Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

pdf
Số trang Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 436 Cỡ tệp Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 21 MB Lượt tải Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 1 Lượt đọc Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 9
Đánh giá Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 436 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 QUẢNG NINH – Tháng 8 năm 2014 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU VÀ TÓM TẮT CHUNG .............................................................. 1 I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC CỦA TỈNH 5 1. Giới thiệu ........................................................................................................... 5 1.1 Giới thiệu chung và mục đích nghiên cứu ...................................................... 5 1.2 Phạm vi và cấu trúc của Quy hoạch phát triển nhân lực ................................. 6 1.3 Cơ sở khoa học và pháp lý của Quy hoạch ..................................................... 7 1.3.1 Văn bản của Trung ương...................................................................... 8 1.3.2 Các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy ......................................................... 9 1.3.3 Các văn bản của UBND tỉnh .............................................................. 10 1.4 Tổng quan về phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu, lập Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh ........................................................... 10 2. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua ....................................................................................................... 14 2.1 Tăng trưởng và cơ cấu GDP giai đoạn 2003-2013 ............................... 15 2.2 Quy mô và cơ cấu lực lượng lao động giai đoạn 2003-2013 ................ 24 2.3 Ngân sách tỉnh phân bổ cho Giáo dục & Đào tạo giai đoạn 2003-2013 .. .......................................................................................................... 26 2.4 Đầu tư nước ngoài giai đoạn 2003-2013............................................... 28 2.5 Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu giai đoạn 2003-2013 ........................... 31 2.6 Đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2003-2013 ........................ 31 3. Khảo sát thông tin thực trạng nhân lực và cơ sở hạ tầng đào tạo tại Quảng Ninh ............................................................................................................. 34 3.1. Xu hướng dân số tại Quảng Ninh................................................................. 34 3.1.1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và theo nhóm dân tộc tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................................... 35 3.1.2. Quảng Ninh trong tình hình chung của khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng ................................................................................................... 36 3.2 Đánh giá cấp độ đào tạo nhân lực đáp ứng cho các ngành kinh tế trọng điểm ..................................................................................................................... 38 3.2.1. Số lượng tuyển sinh và học viên tốt nghiệp hệ THPT, hệ đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề ................................................................... 43 3.2.2. Những chương trình và các khóa đào tạo cung cấp trong hệ đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề phục vụ cácngành kinh tế trọng điểm ...... 58 i 3.3. Khảo sát thông tin cơ sở đối với những chính sách phát triển nhân lực ..... 61 3.3.1 Tổng quan về pháp chế Việt Nam...................................................... 62 3.3.2. Tóm tắt những chính sách và chương trình phát triển nhân lực cấp quốc gia ....................................................................................................... 65 3.3.3 Tóm tắt các chính sách và dự án trước đây về phát triển nhân lực ở cấp tỉnh ........................................................................................................ 69 3.4. Tổng quan nguồn kinh phí cho đào tạo lực lượng lao động ........................ 73 3.5. Điểm mạnh và điểm yếu của hệ giáo dục THPT, đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề trong lĩnh vực chuyên môn cho nhân lực phục vụ phát triển kinh tế ................................................................................................. 78 3.5.1. Đánh giá hệ thống GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh – khả năng tiếp cận .. 79 3.5.2. Đánh giá hệ thống GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh – thành tích .............. 82 3.5.3. Đánh giá hệ thống GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh – chất lượng giảng dạy .......................................................................................................... 