Quy hoạch và phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam

pdf
Số trang Quy hoạch và phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam 20 Cỡ tệp Quy hoạch và phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam 2 MB Lượt tải Quy hoạch và phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam 0 Lượt đọc Quy hoạch và phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam 3
Đánh giá Quy hoạch và phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 20 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

QUY HOẠCH VÀ TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI CHIM YẾN TẠI VIỆT NAM Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa Email: huuhoang@yensaokhanhoa.com.vn Nghề nuôi chim đến nay đã được phát triển tại các địa phương trên toàn quốc từ Thanh Hóa đến Cà Mau và các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa với điều kiện tự nhiên thuận lợi, là tỉnh có ngành nghề yến sào phát triển từ lâu đời. Trong những năm qua, Công ty Yến sào Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chuyên ngành yến sào, là đơn vị truyền thống có bề dày kinh nghiệm, đã nghiên cứu ứng dụng thành công khoa học công nghệ trong công tác quản lý, khai thác và phát triển quần thể chim yến tại nhiều tỉnh trong nước. Trong hai năm qua, Công ty đã phối hợp với các địa phương để nghiên cứu, thu thập đầy đủ các căn cứ khoa học để có thể đề xuất quy hoạch nghề nuôi chim yến tại các tỉnh thành có điều kiện trong nước. Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy thực tế tiềm năng và triển vọng phát triển nghề nuôi chim yến của nước ta rất lớn. Nhiều tỉnh có lợi thế về tự nhiên, khả năng về kỹ thuật cần khai thác tốt để phát triển nghề nuôi chim yến, tạo việc làm và nguồn thu đáng kể cho địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái . Tuy nhiên không phải địa phương nào, vùng nào cũng có thể phát triển nghề nuôi chim yến. Để phát triển nghề nuôi chim yến cần có quy hoạch các vùng trong nước; đồng thời có những giải pháp đồng bộ về quản lý, sự phối hợp và thống nhất để có thể phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam. Dọc bờ biển nước ta còn có nhiều hang đảo có tiềm năng nuôi chim yến. Do đó cần triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật, thành tựu khoa học để cải tạo và phát triển các hang đảo này thành nơi nuôi chim yến. Qua nghiên cứu, khảo sát của Công ty Yến sào về điều kiện tự nhiên, môi trường ở Việt Nam có lợi thế, tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi chim yến. Đồng thời, tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến nhà ở các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn với điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố để chim yến phát triển và năng suất nhà yến đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thức ăn chủ yếu của chim yến là côn trùng bay như rầy nâu, rầy xanh, mối, côn trùng bay trong thiên nhiên. Vì vậy, chim yến còn được xem là loài dùng để đấu tranh sinh học và bảo vệ mùa màng cho nhà nông. Chim yến Hàng (Aerodramus fuciphagus) là loài chim phân bố ở vùng Đông Nam Á, trong đó phân loài Aerodramus fuciphagus Germani là phân loài đặc hữu phân bố chủ yếu tại các tỉnh duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đây là loài cho tổ chim yến đảo thiên nhiên có chất lượng cao hàng đầu thế giới và chúng thường làm tổ trong hang, nẻ vách núi các đảo. Quần thể phân loài chim yến này phân bố từ Quảng Bình đến Côn Đảo, Phú Quốc. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa là địa phương tập trung số lượng quần thể chim yến đảo phát triển ổn định và nhiều nhất nước. Điều đó là nhờ công tác bảo vệ và khai thác được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt. Trong quá trình quản lý, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến. Đất nước ta có bờ biển dài, nhiều đảo và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển quần thể chim yến hàng Germani. Chim yến đảo thiên nhiên Aerodramus fuciphagus Germani Từ năm 2004 trở lại đây, ở nước ta chim yến đã vào sinh sống làm tổ trong nhà ở hầu hết các tỉnh từ Thanh Hóa đến Cà Mau, Phú Quốc - Kiên Giang và các tỉnh phía Tây như Bình Phước, 1 Đắk Lắk. Chim yến nhà ngày càng phân bố rộng khắp các địa phương trong cả nước, nghề nuôi chim yến đã và đang phát triển ở nước ta. Nuôi chim yến trong nhà và hiệu quả của việc dùng yến sào ngày càng được nhiều người biết đến. Loài chim yến sinh sống trong nhà (Aerodramus fuciphagus Amechanus) đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa quản lý phát triển từ năm 2004 qua thực hiện Dự án thực nghiệm nuôi chim yến trong nhà. Thành công trong ấp nở nhân tạo đã góp phần phát triển mạnh mẽ quần thể, nguồn giống chim yến nhà, đến nay, Công ty đã nhân nuôi thành công trong toàn tỉnh Khánh Hòa và nhiều tỉnh trên toàn quốc. Từ đây, đã mở ra triển vọng to lớn để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong cả nước. Đồng thời, hơn 2.000 hộ nuôi chim yến trên toàn quốc là những người tiên phong và mạnh dạn đầu tư phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà tại Việt Nam. Lượng nhà nuôi chim yến đang phát triển nhiều tại các địa phương, nhận được sự quan tâm trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, đến nay nghề nuôi chim yến vẫn chưa được quy hoạch trong cả nước và tại từng địa phương. Vì vậy, cần có quy hoạch và đề ra những giải pháp để phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam. Bên trong nhà yến ở Phú Riềng - Bình Phước NUÔI CHIM YẾN TẠI VIỆT NAM Phát triển chim yến đảo Năm 2014, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã điều tra khảo sát hang đảo yến toàn quốc, kết quả có khoảng 237 hang yến lớn nhỏ. Trong đó: Khánh Hòa có 169 hang yến, Bình Định có 16 hang yến, Quảng Nam có 9 hang yến, Quảng Bình 4 hang, Quảng Ngãi 3 hang, Phú Yên có 13 hang, Ninh Thuận 9 hang, Côn Đảo có 14 hang. Bảng kết quả điều tra khảo sát hang đảo yến năm 2014 Số lượng STT Vùng Tỉnh Tỷ lệ % hang yến 1 Vùng Bắc Trung Bộ Quảng Bình 4 0,01 2 Vùng Duyên hải Nam Quảng Nam 9 14,30 Trung Bộ 3 Vùng Duyên hải Nam Quảng Ngãi 3 0,01 Trung Bộ 4 Vùng Duyên hải Nam Bình Định 16 13,93 Trung Bộ 5 Vùng Duyên hải Nam Phú Yên 13 0,02 Trung Bộ 6 Vùng Duyên hải Nam Khánh Hòa 169 71,48 Trung Bộ 7 Vùng Duyên hải Nam Ninh Thuận 9 0,02 Trung Bộ 8 Côn Đảo, Bà Rịa –Vũng Vùng Đông Nam Bộ 14 0,23 Tàu Tổng: 237 2 100 Biểu đồ phân bố chim yến Hàng Germani trên vùng biển duyên hải Việt Nam 2014 Phát triển nuôi chim yến nhà Qua kết quả điều tra khảo sát mới nhất của Công ty Yến sào Khánh hòa và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của 36 tỉnh, thành trong cả nước, cho thấy điều kiện khí hậu, thời tiết của Việt Nam rất lý tưởng để phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Đến tháng 5 năm 2014, thống kê được khoảng 2.614 nhà yến. TT Bảng số lượng nhà yến theo các vùng miền trên cả nước năm 2014 Vùng Số tỉnh có nhà yến Số nhà yến Tỷ lệ % 1 Đồng bằng Sông Hồng 2 2 0,08 2 Bắc Trung Bộ 4 39 1,49 3 Nam Trung Bộ 8 730 27,93 4 Tây Nguyên 2 25 0,96 5 Đông Nam Bộ 5 856 32,75 6 Tây Nam Bộ 10 962 36,80 31 2.614 100 TỔNG Biểu đồ tỷ lệ phân bố nhà yến theo các vùng miền cả nước năm 2014 3 Qua biểu đồ có thể thấy số lượng các nhà yến trong cả nước phân bố chủ yếu ở 3 vùng: Nam Trung Bộ 730 nhà yến, chiếm 27,93%; Đông Nam Bộ 856 nhà yến, chiếm 32,75% và vùng Tây Nam Bộ 962 nhà yến, chiếm 36,80%. Điều này là do các vùng này đã có cơ sở chim yến đảo và chim yến nhà phát triển từ lâu và do điều kiện khí hậu từ các tỉnh Nam Trung Bộ trở vào phía Nam phù hợp cho chim yến sinh sống và có nguồn thức ăn cho chim yến dồi dào. Các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ, đồng bằng Sông Hồng tuy có nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến với các cánh đồng hoa màu, ruộng lúa và hệ thống sông ngòi, cũng như bờ biển