dạy văn hoá là: 620 học viên. * Dạy văn hoá cho 200 học viên (phổ cập trung học cơ sở). * Dạy nghề cho 420 người gồm các nghề sau: chăn nuôi, trồng trọt và tiểu thủ công nghiệp (đan lát, thêu, dệt, mộc, trạm trổ), 200 người học may công nghiệp và 100 người học may tại các hộ gia đình ; 120 người học nghề gò, hàn và sửa chữa các loại máy . c) Đối tượng tiếp nhận: Các đối tượng cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội của tỉnh, kể cả những người cai nghiện theo quy định tại Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2002 của Chính phủ về việc tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng mà tự nguyện tham gia. 2. Làm việc tại các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất do gia đình người sau cai nghiện và các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác thành lập: a) Tạo việc làm cho người sau cai nghiện đến năm 2008: Long An là 01 trong 26 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm sát thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý thuận lợi cho các nhà đầu tư. Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, toàn tỉnh có trên 2000 doanh nghiệp thuộc nhiều loại hình kinh tế khác nhau, trong đó: 96 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và liên doanh, số còn lại là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân vừa và nhỏ đang hoạt động trên địa bàn; phần lớn các công ty, doanh nghiệp tập trung ở cụm Công nghiệp Đức Hòa 1, Đức Hòa 2, Đức Hòa 3, cụm Công nghiệp Bến Lức và Cụm Công nghiệp thị xã Tân An. Do vậy, Long An có tiềm năng rất lớn trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, mỗi năm đã giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động. Hiện nay, có 03 doanh nghiệp đang hợp tác gia công sản xuất, chế biến hạt điều, trồng cỏ nuôi bò, dệt thảm tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục- Lao động xã hội như: Công ty tư nhân Bảy Thắng, Hợp tác xã Dệt thảm đay Long An, Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất chế biến hạt điều Đại Hưng Phát đã giải quyết việc làm cho trên 100 học viên đang cai nghiện. Ngoài ra, gia đình những người sau cai nghiện có điều kiện về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh có thể hợp tác với nhau để thành lập các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, hợp đồng với các công ty hoặc các hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp hoạt động trên các địa bàn không có tệ nạn ma túy để giúp đỡ con em mình và những học viên khác có công ăn việc làm, tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, xa rời môi trường dễ gây tái nghiện. Đây là phương thức huy động tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú với nhiều cấp độ khác nhau, gắn với tình cảm, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng xã hội đối với người sau cai nghiện. Do vậy, mô hình này có tính khả thi cao. b) Đối tượng tiếp nhận: 7 Học viên đã hoàn thành giai đoạn cai nghiện, có ý chí, có nghề nghiệp phù hợp với loại công việc mà các hợp tác xã, các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất có nhu cầu hoặc được các địa phương tiếp nhận theo chương trình, dự án giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy của địa phương. IV. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LUẬT PHÁP, DẠY VĂN HOÁ VÀ DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN: 1. Giáo dục đạo đức, pháp luật, ý thức trách nhiệm công dân Tiếp tục tổ chức dạy đạo đức, pháp luật, ý thức trách nhiệm cho người sau cai nghiện theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Tùy theo số lượng người sau cai nghiện để bố trí giáo viên dạy đạo đức, pháp luật trong bộ máy nhân sự của trung tâm. Số giáo viên này được hưởng lương và các chế độ, chính sách như cán bộ, công nhân, viên chức trong các đơn vị làm công tác cai nghiện. 2. Dạy văn hoá Tuỳ theo trình độ văn hoá đã có của người sau cai nghiện, cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm tiếp tục dạy văn hoá phổ cập tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông theo nội dung và chương trình phổ cập của quốc gia, nếu tham gia các kỳ thi đạt yêu cầu sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp theo quy định hiện hành. Để nâng cao trình độ văn hoá cho người sau cai nghiện, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm triển khai các chương trình liên kết với Sở Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường phổ thông của xã, phường, thị trấn và Phòng Giáo dục của huyện, thị xã, thành phố nơi cơ sở trú đóng để tiếp tục tổ chức các lớp dạy văn hoá hoặc bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp cho giáo viên. V. CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN: 1. Quyền lợi và nghĩa vụ của người sau cai nghiện: a) Quyền lợi của người sau cai nghiện: - Được trả lương và thưởng tương xứng với năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của mình; được ưu tiên tiếp tục làm việc