Quyết định số 3343/QĐ-UBND

pdf
Số trang Quyết định số 3343/QĐ-UBND 131 Cỡ tệp Quyết định số 3343/QĐ-UBND 1 MB Lượt tải Quyết định số 3343/QĐ-UBND 0 Lượt đọc Quyết định số 3343/QĐ-UBND 2
Đánh giá Quyết định số 3343/QĐ-UBND
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 131 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------Hà Tĩnh, ngày 08 tháng 11 năm 2012 Số: 3343/QĐ-UBND QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (tại Văn bản số 158/TTr-SLĐTBXH ngày 16/10/2012) và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này “Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh” (có danh mục TTHC và nội dung cụ thể kèm theo). 1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố. 2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 28/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nơi nhận: - Như Điều 2; Cục Kiểm soát thủ tục hành chính; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Chánh/Phó VP UBND tỉnh; Trung tâm CB-TH/VP UBND tỉnh; Lưu: VT, KSTT. Trần Minh Kỳ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 3343/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh) PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH TT Tên thủ tục hành chính I. Lĩnh vực người có công 1. Cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật 2. Cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và trợ cấp tiền tuất 3. Đề nghị phong tặng, truy tặng Danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng” 4. Trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học 5. Trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (Lão thành cách mạng) và Quyết định trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 (tiền khởi nghĩa) 6. Trợ cấp ưu đãi đối với Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến 7. Trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày 8. Trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế 9. Trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công giúp đỡ cách mạng 10. Trợ cấp ưu đãi đối với bệnh binh hoặc công nhân, viên chức nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 11. Cấp, đổi Sổ theo dõi và trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình 12. Cấp Sổ trợ cấp ưu đãi trong Giáo dục - Đào tạo 13. Trợ cấp ưu đãi trong Giáo dục - Đào tạo 14. Trợ cấp tuất, mai táng phí cho người có công với cách mạng từ trần và thân nhân của họ 15. Trợ cấp một lần đối với thân nhân người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01/01/1995 (thân nhân người có công) 16. Trợ cấp mai táng phí cho thân nhân đối tượng hưởng trợ cấp 1 lần theo Quyết định 290; cựu thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến 17. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định 290; Cựu thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến. 18. Trợ cấp mai táng phí cho thân nhân đối tượng Cựu chiến binh 19. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng Cựu chiến binh 20. Xác nhận danh sách đề nghị cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng 21. Cấp, đổi lại Bằng Tổ quốc ghi công 22. Di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng 23. Tiếp nhận hồ sơ người có công với cách mạng 24. Di chuyển hài cốt Liệt sỹ II. Lĩnh vực Dạy nghề 1. Thành lập Trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh 2. Thành lập Trường trung cấp nghề tư thực thuộc tỉnh 3. Thành lập Trung tâm dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh 4. Thành lập Trung tâm dạy nghề tư thực trên địa bàn tỉnh 5. Chia, tách, sáp nhập trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề tư thực trên địa bàn tỉnh 6. Giải thể trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề tư thực trên địa bàn tỉnh 7. Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề công lập, tư thực 8. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề công lập, tư thực 9. Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề công lập, tư thực 10. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề công lập, tư thực 11. Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp 12. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp 13. Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài 14. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài 15. Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài 16. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài III. Lĩnh vực Việc làm, An toàn lao động 1. Thành lập mới hoặc thành lập lại Trung tâm giới thiệu việc làm 2. Cấp Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp 3. Gia hạn Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp 4. Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập (thời hạn dưới 90 ngày) 5. Đăng ký hợp đồng cá nhân 6. Giới thiệu doanh nghiệp xuất khẩu lao động ngoại tỉnh về địa phương tuyển lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài 7. Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động 8. Điều tra tai nạn lao động IV. Lĩnh vực Bảo trợ xã hội 1. Tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm bảo trợ xã hội 2. Thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập 3. Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập 4. Thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh 5. Chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh dành cho người tàn tật hoặc doanh nghiệp sử dụng lao động là người tàn tật cao hơn tỷ lệ quy định V. Lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội 1. Tiếp nhận người nghiện ma túy, người bán dâm vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội 2. Tiếp nhận người chưa thành niên nghiện ma túy vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục Lao động xã hội 3. Tiếp nhận người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục - Lao động xã hội 4. Tiếp nhận nghiện ma túy, người bán dâm vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục - Lao động xã hội 5. Cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy 6. Gia hạn Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy VI. Lĩnh vực Lao động, Tiền lương, Bảo hiểm xã hội 1. Đăng ký Nội quy lao động 2. Đăng ký Thỏa ước lao động tập thể 3. Đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp 4. Hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng 5. Hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp một lần 6. Tạm dừng hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp 7. Tiếp tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp 8. Chấm dứt hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp 9. Giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp về học nghề 10. Chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp 11. Thẩm định đơn giá tiền lương, quỹ lương của người lao động, quỹ tiền