phía đông bao quanh, nhưng điều kiện thời tiết không ổn định, biên độ dao động nhiệt lớn (quá nóng về mùa hè và quá lạnh về mùa đông), thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, ảnh hưởng phát triển quần thể chim yến. Tầm quan trọng của công tác quy hoạch các vùng nuôi chim yến Hiện nay, nghề nuôi chim yến đang phát triển tự phát không có định hướng, hầu hết các địa phương chưa có quy hoạch cụ thể, do đó có thể dẫn tới rủi ro cho người dân và ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển đô thị. Quá trình đô thị hóa và nạn phá rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của chim yến. Điều kiện tự nhiên ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, các cơn bão mạnh xuất hiện với tần suất cao hơn. Thời điểm hiện nay tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến ở Việt Nam. Quần thể chim yến ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh từ nguồn giống ấp nở nhân tạo, nhân đàn là yếu tố quan trọng để phát triển nghề nuôi chim yến. Định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến của các tỉnh, thành phố cần được thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, không thể xây dựng nhà yến theo cách tự phát, không tuân thủ quy hoạch có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề chung và lợi ích của mỗi thành viên. Công ty Yến sào Khánh Hòa là đơn vị dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chuyên ngành yến sào, là đơn vị truyền thống có bề dày kinh nghiệm, đã ứng dụng thành công khoa học trong công tác quản lý, khai thác và phát triển di đàn quần thể chim yến trên các hang đảo yến, nhà yến tại Khánh Hòa và trên cả nước. Trên cơ sở thành quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chuyên ngành chim yến và ứng dụng thành công khoa học công nghệ trong những năm qua, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện điều tra khảo sát sự phân bố chim yến trên toàn quốc của các phân loài chim yến: Aerodramus fuciphagus Germani, Aerodramus fuciphagus Amechanus và Aerodramus fuciphagus Vestitus tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu đã ứng dụng vào thực tiễn và kết quả điều tra khảo sát, Công ty Yến sào Khánh Hòa đề xuất quy hoạch các vùng nuôi chim yến trên toàn quốc như sau: Đề xuất quy hoạch nuôi chim yến đảo tại các vùng biển đảo Các vùng duyên hải trên toàn quốc từ Thanh Hóa đến Cà Mau, Phú Quốc, Kiên Giang là những địa phương có lợi thế và tiềm năng kinh tế biển rất lớn để phát triển quần thể chim yến đảo Germani. Qua kết quả điều tra khảo sát, căn cứ vào đặc điểm sinh học, tập tính của chim yến đảo và thực tế Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện phát triển hang đảo yến mới tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Côn Đảo - Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty đề xuất các vùng nuôi chim yến đảo tập trung các tỉnh như sau: Tỉnh Khánh Hòa: Có số lượng quần thể chim yến đảo lớn nhất nước với khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ, có nhiều hang động có cấu trúc phù hợp để chim yến sinh sống. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa có nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành nghề nuôi chim yến. Trên cơ sở thành công trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển quần thể chim yến hàng tại các hang đảo yến trên địa bàn các huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa, thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh cùng với việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học chuyên ngành về chim yến, các bí quyết kỹ thuật về nhân đàn, di đàn chim yến, Công ty Yến sào Khánh Hòa phối hợp với các đơn vị tư vấn lĩnh vực địa chính, chuyên ngành nuôi chim yến, Bộ đội Biên phòng, Chi cục Quản lý đất đai, Chi cục Biển và Hải đảo, các địa phương tiến hành khảo sát các hang đảo từ Bắc Vạn Ninh đến Nam Cam Ranh, xác định tọa độ, tên địa danh các đảo thuộc địa phương, thực