Quyết định 1921/QĐ-BTTTT

pdf
Số trang Quyết định 1921/QĐ-BTTTT 10 Cỡ tệp Quyết định 1921/QĐ-BTTTT 160 KB Lượt tải Quyết định 1921/QĐ-BTTTT 0 Lượt đọc Quyết định 1921/QĐ-BTTTT 0
Đánh giá Quyết định 1921/QĐ-BTTTT
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014 Số: 1921/QĐ-BTTTT QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2015 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các tổ chức thuộc Bộ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nơi nhận: - Như Điều 3 (để thực hiện); - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng (để biết); - Vụ PBGDPL - Bộ Tư pháp (để biết); - Lưu: VT, PC. Nguyễn Thành Hưng KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2015 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 1921/QĐ-BTTTT ngày 18/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG 1. Mục đích, yêu cầu - Thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trọng tâm là lĩnh vực thông tin và truyền thông; - Đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được duy trì thường xuyên, liên tục, đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật; đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương và phù hợp với từng đối tượng được phổ biến; - Đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ; phát huy vai trò chủ động của các cơ quan, đơn vị địa phương; thường xuyên phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các tổ chức nhằm tạo sự đồng bộ, hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; - Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, người dân; tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, thói quen tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật hiệu quả của doanh nghiệp. 2. Đối tượng cần phổ biến giáo dục pháp luật - Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ; - Các cán bộ, công chức, viên chức các Sở Thông tin và Truyền thông; - Các Hội, Hiệp hội và các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; - Các phóng viên, biên tập viên các Đài, Báo, Tạp chí. II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 1. Triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật a) Tổ chức ngày “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Các hoạt động để hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: - Treo khẩu hiệu chào mừng: + Nội dung khẩu hiệu: “Chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam 09/11/2015. Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật nước CHXHCN Việt Nam” + Hình thức: Treo băng rôn ở cổng 18 Nguyễn Du và chạy dòng chữ trên Bảng điện tử trong sảnh tầng 1 Nhà B, cổng thông tin điện tử của Bộ. + Thời gian: từ 04/11 đến hết ngày 10/11/2015. + Đơn vị thực hiện: Văn phòng Bộ, Trung tâm Thông tin. - Tổ chức Hội nghị tập huấn pháp luật để hưởng ứng ngày Pháp luật + Thời gian: 01 ngày vào đầu tháng 11 năm 2015. + Đối tượng: Các báo cáo viên pháp luật của Bộ, cán bộ công chức thuộc Bộ. + Nội dung: Kỹ năng thuyết trình cho báo cáo viên pháp luật + Địa điểm: Hội trường tầng 1 Nhà B, Trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông - 18 Nguyễn Du, Hà Nội + Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, Văn phòng Bộ phối hợp. - Tổng kết hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật + Nội dung: bài phát biểu của đại diện Lãnh đạo Bộ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông trong năm 2015 (có dự thảo bài phát biểu kèm theo). + Hình thức: đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông. + Thời gian: đầu tháng 11. + Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế, Trung tâm Thông tin, Tạp chí Công nghệ thông tin và Truyền thông. b) Các hoạt động khác - Rà soát, đánh giá về chất lượng đội ngũ Báo cáo viên pháp luật của Bộ; tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật; - Xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp chế của các Sở Thông tin và Truyền thông trên toàn quốc; - Tham gia Đoàn kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Chương trình năm 2015 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; - Tham gia thực hiện tại các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 9/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp các tổ chức thuộc Bộ thực hiện. Thời gian thực hiện: Cả năm. 2. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến các văn bản QPPL chung a) Tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật về phòng chống tham nhũng - Thời gian: Quý I năm 2015. - Đối tượng: cán bộ công chức thuộc Bộ. - Địa điểm: Phòng họp tầng 1 Nhà B, Trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông - 18 Nguyễn Du, Hà Nội - Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, Văn phòng Bộ phối hợp. b) Hội nghị tập huấn kỹ năng pháp điển quy phạm pháp luật - Thời gian: Quý I năm 2015. - Đối tượng: cán bộ công chức thuộc Bộ - Địa điểm: Phòng họp 1 Nhà B, Trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông - 18 Nguyễn Du, Hà Nội - Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, Văn phòng Bộ phối hợp. c) Tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông - Thời gian: Quý II năm 2015. - Đối tượng: Giám định viên trong lĩnh vực thông tin truyền thông. - Địa điểm: phòng họp 1 Nhà B, Trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông - 18 Nguyễn Du, Hà Nội - Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, Văn phòng Bộ phối hợp d) Tổ chức hội nghị tập huấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, công chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông - Thời gian: Quý III năm 2015. - Đối tượng: cán bộ công chức thuộc Bộ. - Địa điểm: Phòng họp tầng 1 Nhà B, Trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông - 18 Nguyễn Du, Hà Nội - Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, Văn phòng Bộ phối hợp. e) Phổ biến pháp luật khác Thực hiện việc phổ biến các quy định của pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ được giao như: Luật Bảo vệ môi trường, pháp luật về phòng chống ma túy, luật an toàn giao thông, luật đường sắt, luật phòng chống tác hại thuốc lá... 3. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến các VBQPPL trong lĩnh vực thông tin và truyền thông 3.1. Duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật và giải đáp về chính sách, pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực thông tin và truyền thông a) Nội dung thực hiện: - Đăng tải toàn văn các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông trên Trang thông tin điện tử của Bộ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành; duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; - Cập nhật kết quả rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức, đơn vị và các doanh nghiệp thuận tiện trong việc theo dõi và áp dụng. b) Đơn vị thực hiện: Trung tâm thông tin và Vụ Pháp chế chủ trì, các tổ chức thuộc Bộ phối hợp. c) Thời gian thực hiện: Cả năm. 3.2. Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng - Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với các tổ chức thuộc Bộ xây dựng nội dung, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông, chú trọng các văn bản có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng; - Các tổ chức thuộc Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế ra Thông cáo báo chí trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo đúng quy định; - Báo Bưu điện Việt Nam, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Tạp chí CNTT&TT chủ động phối hợp với các tổ chức thuộc Bộ xây dựng và đăng phát các chương trình phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông. - Cục Tần số vô tuyến điện thực hiện phổ biến các quy định pháp luật về tần số trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền thanh, internet), nội dung cụ thể: đề án số hóa truyền hình; quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia; Thông tư hướng dẫn thực hiện luật tần số vô tuyến điện (các thủ tục về cấp phép); quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện; các thiết bị VTĐ nghiêm cấm sử dụng. 3.3. Biên soạn, in ấn, phát hành các ấn phẩm về các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực về thông tin và truyền thông a) Biên soạn, xuất bản tài liệu “Một số văn bản chỉ đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động xuất bản” - Đơn vị thực hiện: Cục Xuất bản - Thời gian thực hiện: Quý I/2015 b) Viết bài tuyên truyền về pháp luật chữ ký số - Số lượng bài viết: 02 bài - Hình thức: đăng trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia hoặc Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông. - Thời gian thực hiện: Quý III/2015. 3.4. Tổ chức các hội thảo, hội nghị tập huấn và giải đáp trực tiếp pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông Lĩnh vực Nội dung 1. Khoa Quy định pháp luật về tiêu học và chuẩn Đo lường Chất lượng Công nghệ Đối tượng Các Sở TTTT khu vực/cụm khu vực Thời gian Địa điểm Đơn vị thực dự kiến hiện Quý III - Vụ Khoa học Công nghệ, - Cục Viễn thông 2. Bưu chính Các VBQPPL mới ban hành trong lĩnh vực bưu chính 3. Công 1. Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT theo Thông tư nghệ Thông 03/2014/TT-BTTTT ngày - Các Sở TTTT; Quý II, Quý III - Các Doanh nghiệp bưu chính. - Hà Nội; - Vụ Bưu chính; - TP.Hồ Chí Minh/ - Vụ Pháp Quảng chế; Bình. - Thanh tra Bộ. Cơ quan nhà Quý I, Quý Hà Nội; nước, các doanh II nghiệp - Vụ Pháp chế; tin 11/3/2014 - Vụ Công nghệ thông tin. 2. Thông tư quy định việc xác Bộ Tài chính, Quý II định hoạt động sản phẩm phần Tổng cục thuế, mềm. Cục thuế các địa phương, Doanh nghiệp phần mềm Hà Nội - Vụ Pháp chế; TP.Hồ Chí Minh/ - Vụ Công Quảng nghệ thông Bình tin - Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Cục thuế các địa phương. 3. Thông tư ban hành danh Cơ quan hải mục mã số HS thuộc diện quản quan, địa lý chuyên ngành của Bộ TTTT phương và doanh nghiệp 4. Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (liên quan đến sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng) Quý II - Tổng cục Hải quan và các Hiệp hội. Tổ chức cung Quý II cấp dịch vụ Internet, Doanh nghiệp sản xuất thiết bị mạng, doanh nghiệp cung cấp nội dung, báo điện tử, mạng xã hội 3. Pháp luật về công tác quản Các Sở TTTT lý đăng ký và sử dụng tên miền Nhà Đăng ký “.vn”. tên miền - Vụ Pháp chế; - TP.Hồ Chí Minh/ - Vụ Công Quảng nghệ thông Bình tin; 1. Văn bản pháp luật về công Nhà đăng ký tên Quý I, Quý 4. II Internet tác quản lý đăng ký và sử dụng miền tên miền “.vn”. 2. Tổ chức phổ biến, hỗ trợ công tác thúc đẩy, phát triển IPv6. - Hà Nội; Quý III Trung tâm Internet Việt Nam 4. Giao ban thành viên địa chỉ Các Doanh IP nghiệp Quý III Cả năm 5. Tần số Thông tư hướng dẫn thực hiện Các cá nhân, vô tuyến luật tần số vô tuyến điện các doanh nghiệp sử thủ tục về cấp phép dụng hệ thống điện bộ đàm dùng cho tàu thuyền của ngư dân, sân bay, taxi, bảo vệ, xây dựng, siêu thị, nhà hàng 6. Phát thanh truyền hình và TTĐT 1. Các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/2013/NĐ-CP: - Thông tư 09/2014/TTBTTTT ngày 19/8/2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội. - Sở TTTT; Quý II; Quý III - Các doanh nghiệp liên quan. Một số địa bàn các thành phố lớn, các tỉnh ven biển - Cục Tần số Vô tuyến điện; - Hà Nội; - Vụ Pháp chế; - Các Sở TTTT. - TP.Hồ Chí Minh. - Cục PTTH và TTĐT; - Văn phòng Bộ; - Cục Công tác phía Nam. - Thông tư quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng trò chơi điện tử trên mạng. - Thông tư quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động. - Thông tư quy định cụ thể về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. 3. Thông tư quy định danh mục - Sở TTTT; kênh chương trình truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ - Các doanh chính trị, thông tin tuyên nghiệp liên truyền thiết yếu quan; - Các Đài PTTH. Quý II; Quý III. - Hà Nội; - TP.Hồ Chí Minh 2. Nghị định của Chính phủ về Sở TTTT; quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình - Các doanh nghiệp liên quan; Quý III; Quý IV - Hà Nội; - TP.Hồ Chí Minh; - Đà Nẵng. - Các Đài PTTH 7. Viễn thông 1. Nghị định số 174/2014/NĐ- Các doanh CP nghiệp viễn thông Cả năm 2. Thông tư 21/2013/TTBTTTT Quý II/2015 Các doanh nghiệp viễn thông 3. Các văn bản QPPL liên quan Các doanh đến giá cước các dịch vụ viễn nghiệp viễn thông công ích thông Các khu - Cục Viễn vực trên thông; toàn quốc - Vụ Pháp chế. Quý III/2015 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các tổ chức chủ trì Các tổ chức thuộc Bộ được giao chủ trì các nhiệm vụ cụ thể tại mục II Kế hoạch này, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của các đối tượng thụ hưởng triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có trách nhiệm: a) Lập kế hoạch chi tiết (nội dung cụ thể, tiến độ, dự toán chi tiết cho từng hạng mục công việc); b) Tổ chức triển khai kế hoạch sau khi được phê duyệt; c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế để xây dựng đề cương, ấn phẩm phổ biến, giáo dục pháp luật; d) Bố trí cán bộ lãnh đạo (cấp Vụ, Cục, phòng) tham gia phổ biến, giải đáp pháp luật; đ) Thực hiện chế độ báo cáo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo định kỳ 6 tháng (trước ngày 25/6/2015) và hàng năm (trước ngày 10/11/2015) hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu gửi về Vụ Pháp chế. 2. Vụ Pháp chế a) Chủ trì hoặc phối hợp với các tổ chức, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện các công việc được quy định tại mục II Kế hoạch này; b) Định kỳ sáu tháng và cuối năm tổng hợp, xây dựng báo cáo kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gửi về Bộ Tư pháp. 3. Cục công tác phía Nam/ Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với các tổ chức thuộc Bộ, các Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, xây dựng nội dung, tổ chức phổ biến các quy định mới thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn quản lý trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của địa phương. 4. Các tổ chức khác Các tổ chức khác thuộc Bộ chưa được giao nhiệm vụ cụ thể tại mục II của Kế hoạch này, căn cứ vào nhu cầu thực tiễn và chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện phù hợp. 5. Về kinh phí, thẩm định và phê duyệt kinh phí a) Kinh phí triển khai thực hiện được bảo đảm bằng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác (nếu có) của Bộ Thông tin và Truyền thông; b) Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì thẩm định, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2015 đối với các nhiệm vụ tại mục II Kế hoạch này bảo đảm phù hợp với tiến độ triển khai kế hoạch; c) Các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ tại mục II Kế hoạch này lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan; d) Việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho việc triển khai Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật phải đúng mục đích, nội dung, chế độ và định mức chi theo quy định của pháp luật về chế độ chi tiêu tài chính và các quy định hiện hành.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.