lương, quỹ thù lao kế hoạch của HĐTV công ty TNHH một thành viên 12. Cấp Giấy phép lao động 13. Gia hạn Giấy phép lao động 14. Cấp lại Giấy phép lao động 15. Xếp hạng doanh nghiệp VI. Lĩnh vực khiếu nại, tố cáo 1. Tiếp nhận và giải quyết đơn thư 2. Giải quyết khiếu nại 3. Giải quyết tố cáo PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH I. LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG 1. Cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật 1. Trình tự thực hiện: - Bước 1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quvền cấp Giấy chứng nhận bị thương, chuyển hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công; - Bước 2. Phòng Người có công thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, trình Giám đốc Sở ký giấy giới thiệu giám định thương tật gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh. Sau khi có kết quả giám định thương tật, Phòng Người có công căn cứ Biên bản giám định thương tật trình Giám đốc Sở ra Quyết định công nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật, lập phiếu trợ cấp thương tật, thực hiện chế độ ưu đãi. - Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước 3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Giấy chứng nhận bị thương; - Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định; - Danh sách đề nghị xác nhận thương binh của UBND cấp huyện; b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) 4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính 8. Lệ phí (nếu có): Không 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI; - Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; - Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngay 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; - Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng. 2. Cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và trợ cấp tiền tuất 1. Trình tự thực hiện: - Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công. - Bước 2. Phòng Người có công kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ gốc, nếu đủ điều kiện, tham mưu Giám đốc Sở lập văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng Tổ quốc ghi công; - Bước 3. Sau khi có quyết định tặng Bằng Tổ quốc ghi công của Thủ tướng Chính phủ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định và cấp Giấy chứng nhận Gia đình liệt sỹ, trợ cấp một lần, trợ cấp tiền tuất thường xuyên (nếu có); - Bước 4. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước 3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Giấy báo tử (do UBND cấp huyện nơi cư trú cấp); - Giấy chứng nhận thân nhân trong gia đình liệt sĩ (theo mẫu số 3-LS2); - Danh sách đề nghị xác nhận Liệt sỹ của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) 4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính 8. Lệ phí (nếu có): Không 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có Giấy chứng nhận thân nhân trong gia đình liệt sĩ theo mẫu số 03-LS2, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI. - Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. - Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. - Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Mẫu số 03-LS2, Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội HUYỆN……………….. GIẤY CHỨNG NHẬN UBND XÃ…………….. THÂN NHÂN TRONG GIA ĐÌNH LIỆT SỸ (Để xét trợ cấp tuất và giấy chứng nhận gia đình Liệt sỹ) Ủy ban nhân dân xã (phường):…………………………………………………………………………… Chứng nhận ông (bà): …………………………………………………………………………………… Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………………. Có những thân nhân chủ yếu sau: TT Họ và tên Năm sinh Quan hệ Nghề nghiệp và chỗ ở hiện nay Ghi chú (Nếu chết thì ghi rõ ngày, tháng, năm) Ghi chú những điều cần thiết (gia đình có Liệt sỹ nào khác, chống Pháp hay chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc, ghi rõ họ tên Liệt sỹ) ………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. Ủy ban nhân dân xã (phường) đã trao đổi thống nhất với gia đình về những điểm ghi trong giấy chứng nhận này./. TM. GIA ĐÌNH ………., ngày…..tháng……năm…….. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH 3. Đề nghị phong tặng, truy tặng Danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng” 1. Trình tự thực hiện: - Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công. - Bước 2. Phòng Người có công thẩm định, đối chiếu với hồ sơ gốc liệt sỹ, nếu đủ điều kiện, phối hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh tham mưu UBND tỉnh xét trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; - Bước 3. Khi có quyết định của Chủ tịch nước, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh tổ chức lễ phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần; - Bước 4. Khi có kết quả Phòng Người có công chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước 3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Bản khai đề nghị phong tặng, truy tặng Danh hiệu vinh dự nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng có xác nhận của UBND cấp xã; - Bằng Tổ quốc ghi công (bản sao có chứng thực); - Bản khai đề nghị Nhà nước tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng của UBND cấp xã; - Biên bản họp xét đề nghị Nhà nước tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng của UBND cấp xã; - Tờ trình, kèm theo danh sách đề nghị Nhà nước tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng của UBND cấp xã; - Tờ trình, kèm theo danh sách đề nghị Nhà nước tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng của UBND cấp huyện; b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ) 4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính 8. Lệ phí (nếu có): Không 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có - Những Bà mẹ được tặng hoặc truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thuộc một trong các trường hợp: + Có 2 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; + Có 2 con mà cả 2 con là liệt sĩ hoặc chỉ có 1 con mà con đó là liệt sĩ; + Có từ 3 con trở lên là liệt sĩ; + Có 1 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ. - Người con là liệt sĩ bao gồm con đẻ và con nuôi của Bà mẹ được pháp luật thừa nhận và đã được Chính phủ tặng Bằng Tổ quốc ghi công. - Bà mẹ có đủ 1 trong 4 trường hợp nêu trên do phải chịu đựng nỗi đau mất con, mất chồng mà bị bệnh tâm thần vẫn được tặng danh hiệu '‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng". 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" ngày 29/8/1994 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI; - Nghị định số 176/NĐ-CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ, hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; - Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. 4. Trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học 1. Trình tự thực hiện: - Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công. - Bước 2. Phòng Người có công thẩm định, nếu đủ điều kiện, tham mưu Giám đốc Sở giới thiệu giám định tại Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh để kết luận tình trạng bệnh tật hoặc tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (đối tượng thương binh, bệnh binh, mất sức lao động, con đẻ của người tham gia kháng chiến không phải giám định); - Bước 3. Căn cứ kết luận của Hội đồng giám định Y khoa tỉnh về bệnh, tật và xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo Quyết định 09/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển biên bản của Hội đồng giám định y khoa cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam. Khi nhận được Giấy chứng nhận của UBND cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp và lập phiếu trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học. - Bước 4. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước 3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học do Chủ tịch UBND cấp huyện cấp; - Bản khai cá nhân (theo mẫu số 2-HH); - Một trong những giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến: lý lịch; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc giấy tờ khác liên quan đến hoạt động ở chiến trường. - Một trong những giấy tờ chứng nhận tình trạng bệnh, tật sau: + Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa tỉnh trở lên kết luận mắc một trong những bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động; + Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống mà liệt hai chi dưới của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm điều dưỡng thương, bệnh binh thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; + Trường hợp người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; + Giấy chứng nhận tình trạng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật của Ủy ban nhân dân cấp xã. - Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã (theo mẫu) thành phần gồm đại diện: Đảng ủy; Ủy ban nhân dân; Hội đồng nhân dân; các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin (nếu có Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên. Biên bản phài có chữ ký và dấu của: Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã. - Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. b) Số lượng hồ sơ: Văn bản không quy định 4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính 8. Lệ phí (nếu có): Không 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có Bản khai cá nhân theo mẫu số 2-HH, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07/4/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có a) Đối tượng áp dụng: - Cán bộ, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam. - Cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an Nhân dân. - Cán bộ, công nhân, viên chức trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể chính trị - xã hội khác. - Thanh niên xung phong tập trung. - Dân công. - Công an xã, dân quân, du kích, tự vệ, cán bộ thôn, ấp, xã, phường. b) Điều kiện: - Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8/1961 đến 30/4/1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học. - Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học. - Trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do hậu quả của chất độc hóa học. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI; - Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; - Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng; - Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 7/4/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi bổ sung Mục VII Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; - Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/2/2008 của Bộ Y tế Quy định về tiêu chí của bệnh phơi nhiễm chất độc hóa học. Mẫu số 2-HH, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07/4/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- BẢN KHAI CÁ NHÂN 1. Người tham gia kháng chiến: - Họ và tên:……………………………………………. Năm sinh:……………………………………… - Nguyên quán: …………………………………………………………………………………………… - Trú quán: ………………………………………………………………………………………………… - Nhập ngũ hoặc tham gia kháng chiến ngày………. tháng…………. năm ……………………….. - Thời gian ở chiến trường: từ ngày……… tháng……. năm……… đến ngày…….. tháng……. năm ……… - Địa bàn hoạt động: Tình trạng bệnh tật và sức khoẻ hiện nay: …………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 2. Con đẻ bị dị dạng, dị tật của người tham gia kháng chiến: Họ và tên Năm sinh Dị dạng, đị tật Loại dị nhẹ, còn khả dạng, dị tật năng lao động Dị dạng, dị tật nặng, không còn khả năng lao động Suy giảm khả Không còn khả năng tự lực năng tự lực trong trong sinh hoạt sinh hoạt ………., ngày…..tháng……năm…….. NGÀY KHAI KÝ TÊN (Ghi rõ họ và tên) 5. Trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (lão thành cách mạng) và người hoạt động cách mạng (từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 (tiền khởi nghĩa) 1. Trình tự thực hiện: Bước 1. Ban Tổ chức Tỉnh ủy căn cứ hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương xem xét, lập hồ sơ các trường hợp đủ điều kiện trình Thường vụ Tỉnh ủy quyết định công nhận và chuyển hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công. - Bước 2. Phòng Người có công kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện, trình Giám đốc Sở ra quyết định trợ cấp, phụ cấp, lập phiếu trợ cấp, phụ cấp. - Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước 3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ bao gồm: * Đối với Lão thành cách mạng - Quyết định công nhận Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (theo mẫu số 1-LT1 hoặc mẫu số 1-LT2) * Đối với Tiền khởi nghĩa - Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 (theo mẫu số 2-TKN1 hoặc mẫu số 2- TKN2 hoặc mẫu số 2-TKN3) b) Số lượng hồ sơ 01 (bộ) 4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính 8. Lệ phí (nếu có): Không 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có - Quyết định công nhận Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (diện không thoát ly) theo mẫu số 1-LT1, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Quyết định công nhận Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 theo mẫu số 1-LT2, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 (cán bộ thoát ly thuộc tỉnh, thành phố) theo mẫu số 2-TKN2, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Quyết định công nhận Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 (cán bộ cơ sở thuộc tỉnh, thành phố) theo mẫu số 2-TKN3, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.