hiện nghiên cứu cấu trúc lồng hang, xác định các hang đảo có khả năng phát triển quần thể chim yến. Trên cơ sở đó, công ty đã thực hiện đề án quy hoạch phát triển và quản lý các hang, đảo yến trên vùng biển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Đề án đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 164/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2014. Hiện tại, Công ty Yến sào Khánh Hòa đang quản lý khai thác 32 đảo yến với 169 hang yến, theo đề án công ty quy hoạch phát triển thêm 63 đảo và hang yến mới có tiềm năng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 4 Vị trí các hang đảo yến ở Khánh Hòa Tỉnh Quảng Nam: Thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có số lượng quần thể chim yến đảo lớn đứng thứ hai trên toàn quốc sau tỉnh Khánh Hòa. Có trên 125 km bờ biển, có 15 hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi. Môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển, cùng hệ thống sông ngòi dày đặc là môi trường sống thích hợp và là nguồn cung cấp thức ăn đa dạng cho chim yến. Cù Lao Chàm từ lâu đã là nơi sinh sống với số lượng quần thể nhiều chim yến do nằm trong vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi, trên các đảo có nhiều hang động rộng lớn, thông thoáng Hiện nay, ở Quảng Nam có chim yến đảo đang sinh sống tại các hang: hang Khô, hang Tò Vò, hang Cả, hang Trăn, hang Bắc Cầu, hang Kì Trâu, hang Xanh Rêu, hang Cạn, hang Ông, hang Trống Quỷ thuộc 5 hòn đảo của quần đảo Cù Lao Chàm. Vì vậy cần quy hoạch các hang yến trên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững quần thể chim yến của Quảng Nam. Đây là nguồn giống chim yến đảo quý để nhân rộng phát triển thêm các hang đảo yến mới ở vùng lân cận. Ngoài ra, cần thực hiện khảo sát chi tiết các hang đảo khác có cấu trúc hang và điều kiện phù hợp để thực hiện các giải pháp kỹ thuật phát triển hang đảo yến mới, giải pháp nhân đàn, di đàn chim yến tới các hang đảo yến mới, phát triển nhanh quần thể chim yến đảo địa phương. Vị trí các hang đảo yến ở Quảng Nam Tỉnh Bình Định: Thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, có bờ biển dài 134 km với 33 đảo lớn nhỏ, là địa phương có quần thể chim yến đảo đứng thứ ba toàn quốc sau tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Quảng Nam. 5 Hiện nay, quần thể chim yến đảo tỉnh Bình Định tập trung số lượng lớn ở các hang đảo thuộc bán đảo Phương Mai như: hang Cả, hang Đôi Trong, hang Đôi Ngoài, hang Rừng Cao, hang Dơi, hang Ba Nghé, hang Cạn, hang hẹp, hang Hầm Xe,hang Phanh, hang Hích, hang Sức Khỏe, hang Nghìm, hang Khô, hang Cân, hang Cỏ, hang Luông, hang Vân. Vì vậy, cần quy hoạch các hang yến trên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững quần thể chim yến của Đình Định. Đây là nguồn giống chim yến đảo quý để nhân rộng phát triển thêm các hang đảo yến mới ở vùng lân cận ở tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi. Ngoài ra cần thực hiện các khảo sát chuyên ngành các hang đảo vùng ven biển tỉnh Bình Định chọn những hang có cấu trúc và điều kiện phù hợp để quy hoạch phát triển hang đảo yến mới tại địa phương góp phần bảo tồn quần thể chim yến đảo quý và phát triển nhanh quần thể chim yến đảo, tăng nhanh sản lượng yến sào cho địa phương. Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Côn Đảo gồm có 16 hòn đảo lớn, nhỏ với diện tích 76 2 2 km , trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn, diện tích 51 km . Hiện nay, tại Côn Đảo có 11 hang yến, trong đó 1 hang tại đảo Hòn Bông Lan, 2 hang tại đảo Hòn Thỏ, 1 hang tại đảo Hòn Cau, 3 hang tại đảo Hòn Tre Nhỏ, 3 hang thuộc Vịnh Đầm Tre và 1 hang Mũi Việt Minh. Điều kiện tự nhiện rất tốt để phát triển nguồn tài nguyên yến sào tại Côn Đảo. Từ năm 2009, Công ty Yến sào Khánh Hòa và Ban Quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo đang phối hợp thực hiện Đề án hợp tác phục hồi và phát triển quần thể chim yến hàng