83 3.5.4. Các thách thức khác trong lĩnh vực đào tạo ...................................... 85 3.6. Những tiêu chuẩn so sánh về thực tiễn giáo dục tốt nhất ở các nước .......... 87 3.6.1 So sánh hệ thống giáo dục của Việt Nam với các nước khác ............ 87 3.6.2 Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển nhân lực tốt nhất .......... 99 II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................................ 104 1. Định hướng phát triển nhân lực của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 ...... 104 1.1. Các mục tiêu và định hướng phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2030................................................................................... 104 1.2 Nhu cầu nhân lực để đáp ứng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 ................................ 107 1.2.1 Đánh giá sự hấp dẫn của ngành kinh tế trọng điểm là mục tiêu tăng trưởng (sau đây gọi là "các ngành kinh tế trọng điểm") ........................... 107 1.2.2 Đánh giá nhu cầu nhân lực của Quảng Ninh cho các ngành kinh tế trọng điểm ................................................................................................. 111 1.2.3. Dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh Quảng Ninh và yêu cầu về kỹ năng phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm giai đoạn 2013-2020 ........... 129 1.3 Đánh giá những hạn chế về nhân lực theo yêu cầu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 ........................................................................................................... 138 1.3.1. Điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống giáo dục và nhân lực tỉnh Quảng Ninh so với yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế .............. 138 ii 1.3.2 Đánh giá hạn chế hiện trạng nhân lực và hạ tầng đào tạo so với dự báo nhân lực và những yêu cầu kỹ năng đến năm 2020 ........................... 146 1.3.3 Đánh giá hiện trạng và dự báo về nhu cầu nhân lực để hỗ trợ sự phát triển của các Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và Khu công nghiệp đến năm 2020 ................................................................................................... 154 1.4. Dự báo nguồn cung và nhu cầu nhân lực đến năm 2020 .......................... 169 1.5. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh liên quan đến các lợi thế và hạn chế hiện nay về nhân lực: ............. 171 1.6. Đánh giá chi tiết những yêu cầu chuyên môn và yêu cầu đào tạo dự kiến phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm trong tương lai ............................. 174 III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH ............................... 181 1. Những sáng kiến và chính sách đề xuất đối với Chính quyền để phù hợp với những yêu cầu của nhân lực và của các ngành, lĩnh vực .......................... 181 1.1 Đánh giá các chính sách phát triển kinh tế hiện nay được nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.................................................. 182 1.2 Khuyến nghị về chính sách của Chính phủ và đầu tư cơ sở hạ tầng để gắn kết chính sách phát triển hiện tại của Chính phủ với những yêu cầu của ngành và hệ thống giáo dục ................................................................................. 183 1.2.1. Xây dựng năng lực cơ sở hạ tầng giáo dục ..................................... 188 1.2.2. Điều chỉnh chương trình giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu của ngành 201 1.2.3. Xây dựng mối quan tâm tới đào tạo nghề ....................................... 217 1.2.4 Xây dựng một lực lượng lao động có hiệu quả................................ 231 1.2.5. Tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng........................................................ 244 1.2.6. Lập quy hoạch và điều phối ............................................................ 266 1.2.7. Chuyển dịch hệ thống theo dõi hiệu quả theo hướng quản lý dựa vào kết quả đầu ra ............................................................................................ 282 1.3 Danh sách và vai trò của các chủ thể chính liên quan nhân lực .................. 287 1.4 Tiếp cận quản lý tổng thể Quy hoạch phát triển nhân lực .......................... 289 1.4.2 Những sáng kiến tăng cường sự phối kết hợp giữa các bên liên quan về nhân lực trong công tác xây dựng Quy hoạch và chính sách phát triển nhân lực ..................................................................................................... 304 1.4.3 Kế hoạch huy động chuyên gia, nhà quản lý và nhà quản trị nhân lực . ........................................................................................................ 306 1.5. Những đề xuất về giải pháp đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý nhân lực ................................................................................................................... 