nếu có nguyện vọng sau khi hết hạn hợp đồng lao động đã ký với các cơ sở sản xuất. Người sau cai nghiện có quyền ký kết hợp đồng lao động với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công ty ... khi làm việc trong giai đoạn sau cai nghiện theo quy định của Bộ luật Lao động. - Được học tập, đào tạo nghề theo nguyện vọng và phù hợp với nhu cầu, khả năng của người sử dụng lao động. - Được tham gia sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội, tổ chức nghề nghiệp theo quy định. - Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, trong học tập, rèn luyện trong các hoạt động, tham gia bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm an toàn ở đơn vị và địa phương. - Được giải quyết chế độ nghỉ và thưởng phép khi cần thiết. b) Nghĩa vụ của người sau cai nghiện: 8 - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nội quy lao động và sinh hoạt của đơn vị. - Tích cực tham gia lao động sản xuất, hoàn thành định mức lao động, chất lượng công việc được giao. - Tích cực học tập, thi đua lao động, tham gia các phong trào văn thể mỹ và các hoạt động xã hội của đoàn thể. - Tích cực tham gia công tác tuyên truyền, vận động bài trừ ma túy, tệ nạn xã hội, phản ánh, tố cáo với người có trách nhiệm để kịp thời ngăn chặn mọi biểu hiện và hành vi tiêu cực, nhất là hành vi sử dụng, mua bán, tàng trữ các chất ma túy tại nơi làm việc và nơi cư trú, góp phần xây dựng môi trường nơi sinh hoạt và làm việc trong sạch, lành mạnh. 2. Các chính sách đối với người sau cai nghiện: - Tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế ... của người sau cai nghiện được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành. - Được hỗ trợ kinh phí để học văn hoá, học nghề và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo chủ trương đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quy định việc hỗ trợ cho những người sau cai nghiện có hoàn cảnh khó khăn. 3. Các trường hợp người đang chấp hành quyết định bị tai nạn lao động, bị chết: a) Trường hợp người sau cai nghiện tại cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm bị tai nạn lao động thì cơ sở phải tổ chức cứu chữa kịp thời và chuyển đến bệnh viện khi cần thiết; đồng thời, làm thủ tục để giải quyết chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật. b) Trong thời gian thực hiện Đề án quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm, nếu người sau cai nghiện bị chết thì Ban Giám đốc cơ sở phải báo ngay cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Y tế gần nhất đến lập biên bản xác định nguyên nhân chết. Trong trường hợp cần thiết có thể trưng cầu giám định pháp y; đồng thời, thông báo cho thân nhân người chết biết để mai táng. Trong trường hợp người chết không có thân nhân hoặc thân nhân không đến trong vòng 24 giờ thì Ban Giám đốc cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm có trách nhiệm tổ chức mai táng, chi trả giám định pháp y và chi phí mai táng do ngân sách nhà nước cấp theo quy định hiện hành. VI. KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT: 1. Khen thưởng: Người sau cai nghiện chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý. Nếu lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao thì tùy theo thành tích, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng theo quy định. 2. Kỷ luật: Người sau cai nghiện vi phạm các quy định quản lý của đơn vị thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn hoặc cách chức nếu là Tổ trưởng, Tổ phó. 9 Trường hợp người sau cai nghiện có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ph ần th ứ b a C ÁC GI Ả I PHÁ P V À TỔ C HỨ C THỰ C HI ỆN I. CÁC GIẢI PHÁP: 1. Mở rộng diện tích và chức năng của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội thành 02 khu vực: - Khu vực 1: dành riêng cho người đang trong giai đoạn cai nghiện. - Khu vực 2: dành riêng cho người sau cai nghiện ma tuý, theo hướng lấy 164 ha đất của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội hiện có để thực hiện Đề án này. - Vốn đầu tư: Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 52.538 triệu đồng. Phân bổ nguồn: - Ngân sách do tỉnh cấp: 43.538 triệu đồng. - Vốn từ các doanh nghiệp: 9.000 triệu đồng. Trong đó 9.000 triệu đồng do doanh nghiệp đầu tư chủ yếu bao gồm: xây dựng khu vực sản xuất, phòng làm việc, nhà ở cho công nhân, nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất và tiền lương. 2. Vốn đầu tư cho hoạt động dạy văn hoá, dạy nghề: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với quy mô đào tạo các lớp, các ngành nghề có tính đến khả năng liên kết giữa các trường dạy nghề và các Trung tâm dạy nghề của tỉnh. Đơn vị: triệu đồng STT 1 2 3 4 Danh mục Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Mua trang, thiết bị dạy văn hoá, dạy nghề Lương bộ máy cán bộ Tiền ăn cho học viên TỔNG CỘNG Kinh phí 10.000 2.000 Ghi chú 471 129,5 12.600,5 3. Vốn đầu tư cho tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội: Đầu tư cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ ngân sách địa phương, tập trung vào các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu như mặt bằng, sân bãi, đường sá, điện, nước… để có thể thu hút các thành phần kinh tế đến hợp tác đầu tư sản xuất lâu dài. 10 Đơn vị: triệu đồng STT 1 2 3 Danh mục Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Mua trang, thiết bị sản xuất Lương bộ máy cán bộ TỔNG CỘNG Kinh phí 33.000 4.000 768 37.768 Ghi chú 4. Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền và kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan ban hành các chính sách ưu đãi nhằm thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý như: a) Chính sách ưu đãi về thuế. b) Chính sách ưu đãi về giao đất và sử dụng đất. c) Chính sách về hỗ trợ lãi suất và vay vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, sử dụng lao động là người sau cai nghiện. 5. Về công tác cán bộ: a) Tuyển chọn từ cán bộ đã làm công tác quản lý và làm việc tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. b) Tuyển chọn từ trong đội ngũ cán bộ công chức hiện có của tỉnh và ký hợp đồng lao động lâu dài hoặc thời vụ. c) Thu hút từ lực lượng trí thức trẻ, sinh viên các trường Đại học mới tốt nghiệp ra trường. d) Tiếp nhận bộ đội, công an xuất ngũ, chuyển ngành và những người lao động thuộc các thành phần xã hội tự nguyện đến làm việc. đ) Căn cứ vào nhu cầu, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý người sau cai nghiện, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giữa thực tiễn và lý luận để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. e) Tổ chức bộ máy và cán bộ của các cơ sở quản lý sau cai nghiện ma tuý được vận dụng theo Thông tư số 05/2002/TTLB-BLĐTBXH-BTCCBCP ngày 06 tháng 02 năm 2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ). 6. Dạy văn hoá, dạy nghề: - Để nâng cao trình độ học vấn và đào tạo nghề cho người sau cai nghiện, Ủy ban nhân dân tỉnh giao các ngành chức năng có liên quan phối hợp triển khai các chương trình liên tịch về việc tổ chức các lớp dạy nghề dài hạn hoặc các lớp bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng tay nghề, nâng cao bậc thợ và xoá mù chữ cho các đối tượng sau cai nghiện. Ngoài ra, có thể sử dụng số nhân viên, học viên là người sau cai nghiện có tay nghề cao để hướng dẫn thực hành nghề. - Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư xây dựng khu trường, xưởng thực hành để phục vụ cho việc đào tạo nghề, bồi dưỡng văn hoá, tay nghề cho người sau cai nghiện ma tuý và kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư. 7. Những vấn đề khác: 11 a) Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia phát hiện tố giác tội phạm ma túy và người nghiện ma túy, từ đó đưa hết số người nghiện vào cơ sở cai nghiện tập trung và tăng cường đấu tranh, xử lý bọn tội phạm ma túy, làm giảm dần và triệt tiêu các nguồn cung cấp ma túy. b) Gắn với việc xây dựng xã, phường, thị trấn không có tội phạm ma túy và người nghiện ma túy, thực hiện chương trình 3 giảm của tỉnh với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Tổ chức giới thiệu và nhân rộng các điển hình tiên tiến xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, các trường học… không có tội phạm ma túy, người nghiện ma túy và người tái nghiện ma túy. c) Đẩy mạnh xã hội hoá, tích cực vận động các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội tham gia hỗ trợ việc dạy văn hoá, dạy nghề, chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần, đầu tư mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Long An có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. a) Tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với người sau cai nghiện ma tuý nhằm tạo sự đồng thuận và tích cực hưởng ứng, tham gia của nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện. Tổ chức quán triệt, giáo dục và vận động học viên cai nghiện và gia đình họ để tạo sự đồng tình hưởng ứng thực hiện có hiệu quả Đề án này. b) Hướng dẫn chỉ đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã, các sở, ban, ngành huy động mọi tiềm lực của tỉnh để thực hiện đạt kết quả Đề án thí điểm tổ chức, quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý. c) Thường xuyên theo dõi, tổng hợp, nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời các vấn đề nẩy sinh trong quá trình xây dựng và thực hiện, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động của Đề án. 2. Thời gian và tiến độ thực hiện: Đề án này được thực hiện từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 8 năm 2008 đã được Nghị quyết số 16/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội cho phép. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An có trách nhiệm tổng kết việc thực hiện Đề án, báo cáo Chính phủ để tổng hợp báo cáo Quốc hội. KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Trương Vĩnh Trọng đã ký
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.