tại Vườn Quốc gia Côn Đảo. Các hang yến trên đã được quy hoạch để phát triển quần thể chim yến tại địa phương tạo tiền đề để phát triển ổn định và bền vững quần thể chim yến nơi đây. Năm 2011, thực hiện phát triển hang yến mới Hang Bảy Cạnh. Đến nay, quần thể chim yến phát triển ổn định và thu hoạch sản lượng 2 kỳ/năm. Vị trí các hang đảo yến ở Côn Đảo Tỉnh Quảng Bình: Thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có bờ biển dài 116 km. Có thể quy hoạch nuôi chim yến đảo ở tỉnh này vì điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự phát triển của chim yến, hiện nay ở Hòn Nồm đã có chim yến sinh sống. Công ty Yến sào Khánh Hòa đang phối hợp với UBND xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch thực hiện phục hồi và phát triển hang đảo yến mới tại địa phương, quy hoạch và phát triển các hang đảo yến như: hang Hòn Nồm, hang Tổ, Hang Trươi, Hang Hòn Cỏ. Vị trí các hang đảo yến mới ở Quảng Bình 6 Tỉnh Phú Yên: Thuộc vùng ven biển Nam Trung Bộ, nằm phía Đông dãy Trường Sơn. Phía Bắc giáp Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa là hai tỉnh liền kề đã có chim yến đảo với số lượng quần thể lớn nhất cả nước. Điều kiện khí hậu lý tưởng với nhiệt độ độ ẩm thuận lợi môi trường sinh sống cho chim yến. Đồng thời, vùng kiếm ăn và di chuyển của chim yến có bán kính lớn hơn 100 km nên là điều kiện thuận lợi cho Phú Yên phát triển quần thể chim yến đảo trong khu vực trọng điểm Khánh Hòa - Phú Yên - Bình Định. Đa số các hang, ngách, nẻ trên địa bàn tỉnh Phú Yên là hang ẩm ướt, có nhiều dơi làm tổ và một số hang đang có chim yến cỏ làm tổ. Một số hang ghi nhận ban đầu từng có chim yến hàng làm tổ. Đặc điểm, cấu trúc và diện tích các hang đảo trên địa bàn tỉnh Phú Yên có nhiều điểm tương đồng với các hang đảo đã bảo tồn, khôi phục và phát triển thành công ở Khánh Hòa. Vì vậy, nhiều hang có tiềm năng khôi phục quần thể chim yến đảo và một số hang cần cải tạo một số yếu tố cần thiết để đảm bảo điều kiện tối ưu phát triển quần thể chim yến. Từ năm 2010, Công ty Yến sào Khánh Hòa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên đang thực hiện dự án Phục hồi, phát triển, quản lý và bảo vệ quần thể chim yến hàng tại các hang đảo vùng ven biển tỉnh Phú Yên. Các hang đảo vùng ven biển Phú Yên có cấu trúc phù hợp đã được quy hoạch để phát triển hang đảo yến mới. Hiện nay đang thực hiện chương trình dưỡng chim phát triển quần thể chim yến, 1 kỳ/năm. Vị trí hang đảo yến mới ở Phú Yên Tỉnh Ninh Thuận: Thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa là địa phương có quần thể chim yến nhiều nhất cả nước, vùng ven biển có nhiều đầm vịnh với hệ sinh thái ven biển đa dạng, phong phú. Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến đảo. Năm 2010, Công ty Yến sào Khánh Hòa phối hợp với Vườn Quốc gia Núi Chúa Ninh Thuận thực hiện Đề án Hợp tác, hỗ trợ bảo tồn và phát triển quần thể chim yến hàng tại Vườn quốc gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận. Qua khảo sát các hang đảo ở đây, đặc điểm hang nhìn chung đều ẩm ướt, có nhiều dơi, hướng hang chủ yếu là hướng Đông và Đông Bắc, chiều dài các hang trên 5m, đặc biệt một số hang có chiều dài từ 15 - 25 m, chiều cao hang trên 5m, bề rộng hang hầu hết từ 2 - 4m, một số hang rộng từ 5 - 8m. Đặc điểm, cấu trúc và diện tích các hang đảo đã phát hiện trên địa bàn Vườn Quốc gia Núi Chúa Ninh Thuận có nhiều điểm tương đồng với các hang đảo đã bảo tồn, khôi phục và phát triển thành công chim yến hàng ở Khánh Hòa. Công ty Yến sào Khánh Hòa đã xác định được 9 hang nằm dọc vách núi ven biển trải dài từ bãi Thùng đến mũi Yến (bãi Thùng 3 hang, Đá Vách 4 hang, mũi Yến 2 hang) có tiềm năng phát triển hang đảo yến mới và đã được quy hoạch phát triển hang đảo yến mới. Hiện nay, đang thực hiện thu hoạch 1 kỳ/năm, dưỡng chim phát triển quần thể chim yến. 7 Vị trí các hang đảo yến mới ở Ninh Thuận Tỉnh Quảng Ngãi: Thuộc vùng Duyên hải miền Trung, với