308 iii 1.5.1. Nhóm giải pháp để giúp tỉnh phát triển và cải thiện hệ thống và các công cụ chính sách nhằm khuyến khích và phát triển nhân lực ............... 320 1.6. Thứ tự ưu tiên đầu tư nhân lực cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên những yêu cầu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội .......... 324 1.6.1. Đề xuất định hướng giáo dục và nghề nghiệp phục vụ các Ngành kinh tế ưu tiên............................................................................................ 337 1.7 Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong mô hình hợp tác công - tư ................................................................................................................... 340 2. Yêu cầu nguồn lực để triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................................... 345 2.1. Những yêu cầu về nguồn kinh phí có thể huy động................................... 345 2.2. Yêu cầu về nhân lực .................................................................................. 352 2.3. Đánh giá rủi ro liên quan đến nguồn lực. ................................................... 355 IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH ................................................... 357 1.1 Kế hoạch sự tham gia của các chủ thể liên quan ........................................ 359 1.2 Lộ trình thực hiện ........................................................................................ 360 1.2.1 Những dự án trong nhóm giải pháp xây dựng năng lực cho các cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý ...................................................................... 366 1.2.2 Các dự án trong nhóm giải pháp Chương trình đào tạo phù hợp với ngành ........................................................................................................ 374 1.2.3 Các dự án trong nhóm giải pháp xây dựng sự quan tâm về định hướng học nghề .................................................................................................... 380 1.2.4 Những dự án trong nhóm giải pháp xây dựng một lực lượng lao động có hiệu quả ................................................................................................ 386 1.2.5 Những dự án trong nhóm giải pháp tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng 391 1.2.6 Các dự án liên quan đến nhóm giải pháp lập quy hoạch và điều phối .. ........................................................................................................ 399 1.3 Đề xuất cơ chế theo dõi tiến độ ................................................................... 406 1.3.1 Phòng quản lý dự án......................................................................... 406 1.3.2 Công cụ theo dõi tiến độ .................................................................. 410 CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... 414 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 417 DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... 420 BẢN ĐỒ.................................................................................................... 431 iv LỜI MỞ ĐẦU VÀ TÓM TẮT CHUNG Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với toạ độ địa lý: vĩ độ Bắc từ 2040’ đến 2140’; kinh độ Đông từ 10625’ đến 10825’; phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương. Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 6.102 km2, có đường biên giới trên bộ (118,8 km) và trên biển (gần 191 km) với Trung Quốc; 3 cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn Nam Trung Quốc; bờ biển dài 250 km, có 2.077 đảo (chiếm 2/3 số đảo của Việt Nam), trên 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh. Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính, trong đó 10/14 huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp biển. Dân số Quảng Ninh đạt 1,188 triệu người (năm 2012). Đây cũng là tỉnh duy nhất của cả nước có 4 thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả và Móng Cái) và 1 thị xã (Quảng Yên). Định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh được xác định trên cơ sở những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, của cả nước và ý chí quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Quảng Ninh hướng tới xây dựng một nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, đảm bảo nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, công bằng xã hội. Quảng Ninh sẽ thực hiện được những mục tiêu phát triển này nhờ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng Dịch vụ và Công nghiệp phi khai khoáng, đây là những nhân tố ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong phát triển GDP của tỉnh. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 dự báo lĩnh vực Dịch vụ sẽ đóng góp 51 %, Công nghiệp khai khoáng đóng góp 11%, Công nghiệp phi khai khoáng sẽ đóng góp 33% và lĩnh vực Nông nghiệp sẽ đóng góp 4% vào GDP của Tỉnh. Theo dự báo, nhu cầu nhân lực của tỉnh sẽ tăng từ 650.000 lao động năm 2013 lên 870.000 lao động năm 2020. Bên cạnh đó sự phát triển của các ngành kinh tế trọng điểm sẽ đòi hỏi cần có sự chuyển đổi về trình độ kỹ năng, tay nghề của lực lượng lao động, từ mức chủ yếu là lao động thủ công và sơ cấp như hiện nay sang hướng tăng về số lượng lao động có kỹ năng chuyên sâu. Khoảng 80% lực lượng lao động gia tăng trong giai đoạn 2013 - 2020 phải được đào tạo tập trung ở các bậc giáo dục chuyên nghiệp và bậc Trung cấp/Cao đẳng nghề. Nhìn chung, tỷ lệ phổ cập giáo dục của tỉnh Quảng Ninh tương đối cao (Trung học phổ thông chiếm 70%, trong đó phần lớn (91%) sẽ tiếp tục học tiếp lên hệ chuyên nghiệp và hệ đào tạo nghề). Hàng năm, nguồn cung lao động của Quảng Ninh đáp ứng khoảng 23.000 lao động, trong đó khoảng 4.600 (20%) lao động thuộc hệ chuyên nghiệp, khoảng 4.900 (21%) lao động nghề bậc Trung 1 cấp/Cao đẳng nghề, khoảng 6.900 (30%) lao động nghề sơ cấp, còn khoảng 6.600 (29%) lao động phổ thông. Mặc dù tỷ lệ tham gia hệ thống giáo dục đào tạo tương đối cao, nhưng nhiều doanh nghiệp tại Quảng Ninh vẫn gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân lực có kỹ năng và tay nghề đáp ứng nhu cầu công việc. Hầu hết các nhà sử dụng lao động đánh giá các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh Quảng Ninh có chất lượng cao hơn, họ ưu tiên tuyển dụng nhân lực được đào tạo từ các cơ sở đào tạo ngoài Tỉnh, như: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính và Trường Cao đẳng nghề Hải Dương... Trong tương lai, Quảng Ninh cần phải rút ngắn khoảng cách về nhân lực cả về số lượng và chất lượng nhằm đạt được đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội tỉnh đã đặt ra. Đến năm 2020, Quảng Ninh thiếu hụt khoảng 380.000 lao động do sự chênh lệch giữa cung và cầu. Do vậy, Quảng Ninh cần thực hiện ba hướng hành động sau đây để đáp ứng được mục tiêu đã đề ra đến năm 2020: (1) Nâng cao kỹ năng, tay nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ giúp giải quyết được khoảng 100.000 lao động bị thiếu; (2) Chuyển dịch ngang lực lượng lao động các ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, như từ ngành Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản chuyển dịch sang các ngành Dịch vụ và Công nghiệp phi khai khoáng, giúp giải quyết được khoảng 130.000 lao động bị thiếu; (3) Việc nhập cư của lao động từ ngoại tỉnh đến làm việc tại Quảng Ninh sẽ giải quyết được khoảng 150.000 lao động, trong đó 22.500 (15%) lao động thuộc bậc giáo dục đại học, 57.000 (38%) lao động thuộc bậc trung cấp/cao đẳng nghề và 70.500 (47%) lao động phổ thông. Quảng Ninh cần xây dựng hệ thống phát triển nhân lực tốt hơn và phù hợp hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh. Điều này đòi hỏi sự suy xét lại một cách căn bản phương thức hiện đang áp dụng trong công tác quy hoạch và phát triển nhân lực ở năm lĩnh vực chính sau đây: (1). Phối hợp một cách hài hòa giữa các chủ thể liên quan đến hệ thống phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Chính quyền - Cơ sở đào tạo - Doanh nghiệp - Sinh viên/người lao động: Thông qua tăng cường trao đổi thông tin và tạo dựng một nền tảng quy hoạch nhân lực có hệ thống ở cấp tỉnh. Chính quyền sẽ đóng vai trò là cơ quan điều phối, tạo điều kiện, xem xét dự báo nhu cầu nhân lực theo số lượng và trình độ kỹ năng, tay nghề định kỳ 2 năm một lần và làm việc với các doanh nghiệp và các đơn vị đào tạo để đáp ứng cả về chất lượng và số lượng lực lượng lao động cần thiết nhằm đạt mục tiêu phát triển của Quảng Ninh cho tới năm 2020. Điều này đặc biệt quan trọng 2 đối với những doanh nghiệp Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành mới hình thành như: Dịch vụ sản xuất điện tử (EMS); với những ngành mới này, hệ thống giáo dục cần phải làm việc chặt chẽ với các doanh nghiệp để phát triển năng lực mới nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực cho ngành. (2). Thiết lập và theo dõi các chỉ số hiệu quả hoạt động dựa trên kết quả đầu ra của các chủ thể liên quan trong hệ thống phát triển nhân lực: Ví dụ, nghiên cứu đánh giá khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên 6 tháng sau khi tốt nghiệp và khảo sát đơn vị sử dụng lao động về mức độ hài lòng với kỹ năng của người lao động để đánh giá mức độ thành công của các đơn vị đào tạo trong công tác trang bị cho học viên tốt nghiệp những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đi làm. (3). Xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo theo định hướng dịch vụ với hiệu suất hoạt động cao: bằng cách đầu tư nâng cao năng lực giảng viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở dạy nghề và các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp; nâng cao nhận thức về giá trị của công việc giáo viên, giảng viên nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng và thu hút các cá nhân tài năng có tay nghề, kinh nghiệm thực