chiều dài bờ biển 144 Km, phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Bình Định là 2 địa phương có chim yến đảo với số lượng quần thể chim yến đảo lớn thứ 2 và 3 cả nước. Qua khảo sát, đa số các hang đảo nằm tập trung dọc bờ biển xã Phổ Thạnh. Đặc điểm, cấu trúc, diện tích hang tương đồng với các hang đảo Công ty Yến sào Khánh Hòa thực hiện thành công kỹ thuật di đàn và phát triển quần thể chim yến trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Công ty Yến sào Khánh Hòa đang phối hợp với UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ thực hiện phát triển hang đảo yến mới tại địa phương. Hiện nay, thực hiện chế độ dưỡng chim phát triển quần thể chim yến. Vị trí các hang đảo yến mới ở Quảng Ngãi Ngoài ra, qua điều tra khảo sát chuyên ngành, còn nhiều địa phương hiện nay chưa có hang yến đảo nhưng có điều kiện phù hợp cho phát triển nuôi chim yến đảo như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, Đồng Nai, Phú Quốc – Kiên Giang, Cà Mau, cần quy hoạch các hang đảo vùng ven biển của các tỉnh này để phát triển nghề nuôi chim yến đảo trong thời gian đến. Phát triển các hang đảo yến mới vùng ven biển các tỉnh Duyên hải toàn quốc là nhiệm vụ quan trọng cấp bách để phát huy tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển của Việt Nam. Đối với các hang đảo đang có điều kiện và có cấu trúc phù hợp, cần triển khai công tác bảo vệ và thực hiện các giải pháp kỹ thuật tối ưu nhằm thu hút, gia tăng quần thể chim yến về các hang đảo này. Khảo sát vùng biển có các hang với cấu trúc phù hợp để phát triển hang yến mới. Tiến hành các giải pháp kỹ thuật cải tạo lòng hang, mặt bằng lòng hang nhằm tạo cấu trúc tối ưu phù hợp vòng đảo lượn của chim yến, đảm bảo hội đủ các điều kiện của hang yến tự nhiên nhân tạo mới. Thực hiện ấp nở chim yến hàng 8 theo các phương pháp đã ứng dụng thành công tại tỉnh Khánh Hòa và trên toàn quốc tạo nguồn giống chim yến chủ động, ổn định, bí quyết kỹ thuật di đàn đến các hang đảo ở vùng biển duyên hải toàn quốc, các bí quyết kỹ thuật di đàn, nhân đàn chim yến đến các hang đảo này. Đề xuất quy hoạch nuôi chim yến nhà Qua kết quả khảo sát nghiên cứu trên, Công ty Yến sào Khánh Hòa đề xuất phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà tại các địa phương như sau: Vùng Bắc Trung Bộ: Lãnh thổ của vùng kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp Trường Sơn và Lào, phía đông là biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ. Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi dụng hợp lý. Đối với các tỉnh ở Vùng Bắc Trung Bộ cần ưu tiên phát triển các vùng như sau: - Tỉnh Thanh Hóa: Ở Thanh Hóa có đàn chim hơn 4.700 con, phân bố nhiều ở khu vực giáp biển, nhiều nhất là ở huyện Quảng Xương. Khu vực này giáp với biển Sầm Sơn (Huyện này có 26/28 nhà yến của Thanh Hóa), các nhà yến ở đây chủ yếu là do tự phát. Huyện Quảng Xương với đồng bằng trồng lúa rộng lớn, hai mặt giáp Sông Mã và Sông Yên chảy qua. Nguồn thức ăn cho chim yến dồi dào phong phú, vùng sinh cảnh thích hợp cho chim yến có khu vực đồng ruộng, hoa màu, có diện tích mặt nước như ao hồ, biển. Bên cạnh đó huyện này còn tiếp giáp với các huyện có diện tích ruộng lúa lớn như huyện Hoằng Hóa, Nông Cống, Đông Sơn… Đây chính là những vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Vì vậy có thể tập trung quy hoạch vùng nuôi chim yến tại khu vực của huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Nông Cống, Đông Sơn. - Tỉnh Nghệ An: Tỉnh Nghệ An theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có diện tích đất nông nghiệp là 1.438.701 ha chiếm 87,23%, đất chưa sử dụng là 36.460,62 ha, chiếm 2,21%. Như vậy vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 1.475.161,62 ha, chiếm 89,44% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đây là vùng có thức ăn rộng lớn. Trong đó huyện Hưng Nguyên và huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An là 2 