tế vào làm việc trong ngành sư phạm. Nghiên cứu giáo dục đã chứng minh chất lượng giảng dạy là yếu tố duy nhất ảnh hưởng tới kết quả học tập của học viên, cụ thể là với những giảng viên và cán bộ lãnh đạo có chuyên môn tốt hơn thì chất lượng sinh viên được đào tạo cũng đảm bảo hơn, sẵn sàng ra nhập lực lượng lao động tỉnh Quảng Ninh. (4). Gây dựng mối quan tâm và tham gia của học sinh đối với đào tạo nghề thông qua nâng cao nhận thức và cải thiện độ tin cậy trong công tác định hướng đào tạo nghề: Tích cực tuyên truyền vai trò của hệ thống đào tạo nghề để tránh cho học sinh có suy nghĩ rằng đó chỉ là một sự chọn lựa "cuối cùng". Định hướng học nghề được xác định một cách chuyên nghiệp, được mọi người coi trọng và được các doanh nghiệp công nhận sẽ đảm bảo cho các em học sinh thấy được những triển vọng nghề nghiệp và giá trị của học nghề, qua đó sẽ thu hút được đúng đối tượng cần tuyển sinh. (5). Xây dựng môi trường thích hợp tạo thuận lợi cho sự phát triển nhân lực: Tạo điều kiện cho người nước ngoài và lao động lành nghề từ nơi khác đến làm việc, thông qua chính sách như tinh giản thủ tục đăng ký, tạo điều kiện về nhà ở, an sinh xã hội với mức chi phí hợp lý (giáo dục đào tạo, y tế, các hoạt động vui chơi giải trí). Ngoài ra, việc xây dựng một môi trường cho người nước ngoài đến làm việc và sự minh bạch trong quá trình tuyển dụng là chìa khóa giúp Quảng Ninh trở thành một trung tâm hấp dẫn thu hút lực lượng lao động với kỹ năng tay nghề cao. Phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh sẽ thu hẹp những hạn chế về kỹ năng tay nghề của người lao động, tăng năng suất lao động đáp ứng nhu cầu của các 3 doanh nghiệp, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho tỉnh. Những kết quả này sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho các ngành kinh tế, đem lại những tác động tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tổng thể của QN như: khuyến khích học sinh, sinh viên học tập, nâng cao tính năng động xã hội, khuyến khích cộng đồng học tập suốt đời. 4 I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN LỰC CỦA TỈNH 1. Giới thiệu 1.1 Giới thiệu chung và mục đích nghiên cứu Giai đoạn 2000 - 2012, dân số tỉnh Quảng Ninh đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 1,24%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Việt Nam 1,12%. Về phân bố dân cư, 19% trong tổng số 1,188 triệu người Quảng Ninh sống ở thành phố Hạ Long; 61% dân số sống ở đô thị, 39% còn lại sống ở các vùng nông thôn. Đến năm 2012, 57,5% người dân trên 15 tuổi của Quảng Ninh đã có việc làm. Trong 13 năm qua (2000-2013), Quảng Ninh đã có những bước tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Từ năm 2003, GDP của tỉnh đã tăng trưởng khoảng 12%/năm, nhanh hơn đáng kể tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khoảng 6,5%/năm của Việt Nam. Quảng Ninh chủ yếu theo định hướng là một tỉnh công nghiệp và dịch vụ. Trong năm 2013, đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP của tỉnh là 5,7%, giảm so với mức 9,2% trong 13 năm trước đó. Tỉnh cũng bước đầu đa dạng hóa ngành nghề ngoài nghề khai thác than; ngành khai thác than đóng góp vào GDP giảm từ 31,0% năm 2001, xuống còn 20,6% vào năm 2013. Trong năm 2012, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành thực hiện lập Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 làm cơ sở cho quá trình phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó nâng cao đời sống của người dân trên đầy đủ các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường sống. Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đặt ra những kỳ vọng, mục tiêu phát triển kinh tế cho Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12-13%/năm. Tỉnh dự kiến sự tăng trưởng này được đóng góp chủ yếu từ hai lĩnh vực: dịch vụ (chiếm 51,4% GDP vào năm 2020) và các hoạt động công nghiệp phi khai khoáng khác, bao gồm cả sản xuất điện và chế biến chế tạo (chiếm 33,2% GDP). Để đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra, tỉnh Quảng Ninh sẽ cần tổng số lao động trên 870.000 người vào năm 2020, trong đó cần phải thu hút trên 150.000 lao động đến từ ngoài tỉnh. Khả năng đạt được các mục tiêu về Kinh tế - xã hội của Quảng Ninh phụ thuộc rất nhiều vào nhân lực và nguồn cung nhân lực cho Tỉnh. Để Quảng Ninh đảm bảo có đầy đủ nhân lực và nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực, Tỉnh cần phải lập một quy hoạch chi tiết về phát triển nhân lực. Quy hoạch phát triển nhân lực này sẽ đóng vai trò như một công cụ quản lý cho các cấp chính quyền của Tỉnh nhằm xác định và hiểu rõ những hạn chế trong cung - cầu nhân lực theo ngành và nhu cầu của các ngành để quyết định những thay đổi cần thiết để giải quyết những hạn chế đó, đồng thời theo dõi những tiến triển của Tỉnh sau những thay đổi về nhân lực. Mặt khác, công tác quy hoạch phát triển nhân lực của Tỉnh cũng đem lại lợi ích cho người dân 5
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.