vùng có đồng lúa rộng, có sông Lam chảy qua, cây cối xanh tốt, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Bên cạnh đó, hai huyện này còn tiếp giáp các huyện có vùng thức ăn dồi dào như huyện Thanh Chương, Đô Lương, Nghi Lộc, Diễn Châu… Hai huyện này nằm bao quanh thành phố Vinh, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Tại tỉnh này đã có nhà yến tại thành phố Vinh với đàn chim hơn 120 con. Thêm vào đó vùng quy hoạch cách đàn chim yến hơn 1.000 con của tỉnh Hà Tỉnh khoảng 45km đường chim bay, đây là những điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi chim yến phát triển. - Tỉnh Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh là 2 vùng có đồng lúa rộng lớn, đồi núi cây bụi tầm thấp, giáp ranh với biển, có hệ thống sông ngòi phong phú như sông Cầu Nậy, sông Gia Hội, Sông Rác… chảy qua, có hồ Kẻ Gỗ diện tích mặt nước rộng, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Hai huyện này nằm bao quanh thành phố Hà Tĩnh, có điều kiện thuận lợi cho chim yến sinh sống và phát triển. Tại tỉnh này đã có nhà yến tại thành phố Hà Tĩnh với đàn chim hơn 1.000 con, đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển nghề nuôi chim yến. - Tỉnh Quảng Bình: Tỉnh Quảng Bình theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có diện tích đất nông nghiệp là 719.149,81 ha chiếm 89,17%, đất chưa sử dụng là 6.466,85 ha, chiếm 0,8%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 725.616.66 ha, chiếm 89,97% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình là vùng có đồng lúa 2 vụ rộng lớn, đồi núi cây bụi tầng thấp, có sông Kiến Giang chảy qua, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Vùng này có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Bên cạnh đó, khoảng cách từ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đến đàn chim yến hơn 3.500 con của tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 100 km đường chim bay, nên có khả năng nhân đàn tại vùng này. - Tỉnh Quảng Trị: Tỉnh Quảng Trị theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có diện tích đất nông nghiệp là 413.841 ha chiếm 87,31%, đất chưa sử dụng là 5.429 ha, chiếm 1,15%. Như vậy, vùng thức ăn cho chim yến trên toàn tỉnh là 419.270 ha, chiếm 88,46% trên tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là vùng có đồng bằng trồng lúa nước rộng lớn, đồi núi cây bụi tầm thấp, có sông Bến Đá và sông Ô Lâu chảy qua, đây là vùng kiếm ăn quanh năm cho chim yến. Vùng này có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Bên cạnh đó, khoảng cách từ huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đến đàn chim yến hơn 3.500 con của tỉnh Thừa Thiên Huế là khoảng 40 km đường chim bay, nên khả năng nhân đàn, phát triển đàn tại vùng này là có cơ sở. - Tỉnh Thừa Thiên Huế: Qua điều tra thấy chim yến ở Huế phân bố ở khu vực thành phố và vùng biển Thuận An. Hiện nay, toàn tỉnh mới chỉ có 9 nhà yến nhưng số lượng chim yến ở các nhà đó rất ổn định 6/9 nhà có từ 300 đến trên 1.000 cá thể / 1 nhà. Ở tỉnh này có thể quy hoạch phát triển nhà yến từ khu vực từ Phú Dương, Phú An đến bãi biển Thuận An. Vùng Nam Trung Bộ: Qua điều tra khảo sát số lượng các nhà yến của các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ chiếm 1/3 trên toàn quốc. Đề xuất các vùng các vùng có tiềm năng ưu tiên phát triển nuôi chim yến: - Thành phố Đà Nẵng: Khu vực huyện Hòa Vang có nhiều ruộng lúa, cây trồng hàng năm, và có sông Cẩm Lệ, sông Cu Đê, sông Yên chảy qua, đặc biệt có diện tích rừng và đồi núi lớn như núi Sơn Gà, núi Hồn Áng, núi Khe Đương, núi Khe Trai… Đây là vùng kiếm ăn quanh năm của chim yến. Các vùng thức ăn này nằm trong bán kính 30 km nên dễ dàng cho việc kiếm ăn của chim yến. Ngoài ra, khu vực này nằm xa khu dân cư, nằm trên đường kiếm ăn chim yến tại địa phương, là khu 9 vực lân cận các nhà yến đang phát triển ổn định tại Đà Nẵng. Thêm vào đó Đà Nẵng có đàn chim yến khoảng 4.500 con, tập trung hầu hết trong thành phố. Khoảng cách đàn chim yến đến huyện Hòa Vang đều nằm trong bán kính khoảng 30 km, đây là cơ sở để quy hoạch vùng nuôi chim yến tại đây, dần chuyển dịch nghề nuôi chim yến ra khỏi nội đô đông dân cư. - Tỉnh Quảng Nam: Khu vực xã Điện Nam Đông có khả năng phát triển nhà yến vì khu vực này có vùng đồng lúa rộng lớn và cây bụi tầng thấp nên tạo được nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Bên cạnh vùng thức ăn nội tại và lân cận của hai khu vực trên, trong phạm vi bán kính 20 km là các ruộng lúa của các huyện Điện Bàn, Thăng Bình, Duy Xuyên với diện tích rộng, đây cũng là vùng kiếm ăn thường xuyên quanh năm cho chim yến. Hơn nữa hai khu vực này nằm gần đàn chim yến của tỉnh với hơn 7.000 con, đa số đàn chim yến nằm trong phạm vi 15km, nơi xa nhất là 40 km so với khu vực quy hoạch. - Tỉnh Quảng Ngãi: Hiện nay, đàn chim yến trên toàn tỉnh khá lớn, khoảng hơn 17.000 con. Huyện Tư Nghĩa nằm bao quanh thành phố Quảng Ngãi nơi có số lượng nhà yến nhiều nhất tỉnh, với đàn chim tương đối đông. Khoảng cách từ huyện Tư Nghĩa đến thành phố Quảng Ngãi trong khoảng phạm vi 20 km. Bên cạnh đó, đàn chim yến còn phân bố tương đối nhiều tại các xã như Nghĩa Thương, Nghĩa Lâm. Đồng thời khu vực sinh thái ở đây đa dạng, có cánh đồng lúa rộng, gần sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Phước Giang, cách biển không xa có cả khu vực đồi núi và rừng cây thấp nên cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho chim yến. Vì vậy, có thể quy hoạch khu vực nuôi chim yến tại huyện Tư Nghĩa. - Tỉnh Bình Định: Hiện nay, tỉnh Bình Định có quần thể đàn chim yến nhà, với khoảng hơn 16.000 con, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Khu vực từ thị trấn Tuy Phước kéo dài ra phía biển đến Nhơn Bình và vùng ngoại ô giáp với thành phố Quy Nhơn là vùng cần quy hoạch. Khu vực này có quần thể chim yến tập trung đông, sinh thái đa dạng, xung quanh có sông Hà Thanh, sông Kôn chảy qua, gần Đầm Thị Nại, gần khu vực nuôi thủy sản có diện tích rừng cây thấp rộng, ruộng lúa của huyện Tuy Phước, An Nhơn bao quanh, đảm bảo nguồn thức ăn quanh năm cho chim yến. Thêm vào đó từ khu vực quy hoạch đến đàn chim yến nằm trong phạm vi bán kính 30 km, nên thuận lợi cho việc phát triển đàn. - Tỉnh Phú Yên: Phú Yên có đồng lúa Tuy Hòa thuộc diện rộng nhất miền Trung, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho chim yến kiếm ăn mà không phải địa phương nào cũng có được. Hiện tỉnh có đàn chim yến tương đối đông với số lượng khoảng hơn 15.000 con. Khu vực ngoại ô phía Nam thành phố Tuy Hòa, huyện Đông Hòa, huyện Phú Hòa, đây là khu vực có nhiều chim sinh sống. Thành phố Tuy Hòa là địa điểm có số lượng chim yến và nhà yến nhất hiện nay. Vì vậy, nên có hướng quy hoạch huyện Đông Hòa, Phú Hòa kéo dài ra ngoại ô thành phố Tuy Hòa và về các huyện ven biển. Từ vùng quy hoạch này đến đàn chim yến với khoảng cách trong phạm vi bán kính 25 km. Thêm vào đó, tại khu vực quy hoạch có đồng lúa lớn thuộc hàng bậc nhất của miền Trung, có sông Đà Rằng chảy qua, đây là nguồn thức ăn quanh năm cho chim yến. Chính vì vậy khu vực này là thích hợp nhất cho quy hoạch nuôi chim yến trong nhà. - Tỉnh Khánh Hòa: Hiện nay, Công ty Yến sào Khánh Hòa đang hoàn thiện quy hoạch các vùng nuôi chim yến tại Khánh Hòa đến năm 2020, cụ thể như sau: Thành phố Nha Trang: Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm là 26,30C. Có mùa đông ít lạnh và mùa khô kéo dài. Là nơi có mật độ nhà yến và chim yến đông nhất tỉnh. Với đàn chim yến nhà số lượng ước khoảng hơn 38.000 con, nên rất thuận lợi trong việc nuôi chim yến trong nhà. Thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến tại các địa phương sau: Khu vực xã Vĩnh Trung, xã Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Thái, xã Vĩnh Ngọc, xã Vĩnh Phương, xã Vĩnh Hiệp, xã Phước Đồng và Phường Ngọc Hiệp. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.